1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

làng nghề truyền thống ở huyện Sóc Sơn

91 1,9K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 918 KB

Nội dung

làng nghề truyền thống ở huyện Sóc Sơn

Trang 1

1.2 Vai trò của LNTT trong quá trình CNH-HĐH nông thôn.

1.2.1 Khôi phục và phát triển LNTT đã thu hút nhân lực, tạo thêm nhiều việc

làm cho người lao động, thúc đẩy quá trình phân công lao động ở nông thôn

1.2.2 Khôi phục và phát triển LNTT đã thực sự tăng thu nhập cho lao động,

cải thiện đời sống dân cư nông thôn

1.2.3 Sự phát triển của các LNTT đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu

kinh tế nông thôn, góp phần tăng trưởng , tạo ra khối lượng hàng hoá

đa dạng, phong phú, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu

1.2.4 Phát triển nghề truyền thống đã góp phần bảo tồn truyền thống văn hoá

Trang 2

Chương 2: Thực trạng phát triển làng nghề huyện Sóc Sơn.

2.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn

2.1.1 Điều kiện tự nhiên huyện Sóc Sơn

2.1.2 TÌnh hình kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn

2.1.2.1 hững thành tựu đạt được

2.1.2.2 Những tồn tại hạn chế

2.2 Thực trạng phát triển các làng nghề huyện Sóc Sơn

2.2.1 Thực trạng phát triển làng nghề huyện Sóc Sơn trước năm 2000.2.2.2 Thực trạng phát triển làng nghề huyện Sóc Sơn sau năm 2000

2.2.2.1 Số lượng làng nghề và quy mô của các làng nghề

2.2.2.2 Hình thức tổ chức sản xuất và chúng

Trang 3

Chương 1: Vai trò của công làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá huyện Sóc Sơn.

Nói đến làng nghề ta thường nghĩ ngay đến những làng làm nghề thủcông truyền thống như làng nghề lụa Vạn Phúc, làng gốm Bát Tràng, làngtranh Đông Hồ Nghề thủ công là nghề sản xuất chủ yếu bằng tay và công cụgiản đơn với con mắt và bộ óc của nghệ nhân và thợ kỹ thuật Đối với mỗinghề được xếp vào các nghề thủ công truyền thống, nhất thiết phải có các yếu

tố sau:

Một là, đã hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời ở nước ta hoặc làmột nghề mới từ địa phương khác mang đến song được các nghệ nhân ở nơi

cũ truyền đạt lại kinh nghiệm và kỹ sảo kinh nghiệm

Hai là, sản xuất tập trung, tạo thành các làng nghề, phố nghề

Ba là, có nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ lành nghề.Bốn là, kỹ thuật sản xuất tinh vi, chứa nhiều yếu tố kinh nghiệm từ đờisang đời khác và công nghệ khá ổn định

Năm là, sử dụng nguyên liệu tại chỗ, trong nước hoàn toàn hoặc chủyếu nhất Nhìn chung nghề truyền thống được hình thành gắn liền với điềukiện tự nhiên của vùng (đất đai, khí hậu, môi trường…) và như vậy nó gắn bóvới vùng nguyên liệu có tình đặc thù cho sản xuất

Trang 4

Sáu là, sản phẩm sản xuất ra mang tính chất độc đáo vừa là hàng hoá,vừa là sản phẩm văn hoá văn nghệ kỹ thuật mỹ thuật mang bản sắc văn hoádân tộc, có giá trị chất lượng cao và có vị trí cạnh tranh trên thị trường trongnước và quốc tế.

Bảy là, là nghề nghiệp nuôi sống một bộ phận dân cư của cộng đồng,

có đóng góp đáng kể về kinh tế và ngân sách nhà nước, dồng thời nó còn sửdụng lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp nông thôn và lao dộng thành thị

Làng nghề truyền thống là làng nghề cổ truyền làm nghề thủ công, ởđây không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công Người thợthủ công cũng đồng thời là người làm nghề nông Làng nghề là trung tâm sảnxuất ra hàng thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyênlàm nghề mang tính chất truyền thống lâu đời, có sự liên kết hỗ trợ nhau trongsản xuất, kỹ thuật, đào tạo thợ trẻ và bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểudoanh nghiệp vừa và nhỏ, có cùng tổ nghề và các thành viên luôn có ý thứctuân thủ những ước chế xã hội và gia tộc

Làng nghề thủ công được công nghiệp hoá, có những nét khác biệt sovới doanh nghiệp nghề nghiệp Trước hết, doanh nghiệp nghề nghiệp là một

tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, sản xuất tập trung theo một kế hoạchchung, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, còn làng nghề không có tư cách pháp nhân,các hộ gia đình trong làng không được tổ chức phối hợp chặt chẽ, sản xuấtphân tán, mạnh ai lấy làm, tuy nhiên lại tận dụng được nhân lực rỗi rãi, thờigian rỗi rãi và địa điểm sản xuất

1.1.1.2 Đặc điểm

Thứ nhất, rất nhiều nghề thủ công truyền thống đã ra đời và phát triểnrực rỡ trên các miền quê thuộc đồng bằng Bắc Bộ, làng nghề thường gắn liềnvới nông thôn, các làng nghề thủ công tách dần khỏi nông nghiệp nhưngkhông tách khỏi nông thôn

Trang 5

Thứ hai, kỹ thuật công nghệ sản xuất được truyền từ đời này sang đờikhác có tính chất gia truyền Công cụ lao động trong làng nghề đa số là công

cụ thủ công truyền thống, thô sơ

Thứ ba, hình thức tổ chức sản xuất hộ gia đình, người chủ gia đìnhthường đồng thời là thợ cả mà trong số họ không ít nghệ nhân, còn nhữngthành viên trong hộ được huy động vào làm những việc khác nhau trong quátrình sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào khả năng kỹ thuật của từng người,vào giới tính hay lứa tuổi Gia đình có thể thuê mướn lao động trong và ngoàilàng Cá biệt có những lao động ở ngoại tỉnh thường xuyên hoặc theo thời vụ,tạo thành một số làng nghề ở vùng lân cận

Thứ tư, làng nghề thường ở các làng quê gắn liền với sản xuất nôngnghiệp nông thôn nên nguồn vốn trong dân không nhiều Hơn nữa, hệ thốngtín dụng ở các vùng này hầu như chưa phát triển nên vốn đầu tư mở rộng quy

mô sản xuất, hiện đại hoá trong thiết bị sản xuất, tìm và nghiên cứu thịtrường, tiêu thụ sản phẩm ở các làng nghề còn hạn chế

Thứ năm, các loại sản phẩm thường có một số sản phẩm mang tínhnghệ thuật cao Mặt khác, sản phẩm thường không phải do sản xuất hàng loạt

mà có tính đơn chiếc nên có tính độc đáo và khác biệt cao Các sản phẩm củalàng nghề truyền thống là sự kết tinh, sự bảo lưu và phát triển của các giá trịvăn hoá, văn minh lâu đời của dân tộc

1.1.2 Phân loại làng nghề

Có rất nhiều tiêu chí có thể được sử dụng để phân loại làng nghề Căn

cứ vào thời gian tồn tại và phát triển có thể chia làng nghề thành hai loại.1.1.2.1 Làng nghề truyền thống (cổ truyền)

Làng nghề truyền thống (LNTT) hình thành do các nghệ nhân truyềnnghề Những nghệ nhân này thường được suy tôn là tổ nghề Các làng nghềnổi tiếng nhất ở đồng bằng Bắc Bộ đều được hình thành như vậy và có tuổi

Trang 6

nghề rất cao, từ một vài trăm năm đến hàng nghìn năm Lụa Hà Đông, vớilàng dệt lụa Vạn Phúc lừng danh đã từng xuất hiện từ thế kỷ thứ 3 sau côngnguyên, do bà Lã Thị Nga - tổ nghề - truyền dạy cho dân làng Tính đến nay

đã tồn tại và phát triển khoảng 1700 năm Làng Gốm Bát Tràng có lịch sửhình thành, phát triển đã 500 năm nay

LNTT ra đời và phát triển nhằm đáp ứng một nhu cầu của xã hội Ví dụnhư ở Thăng Long có làng nghề Nghĩa Đô chuyên làm giấy sắc rồng vì cáctriều vua có nhu cầu viết giấy chiếu sắc, hay La Khê có nghề dệt the phục vụcho nhu cầu may mặc

Ngày nay, sự biến động của thị trường có tác động mạnh mẽ tới cáclàng nghề, các LNTT phát triển theo các xu thế:

 Nhóm các làng nghề dần bị mai một do sản phẩm không đáp ứngđược nhu cầu của thị trường hoặc nhu cầu thị trường về sản phẩm làng nghề

bị hạn chế như làng Chuông, làm nón lá, làng nghề đan quạt nan, mành cọ,đan rổ rá, làng pháo Bình Đa

Nhóm này có hai xu thế có thể phát triển Thứ nhất, nếu không thể khôiphục và phát triển nghề cũ thì làng nghề có thể chuyển sang làm các nghềmới, có đặc điểm sản xuất phù hợp với người thợ thủ công Thứ hai, có thểtìm thị trường tiêu thụ mới, hoặc giá trị sử dụng mới cho sản phẩm làng nghề

 Nhóm các LNTT cần được bảo tồn như làng nghề đúc đồng, nghềnặn Tò He, làng vẽ tranh dân gian…Sản phẩm không có tính hàng hoá, thịtrường nhưng mang yếu tố truyền thống văn hóa dân tộc cần phải có chínhsách bảo tồn để không bị thất truyền

