Nghi thức văn hóa trong ăn uống là một nét văn hóa mà trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa này, người ta ít quan tâm chú ý tới và ít người biết được rằng: “Văn hóa trong ăn uống
Trang 1Dạy trẻ nghi thức văn hóa trong ăn uống
Th.S Nguyễn Thị Kim Ngân dịch từ Internet
Nghi thức văn hóa trong ăn uống là một nét văn hóa mà trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa này, người ta ít quan tâm chú ý tới và ít người biết được rằng: “Văn hóa trong ăn uống là một trong những tiêu chí đánh giá Nhân cách con
người Điều này liên quan tới việc, đứa trẻ có cảm thấy thoải mái, tự tin hay không đối với người xung quanh, cũng như việc mọi người xung quanh chấp nhận đứa trẻ đó như thế nào? Cần chuẩn bị cho trẻ sự tự tin, thoải mái trong mọi trường hợp nhất
là trong việc ăn uống để chúng ta sẽ không phải xấu hổ vì những hành vi không đẹp của trẻ Đã khi nào bạn chú ý xem con mình
ăn uống như thế nào chưa? Con bạn có biết sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống hay không? Và chúng có biết vì sao chúng ta cần những đồ dùng, vật dụng đó? Những đồ dùng vật dụng đó dùng để làmgì?
Trong trường Mầm non, việc dạy trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn uống được thực hiện trên những giờ học và cả trong
Trang 2những đồ dùng, vật dụng khác nhau (bộ đồ bếp, bộ đồ ăn, bộ đồ uống) Hơn nữa trẻ sẽ được dạy cách sử dụng các đồ dùng đúng chức năng một cách chính xác và thuần thục Để trẻ có được những kỹ xão, thói quen sử dụng đồ dùng một cách chính xác và thuần thục và khéo léo, không chỉ đòi hỏi trẻ phải thường xuyên được luyện tập, mà còn phải đáp ứng được những nhu cầu
thường xuyên của trẻ Sự sạch sẽ, gọn gàng, một thói quen nề nếp, sự sắp đặt ngăn nắp, ngay ngắn những bộ đồ dùng, vật
dụng, thái độ ăn uống từ tốn, không vội vã, một không khí cởi
mở, thoải mái và đầm ấm, những cuộc trao đổi nhẹ nhàng, dễ chịu tất cả những điều kể trên phải trở thành những yếu tố, những thói quen không thể thiếu trong gia đình bạn
Cần cho trẻ luyện tập thường xuyên Đứa trẻ sẽ không bao giờ biết sử dụng đũa một cách khéo léo, nếu trẻ không dùng thìa để
ăn cơm Trẻ sẽ không biết khăn giấy dùng để làm gì, nếu gia đình bạn không bao giờ sử dụng chúng Chính những thói quen, hành vi của những người lớn xung quanh đã trở thành những bài học đơn giản, dễ hiểu nhất đối với trẻ, và tất nhiên phải có sự kiên trì để khơi gợi và hình thành ở trẻ những thói quen văn hóa trong ăn uống
Trang 3Thông thường chúng đều có thói quen chúc nhau trước bữa ăn: “ Chúc cả nhà ăn ngon miệng” Lời chúc chân tình, cộng với một bộ bát chén xinh xắn, những món ăn thơm ngon được trang trí đẹp mắt, một không gian yên tĩnh – tất cả những điều đó sẽ tạo cho ta một không gian khoan khoái, dễ chịu trong bữa ăn và chúng có một suy nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ để nhận thấy những món ăn ngon hơn, mà còn góp phần hình thành
những thói quen văn hóa trong ăn uống
Trẻ em học cách sử dụng những bộ đồ dùng trong ăn uống, cố gắng thể hiện mình thật tốt, thật ngoan để làm người lớn hài
lòng, để được người lớn khen ngợi, tuy nhiên những sự cố gắng
ấy của trẻ không phải lúc nào cũng thành công Các bạn đừng thúc giục trẻ, không nên biến thời gian tiếp nhận thức ăn thành một cuộc chiến nhằm thực hiện những nhiệm vụ giáo dục Sự nóng giận của bạn đối với những sai sót của trẻ không chỉ làm trẻ cảm thấy không ngon miệng, mất hứng thú với đồ ăn, mà còn gây cản trở nghiêm trọng cho trẻ trong việc hình thành những thói quen ăn uống văn hóa Chỉ có sự kiên trì, nhẫn nại, sự đồng
cả, sự quan tâm , chú ý, sự giúp đỡ quý báu của chúng ta mới giúp trẻ vượt qua được những khó khăn, trở ngại, mới tạo được
Trang 4Có thể các bạn đã nghe được ở đâu đó câu nói: “ Khi tôi ăn, tôi vừa điếc vừa câm” Điều đó có đúng không? Các bạn cứ hình dung trong một buổi họp mặt, tất cả mọi người đều là những người bạn quen biết và họ ngồi vào bàn ăn với một sự im lặng, không một lời nào và tất cả tập trung cao độ cho việc nhai thức
ăn Đã ai trong các bạn đã rơi vào tình huống này chưa? Đã bao giờ các bạn thử thực hiện như vậy chưa? Một cuộc trao đổi trò chuyện nhẹ nhàng, thoải mái không những giúp cho trẻ nhanh chóng tiếp nhận thức ăn, mà còn giúp chúng cảm thấy tự tin
hơn, cảm thấy mình như lớn hơn Và như vậy trẻ có thể, trẻ có thể tham gia cuộc trao đổi, trò chuyện nếu chúng biết cách thực hiện một vào quy tắc trong bữa ăn:
Không nói khi trong miệng còn đầy thức ăn
Cần biết nghe và biết chờ đợi, không ngắt lời người khác
Sau đây là một vào gợi ý để hình thành cho trẻ thói quen ăn
uống có văn hóa:
Trẻ cần được:
Cho ăn vào những thời điểm cố định trong ngày
Trang 5 Không ép trẻ vội vã khi tiếp nhận thức ăn, cần cho trẻ có thời gian để nhai kỹ, ăn uống từ tốn
Không ép buộc trẻ ăn và uống
Không làm giảm thời gian tập trung của trẻ trong thời gian
ăn uống bằng những câu chuyện đọc hay trò chơi
Không khen ngợi trẻ chỉ vì trẻ ăn hết suất, không đánh phạt hay la mắng trẻ khi trẻ không ăn hết suất
Cần khen ngợi:
Sự tự lực hay những biểu hiện tự lực của trẻ trong ăn uống
Sự cố gắng trong việc học cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống, tham gia dọn dẹp bàn ăn
Cần dạy trẻ:
Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn
Chỉ ăn uống tại bàn ăn
Cách sử dụng những đồ dùng , vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn
Ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhỏ nhẹ không gây tiếng
ồn, ngậm miệng trong khi nhai thức ăn
Trang 6 Biết mời trước khi ăn, cảm ơn sau khi ăn
Biết tự dọn , biết giúp người lớn tuổi
Ngồi ngay ngắn không ảnh hưởng tới người xung quanh
Ăn hết suất
Đế hình thành và phát triển ở trẻnhững thói quen nghi thức văn hóa trong ăn uống cần thiết không chỉ thời gian cho trẻ luyện tập, ôn luyện mà cònđòi hỏi sự thống nhất các yêu cầu giáo dục, thống nhất những cách thức và phương thức giáo dục trẻ giữa gia đình và trường lớp mầm non
( Theo Thông tin Khoa Học Giáo Dục Mầm Non)