MỤC LỤC
Trong công nghiệp: Tốc độ tăng trưởng khá nhưng quy mô còn nhỏ bé, chưa hình thành khu vực sản xuất tập trung; số doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp còn ít (58 doanh nghiệp); Mặt bằng sản xuất của đại bộ phận doanh nghiệp còn nhỏ chưa đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất; chất lượng sản phẩm thấp; giá cả kém khả năng cạnh tranh. Làng nghề Thu Thuỷ với các sản phẩm tre trúc độc đáo như các loại nhà tre theo kiểu truyền thống, và hiện đại, các loại cổng tre mà không một làng nghề nào của Việt Nam có thể làm, nó đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của các công ty du lịch, các nhà hàng, nhà ăn, nhà nghỉ và các khu du lịch sinh thái trong nước và hiện nay LNTT Thu Thuỷ đang đáp ứng nhiều đơn đặt hàng của các công ty du lịch nước ngoài như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc. Nhưng trong xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ thì thì hai làng nghề trên đã nhận ra hướng đi mới là mở các lớp đào tạo sản xuất các sản phẩm mây tre đan cao cấp, có tính thẩm mỹ, kỹ thuật cao, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu ngày càng lớn của người tiêu dùng, khách du lịch trong nước và nước ngoài.
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, mộc, đồ gỗ nội ngoại thất với mẫu mã và chủng loại phong phú không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu sang thị trường một số nước như: Đức, Ấn Độ…Xu hướng tương lai về phát triển các sản phẩm trạm khắc tinh xảo, các sản phẩm mộc cao cấp đang được làng nghề chú trọng và phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường. Riêng có năm 2005 chi phí tăng với tốc độ cao (gấp đôi năm 2004) là do chi phí đào tạo và trang bị máy móc mới của các làng nghề tăng lên nhiều, đặc biệt là chi phí đào tạo lao động làng nghề bởi vì hiện nay các làng nghề mây tre đan Sóc Sơn đang phải đứng trước một thách thức phải đổi mới sản phẩm của mình về chủng loại và mẫu mã rất nhiều. Những hạn chế trên của số lượng và chất lượng lao động làng nghề là xuất phát từ các nguyên nhân sau: trước hết là do thiếu cơ sở đào tạo, thiếu máy móc, thiết bị hiện đại để thực hành, lao động trong các làng nghề có trình độ văn hoá thấp nên khó tiếp thu được những kỹ thuật tiên tiến, sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại; chưa có trường lớp đào tạo lao động chính quy cho các làng nghề, cho các ngành nghề TTCN ở địa bàn huyện.
Ở các làng nghề hiện nay thì công nghệ chủ yếu vẫn là kinh nghiệm truyền lại từ xưa, máy móc, thiết bị hầu như cũ kỹ, lạc hậu và chỉ có một số HTX kinh doanh các sản phẩm truyền thống Ví dụ như: HTX chiếu trúc Đại Dương-Phú Cường, HTX mộc Lai Cách là mới bắt đầu có sự đổi mới công nghệ và máy móc thiết bị và dây truyền sản xuất phục vụ sản xuất còn đa số. Như vậy trong xu hướng phát triển của sản xuất hàng hoá, cạnh tranh gay gắt về sản phẩm, mẫu mã, chủng loại và chất lượng của sản phẩm như hiện nay thì các làng nghề Sóc Sơn khó có thể cạnh tranh được với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ phong phú về kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng của các nước như Trung Quốc, Inđônêxia, và ngay cả đối với các sản phẩm của các làng nghề trong nước như của Hà Tây, Bắc Ninh cũng khó có thể cạnh tranh được. Trong khi các sản phẩm truyền thống mây giang đan của các nước như Trung Quốc, được nhà nước bảo trợ về nguồn nguyên liệu, xúc tiến thương mại, được miễn thuế thuê đất, các sản phẩm thường xuyên thay đổi về kiểu dáng, mẫu mã hợp thị hiếu thì các sản phẩm của Việt Nam nói chung và làng nghề Sóc Sơn nói riêng vẫn phải tự thân vận động từ đào tạo lao động, thuê đất, xúc tiến quảng cáo, bán hàng và thậm chí còn tự tìm đầu ra cho mình theo kiểu mạnh ai lấy chạy.