 Nhóm các LNTT phát triển tốt do sản phẩm phù hợp với nhu cầu củathị trường như các làng dệt, làng nghề chế biến nông sản, làm đồ gỗ nội thấtgia đình, hàng mây tre đan…

Trang 7

Tuy nhiên, không phải cứ ngành nghề nào kém phát triển thì mọi làngnghề làm nghề đó đều bị mai một, tan rã đi, mà có thể có làng nghề sản xuấtmặt hàng đó vẫn tồn tại và có khi còn phát triển được Ví dụ như trong khilàng gốm Thổ Hà (Bắc Ninh) bị sa sút mạnh mẽ thì làng nghề Gốm Bát Tràng(Hà Nội) lại phát triển lan toả ra cả một vùng lân cận tạo nên xã nghề Mặtkhác, những làng nghề có xu hướng phát triển tốt cũng luôn phải đối diện vớinhững khó khăn như sự cạnh tranh khốc liệt của lụa tơ tằm Vạn Phúc với lụa

tơ tằm công nghiệp của Trung Quốc về mẫu mã cũng như chất lượng vải vàcác đặc tính nổi trội như độ bóng, độ nhàu, độ dai… Chính vì vậy, đòi hỏi cáclàng nghề cần phải luôn luôn cố gắng đổi mới công nghệ sản xuất, nâng caochất lượng, hạ giá thành sản phẩm, cải tiến mẫu mã để đáp ứng nhu cầu thịtrường tiêu thụ sản phẩm

Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sảnxuất cho ai, đều do thị trường quyết định Hay nói cách khác, là sản xuất vàbán cái mà người ta cần chứ không phải sản xuất và bán cái mà mình có.Vậycái chính ở đây là sản phẩm của làng nghề phải đáp ứng được nhu cầu của thịtrường về kiểu dáng, chất lượng, giá cả thì mới có cơ hội phát triển được 1.1.2.2 Làng nghê mới

Làng nghề mới được hình thành bằng nhiều con đường, nhưng chủ yếu

do sức ép về kinh tế, đây cũng là nguyên nhân thúc đẩy sự hình thành làngnghề mới ra đời Các làng nghề mới thường có vị trí địa lý, nằm ở nơi có đấtchật, người đông, chất đất hoặc khí hậu không phù hợp nên nghề nông khó cóđiều kiện phát triển, không đảm bảo thu nhập cho người nông dân Với tốc độ

đô thị hoá như hiện nay, các làng nghề ven đô, làng ven thị trường bị mất đấtsản xuất để xây dựng các khu đô thị, nhà máy, xí nghiệp, đường giao thông vàcác công trình khác Cần phải tạo ra công ăn việc làm cho những người nôngdân bị thất nghiệp này để họ ổn định cuộc sống và không trở thành gánh nặng

Trang 8

cho xã hội Nghề thủ công truyền thống (TCTT) là một trong những lựa chọnphù hợp nhất vì nghề này có nhiều công đoạn cần sử dụng nhiều lao động,thời gian đào tạo để biết làm nghề về cơ bản là ngắn và thích hợp với mọi đốitượng, mọi lứa tuổi lao động Mặt khác, đặc điểm của nghề nông là sau khitrồng trọt, chăm bón cần một khoảng thời gian cho cây hấp thụ tăng trưởng,

đó chính là những lúc người nông dân rỗi rãi, nông nhàn Tận dụng thời giannày để làm nghề thủ công tăng thu nhập thì thật là thích hợp Các con đườnghình thành nghề mới:

 Một số làng nghề hình thành trên cơ sở sự lan toả dần từ một sốLNTT, tạo thành một số làng nghề ở vùng lân cận LNTT

 Một số làng nghề gần dây mới hình thành một cách có chủ ý do chủtrương phát triển nghề phụ hay còn nói là cấy nghề mới Các nghệ nhân, thợthủ công lành nghề ở địa phương khác về dạy nghề và phổ biến kinh nghiệmsản xuất cho dân địa phương

 Một số làng nghề cổ truyền cũ bị mai một chuyển sang làm nghề mớinhằm tận dụng các điều kiện sẵn có và kỹ thuật tay nghề khéo léo của đội ngũthợ thủ công trong làng để bù đắp khoản thu nhập đã bị mất do nghề cũ

 Một số làng nghề hình thành từ một số cá nhân hay gia đình cónhững kỹ năng và có sự sáng tạo nhất định Từ sự sáng tạo đó, quy trình sảnxuất và sản phẩm của họ không ngừng được hoàn thiện, Tiêu biểu cho hìnhthức này là sự phát triển của tranh thêu Đà Lạt

Những làng nghề mới được hình thành chủ yếu là những nghề có tiềmnăng phát triển nên sản phẩm ít nhiều đã có chỗ đứng trên thị trường Tuynhiên, như ta đã biết chất lượng của sản phẩm nghề truyền thống chịu ảnhhưởng rất lớn vào tay nghề kỹ thuật của các nghệ nhân Làng nghề mới thì độingũ nghệ nhân lành nghề được đào tạo bài bản không nhiều, trong khi đó các

bí quyết công nghệ kỹ thuật ở các LNTT thường được truyền từ đời này sang

Trang 9

đời khác có tính chất gia truyền Do đó, sản phẩm của các làng nghề mới sảnxuất ra thường không tinh tế bằng sản phẩm của làng nghề gốc làm ra, dẫnđến giá trị sản phẩm trên thị trường cũng thấp hơn hẳn.

1.1.3 Các tiêu chí xác định làng nghề

Khái niệm về tiêu chí: Tiêu chí là một thuật ngữ khoa học xuất hiện vàđược sử dụng nhiều trong khoảng 30 năm nay Tiêu chí là đặt ra những điềukiện cần và đủ làm cơ sở xem xét sự vật

Xây dựng tiêu chí làng nghề là tìm ra những điều kiện cần, những cơ sởchuẩn mực để từ đó xem xét đánh giá một làng nghề

Cơ sở khoa học và thực tiễn để xác định tiêu chí làng nghề là dựa trênnhững thành tố cơ bản để liên kết bên trong ở các làng nghề, đồng thời dựavào đặc điểm các làng nghề CN-TTCN, cho phép chúng ta nhận thấy rằngtrong các làng nghề gồm sáu thành tố gắn kết chặt chẽ với nhau để tạo thànhnhững tiềm năng vững chắc cho sự phát triển mỗi làng nghề

Một là, biên độ dao động số hộ làm nghề TTCN các làng nghề trênchiếm 60%-80% số hộ trong làng

Hai là, biên độ dao động số hộ làm một nghề chính ở làng chiếm từ65%-90% so với tổng số hộ làm nghề TTCN Tên của làng nghề được gọibằng chính tên của nghề chính đó

Ba là, có ý kiến cho rằng cần xem xét tỷ trọng giá trị doanh thu củaTTCN trong tổng doanh thu của làng trong năm, coi đó là một tiêu chuẩn xemxét công nhận một làng nghề Thực tiễn cho thấy, xác định tỷ trọng TTCN ởlàng trong tổng giá trị kinhh tế trong một năm là rất khó, bởi lẽ sản phẩm củalàng nghề luôn luôn biến động theo mùa vụ, những con số đưa ra chỉ là ướctính

Bốn là, ở những LNTT, những người cùng làm nghề có mối quan hệgắn kết chặt chẽ với nhau trong tình cảm cộng đồng, làng xóm Một số làng

Trang 10

xã đã tổ chức ra hội ngành nghề giữ vai trò liên kết những người làm nghềdịch vụ liên quan đến nghề, làng nghề Đồng thời quy tụ những người cùngnghề, tổ chức sinh hoạt văn hoá nghề ở nhà thờ tổ, hoặc đình làng, đền.

Năm là, thực tiễn cho thấy ở các làng nghề, quá trình lao động, làm rasản phẩm, lực lượng lao động đã tự phân công thành các lớp thợ với trình độtay nghề khác nhau Lớp thợ giỏi được người thợ tôn vinh là thợ cả, có nơitôn vinh là nghệ nhân Dưới thời bao cấp, nhà nước đã phong tặng một số cácnghệ nhân danh hiệu “bàn tay vàng” Số thợ giỏi của các làng nghề chiếm từ5%-20% lao động chính Số thợ cả, nghệ nhân ở các làng nghề đóng vai tròrất quan trọng trong việc bảo lưu yếu tố truyền thống cũng như cách thức đẩynghề phát triển, họ cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm Từ thựctiễn lao động, tự họ gây được uy tín đối với người làng, góp phần truyền nghềcho lớp trẻ, giữ gìn sự đoàn kết, tham gia điều hành các vấn đề KT-XH ởlàng, uy tín của một làng nghề gắn với vai trò, trách nhiệm của lớp thợ và cácnghệ nhân dày dặn kinh nghiệm, tinh thông nghề nghiệp

Từ việc phân tích các thành tố gắn kết trong làng nghề đã giúp chúng tatìm ra một mẫu số chung định hình khá rõ ở các làng nghề điển hình Từ đó,chúng ta có thể có được những tiêu chí xác định về một làng nghề như sau:

- Số hộ và số lao động làm nghề TTCN ở làng đạt từ 50% trở lên so với

số hộ và lao động của làng

- Số hộ làm nghề chính ở làng chiếm tỷ lệ trên 50% tổng thu nhập củalàng trở lên so với hộ làm nghề TTCN và nghề chính ấy là tên gọi củalàng nghề

