1.Công dụng và các yêu cầu của rơle 2.Các chỉ danh của rơle đang sử dụng 3.Thế nào là bảo vệ chính, bảo vệ dự phòng? 4.Liệt kê các rơle bảo vệ máy biến áp? 5.Liệt kê các rơle bảo vệ thanh cái? 6.Liệt kê các rơle bảo vệ đường dây? 7.Cấu tạo rơle hơi? 8.Cấu tạo rơle nhiệt độ tại máy biến áp? 9.Cấu tạo rơle mức dầu tại máy biến áp? 10.Nguyên lý làm việc của rơle quá dòng tức thì (Bảo vệ quá dòng cắt nhanh - ngưỡng cao)? 11.Nguyên tắc chỉnh định rơle quá dòng tức thì? 12.Nguyên lý làm việc của rơle quá dòng định thì (bảo vệ dòng điện cực đại)? 13.Nguyên tắc chỉnh định rơle quá dòng định thì? 14.Nguyên lý làm việc của rơle kém áp? 15.Nguyên tắc chỉnh định rơle kém áp? 16.Rơle so lệch dọc dòng điện 17.Rơle so lệch ngang dòng điện 18.Rơle tổng trở 19.Nguyên lý làm việc của mạch bảo vệ đóng không toàn pha? 20.Nguyên tắc chỉnh định mạch bảo vệ đóng không toàn pha? 21.Nguyên lý làm việc của rơle thời gian? 22.Nguyên tắc chỉnh định rơle thời gian? 23.Nguyên lý làm việc của rơle quá dòng có hướng? 24.Nguyên tắc chỉnh định rơle có hướng? 25.Nguyên lý làm việc của rơle tự đóng lại? 26.Nguyên tắc chỉnh định rơle tự đóng lại? 27.Nguyên lý làm việc của rơle khóa? 28.Vài nét về rơle kỹ thuật số?
Trang 1ỨNG DỤNG RƠLE BẢO VỆ TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN
MỤC LỤC
1 Công dụng và các yêu cầu của rơle 3
2 Các chỉ danh của rơle đang sử dụng 5
3 Thế nào là bảo vệ chính, bảo vệ dự phòng? 6
4 Liệt kê các rơle bảo vệ máy biến áp? 7
5 Liệt kê các rơle bảo vệ thanh cái? 8
6 Liệt kê các rơle bảo vệ đường dây? 8
7 Cấu tạo rơle hơi? 8
8 Cấu tạo rơle nhiệt độ tại máy biến áp? 9
9 Cấu tạo rơle mức dầu tại máy biến áp? 10
10 Nguyên lý làm việc của rơle quá dòng tức thì (Bảo vệ quá dòng cắt nhanh - ngưỡng cao)? 11
11 Nguyên tắc chỉnh định rơle quá dòng tức thì? 12
12 Nguyên lý làm việc của rơle quá dòng định thì (bảo vệ dòng điện cực đại)? 13 13 Nguyên tắc chỉnh định rơle quá dòng định thì? 14
14 Nguyên lý làm việc của rơle kém áp? 15
15 Nguyên tắc chỉnh định rơle kém áp? 15
16 Rơle so lệch dọc dòng điện 16
17 Rơle so lệch ngang dòng điện 17
18 Rơle tổng trở 19
19 Nguyên lý làm việc của mạch bảo vệ đóng không toàn pha? 21
20 Nguyên tắc chỉnh định mạch bảo vệ đóng không toàn pha? 21
21 Nguyên lý làm việc của rơle thời gian? 22
22 Nguyên tắc chỉnh định rơle thời gian? 22
Trang 223 Nguyên lý làm việc của rơle quá dòng có hướng? 23
24 Nguyên tắc chỉnh định rơle có hướng? 23
25 Nguyên lý làm việc của rơle tự đóng lại? 25
26 Nguyên tắc chỉnh định rơle tự đóng lại? 25
27 Nguyên lý làm việc của rơle khóa? 26
28 Vài nét về rơle kỹ thuật số? 26
Trang 31 Công dụng và các yêu cầu của rơle
độ làm việc không bình thường làm cho điện áp, dòng điện và tần số lệch khỏi