Những làng cũng đã có một số hộ, lao động làm một hoặc một số ngành nghề phi nông nghiệp, nhưng sản phẩm của nó có nhu cầu rất ít trên thị trường thì có kế hoạch giúp đỡ chuyển hướng mặt hàng, mẫu mã, công nghệ sản xuất đối với những hộ này cho phù hợp với nhu cầu thị trường, đồng thời có biện pháp thúc đẩy phát triển thêm nhiều hộ trong làng nghề mới, nhằm hình thành các làng nghề mới với các ngành nghề mới thích ứng. Cần có kế hoạch cho du nhập, phát triển một số ngành nghề hoàn toàn mới, công nghệ tiên tiến khác hẳn với các nghề ở địa phương kết hợp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều kiện mở cửa để các doanh nghiệp trung ương, các tỉnh, thành phố, nước ngoài vào đầu tư với các hình thức liên doanh liên kết, thuê đất…nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng nguồn vốn thu cho ngân sách nhà nước. Trong những trường hợp này, cần phải cố gắng tới mức tối đa việc áp dụng, cải tiến phương pháp công nghệ ở từng công đoạn để có thể đưa các thiết bị tiên tiến vào nhiều công đoạn sản xuất sản phẩm, hạn chế tối thiểu các công đoạn sản xuất phải dùng kỹ thuật thủ công, song vẫn phải tuân thủ quy trình công nghệ truyền thống, nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm mà vẫn đảm bảo tính độc đáo, tinh xảo của các sản phẩm.
Khôi phục và phát triển nhành nghề tiểu thủ công nghiệp, thu hút lao động vào các ngành nghề là nhiệm vụ trung tâm của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động xã hội, nhất là khu vực nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế va lao động trong huyện. Hàng năm cần có kế hoạch dành một phần ngân sách của tỉnh đầu tư cho các trường, trung tâm dạy nghề, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho các chủ cơ sở ngành nghề kiến thức về kinh tế, tổ chức sản xuất, áp dụng chính sách tín dụng ưu đãi đối với các ngành nghề, trong đó khuyến khích cho vay đổi mới máy móc, chất lượng đào tạo trong các cơ sở dạy nghề. Sáu là: Đầu tư hơn nữa cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề cho các ngành nghề TTCN đi đôi với việc nâng cao trình độ của các nghệ nhân để họ có thể sáng tạo ra nhiểu sản phẩm nhưng vẫn duy trì, phát huy văn hoá truyền thống của dân tộc, có tính nghệ thuật cao và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm truyền thống trên thị trường trong nước và thế giới.
Trong điều kiện trên thế giới, quá trình công nghệ thay đổi rất nhanh chóng đến mức chỉ còn ba năm là một sản phẩm có thể mất đi, bị một sản phẩm khác thay thế và trong vòng một chục năm một hai chục năm một ngành sản xuất đang từ được xếp vào mặt trời mọc thì chuyển sang thành mặt trời lặn nên vấn đề đổi mới công nghệ thiết bị trong làng nghề lại càng là vấn đề bức thiết. Tăng vốn cho vay từ các nguồn vốn tín dụng đầu tư, quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ quốc gia xúc tiến việc làm, ngân hàng phục vụ cho người nghèo và các ngân hàng chuyên doanh tăng vốn cho vay với lãi suất ưu đãi, có thời hạn từ 1-2 năm, cho cơ sở sản xuất CN-TTCN trong LNTT, làng nghề mới khôi phục và phát triển, sản xuất những mặt hàng nhà nước khuyến khích phát triển mà thời gian đầu tư gặp nhiều khó khăn, chưa có khả năng trả nợ. Lập quy hoạch, kế hoạch cho phát triển LNTT là biện pháp hết sức quan trọng trong việc sắp xếp bố trí các khu vực dân cư, nhà cửa, công xưởng, nguyên vật liệu, vừa đảm bảo cho các cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động và đi lại thuận lợi, vừa đảm bảo cho việc lưu thông hàng hoá, nhưng phải bảo vệ được cảnh quan sinh thái và môi trường sống trong lành cho khu vực dân cư của từng làng nghề, đây là vấn đề rất lớn và đòi hỏi bức xúc.