- Có tỷ trọng giá trị thu nhập TTCN ở làng đạt trên 50% trong một nămlao dộng

Trang 11

- Có tổ chức điều phối các hoạt động KT –XH ở làng nghề, phường hội,HTX, câu lạc bộ, ban quản lý mang tính tự quản do người trong làngbầu ra

- Có địa điểm là trung râm sinh hoạt KT-XH của làng nghề liên quanđến hoạt động của làng nghề

- Sản phẩm làm ra có tính mỹ thuật cao, mang đậm nét yếu tố văn hoá

và bản sắc dân tộc Việt Nam

- Sản phẩm có quy trình công nghệ nhất định, được truyền từ thế hệ nàysang thế hệ khác

Các tiêu chí trên được xây dựng xuất phát từ cơ sở khoa học và thực tiễn

để các cấp chính quyền căn cứ vào đó lập hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyềncông nhận danh hiệu làng nghề

Về tiêu chí nghề truyền thống, LNTT thì cho đến nay chưa có nhữngtiêu chí được quy định một cách chính thức để xác định thế nào là nghềtruyền thống, LNTT, song cách hiểu phổ biến hiện nay là:

 Nghề truyền thống: bao gồm những nghề tiểu thủ công có từ trướcthời Pháp thuộc, còn đến nay, kể cả những nghề đã được cải tiến hoặc sửdụng máy móc hiện đại trong sản xuất nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyềnthống

 LNTT: là những làng có 50 hộ hoặc có từ 1/3 số hộ hoặc lao độngcùng làm một nghề truyền thống

 Xã nghề truyền thống: là một xã mà ở đó không chỉ có một làng mà

có nhiều làng cùng làm một nghề truyền thống

 Phố nghề truyền thống: là những LNTT được đô thị hoá hoặc donhiều lao động từ LNTT ra đô thị lập nghiệp tập trung lại thành phố nghề Xãnghề truyền thống, phố nghề truyền thống thường được gọi chung là LNTT

Trang 12

LNTT là một vấn đề lớn, cần nghiên cứu để có các chủ trương, chínhsách thích hợp, thúc đẩy hình thành các làng nghề phù hợp với tính chất củangành nghề thủ công và tập quán của nhân dân ta.

Từ những phân tích ở trên có thể hiểu rằng, ngành nghề truyền thống lànhững ngành nghề TTCN đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển kinh tếcủa nước ta còn tồn tại đến ngày nay Bao gồm cả ngành nghề mà phươngpháp sản xuất được cải tiến hoặc sử dụng những máy móc hiện đại để hỗ trợsản xuất nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống

Do sự phát triển của khoa học công nghệ nên nhiều sản phẩm mới rađời ưu thế hơn những sản phẩm truyền thống Vì thế mà ngành nghề truyềnthống dần dần bị mất đi, và một số ngành nghề mới xuất hiện để phù hợp với

sự đòi hỏi khách quan của thị trường về cơ cấu, chất lượng, chủng loại sảnphẩm

Đối với những nghề được xếp vào ngành nghề TCTT cần phải cónhững yếu tố sau:

- Đã hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời ở nước ta

- Sản xuất tập trung, tạo thành các làng nghề, phố nghề

- Có nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ lành nghề

- Kỹ thuật và công nghệ khá ổn định của dân tộc Việt Nam

- Sử dụng nguyên liệu tại chỗ, chủ yếu là trong nước

- Sản phẩm làm ra mang tính chất truyền thống độc đáo, bản sắc của ViệtNam

- Là nghề nuôi sống bộ phận dân cư, cộng đồng, đóng góp đáng kể vàongân sách nhà nước

Có thể phân chia ngành nghề truyền thống ở nông thôn thành ba nhóm chính:

- Nhóm một: Chế biến nông lâm, thủy sản

- Nhóm hai: CN-TTCN & XD

Trang 13

- Nhóm ba: Dịch vụ.

1.2 Vai trò của LNTT trong quá trình CNH, HĐH nông thôn

Vai trò của LNTT là một trong những vấn đề có tính thời sự cấp báchđang đặt ra hiện nay ở nông thôn nước ta Nông thôn Việt Nam với dân sốchiếm 73.2% dân số cả nước, nơi đây chiếm 56.8% lao động của cả nước Vànông thôn cũng chính là nơi có tỷ lệ nghèo đói chiếm phần lớn số ngườinghèo của cả nước Một số vai trò của LNTT như sau:

1.2.1 Khôi phục và phát triển LNTT đã thu hút nhân lực, tạo thêm nhiều

việc làm cho người lao động, thúc đẩy quá trình phân công lao động ởnông thôn

Giải quyết việc làm cho lao động là vấn đề bức xúc số một hiện nay,bởi dân số và lao động gia tăng nhanh, diện tích đất canh tác trên đầu ngườithấp và ngày càng thu hẹp, khả năng thu hút lao động hiện rất thấp, tỷ lệ thấtnghiệp và bán thất nghiệp cao

Bảng 1: Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ởnông thôn

Trang 14

Kết quả này càng có ý nghĩa khi đạt được trong điều kiện dân số và sốngười đến tuổi lao động thời gian qua vẫn còn rất lớn Mặc dù tốc độ tăng dân

số giảm từ 1.86% năm 1991 xuống còn 1.65% năm 1995, còn 1.36% (2000),1.33% (2005), nhưng quy mô dân số năm 2005 đã lên tới 83.127 nghìn người,tăng 15.879,3 nghìn người so với năm 1991 Bình quân một năm tăng 1.058,6nghìn người Số người đến tuổi lao động hàng năm vẫn còn rất lớn, lên đếntrên 1 triệu người, tạo ra sức ép lớn về giải quyết việc làm, lao động

Như vậy, giải quyết việc làm cho số lao động đang thất nghiệp, thiếuviệc làm, lao động đến tuổi lao động… là vấn đề bức xúc đang được đặt ra.Đặc biệt, khu vực nông thôn với gần 75% dân số và với tỷ lệ thất nghiệp xấp

xỉ 20%, thì vai trò của các làng nghề đống góp vào việc giải quyết việc làmcho người lao động là rất quan trọng Bởi trong các ngành nghề TCTT, laođộng sống thường chiếm tỷ lệ tới 60%-65% giá thành sản phẩm, nên việc pháttriển các làng nghề sẽ phù hợp với yêu cầu giải quyết việc làm cho người laođộng đang ngày càng dư thừa một cách nhanh chóng ở nông thôn Sự pháttriển làng nghề không những chỉ thu hút lao động dư thừa ở gia đình mình,làng xã mình, mà còn có thể thu hút được nhiều lao động từ các địa phươngkhác đến làm thuê Không những thế, sự phát triển các làng nghề còn kéotheo sự phát triển của nhiều ngành nghề dịch vụ khác, tạo được nhiều việclàm cho người lao động

Phát triển ngành nghề truyền thống ở nông thôn trong những năm quakhông những đã góp phần tăng trưởng, tạo ra khối lượng hàng hoá đa dạng,phong phú phục vụ người tiêu dùng và xuất khẩu, mà còn thu hút nhân lực,giải quyết việc làm cho người lao động, thúc đẩy phân công lao động Giảm

tỷ trọng dân cư và lao động nông nghiệp đến năm 2010 còn 50% như Nghịquyết đại hội IX của đảng đề ra

Trang 15

Sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của các hộ gia đình, các làng nghề,hội nghề, các hộ ngành nghề, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn đã có tácdụng tích cực về nhiều mặt đến quá trình phát triển KT-XH và ngày càng trởthành động lực mang tính nội sinh thúc đẩy quá trình phân công lao động vàchuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng CNH, HĐH.

Như vậy, với sự phát triển ngành nghề truyền thống ở nông thôn, thunhập của người dân ngày càng được nâng cao từ sản xuất hàng hoá phi nôngnghiệp thu hút một bộ phận lớn nông dân chuyển hẳn sang hoạt động ngànhnghề phi nông nghiệp theo phương châm “ly nông bất ly hương” Và cũng cótác động lớn trong việc tạo việc làm cho nông dân vào các tháng nông nhàn.Điều này có tác động lớn hạn chế dòng người ồ ạt tự phát kéo ra các thànhphố, thị xã gây ra hậu quả khó lường

1.2.2 Khôi phục và phát triển LNTT đã thực sự tăng thu nhập cho người laođộng, cải thiện đời sống dân cư nông thôn

Ở những địa phương, ngành nghê truyền thống được mở mang cùngvới sự chuyển dịch rõ rệt về cơ cấu lao động, và từ kinh tế hộ thu nhập củacác hộ nông dân cũng đang có những chuyển biến tích cực theo hướng: thunhập từ hoạt động kinh tế phi nông nghiệp và tiền công làm thuê ngày càngchiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập trong tổng thu nhập từ hoạt động kinh

tế nói chung củ hộ nông đân Đặc biệt là những nơi biết khai thác các tiềmnăng và thế mạnh về ngành nghề truyền thống về đội ngũ nghệ nhân, thợlành nghề; nắm bắt được nhu cầu thị trường , có khả năng tiếp thị và liêndoanh, liên kết để mở rộng thị trường thì sự chuyển dịch cơ cấu lao động theohướng CNH rõ nét Các hoạt động ngành nghề thực sự đã được xem như độnglực của sự tăng trưởng, tạo việc làm mới, cải thiện đời sống vật chất, văn hoátinh thần cho bản thân người lao động cũng như mỗi gia đìnhvà cả cộng đồng

Trang 16

Mặc dù ngành nghề nông thôn còn đang gặp nhiều khó khăn trên conđường phát triển nhưng qua kết quả và bước đầu đã đạt được ở không ítnhững địa phương, người nông dân nông thôn đã hiểu rằng: nếu chỉ làm thuầnnông, độc canh cây lúa thì giỏi nhất cũng chỉ đủ ăn, còn muốn làm giàu lên thìphải kết hợp hoặc chuyển hẳn sang các hoạt động ngành nghề phi nôngnghiệp, đặc biệt là các ngành nghề có khả năng tạo ra khối lượng sản phẩmhàng hoá lớn, có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của thịtrường trong nước hoặc phụ vụ cho xuất khẩu Ở hầu hết các làng nghề, đặcbiệt là các LNTT đã được khôi phục và phát triển đều giàu có hơn các làngthuần nông khác trong vùng Ở các làng nghề, tỷ lệ hộ khá giàu lên thườngcao, không có hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo rất thấp, thu nhập từ ngành nghề chiếmđại bộ phận tổng thu nhập của dân cư trong làng, hệ thống công trình côngcộng, kết cấu hạ tầng phát triển, nhà cửa cao tầng của các hộ dân mọc lên sansát và ngày một gia tăng, tỷ lệ số hộ có các loại đồ dùng tiện nghi đắt tiềnchiếm tỷ trọng khá.