giới hạn cho phép Nếu để kéo dài tình trạng này, có thể xuất hiện sự cố.Muốn duy trì hoạt động bình thường của hệ thống và các hộ tiêu thụ khi xuấthiện sự cố, cần phát hiện càng nhanh càng tốt chỗ sự cố và cách ly nó ra khỏiphần tử bị hư hỏng, nhờ vậy phần còn lại duy trì được hoạt động bình thường,
đồng thời giảm mức độ hư hại của phần tử bị sự cố
Chỉ có thiết bị tự động bảo vệ mới có thể thực hiện tốt được yêu cầu trên, thiết
bị này gọi là bảo vệ rơle
Bảo vệ rơle sẽ theo dõi liên tục tình trạng và chế độ làm việc của tất cả cácphần tử trong hệ thống điện Khi xuất hiện sự cố, bảo vệ rơle phát hiện và cắtphần tử hư hỏng nhờ máy cắt điện Khi xuất hiện chế độ làm việc không bình
thường, bảo vệ rơle sẽ phát tín hiệu và tùy thuộc yêu cầu, có thể tác động khôi
phục chế độ làm việc bình thường hoặc báo tín hiệu cho nhân viên trực
b - Các yêu cầu cơ bản đối với bảo vệ rơle:
Trang 4được cắt ra nhờ các máy cắt MC1 và MC2, còn đường dây A1-B1 vẫn làm
việc, vì vậy toàn bộ các hộ tiêu thụ vẫn được cung cấp điện
Tính chọn lọc là yêu cầu cơ bản nhất của bảo vệ rơle để đảm bảo cung cấp
điện an toàn liên tục Nếu bảo vệ tác động không chọn lọc, sự cố có thể lan
+ Giảm ảnh hưởng của điện áp thấp (khi ngắn mạch) lên các phụ tải
+ Giảm tác hại của dòng điện ngắn mạch đối với thiết bị Bảo vệ tác độngnhanh phải có thời gian tác động nhỏ hơn 0,1 giây
* Độ nhạy:
Bảo vệ cần tác động không chỉ với các trường hợp ngắn mạch trực tiếp mà cảkhi ngắn mạch qua điện trở trung gian Ngoài ra bảo vệ phải tác động khingắn mạch xảy ra trong lúc hệ thống làm việc ở chế độ cực tiểu, tức là một sốnguồn được cắt ra nên dòng ngắn mạch có giá trị nhỏ Độ nhạy được đánh giábằng hệ số nhạy:
+ INmin: dòng điện ngắn mạch nhỏ nhất
+ Ikđ: giá trị dòng điện nhỏ nhất mà bảo vệ có thể tác động
Đối với các bảo vệ tác động theo giá trị cực tiểu (ví dụ bảo vệ thiếu điện áp),
hệ số nhạy được xác định ngược lại: trị số khởi động chia cho trị số cực tiểu
Trang 5* Độ tin cậy:
Bảo vệ phải tác động chắc chắn khi xảy ra sự cố trong vùng được giao và
không được tác động sai đối với các trường hợp mà nó không có nhiệm vụ tácđộng
Một bảo vệ không tác động hoặc tác động sai có thể sẽ dẫn đến hậu quả làmột số lớn phụ tải bị mất điện hoặc sự cố lan rộng trong hệ thống
2 Các chỉ danh của rơle đang sử dụng
- 21: rơle khoảng cách
- 25: rơle đồng bộ
- 26: rơle nhiệt độ
- 27: rơle thiếu áp (rơ le điện sáp thấp)
- 32: rơle công suất ngược
Trang 6- 26W: rơle nhiệt độ cuộn dây máy biến áp; 26O: rơle nhiệt độ dầu.
- 51P, 51S rơle quá dòng điện phía sơ cấp, thứ cấp máy biến áp
- 50REF: rơle quá dòng tức thì chống chạm đất trong thiết bị (thường dùngcho máy biến áp)
- 67N: rơle quá dòng chạm đất có hướng
- 87T: rơle so lệch dọc điện bảo vệ máy biến áp, 87B: rơle so lệch dọc bảo vệthanh cái
- 96-1: rơle hơi cấp 1 dùng báo tín hiệu; 96-2: rơle hơi cấp 2 tác động cắt máycắt
