Tư duy kinh tế và năng lực lãnh đạo Đại hội Đảng bộ tỉnh BR-VT lần thứ V đã đề ra mục tiêu phát triển tỉnh BR-VT thành tỉnh công nghiệp, cảng biển hiện đại vào năm 2015. Kể từ Đại hội lần thứ IV, Đảng bộ tỉnh đã nêu ra vai trò của ngành cảng biển, nhưng tới Đại hội V, tư duy mới về ngành kinh tế dịch vụ có tiềm năng rất lớn này mới được khẳng định mạnh mẽ và dứt khoát như thế. Không riêng gì BR-VT, mà các tỉnh trong cả nước cũng đã tổ chức Đại hội Đảng để đề ra mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội cho những năm 2010-2015. Tư duy về các vấn đề kinh tế thể hiện năng lực của các cấp lãnh đạo; và trong điều kiện đất nước hòa bình, năng lực lãnh đạo thể hiện qua việc các tổ chức Đảng từ địa phương tới Trung ương giải quyết tốt bài toán về phát triển kinh tế. Ở Đại hội lần thứ VI (năm 1986), khi đề ra đường lối đổi mới, Đảng đã nói phải đổi mới tư duy, mà “trước hết là tư duy kinh tế”. Từ đó, nhiều tư duy kinh tế mới mang tính đột phá đã ra đời, như xóa bỏ chế độ bao cấp, thừa nhận kinh tế thị trường, sự tồn tại và vai trò lâu dài của các hình thức kinh tế cá thể, tư bản tư nhân, bỏ mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ để nông dân được tự chủ sản xuất, thừa nhận quyền công dân tự do kinh doanh, v.v… Những tư duy ấy đã làm cho nền kinh tế có sức sống mới, đời sống nhân dân được cải thiện, và đất nước có được ngày hôm nay. Không riêng gì BR-VT, mà các tỉnh trong cả nước cũng đã tổ chức Đại hội Đảng để đề ra mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội cho những năm 2010-2015. Tư duy về các vấn đề kinh tế thể hiện năng lực của các cấp lãnh đạo; và trong điều kiện đất nước hòa bình, năng lực lãnh đạo thể hiện qua việc các tổ chức Đảng từ địa phương tới Trung ương giải quyết tốt bài toán về phát triển kinh tế. Nhưng nhu cầu của phát triển luôn có những đòi hỏi mới. Mọi người dân đang yêu cầu một cuộc sống tốt đẹp hơn, mà thật ra chỉ là có công ăn việc làm và thu nhập ổn định, con cái không bị khổ sở vì nền giáo dục yếu kém, vào bệnh viện không bị cảnh vài ba người nằm chung một giường, ra đường không bị kẹt xe, ngập nước, không phải chịu đựng nạn tham nhũng tràn lan, những tệ nạn xã hội đau lòng và sự ô nhiễm môi trường ngày một nghiêm trọng… Để giải quyết vấn đề mới phải có tư duy mới, nhưng để có tư duy mới không dễ. Có những điều mà khả năng lý luận chưa giải quyết được, nhưng cũng có những nỗi sợ hãi không dễ vượt qua, và những sự thật chưa được đánh giá hết… Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan mới đây có một bài đăng trên báo đã mô tả về tình trạng này, đại ý là ở ta cho đến nay luôn có những tranh luận triền miên về câu chữ, như mấy chục năm trước đã tranh cãi về việc áp dụng hay không áp dụng kinh tế thị trường, sau đó lại mươi mười lăm năm tranh cãi về “bóc lột”, bây giờ lại thấy không thống nhất với nhau quanh chuyện “kinh tế nhà nước” là chủ đạo, kinh tế tư nhân là “động lực”, hoặc chuyện sẽ thiết lập “chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu” chứ không chỉ là xây dựng “quan hệ sản xuất thích hợp” nữa, v.v… Tính đúng đắn của các tư duy về kinh tế chỉ được chứng minh bằng sự phát triển của nền kinh tế, sự thịnh vượng của đất nước, và chất lượng của đời sống nhân dân chứ không phải bằng cách diễn đạt khác nhau của các ngôn từ. Vì vậy, nội dung của việc nâng cao sức chiến đấu, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng nằm ở việc nâng cao năng lực của Đảng về khả năng tư duy và giải quyết bài toán phát triển kinh tế. Hải Thanh . tiêu phát triển kinh tế- xã hội cho những năm 2010-2015. Tư duy về các vấn đề kinh tế thể hiện năng lực của các cấp lãnh đạo; và trong điều kiện đất nước hòa bình, năng lực lãnh đạo thể hiện qua. tiêu phát triển kinh tế- xã hội cho những năm 2010-2015. Tư duy về các vấn đề kinh tế thể hiện năng lực của các cấp lãnh đạo; và trong điều kiện đất nước hòa bình, năng lực lãnh đạo thể hiện qua. phát triển kinh tế. Ở Đại hội lần thứ VI (năm 1986), khi đề ra đường lối đổi mới, Đảng đã nói phải đổi mới tư duy, mà “trước hết là tư duy kinh tế . Từ đó, nhiều tư duy kinh tế mới mang tính