Ngoài ra, sự phát triển mạnh mẽ các hộ ngành nghề, các doanh nghiệpnhỏ, các cơ sở chuyên ngành nghề, các hộ nghề, làng nghề ở nông thôn mộtmặt tạo ra cơ hội giải quyết việc làm, tăng thu nhập và sức mua cho nông dân;mặt khác, đóng vai trò tích cực trong việc thay đổi tập quán từ sản xuất nhỏ,phân tán, độc canh, tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá nông nghiệp đacanh, kết hợp sản xuất nông nghiệp với phát triển ngành nghề, thúc đẩy quátrình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn

1.2.3 Sự phát triển của các LNTT đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấukinh tế nông thôn, góp phần tăng trưởng (GDP), tạo ra khối lượng hàng hoá

đa dạng phong phú, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu

Phát triển LNTT nông thôn góp phần tăng trưởng, tạo ra khối lượnghàng hoá đa dạng và phong phú phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, là một trong

Trang 17

những nội dung quan trọng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngthôn theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng côngnghiệp và dịch vụ trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước.

Bảng 2: Cơ cấu kinh tế Việt Nam qua các năm

Bảng 3: Số lao động và cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế

Trang 18

năm 2005, DV tăng từ 21.80% năm 2000 lên 25.30% năm 2005 Góp phầnphân bố lao động hợp lý theo hướng “ly nông bất ly hương” Sự phát triểnLNTT đã phá vỡ thế thuần nông và tạo đà cho công nghiệp phát triển, thúcđẩy CNH-HĐH nông nghiệp, kinh tế nông thôn.

Việc khôi phục các nghề và các LNTT, phát triển các làng nghề mới,sản phẩm mới, các doanh nghiệp nhỏ, các ngành nghề ở nông thôn một mặttạo ra việc làm, tăng thu nhập và sức mua cho người dân nông thôn, mặt khácđóng vai trò tích cực trong việc thay đổi tập quán sản xuất từ sản xuất nhỏ,phân tán, độc canh tự cung tự cấp sang sản xuất nông nghiệp hàng hoá, đacanh, kết hợp sản xuất nông nghiệp với công nghiệp dịch vụ, thúc đẩy hìnhthành và phát triển thị trường hàng hoá, thị trường vốn, thị trường lao độngtrong nông thôn

Các làng nghề sẽ là cầu nối giữa công nghiệp lớn hiện đại với nôngnghiệp phi tập trung, làm tiền đề để xây dựng công nghiệp lớn, hiện đại, làbước trung gian chuyển từ nông thôn thuần nông, nhỏ lẻ, phân tán lên côngnghiệp lớn, hiện đại, đô thị hoá Làng nghề sẽ là điểm thực hiện tốt phân cônglao động tại chỗ, là nơi tạo ra sự kết hợp nông-công nghiệp có hiệu quả Sựphát triển của các làng nghề là một trong những hướng rất quan trọng để thựchiện việc chuyển cơ cấu kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới theohướng CNH-HĐH

Tỷ trọng GDP của CN-TTCN, DV tăng lên trong tổng GDP được tạo

ra ở nông thôn Tỷ trọng nông nghiệp giảm trong khi sản lượng lương thựcvẫn tăng lên Thu nhập của các hoạt động phi nông nghiệp ngày càng chiếm tỷtrọng lớn trong tổng thu nhập từ hoạt động kinh tế của người dân nông thôn

Trên cơ sở tạo thêm được việc làm, tăng thu nhập các hoạt động ngànhnghề được coi như là một động lực trực tiếp làm chuyển dịch cơ cấu KT-XH

Trang 19

nông thôn theo hướng tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo, xoá hộ đói, nâng caophúc lợi và ổn định xã hội.

Hiện nay, sản phẩm của ngành nghề nông thôn đang có triển vọng pháttriển rất rộng lớn:

- Thị trường trong nước với 83.1217 triệu dân (2005) tiếp tục là thị trườngquan trọng nhất của công nghiệp nông thôn Nhiều sản phẩm tiêu thụ tại chỗ(vật liệu xây dựng, công cụ cầm tay phục vụ sản xuất nông nghiệp, một sốsản phẩm chế biến lương thực, thực phẩm, hàng gia dụng) Nhiều sản phẩm

có nhu cầu ngày càng tăng trong sự tăng trưởng kinh tế va đời sống nhân dânđược nâng cao

- Thị trường du lịch có tiềm năng lớn đối với ngành nghề thủ công nghiệp Sốkhách nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng, số người Việt Nam đi du lịchtrong nước và nước ngoài cũng tăng nhanh, do đó sản phẩm quà lưu niệm của côngnghiệp nông thôn hàng năm có thể bán cho khách du lịch ngày một tăng nhanh.Bảng 4: Số lượng và tốc độ tăng khách du lịch vào Việt Nam qua các năm

Trang 20

triển giá nhân công đắt, sản phẩm công nghiệp chủ yếu là bằng máy móc, vìvậy các sản phẩm mang tính chất thủ công với kỹ xảo điêu luyện là rất có giá.1.2.4 Phát triển nghề truyền thống đã góp phần bảo tồn truyền thống văn hoádân tộc

Lịch sử phát triển kinh tế cũng như lịch sử phát triển nền văn hoá ViệtNam luôn gắn liền với lịch sử phát triển các làng nghề Văn hoá làng với cácthể chế cộng đồng chứa đựng những quan hệ huyết thống, láng giềng, hônnhân, nghề nghiệp, với các phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội mang đậmnhững sắc thái riêng đã tạo nên bản sắc truyền thống văn hoá phong phú, sâuđậm của dân tộc Việt Nam Lịch sử nông thôn Việt Nam đã ghi nhận, sự hìnhthành và phát triển của các LNTT là một trong những thành tố quan trọng tạonên những nét đặc sắc của văn hoá làng Mỗi làng nghề đều thờ cúng mộtthành hoàng làng, hoặc một ông tổ nghề riêng, với những lễ hội, phong tục,tập quán và những luật lệ riêng Có nhiều nghề, LNTT ở nước ta đã nổi bậtlên trong lịch sử văn hoá, văn minh Việt Nam

Nhiều sản phẩm của các làng nghề sản xuất ra mang tính nghệ thuậtcao, mang tính riêng có của làng nghề, và những sản phẩm đó đã vượt qua giátrị hàng hoá đơn thuần, trở thành sản phẩm văn hoá, là những bảo vật đượccoi là biểu tượng đẹp đẽ của truyền thống dân tộc Việt Nam Ngành nghềtruyền thống, đặc biệt là các nghề thủ công mỹ nghệ, chính là di sản quý giá

mà ông cha ta đã tạo lập và để lại cho các thế hệ sau Làng nghề là cả một môitrường kinh tế, xã hội, văn hoá Nó bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật và kỹthuật truyền từ đời này sang đời khác, hun đúc ở các thế hệ nghệ nhân tài ba

và những sản phẩm độc đáo mang bản sắc riêng Nhiều người nước ngoài biếtđến Việt Nam thông qua những mặt hàng TCTT đặc sắc Bởi vậy, bảo tồn vàphát triển các làng nghề góp phần đắc lực vào việc giữ gìn các giá trị văn hoácủa dân tộc Việt Nam trong quá trình CNH-HĐH

Trang 21

LNTT là một cụm dân cư sinh sống tạo thành làng quê hay phườnghội Đó chính là cộng đồng nhỏ về văn hoá Những phong tục, tập quán, đềnthờ, miếu mạo,., của mỗi làng, xã vừa có nét chung của văn hoá dân tộc ViệtNam, vừa có nét riêng của mỗi làng quê, làng nghề Các sản phẩm của LNTTlàm ra là sự kết tinh, sự giao lưu giá trị văn hoá, văn minh lâu đời của dân tộc.Sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang đậm nét văn hoá dân tộc thể hiện khá đậmnét qua các bức hoạ điêu khắc trạm trổ Những sản phẩm đó làm cho sảnphẩm làng nghề vừa mang nét đặc sắc riêng biệt, vừa mang những nét tươngđồng với các dân tộc khác trên thế giới Rõ ràng những sản phẩm của LNTT

là dấu ấn di sản văn hoá quý báu mà ông cha ta đã để lại cho thế hệ sau Vìvậy, trong quá trình CNH nếu không có ý thức bảo tồn nghề TCTT thì nhữngnét văn hoá độc đáo đó sẽ bị mai một Cho nên, việc duy trì ngành nghềtruyền thống là rất cần thiết vì các sản phẩm TCTT có giá trị đặc biệt, nómang trong mình bản sắc văn hoá dân tộc mà các dân tộc khác không cóđược Mặt khác, các sản phẩm TCTT là bức thông điệp bền vững của một dântộc được lưu truyền lại cho các thế hệ sau