3 Thế nào là bảo vệ chính, bảo vệ dự phòng?
Bảo vệ chính trang thiết bị là bảo vệ thực hiện tác động nhanh khi có sự cốxảy ra trong phạm vị giới hạn đối với trang thiết bị được bảo vệ
Bảo vệ dự phòng đối với cùng trang thiết bị này là bảo vệ thay thế cho bảo vệ
chính trong trường hợp bảo vệ chính không tác động hoặc trong tình trạng sửa
chữa nhỏ Bảo vệ dự phòng cần phải tác động với thời gian lớn hơn thời gian
tác động của bảo vệ chính, nhằm để cho bảo vệ chính loại phần tử bị sự cố ra
khỏi hệ thống trước tiên (khi bảo vệ này tác động đúng)
Bảo vệ dự phòng có thể được đảm bảo theo các cách sau:
Trang 7- Bảo vệ của phần tử bên cạnh (trường hợp này được mang tên là bảo vệ dựphòng xa).
- Bảo vệ phụ đặt trên cùng phần tử (trường hợp này được mang tên là bảo vệ
dự phòng tại chỗ)
- Một rơle phụ đưa vào trong sơ đồ bảo vệ cho phần tử bên cạnh, rơle này sẽ
điều khiển mở máy cắt được quan tâm
Có một số trường hợp bảo vệ chính không đảm bảo được toàn bộ chiều dàicủa mạch cần được bảo vệ mà sẽ có một số đoạn được gọi là vùng chết củabảo vệ chính Nếu xuất hiện sự cố tại vùng chết này, bảo vệ chính sẽ không
tác động Để có thể bảo vệ tại vùng này, thường phải đặt bảo vệ dự phòng
4 Liệt kê các rơle bảo vệ máy biến áp?
a- Các rơle tác động theo dòng điện:
- Rơle bảo vệ quá dòng điện phía sơ cấp: 50/51P pha, chạm đất
- Rơle bảo vệ quá dòng điện phía thứ cấp: 50/51S pha, chạm đất
- Rơle bảo vệ so lệch dọc dòng điện: 87T
- Rơle bảo vệ quá dòng điện các dây trung tính: 50/51G
- Rơle bảo vệ chạm đất các cuộn dây: 50REF
b- Các rơle không tác động theo dòng điện:
- Rơle hơi: 96-1, 96-2
- Rơle nhiệt độ dầu: 26O
- Rơle nhiệt độ cuộn dây: 26W
- Rơle mức dầu thân máy: 33
- Rơle áp suất thân máy, bộ đổi nấc dưới tải: 63
Trang 85 Liệt kê các rơle bảo vệ thanh cái?
- Rơle so lệch dọc dòng điện: 87B
- Rơle thiếu áp: 27
- Rơle quá áp: 59
- Rơle chống chạm đất: 64
6 Liệt kê các rơle bảo vệ đường dây?
- Rơle quá dòng tức thì, định thì: 50/51L pha, chạm đất
- Rơle so lệch pha cao tần: 85
- Rơle quá dòng có hướng (pha, chạm đất): 67, 67N
- Rơle khoảng cách: 21, 44
7 Cấu tạo rơle hơi?
Rơle hơi được áp dụng cho các máy biến áp có công suất trung bình và lớn
với kiểu máy có thùng giãn nở dầu Rơle hơi được lắp trên đoạn ống liênthông dầu từ thùng chính máy biến áp đến thùng giãn nở dầu của máy theomột chiều nhất định của đầu mũi tên trên rơle hơi phải chỉ về phía thùng giãn
nở (cùng với chiều dòng chảy của dầu từ thùng chính qua rơle hơi đến thùnggiãn nở dầu khi có sự cố trong máy biến áp) Đọan ống liên thông dầu có độnâng cao về phía thùng giãn nở với góc nghiêng (so với mặt phẳng ngang)khoảng 1Ô 100 Đoạn ống liên thông không được có góc, phần cong của ống
có bán kính càng lớn càng tốt
Rơle hơi hai phao có cấu tạo gồm:
- Một phao trên (phao 1) có hình cầu rỗng, nhẹ có thể tự nâng hạ theo mứcdầu, trong phao có chứa một tiếp điểm thủy ngân được nối ra hộp nối dây tạimặt trên rơle Khi sự cố nhẹ hoặc quá tải, hơi sinh ra tập trung ở phía trên, đẩy
Trang 9phao 1 về vị trí nằm ngang làm đóng tiếp điểm thủy ngân Tiếp điểm này
được nối vào mạch điện báo hiệu sự cố của máy biến áp (96-1)
- Một phao dưới (phao 2) có cấu tạo tượng tự như phao 1 và được liên kết vớimột cánh chặn Cánh chặn là một tấm kim loại mỏng được treo tại vị trí phía
lỗ mặt bích của rơle hơi phía nối vào thùng chính máy biến áp Do được treo