1.3 Kinh nghiệm phát triển LN TCTT ở một số nước

1.3.1 Tình hình phát triển LNTT ở một số nước

Trung quốc: nghề thủ công ở Trung Quốc có từ lâu đời và nổi tiếng như

đồ gốm, dệt vải, dệt lụa tơ tằm, luyện kim, nghề làm giấy Đầu thế kỷ XX cảnước có khoảng 10 triệu thợ thủ công làm việc trong các làng nghề, trong các

hộ gia đình Đến năm 1953, số người làm TTCN được tổ chức vào HTX (sauphát triển thành xí nghiệp Hương Trấn)

Xí nghiệp Hương Trấn là tên gọi chung của các xí nghiệp công, nôngnghiệp, xây dựng, giao thông vận tải hoạt động ở khu vực nông thôn, bắt đầuxuất hiện vào đầu năm 1978 khi Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa.Tiền thân của xí nghiệp Hương Trấn được bắt nguồn từ những cơ sở TTCN

Trang 22

có truyền thống lâu đời trong lịch sử Trung Quốc Đó là những phường hội,

cơ sở thủ công nghiệp và làm nghề phụ như thêu ren, cán bóng, xay xát đã

có từ lâu đời và bước đầu thoát ly khỏi nông nghiệp Xí nghiệp Hương Trấnphát triển mạnh mẽ, thể hiện sự tìm tòi, sáng tạo của Trung Quốc trong quátrìh thực hiện chiến lược CNH, lựa chọn con đường đi lên CNXH

Thái Lan: là một nước có nghề TCTT, hàng hoá xuất khẩu vào loại khácủa khu vực Các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống như chế tác vàng bạc,

đá quý, đồ trang sức được duy trì và phát triển Kim ngạch xuất khẩu sảnphẩm mỹ nghệ, vàng bạc, đá quý năm 1990 đạt gần 2 tỷ USD Nghề gốm cổtruyền những năm gần đây phát triển, sản phẩm có chất lượng cao, cạnh tranhtrên thị trường thế giới và trở thành mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ lớn.Vùng gốm Chiềng Mai được xây dựng thành trung tâm quốc gia với ba mặthàng truyền thống: gốm công nghiệp, gốm mới được sản xuất trong 2 xínghiệp chính và 72 xí nghiệp lân cận Để nâng cao chất lượng sản phẩm,chính phủ Thái Lan đã tích cực xúc tiến các chương trình nâng cao tay nghềcho công nhân của 93 xí nghiệp, Gốm Chiềng Mai và Lam Dang Bên cạnh

đó, nghề kim hoàn, chế tác ngọc,, chế tác đồ gỗ tiếp tục được phát triển, tạoviệc làm và nâng cao thu nhập cho dân cư nông thôn Từ kế hoạch 5 năm lầnthứ IV (1977-1981), chính phủ Thái Lan đã chuyển chính sách CNH tập trungsang thực hiện chính sách phân tán hoá không gian công nghiệp, chú trọngphát triển công nghiệp nông thôn Vì vậy, ở Thái Lan có rất nhiều xí nghiệpgia công sản xuất đã được xây dựng ở nông thôn Ngoài ra, chính phủ cònkhuyến khích các doanh nghiệp ở thành phố và nông thôn xây dựng xí nghiệp,nhất là xí nghiệp gia công nông sản phẩm và thủ công nghiệp Nhờ vậy, sảnphẩm xuất khẩu của Thái Lan được mở rộng (ngoài các mặt hàng xuất khẩutruyền thống như gạo, ngô, cao su, đường, ở nông thôn còn có thêm mặt hàng

Trang 23

xuất khẩu mới như hải sản đông lạnh, gia cầm, hoa quả tươi, chế biến rauxanh…)

Bên cạnh đó, Thái Lan còn có phong trào “one Tambon, one product”hay còn gọi là “Thai Tambon project” (tiếng Thái “Tambon” nghĩa là làng).Đây được gọi là mỗi làng một sản phẩm, được phát động sau khi thủ tướngThái Lan đi thăm cửa hàng “one village, one product” tại Nhật Bản Chươngtrình này được giới thiệu tại Thái Lan vào năm 1999, chính thức đi vào hoạtđộng vào 10/2001 Trong chương trình này, chính Phủ Thái Lan đã hỗ trợ mỗilàng làm ra một sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng và có chất lượng cao, chủ yếu

hỗ trợ ở khâu tiếp thị, xúc tiến bàn hàng, huấn luyện và chuyển giao côngnghệ cho nông dân Chính phủ Thái Lan cho biết chỉ trong 4 tháng đầu năm

2002 chương trình này đã đem lại 3.66 tỷ baht (84.2 triệu USD) lợi nhuận chonông dân Năm 2003 danh số bán hàng của các làng tham gia chương trình

“mỗi làng một sản phẩm” đã đạt mức 30.8 tỷ baht, tăng 13% so với 2002 Dựkiến đạt 40 tỷ baht năm 2004 và nhờ vào phong trào này mà người nướcngoài đã biết nhiều về sản phẩm thủ công của Thái Lan

Phong trào ở Nhật Bản: Nhằm mục đích thúc đẩy phát triển các sảnphẩm thủ công đặc trưng của mỗi vùng Trong quá trình tiến hành CNH nềnkinh tế đất nước, ngành nghề thủ công Nhật Bản bị phân hoá và phát triểntheo hai hướng: một số ngành nghề TTCN đi lên CNH (chiếm ưu thế); một sốkhác tiếp tục theo hướng thủ công truyền thống Bước vào những năm 1970,nhu cầu về hàng hoá tiêu dùng từ chỗ coi trọng tính hợp lý cơ năng, chuyểnsang xu hướng đa dạng hoá và đề cao cá tính, coi trọng chất lượng, tính độcđáo hơn là số lượng theo kiểu tiêu chuẩn hoá đồng loạt Các cuộc khủnghoảng về nhiên liệu và một số tài nguyên thiên nhiên khác trên thế giới vàonhững năm đó khiến Chính phủ Nhật Bản phải suy nghĩ lại về giá trị của cáclàng nghề thủ công truyền thống đã tồn tại lâu đời, sử dụng tài nguyên tiết

Trang 24

kiệm, hiệu quả Trong khi đó hàng TCTT Nhật Bản mất dần khả năng cạnhtranh so với hàng tiêu dùng sản xuất bằng công nghiệp, lại vấp phải hàng loạtkhó khăn về thông tin thị trường, tiêu thụ, nguồn nguyên vật liệu tự nhiên,vấn đề ô nhiễm môi trường, nguồn nhân lực bị hút ra thành thị, vào các ngànhsản xuất hiện đại hoá…Vì thế, các ngành nghề thủ công Nhật Bản đã bị suythoái

Trong bối cảnh đó, Nghị viện Nhật Bản năm 1974 đã ban hành Luậtphát triển nghề TCTT Được sự hỗ trợ của chính phủ, phong trào “mỗi làngmột sản phẩm” được khai sinh tại quận Oita vào năm 1979 với ý tưởng làmsống lại các ngành nghề TCTT Có hai khẩu hiệu nổi tiếng là “Nghĩ về tổngthể, hành động ở địa phương”, và “Độc lập sáng tạo” Nhờ phong trào, một sốsản phẩm truyền thống của Oita trở thành nổi tiếng không chỉ ở Nhật Bản,

mà còn trên thị trường nhiều nước

Từ thành công của quận Oita, sau 5 năm phát động cả nước Nhật đã có

20 quận hưởng ứng các dự án tương tự như “sản phẩm của làng”, “chươngtrình phát triển thành phố quê hương”, “chương trình làm sống lại địaphương”…Tinh thần của phong trào này đã hấp dẫn nhiều nước trong khuvực và trên thế giới

1.3.2 Kinh nghiệm rút ra từ tình hình phát triển ngành nghề, LNTT ở một sốnước

Từ thực tiễn phát triển ngành nghề, LNTT ở một số nước trên, chúng ta

có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

Một là, phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống gắn với quá trìnhCNH nông thôn

Trong quá trình CNH, đô thị hoá, thương mại hoá ở các nước đã có lúclàm cho nét độc đáo, tinh xảo của các làng nghề bị phai nhạt, lu mờ Nhưngvới cách nhìn nhận mới, các nước đã chú trọng và coi làng làng nghề là một

Trang 25

bộ phận của quá trình CNH nông thôn Do vậy, khi tiến hành CNH họ thườngkết hợp thủ công với kỹ thuật cơ khí hiện đại tuỳ điều kiận cơ sở vật chất củamỗi nước mà áp dụng công nghệ cổ truyền hay công nghệ hiện đại Đồng thời

tổ chức các cơ sở sản xuất gần vùng nguyên liệu và đặt tại làng xã có truyềnthống để tiện cho việc phát triển sản xuất, giao lưu hàng hoá

Hai là, chú trọng đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực ở nông thôn.Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực ở nông thôn có vai trò quan trọngđối với sự nghiệp phát triển của LNTT Vì thế các nước đều chú ý đầu tư chogiáo dục và đào tạo tay nghề cho người lao động để họ tiếp thu được kỹ thuậttiên tiến Bởi vì, việc hình thành một đội ngũ lao động có tay nghề cao là rấtquan trọng Nếu thiếu yếu tố này thì việc tiếp thu khoa học công nghệ sẽkhông thành công như mong đợi Nhìn chung các nước đều triệt để sử dụngnhững phương pháp huấn luyện tay nghề cho người lao động như: bồi dưỡngtại chỗ, bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng ngắn hạn theo phương châm thiếu gìhuấn luyện nấy Xúc tiến thành lập các trung tâm, các viện nghiên cứu để đàotạo một cách có hệ thống mà các cơ sở sản xuất hoặc các địa phương có nhucầu Để đào tạo và bồi dưỡng tay nghề cho người lao động, các nước cũng rấtchú ý đến kinh nghiệm thực tiễn, tức là mời những nhà kinh doanh, nhữngnhà quản lý có kinh nghiệm trong việc CNH nông thôn để báo cáo một sốchuyên đề tập huấn hoặc mang sản phẩm đi triển lãm, trao đổi

Ba là, để nâng cao vai trò của nhà nước trong việc giúp đỡ, hỗ trợ về tàichính cho LNTT phát triển sản xuất kinh doanh

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của LNTT, từ vài thập kỷ gần đâycác Nhà nước rất quan tâm, có nhiều chủ trương, chính sách đề cập đến vấn

đề phát triển ngành nghề TCTT Trong đó, chủ trương hỗ trợ về tài chính, tíndụng đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của LNTT Sự hỗ trợtài chính, vốn của Nhà nước được thông qua các dự án cấp vốn, bù lãi suất

Trang 26

ngân hàng, hoặc bù giá đầu ra cho người sản xuất Thông qua sự hỗ trợ giúp

đỡ này mà các làng nghề lựa chọn kỹ thuật gắn với lựa chọn hướng sản xuất.Nhà nước tạo điều kiện cho ngành nghề TCTT đổi mới công nghệ mẫu mã,nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và sức cạnh tranh trên thị trường

Bốn là, Nhà nước có chính sách thuế và thị trường phù hợp để thúc đẩyLNTT phát triển

Đi đôi với việc hỗ trợ tài chính, tín dụng là chính sách thuế và thịtrường của Nhà nước để khuyến khích LNTT, ngành nghề truyền thống pháttriển Bởi vì, chính sách thuế được coi như phương tiện để kích thích sự pháttriển của LNTT và đóng vai trò thúc đẩy tiến bộ xã hội; còn thị trường là điềukiện tốt nhất cho sự tồn tại của mỗi đơn vị sản xuất trong làng nghề Thịtrường không chỉ là nơi mua bán vật tư, nguyên liệu và sản phẩm của LNTT

mà còn có những ý kiến cố vấn kỹ thuật, các dịch vụ và nhiều thông tin quýgiá

Năm là, khuyến khích sự kết hợp giữa công nghiệp và TTCN và trungtâm công nghiệp với LNTT

Sự kết hợp giữa công nghệp với TTCN và trung tâm công nghiệp vớiLNTT là thể hiện sự phân công hợp tác lao động thông qua sự hỗ trợ giúp đỡlẫn nhau, nhất là các vấn đề lựa chọn kỹ thuật và lựa chọn hướng sản xuất Đểtạo dựng cho mối quan hệ này, ở hầu hết các nước đều thiết lập chương trìnhkết hợp giữa các trung tâm công nghiệp với LNTT

Trang 27

Chương 2: Thực trạng phát triển làng nghề huyện Sóc Sơn.

2.1 Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn

2.1.1 Điều kiện tự nhiên huyện Sóc Sơn

Huyện Sóc Sơn là một huyện ngoại thành của Hà Nội, có danh giới tiếpgiáp với:

- Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên

- Phía Nam giáp với huyện Đông Anh-Hà Nội

- Phía Đông giáp với huyện Yên Phong và Hiệp Hoà tỉnh Bắc Ninh

- Phía Tây giáp với huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc

Huyện Sóc Sơn nằm ở phía Bắc và cách trung tâm thủ đô khoảng 35 km,với diện tích 314 km2 chiếm 1/3 tổng diện tích toàn thành phố và chiếmkhoảng 1/10 tổng dân số toàn thành phố

Sóc Sơn nằm ở phía Tây cực Nam của dãy núi Tam Đảo, thấp dần từTây Bắc xuống Đông Nam Huyện thuộc bán đảo sơn địa có đặc trưng củavùng đồi gò, phù sa cổ kết hợp Bởi vậy, địa hình Sóc Sơn chia làm ba cùngkinh tế tự nhiên: Vùng đồi gò, vùng giữa, vùng trũng Mỗi vùng có những lợithế riêng tạo nên sự đa dạng, phong phú cho phát triển nông nghiệp nói riêng

và phát triển kinh tế xã hội chung của toàn huyện

Khí hậu Sóc Sơn mang đầy đủ những nét đặc trưng của khí hậu vùngĐồng Bằn Sông Hồng nóng ẩm hoà trộn và chịu ảnh hưởng của khí hậu vùngtrung du Bắc Bộ Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 28o-29oc, chế độ mưagắn liền với sự thay đổi theo mùa và đạt mức bình quân hàng năm khoảng1676mm Mùa mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10 Do sự khác biệt về chế

độ mưa và địa hình phức tạp nên thuỷ lợi là yếu tố hết sức quan trọng và thực

sự là biện pháp hàng đầu tác động mạnh đến sản xuất nông nghiệp của huyện

Sóc Sơn là địa phương duy nhất của Thủ đô có rừng với 6630 ha, cónhiều điều kiện thuận lợi phát triển du lịch sinh thái, phát triển các loại hình

Trang 28

kinh tế trang trại Sóc Sơn có nhiều đập trữ nước tưới cho cây trồng nhưngđây cũng là một tiềm năng du lịch của Sóc Sơn Ở đây còn có trữ lượng sétcao lanh lớn tại các xã Quang Tiến, Tiên Dược, Minh Phú, Phù Linh, và cótrữ lượng lớn cát vàng, sỏi tạo thuận lợi và tiềm năng phát triển ngành côngnghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và phát triển nghề gốm sứ.

Ngoài ra, Sóc Sơn còn có các di tích lịch sử văn hoá đã được xếp hạngnhư: đền Gióng, Chùa non nước, chùa Thanh Nhàn, Núi đôi, di tích lịch sửhội nghị Trung Giã, tạo tiền đề cho phát triển du lịch Đặc biệt, trên địa bànhuyện còn có cảng hàng không quốc tế Nội Bài và nhiều khu công nghiệp đã

và đang được thành lập tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế Sóc Sơn ngày càng pháttriển Trong tương lai, Sóc Sơn là một hướng quan trọng để mở rộng thủ đô

Hà Nội lên phía bắc

Với các nét tự nhiên như trên thì chúng ta có thể kỳ vọng ở một SócSơn phát triển giàu mạnh trong thời gian tới trên các lĩnh vực NN, CN-TTCN

và DV, du lịch Và sẽ là một điểm sáng của thủ đô Hà nội

2.1.2 Đánh giá chung về tình hình kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn

2.1.2.1 Thành tựu đạt được

 Kinh tế:

Kinh tế huyện trong thời gian qua luôn phát triển ổn định, tốc độ tăngtrưởng bình quân đạt 10.43% /năm Cơ cấu kinh tế huyện chuyển dịch đúnghướng, đến hết năm 2005 cơ cấu kinh tế huyện là CN-DV-NN (41.43%-33.35%-24.1%)

Trang 29

Bảng 5: kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chính.

ST

A KINH TẾ

1 Tổng giá trị sản xuất 662.700 tr 1.019.746 Vượt

2 Tốc độ tăng BQ do huyện quản lý 9-10% 10.43% Vượt 3

Tốc độ tăng BQ/năm GTSX ngành

4 Tốc độ tăng BQ/năm GTSX ngành CN 23-25% 20.53% K đạt 5

Tốc độ tăng BQ/năm GTSX ngành

6 Thu nhập BQ/người cuối kỳ 3.8-4 tr 5.1 tr Vượt

7 Thu nhập/ha canh tác 38-40 tr 36.5 tr K đạt

Trang 30

Bảng 6: Cơ cấu kinh tế trên địa bàn

Trang 31

Bảng 8: kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001_2005.

2 Thu từ Công nghiệp_TTCN Tr.đ 122.14 250 203.082 261.328 305.752 386.708 453.235 516.502

Trang 32

4 Tỷ lệ hộ nghèo (tiêu chuẩn 2000) 5 2-3 18.8 16.5 13 4.3 0.97 0.6

5 Giải quyết việc làm hàng năm 5.3 5500-5700 5.6 6.3 6.3 7.015 7.135 7.5

2 Giao thông

Đường thôn, xóm (gạch, bê tông

4 Trường học

5 y tế

Trang 33

Số xã đạt chuẩn QG về y tế % 40 100 2 10 18 Bình quân máy điện thoại cố định/

Nguồn: Thống kê Sóc Sơn

Trang 34

 Văn hoá-xã hội.