để bề mặt tấm kim loại thẳng góc với hướng dòng chảy của dầu nên cánh
chặn tác động theo lưu lượng của dòng chảy của dầu Cánh chặn có thể điềuchỉnh theo ba trị số lưu lượng dầu là 65, 100 và 150 cm/giây (rơle thường
được nhà chế tạo đặt sẵn trị số 100cm/giây) Khi máy biến áp vận hành bìnhthường, dầu chuyển động do giãn nở theo nhiệt độ không đủ để tác động cánh
chặn Khi có sự cố bên trong máy biến áp, luồng dầu và hơi sinh ra phụt mạnh
từ thùng chính qua rơle hơi đến thùng giãn nở Lưu lượng dầu lớn hơn trị số
đã điều chỉnh sẵn sẽ đẩy cho cánh chặn quay, làm cho phao 2 chìm xuống,đóng tiếp điểm thủy ngân, cắt máy cắt (96-2)
Dựa vào thành phần và khối lượng hơi sinh ra người ta có thể xác định đượctính chất và mức độ sự cố Do đó trên rơle hơi còn có thêm van để lấy hỗnhợp khí sinh ra nhằm phục vụ cho việc phân tích sự cố
8 Cấu tạo rơle nhiệt độ tại máy biến áp?
a- Rơle nhiệt độ dầu:
Rơle nhiệt độ dầu gồm các tiếp điểm thường đóng, thường mở lắp bên trong
một nhiệt kế có kim chỉ thị nhiệt độ Nhiệt kế gồm có cơ cấu chỉ thị quay đểghi số đo, một bộ phận cảm biến nhiệt, một ống mao dẫn nối bộ phận cảm
ứng nhiệt với cơ cấu chỉ thị Bên trong ống mao dẫn là chất lỏng (dung dịch
hữu cơ) được nén lại Sự co giãn của chất lỏng (trong ống mao dẫn) thay đổitheo nhiệt độ mà bộ phận cảm biến nhiệt nhận được, sẽ tác động cơ cấu chỉ thị
và các tiếp điểm Các tiếp điểm sẽ đổi trạng thái "mở" thành "đóng", "đóng"thành "mở" khi nhiệt độ cao hơn trị số đặt trước Bộ phận cảm biến nhiệt
được lắp trong một lỗ trụ bọc kín, ở phía trên nắp máy biến áp, bao quanh lỗ
trụ là dầu, để đo nhiệt độ lớp dầu trên cùng của máy biến áp Thường dùngnhiệt kế có 2 (hoặc 4) vít điều chỉnh nhiệt độ để có thể đặt sẵn 2 (hoặc 4) trị
số tác động cho 2 (hoặc 4) bộ tiếp điểm riêng rẽ lắp trong nhiệt kế Khi nhiệt
Trang 10độ cao hơn trị số đặt cấp 1, rơle sẽ đóng tiếp điểm cấp 1 để báo hiệu sự cố
"Nhiệt độ dầu cao" của máy biến áp Khi nhiệt độ tiếp tục cao hơn trị số đặtcấp 2, rơle sẽ đóng thêm tiếp điểm cấp 2 để tự động cắt máy cắt, cắt điện máybiến áp, đồng thời cũng có mạch điện báo hiệu sự cố "cắt do nhiệt độ dầucao"
b-Rơle nhiệt độ cuộn dây:
Rơle nhiệt độ cuộn dây gồm bốn bộ tiếp điểm (mỗi bộ có một tiếp điểmthường mở, một tiếp điểm đóng với cực chung) lắp bên trong một nhiệt kế có
kim chỉ thị Nhiệt kế gồm có: có cấu chỉ thị quay để ghi số đo, một bộ phậncảm biến nhiệt, một ống mao dẫn nối bộ phận cảm biến nhiệt với cơ cấu chỉthị Bên trong ống mao dẫn là chất lỏng được nén lại Sự co giãn của chấtlỏng trong ống mao dẫn thay đổi theo nhiệt độ mà bộ cảm biến nhận được, tác
động cơ cấu chỉ thị và bốn bộ tiếp điểm Tác động lên cơ cấu chỉ thị và các
tiếp điểm, còn có một điện trở nung Cuộn dây thứ cấp của một máy biếndòng điện đặt tại chân sứ máy biến áp được nối với điện trở nung Nối songsong với điện trở nung là một biến trở để hiệu chỉnh Tác dụng của điện trởnung (tùy theo dòng điện qua cuộn dây máy biến áp) và tác dụng của bộ cảmbiến nhiệt lên cơ cấu đo cùng các bộ tiếp điểm sẽ tương ứng với nhiệt độ điểmnóng: nhiệt độ của cuộn dây
Có 4 vít điều chỉnh nhiệt độ để đặt trị số tác động cho bốn bộ tiếp điểm Tùy
theo thiết kế, các tiếp điểm rơle nhiệt độ có thể được nối vào các mạch: báohiệu sự cố "nhiệt độ cuộn dây cao", mạch tự động mở máy cắt để cô lập máybiến áp, mạch tự động khởi động và ngừng các quạt làm mát máy biến áp