Trong 5 năm qua, cùng với các thành tựu về kinh tế thì trên lĩnh vựcvăn hoá, xã hội huyện Sóc Sơn cũng có bước phát triển mạnh mẽ Các chỉ tiêu

cơ bản về y tế, giáo dục, xoá đói giảm nghèo hoàn thành đạt và vượt kếhoạch, công tác chính sách xã hội được đảm bảo tốt Hoạt động văn hoá thôngtin, thể dục thể thao có nhiều chuyển biến, đạt nhiều kết quả đáng phấn khởi.Đời sống văn hoá nhân dân được cải thiện và nâng cao Cuộc vận động “toàndân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiếtthực

 Công tác đất đai-đô thị-môi trường

Huyện đã cơ bản hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấttheo quy định 64CP, quyền sở hữu nhà và sử dụng đất đô thị, 90% giấy chứngnhận quyền sử dụng đất ở khu nông thôn

Công tác quản lý xây dựng, vệ sinh môi trường đã có nhiều chuyển biến Ởcác tuyến đường, các khu dân cư tập trung, công tác thu gom và xử lý rác thảibước đầu được thực hiện có hiệu quả Cở sở hạ tầng đô thị, hệ thống chiếusáng được cải thiện và tăng cường

Trang 35

Công tác quốc phòng thì được tăng cường, khả năng sẵn sàng chiến đấutrong tình hình mới được nâng cao Cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dânđược phổ biến quán triệt sâu rộng tạo sự chuyển biến tích cực về nhiệm vụbảo vệ tổ quốc trong thời kỳ mới

Tổ chức, lực lượng nhân dân tự vệ, dự bị động viên trên địa bàn huyệnđược củng cố và kiện toàn theo hướng hợp lý về số lượng, nâng cao về chấtlượng Chế độ luyện tập kỹ thuật kỹ thuật, chiến thuật và phương án tác chiếnđược duy trì thường xuyên, các công trình quốc phòng, vũ khí được trang bị

và bảo quản tốt đáp ứng nhu cầu cơ động và xử lý kịp thời mọi tình huống.Như vậy, Sóc Sơn xứng đáng được coi là địa bàn có vị trí chất lượng trongcông tác đảm bảo an ninh quốc phòng cho thủ đô Hà Nội

 Công tác công quyền

Chương trình cải cách hành chính của huyện đã được triển khai, thựchiện tốt, mở rộng và phát huy dân chủ cơ sở, công tác dân vận được tăngcường Công tác phòng chống tham nhũng được nhân dân đồng tình hưởngứng tích cực Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được duy trì hiệu quả,thường xuyên từ huyện xuống cơ sở Bên cạnh đó thì công tác tuyên truyềngiáo dục phổ biến pháp luật được tăng cường, công tác hoà giải và trợ giúppháp lý được củng cố

2.1.2.2 Những tồn tại hạn chế của kinh tế, xã hội Sóc Sơn

Bên cạnh những thành tựu trên, trong kinh tế vẫn còn một số những khó khăntồn tại:

Trong nông nghiệp: Cây lúa chiếm chủ yếu xấp xỉ 58% diện tích gieotrồng; chưa hình thành được các vùng sản xuất chuyên canh có giá trị cao;năng suất một số cây trồng còn thấp; việc sản xuất chuyên canh có giá trị cao;năng suất một số cây trồng còn thấp; việc ứng dụng và triển khai các tiến bộ

kỹ thuật còn hạn chế; mặc dù tổng đàn các loại gia súc, gia cầm đều tăng

Trang 36

nhưng không có ổn định; tỷ lệ sinh hoá đàn bò mới đạt 60%, tỷ lệ lợn hướngnạc dưới 70%, kinh tế trang trại còn nhỏ bé về cả qui mô, thu nhập, thu hútlao động;

Trong công nghiệp: Tốc độ tăng trưởng khá nhưng quy mô còn nhỏ bé,chưa hình thành khu vực sản xuất tập trung; số doanh nghiệp đầu tư tronglĩnh vực công nghiệp còn ít (58 doanh nghiệp); Mặt bằng sản xuất của đại bộphận doanh nghiệp còn nhỏ chưa đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất; chấtlượng sản phẩm thấp; giá cả kém khả năng cạnh tranh Một số doanh nghiệpvẫn sử dụng dây truyền công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, việc thuhút lao động chưa nhiều

Trong lĩnh vực dịch vụ: Các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mạicòn ít, quy mô nhỏ; hoạt động thương mại chủ yếu thực hiện theo mô hìnhkinh tế hộ, các chợ nông thôn chưa được đầu tư, hệ thống các sản phẩm dịch

vụ chưa được khai thác: rừng, điểm du lịch văn hoá

Kết cấu hạ tầng tuy đã đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu củaphát triển: Hệ thống giao thông, nước phục vụ sản xuất công nghiệp, du lịchcòn thiếu; kết quả cứng hoá kênh mương chưa đạt kế hoạch

Các chỉ tiêu như dân số, kế hoạch hoá gia đình, tỷ lệ suy dinh dưỡng ởtrẻ em vẫn chưa hoàn thành Chương trình giảm nghèo tuy đã hoàn thành vượtmức kế hoạch đề ra nhưng chưa bền vững thể hiện ở tỷ lệ hộ nghèo theo tiêuchí mới xấp sỉ 17%, chiếm 33% số hộ nghèo toàn thành phố; tỷ lệ thu hút trẻtrong độ tuổi nhà trẻ còn thấp đạt 14.2%; Tỷ lệ thu hút học sinh vào cáctrườngTHPT mới đáp ứng 38%; tỷ lệ lao động được qua đào tạo thấp, bìnhquân 25%/năm/tổng số lao động được giải quyết việc làm; Chất lượng đàotạo lao động chưa cao

Trang 37

Như vậy để khắc phục những tồn tại trên thì một giải pháp nhằmchuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động Sóc Sơn là cần thiết Vàphát triển các làng nghề truyền thống là một cách để đáp ứng điều đó.

2.2 Thực trạng phát triển các làng nghề huyện Sóc Sơn

2.2.1 Thực trạng làng nghề truyền thống ở Sóc Sơn trước năm 2000

Nhiều làng nghề Sóc Sơn đã được hình thành và phát triển từ nhiềunăm trước, người dân trong làng nghề còn không biết nghề của mình có từbao giờ Ví dụ như làng nghề tre trúc Thu Thuỷ, làng mây tre đan XuânDương và Điệu Tân, làng mộc và xây dựng Lai Cách Nhưng sau thời gian do

sự phát triển của của các hàng nhựa, sắt thép nên đồ thủ công mỹ nghệ mâytre, thủ công mỹ nghệ bị mai một và chậm phát triển, nhiều nghệ nhân củalàng nghề đã chuyển sang các nghề khác để kiếm sống Bởi vậy các làng nghềSóc Sơn trong thời gian trước năm 2000 đã bị mai một và kém phát triển.2.2.2 Thực trạng làng nghề truyền thống ở Sóc Sơn sau năm 2000

Từ năm 2000 do chính sách khuyến khích khôi phục và phát triển cáclàng nghề của thành phố và huyện cùng với sự khôi phục và phát triển thịtrường của các làng nghề nên các LNTT Sóc Sơn đã dần được phục hồi vàphát triển

2.2.2.1 Số lượng làng và quy mô của các làng nghề

Trong thời gian qua, LNTT ở Sóc Sơn đã và đang được khôi phục vàphát triển Các sản phẩm của các LNTT ngày càng được thị trường ưachuộng Do vậy số lượng các làng nghề cũng ngày càng ổn định và tăng lên

Trang 38

Nguồn: Phòng KH-KT&PTNT huyện Sóc Sơn.

Qua bảng số liệu trên ta thấy các làng nghề Sóc Sơn đã được phục hồimột cách ổn định như: làng nghề tre trúc Thu Thuỷ - xã Xuân Thu, làng nghềthủ công mỹ nghệ mây tre đan Xuân Dương-xã Kim Lũ và làng Điệu Tân-xãTân Hưng; làng nghề thủ công mỹ nghệ mộc và xây dựng Lai Cách- xã XuânGiang Từ năm 2004 thì chúng ta đã cấy được thêm nghề chiếu trúc ở HTXĐại Dương- xã Phú Cường Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho việc khôiphục và phát triển làng nghề huyện Sóc Sơn trong thời gian qua Điều nàyminh chứng cho khả năng phục hồi và phát triển các làng nghề Sóc Sơn

Chúng ta có thể giải thích cho sự phát triển ổn định và phục hồi nhanhchóng của các làng nghề Sóc Sơn như vậy một phần là do chính sách khuyếnkhích phát triển các LNTT của các cấp chính quyền địa phương nhưng quantrọng hơn là do sức ép vê kinh tế mà những người nông dân Sóc Sơn đangphải chịu

Trang 39

Bảng 10: Dân số nông thôn và doanh thu ở nông thôn Sóc Sơn.

Nguồn: Thống kê Sóc Sơn

Ta thấy trong ngành nông nghiệp nông thôn thì doanh thu trung bìnhcủa người nông dân Sóc Sơn mỗi tháng chỉ có 106.700 đồng/người/thángtrong năm 2000 và chỉ tăng lên đến 117.420 đồng/người/tháng năm 2006.Như vậy, sau 6 năm thì doanh thu/người/tháng chỉ tăng được 11.000 đồng, và

so với chuẩn nghèo mới ở nông thôn là 200.000 đồng/người/tháng thì nóichung tất cả người dân nông thôn Sóc Sơn đều là người nghèo

Vậy nên nói sức ép kinh tế chính là động lực cho người dân nông thônSóc Sơn khôi phục và phát triển nghề truyền thống nhanh hơn chính là mộtnguyên nhân rất quan trọng

Các LNTT đã giải quyết được một lượng lao động nông thôn rất lớn,vừa giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân Sóc Sơn Đây là mộtđộng lực quan trọng cho công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn

Trang 40

Bảng 11: Số lượng lao động làng nghề.

Đơn vị: người Năm

Nguồn: Thống kê Sóc Sơn

Sự gia tăng lao động trong TTCN nói chung và làng nghề nói riêng là

do một số nguyên nhân chính sau:

Thứ nhất, do nông nghiệp là ngành lao động theo thời vụ, nên số laođộng làm việc hơn 200 ngày/năm là rất ít Vì thế những nơi thuần nông laođộng ở đây không được coi là nguồn lực nữa mà trái lại, nó lại trở thành gánhnặng, tạo ra sức ép lớn do dư thừa lao động Như vậy, một phần đáng kể laođộng nông thôn phải tìm việc làm khác, trong đó làm việc ở làng nghề là mộthướng đi tích cực

Thứ hai, do tốc độ tăng giá trị sản lượng nông nghiệp thấp hơn tốc độtăng dân số nên doanh thu/người ở nông nghiệp giảm xuống, kéo theo thunhập từ nông nghiệp giảm xuống Như vậy, lao động nông nghiệp phảichuyển sang các lĩnh vực khác, trong đó có làng nghề

2.2.2.2 Hình thức tổ chức sản xuất và chủng loại sản phẩm của các làng nghề

Vì các LNTT ở Sóc Sơn hiện nay đều xuất phát từ sự khôi phục và pháttriển các LNTT đã tồn tại lâu đời Do vậy, hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu

ở các làng nghề là sản xuất hộ gia đình, các năm gần đây thì mới xuất hiện

Ngày đăng: 19/03/2013, 09:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn. - làng nghề truyền thống ở huyện Sóc Sơn
Bảng 1 Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn (Trang 13)
Bảng 1: Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở  nông thôn. - làng nghề truyền thống ở huyện Sóc Sơn
Bảng 1 Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn (Trang 13)
Bảng 3: Số lao động và cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế. - làng nghề truyền thống ở huyện Sóc Sơn
Bảng 3 Số lao động và cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế (Trang 17)
Bảng 2: Cơ cấu kinh tế Việt Nam qua các năm. - làng nghề truyền thống ở huyện Sóc Sơn
Bảng 2 Cơ cấu kinh tế Việt Nam qua các năm (Trang 17)
Bảng 3: Số lao động và cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế. - làng nghề truyền thống ở huyện Sóc Sơn
Bảng 3 Số lao động và cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế (Trang 17)
Bảng 2: Cơ cấu kinh tế Việt Nam qua các năm. - làng nghề truyền thống ở huyện Sóc Sơn
Bảng 2 Cơ cấu kinh tế Việt Nam qua các năm (Trang 17)
Bảng 5: kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chính. - làng nghề truyền thống ở huyện Sóc Sơn
Bảng 5 kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chính (Trang 29)
Bảng 5: kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chính. - làng nghề truyền thống ở huyện Sóc Sơn
Bảng 5 kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chính (Trang 29)
1 Ngành Công nghiệp_XDCB % 36.2 39.1 41.4 _Công nghiệp%25.425.528.7 - làng nghề truyền thống ở huyện Sóc Sơn
1 Ngành Công nghiệp_XDCB % 36.2 39.1 41.4 _Công nghiệp%25.425.528.7 (Trang 30)
Bảng 6: Cơ cấu kinh tế trên địa bàn - làng nghề truyền thống ở huyện Sóc Sơn
Bảng 6 Cơ cấu kinh tế trên địa bàn (Trang 30)
Bảng 6: Cơ cấu kinh tế trên địa bàn - làng nghề truyền thống ở huyện Sóc Sơn
Bảng 6 Cơ cấu kinh tế trên địa bàn (Trang 30)
Bảng 8: kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001_2005. - làng nghề truyền thống ở huyện Sóc Sơn
Bảng 8 kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001_2005 (Trang 31)
Bảng 8: kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001_2005. - làng nghề truyền thống ở huyện Sóc Sơn
Bảng 8 kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001_2005 (Trang 31)
Bảng 9: số lượng làng nghề ở Sóc Sơn.                Năm - làng nghề truyền thống ở huyện Sóc Sơn
Bảng 9 số lượng làng nghề ở Sóc Sơn. Năm (Trang 38)
Bảng 9: số lượng làng nghề ở Sóc Sơn. - làng nghề truyền thống ở huyện Sóc Sơn
Bảng 9 số lượng làng nghề ở Sóc Sơn (Trang 38)
Bảng 10: Dân số nông thôn và doanh thu ở nông thôn Sóc Sơn.           Năm  - làng nghề truyền thống ở huyện Sóc Sơn
Bảng 10 Dân số nông thôn và doanh thu ở nông thôn Sóc Sơn. Năm (Trang 39)
Bảng 10: Dân số nông thôn và doanh thu ở nông thôn Sóc Sơn. - làng nghề truyền thống ở huyện Sóc Sơn
Bảng 10 Dân số nông thôn và doanh thu ở nông thôn Sóc Sơn (Trang 39)
2.2.2.2. Hình thức tổ chức sản xuất và chủng loại sản phẩm của các làng nghề. Vì các LNTT ở Sóc Sơn hiện nay đều xuất phát từ sự khôi phục và phát  triển các LNTT đã tồn tại lâu đời - làng nghề truyền thống ở huyện Sóc Sơn
2.2.2.2. Hình thức tổ chức sản xuất và chủng loại sản phẩm của các làng nghề. Vì các LNTT ở Sóc Sơn hiện nay đều xuất phát từ sự khôi phục và phát triển các LNTT đã tồn tại lâu đời (Trang 40)
2.2.2.2. Hình thức tổ chức sản xuất và chủng loại sản phẩm của các làng nghề. - làng nghề truyền thống ở huyện Sóc Sơn
2.2.2.2. Hình thức tổ chức sản xuất và chủng loại sản phẩm của các làng nghề (Trang 40)
các hình thức HTX kinh doanh sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và các tổ hợp tác.  - làng nghề truyền thống ở huyện Sóc Sơn
c ác hình thức HTX kinh doanh sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và các tổ hợp tác. (Trang 41)
Bảng 12: Các hình thức tổ chức sản xuất ở các làng nghề. - làng nghề truyền thống ở huyện Sóc Sơn
Bảng 12 Các hình thức tổ chức sản xuất ở các làng nghề (Trang 41)
Nhìn vào bảng trên ta thấy, các sản phẩm mà các làng nghề tạo ra hầu hết là các sản phẩm từ tre, trúc, mây, giang - làng nghề truyền thống ở huyện Sóc Sơn
h ìn vào bảng trên ta thấy, các sản phẩm mà các làng nghề tạo ra hầu hết là các sản phẩm từ tre, trúc, mây, giang (Trang 42)
Bảng 14: kết quả sản xuất kinh doanh của các LNTT từ năm 2002-2006. - làng nghề truyền thống ở huyện Sóc Sơn
Bảng 14 kết quả sản xuất kinh doanh của các LNTT từ năm 2002-2006 (Trang 48)
Bảng 14: kết quả sản xuất kinh doanh của các LNTT từ năm 2002-2006. - làng nghề truyền thống ở huyện Sóc Sơn
Bảng 14 kết quả sản xuất kinh doanh của các LNTT từ năm 2002-2006 (Trang 48)
Bảng 15: Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của LNTT. - làng nghề truyền thống ở huyện Sóc Sơn
Bảng 15 Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của LNTT (Trang 49)
Bảng 15: Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của LNTT. - làng nghề truyền thống ở huyện Sóc Sơn
Bảng 15 Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của LNTT (Trang 49)
Bảng 16: Tốc độ gia tăng các kết quả kinh doanh của LNTT Sóc Sơn. - làng nghề truyền thống ở huyện Sóc Sơn
Bảng 16 Tốc độ gia tăng các kết quả kinh doanh của LNTT Sóc Sơn (Trang 50)
Bảng 15: Thu nhập bình quân/người/năm của lao động LNTT ở Sóc Sơn. (Đơn Vị: Triệu đồng/người/năm.) - làng nghề truyền thống ở huyện Sóc Sơn
Bảng 15 Thu nhập bình quân/người/năm của lao động LNTT ở Sóc Sơn. (Đơn Vị: Triệu đồng/người/năm.) (Trang 53)
Bảng 15: Thu nhập bình quân/người/năm của lao động LNTT ở Sóc Sơn. - làng nghề truyền thống ở huyện Sóc Sơn
Bảng 15 Thu nhập bình quân/người/năm của lao động LNTT ở Sóc Sơn (Trang 53)
Bảng 16: Thu nhập của lao động làng nghề và doanh thu ở nông thôn. - làng nghề truyền thống ở huyện Sóc Sơn
Bảng 16 Thu nhập của lao động làng nghề và doanh thu ở nông thôn (Trang 55)
Bảng 16: Thu nhập của lao động làng nghề và doanh thu ở nông thôn. - làng nghề truyền thống ở huyện Sóc Sơn
Bảng 16 Thu nhập của lao động làng nghề và doanh thu ở nông thôn (Trang 55)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w