9 Cấu tạo rơle mức dầu tại máy biến áp?
Rơle mức dầu gồm hai bộ tiếp điểm lắp bên trong thiết bị chỉ thị mức dầu
Máy biến áp có bộ dổi nấc điện áp có tải thì thùng giãn nở dầu được chia làm
hai ngăn Ngăn có thể tích chiếm phần lớn thùng giãn nở, được nối ống liên
dầu thông qua rơle hơi đến thùng chính máy biến áp (để có thể tích giãn nởdầu cho máy biến áp) Ngăn có thể tích chiếm phần nhỏ hơn nhiều của thùnggiãn nở, sẽ được nối ống liên dầu đến thùng chứa bộ đổi nấc có tải Thùngchính máy biến áp và thùng bộ đổi nấc được thiết kế riêng rẽ, không có liên
Trang 11thông dầu với nhau Vì vậy, có hai thiết bị chỉ thị mức dầu lắp tại hai đầuthùng giãn nở để đo mức dầu của hai ngăn: thiết bị chỉ thị mức dầu máy biến
áp và thiết bị chỉ thị mức dầu bộ đội nấc có tải
Cấu tạo của thiết bị chỉ thị mức dầu gồm hai phần: bộ phận điều khiển và bộchỉ thị Bộ phận điều khiển có một phao (3), thanh quay (8), trục quay (9), cólắp nam châm vĩnh cưủ (4) Bộ phận điều khiển lắp trên vỏ máy (đầu thùnggiãn nở) có vòng đệm Bộ phận chỉ thị gồm kim chỉ (6) lắp trên trục mangmột nam châm vĩnh cửu (5) Bộ phận chỉ thị được làm bằng nhôm để tránh bị
ảnh hưởng từ trường nam châm và chống ảnh hưởng của nước
Khi mức dầu nâng hạ thì phao (3) nâng hạ theo Chuyển động nâng hạ của
phao được chuyển thành chuyển động quay của trục (9) nhờ thanh quay (8)
Khi quay, từ trường do nam châm (4) sẽ điều khiển cho nam châm (5) quaysao cho hai cực khác tên (N và S) của hai nam châm đối diện nhau (hai cựccùng tên có lực đẩy, hai cực cùng tên có lực hút nhau) Do vậy kim chỉ thịquay theo nam châm (5), ghi được mức dầu trên mặt chỉ thị
Bộ phận chỉ thị cũng tác động đóng mở các tiếp điểm rơle mức dầu để đưa tínhiệu vào mạch báo động hoặc mạch cắt tùy theo từng thiết kế
10 Nguyên lý làm việc của rơle quá dòng tức thì (Bảo vệ quá dòng cắt nhanh - ngưỡng cao)?
Rơle quá dòng tức thì là rơle tác động khi dòng điện qua rơle vượt quá trị sốđịnh trước và tác động cắt máy cắt ngay lập tức, không có thời gian trì hoãn
Về nguyên lý rơle quá dòng tức thì gồm phần tĩnh là cuộn dây có lõi sắt, phần
động là tấm sắt non có mang tiếp điểm động Khi dòng điện qua cuộn dây đủ
lớn, tấm sắt non sẽ bị hút vào lõi sắt của phần tĩnh và kéo theo tiếp điểm động
đóng vào tiếp điểm tĩnh
Để điều chỉnh dòng điện tác động theo ý muốn, thông thường phần động được
gắn với một lò xo với kết cấu có thể điều chỉnh được nhằm thay đổi lực tác
động lên phần động, có nghĩa là thay đổi dòng điện tác động của rơle
Trang 12Một số trường hợp, để thay đổi dòng điện tác động trong phạm vị rộng, người
ta thường chế tạo cuộn dây phần tĩnh có nhiều đoạn với nhiều đầu dây ra để
chọn tầm đặt thích hợp
11 Nguyên tắc chỉnh định rơle quá dòng tức thì?
Chỉnh định rơle quá dòng tức thời là đặt trị số dòng điện khởi động của rơle
Để đảm bảo tính chọn lọc, tránh tác động sai khi ngắn mạch ngoài vùng được
bảo vệ, dòng điện khởi động được chọn theo quy tắc sau:
Ikđ = Kat INmax
Trong đó:
INmax: dòng điện ngắn mạch cực đại ở cuối vùng bảo vệ
Kat = 1,2 - 1,3: hệ số an toàn tính đến sai số trong khi tính toán dòngngắn mạch và sai số rơle
Ikđ: dòng điện khởi động của rơle
Vùng tác động được xác định bằng công thức:
XCN% =
Trong đó:
XCN - Vùng tác động của bảo vệ, tính bằng phần trăm của toàn bộ
đường dây được bảo vệ (%)
Xl: trở kháng của đường dây được bảo vệ (%)
XH: trở kháng của hệ thống (%)
Ikđ: dòng khởi động của bảo vệ (%)
Trang 1312 Nguyên lý làm việc của rơle quá dòng định thì (bảo vệ dòng điện cực
đại)?
Rơle quá dòng định thì là rơle tác động khi dòng điện qua rơle vượt quá trị sốđịnh trước nhưng không tác động cắt máy cắt ngay lập tức mà có thời gian trì
hoãn Rơle quá dòng định thì có 2 loại cơ bản:
1-Rơle quá dòng định thì với đặc tuyến thời gian độc lập: bao gồm một
rơle quá dòng tức thì và một rơle thời gian kết hợp lại Khi phần tức thì tácđộng sẽ đóng tiếp điểm cấp nguồn cho rơle thời gian Sau một thời gian địnhtrước, rơle thời gian này sẽ đóng tiếp điểm và tác động cắt máy cắt hoặc báo
tín hiệu Nếu trong thời gian trì hoãn mà dòng điện qua phần tử tức thì giảmthấp (sự cố đã tự giải trừ), làm cho phần tử này không giữ tiếp điểm nữa thì
rơle thời gian sẽ bị mất điện và không khép tiếp điểm để cắt máy cắt hay báo
sự cố
Thời gian tác động của rơle loại này không phụ thuộc vào trị số dòng điện sự
cố đi qua rơle
2- Rơle quá dòng định thì với đặc tuyến thời gian phụ thuộc: được chế tạo
theo nguyên tắc cảm ứng Dòng điện sự cố được đưa vào cuộn dây tạo từthông xuyên qua một đĩa nhôm làm xuất hiện dòng điện xoáy trên đĩa và làm
quay đĩa Đĩa này mang tiếp điểm động đóng vào tiếp điểm tĩnh, đi cắt máy
cắt Thời gian quay của đĩa từ vị trí ban đầu đến khi đóng tiếp điểm chính làthời gian tác động của rơle Để điều chỉnh thời gian này, người ta dùng lò xoxoắn lắp trên trục của đĩa và điều chỉnh độ xoắn để có phản lực thích hợp Để
điều chỉnh trị số dòng điện tác động, cuộn dây được chế tạo gồm nhiều đoạnkhác nhau và đưa ra nhiều đầu dây để lựa chọn
Loại rơle quá dòng định thì kiểu cảm ứng có ưu điểm là thời gian tác độngcàng ngắn khi dòng qua rơle càng lớn do đĩa quay càng nhanh, do đó loại trừnhanh các sự cố nặng trong khi vẫn duy trì thời gian cần thiết đối với các biến
động nhỏ