1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Áp dụng phương pháp trực quan trong giảng dạy trẻ khiếm thính như thế nào? ppt

6 1,2K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 316,84 KB

Nội dung

 Cần chú ý sử dụng sơ đồ, mô hình vì đây là dạng trực quan bậc caoso sánh đồ vật thật, tranh ảnh, có nghĩ là năng cao dần mức độ trừu tượng giúp trẻ chuyển dần dần từ tư duy trực quan h

Trang 1

Áp dụng phương pháp trực quan trong giảng dạy trẻ khiếm

thính như thế nào?

Trịnh Thị Kim Ngọc

Trực quan trong giảng dạy sẽ huy động được tất cả các giác quan tham gia vào quá trình nhận thức

Nghiên cứu về phương pháp lĩnh hội và ghi nhớ kiến thức ở trẻ

em, ta nhận thấy:

 Nếu chỉ nghe thì chỉ lĩnh hội được 20% lượng thông tin, nếu chỉ nhìn thì lĩnh hội được 30% lượng thông tin Nếu dùng phợp cả nghe – nhìn và hành động thì lượng thông tin tiếp thu được sẽ là 70%

 Ở trẻ khiếm thính nếu chỉ bắt trẻ nghe, không nhìn thì

lượng thông tin thu nhận được bằng 0 Cho nên ngồi trên lớp trẻ không tiếp thu được gì nếu chỉ ngồi “nghe” giáo viên giảng bài

Sử dụng trực quan hợp lý sẽ giúp trẻ khiếm thính phát triển năng lực tư duy

Trang 2

 Tư duy của trẻ khiếm thính là tư duy cụ thể, trẻ rập tư duy, suy nghĩ, so sánh, phân tích tổng hợp, tổng hợp những sự vật, hiện tượng cụ thể

Ví dụ: So sánh những điểm giống và khác nhau giữa quả cam và quả táo Trẻ không thể so sánh được bằng lời nếu không có quả cam và quả táo trước mặt

 Cần chú ý sử dụng sơ đồ, mô hình vì đây là dạng trực quan bậc cao(so sánh đồ vật thật, tranh ảnh), có nghĩ là năng cao dần mức độ trừu tượng giúp trẻ chuyển dần dần từ tư duy trực quan hình tượng (sử dụng hình tượng, biếu tượng để tư duy) sang tư duy trừu tượng (sử dụng khái niệm, kí hiệu sơ đồ )

Trực quan trong dạy học sẽ giúp trẻ khiếm thính phát triển ngôn ngữ:

 Đồ dùng dạy học giúp trẻ phát triển tăng nhanh vốn từ

vựng, trẻ sẽ hiểu và sử dụng vốn từ vựng mà trẻ có được

Ví dụ: Khi hình thành khái niệm “cái bàn” đối với trẻ nghe rõ,

GV chỉ cần chỉ vào cái bàn trước mặt và nói: “cái bàn” Trẻ hiểu

và nhớ được, lần sau chỉ vào cái bàn khác, trẻ nhận biết ngay được đó là cái bàn Nhung đối với trẻ khiếm thính thì khác, khi

Trang 3

dạy trẻ khiếm thính lĩnh hội được khái niệm “cái bàn”, giáo viên không thể chỉ bắt đầu bằng một cái bàn mà phải chỉ cho trẻ biết

từ những cái bàn khác nhau: bàn vuông, bàn tròn, bàn cao, bàn thấp để trẻ tự rút ra dấu hiệu bản chất của cái bàn là gì thì trẻ mới có được khái niệm này

 Đối với trẻ khiếm thính, vốn từ vựng của trẻ được tính

khônng chỉ bằng ngôn ngữ nói mà phải kể đến những cách diễn đạt khác (cử chỉ, ký hiệu) của khái niệm

Ví dụ: quả cam trẻ có thể biểu thị bằng lời nói, chữ viết và ký hiệu

Đồ dùng trực quan kích thích tính tò mò và khả năng họat động của trẻ khiếm thính

 Trẻ khiếm thính chỉ nhận thức nhanh và chính xác nhất sau khi được hoạt động với đồ vật Trẻ cảm nhận đầy đủ nhất, toàn diện nhất về quả cam sau khi trẻ được cầm nắm, mâm mê và bổ quả cam, có thể dùng trực quan sẽ kích thích sự ham muốn hiểu biết, muốn có nó để xem, để sử dụng

Trực quan trong giảng dạy khiếm thính

Trang 4

Trực quan trong giảng dạy trẻ khiếm thính trước hết thể hiện trong lời nói của giáo viên

 Mặt đối mặt trong khi nói chuỵên với trẻ khiếm thính là cực kỳ quan trọng Nói với trẻ sau lưng cho dù nói to trẻ cũng chẳng biết gì

 Nói rõ ràng , mạch lạc với trẻ, dùng nưhngx từ đơn giản, dễ hiểu

 Giáo viên không bao giờ nói “suông” trước mặt trẻ khiếm thính, nên vừa nói vừa vẽ, vừa nói vừa chỉ, vừa nói vừa chỉ hoặc điệu bộ, kí hiệu

Sử dụng đồ dùng trực quan bằng vật thật

Vật thật là đồ dùng trực quan sinh động nhất, có hiệu quả nhất, giúp cho trẻ khiếm thính lĩnh hội kiến thức nhanh và chính xác nhất Vật thật sẽ kích thích tính tò mò, gây hứng thú học tập đồng thời trẻ có điều kiện hoạt động với vật thật

Các loại mô hình

 Trong nhiều trường hợp không thể sử dụng vật thật, ta dùng mô hình làm đồ dùng trực quan như: bò, con voi, quả sầu riêng, cây cối

Trang 5

 Mô hình cần đảm bảo đúng như thật về hình dáng, màu sắc và tỉ lệ tương ứng

 Nếu đưa những mô hình không giống thật thì có thể trẻ khiếm tính hiểu sai hoặc trẻ không chấp nhận

Các loại tranh ảnh

Tranh ảnh là loại đồ dùng trực quan phổ biến nhất trong các hiên tượng này, được giáo viên thường xuyên sử dụng trong các bài dạy của mình Tuy nhiên, , nên chọn những tranh ảnh phù hợp với nội dung, đẹp về hình thức Một trong những đặc điểm ở trẻ khiếm thính là kảh năng quan sát rất phát triển, ghi nhớ hình ảnh tốt, phát hiện ra những đặc điểm rất nhanh Do đó khi chọn tranh ảnh giáo viên nên chú ý:

 Nội dung tập trung: tránh đưa ra cho trẻ những tranh có nội dung rộng, quá nhiều đối tượng, nhiều màu sắc khiến cho trẻ không biết quan sát vào cái gì

 Màu sắc đúng sự thật, tránh những tranh lòe lọet, quá nhiều màu trong 1 tranh

 Khi quan sát cần hướng dẫn trẻ quan sát những gì và trình

tự như thế nào

Trang 6

Đồ dùng trực quan do trẻ tự làm

 Nên động viên hướng dẫn trẻ tự làm đồ dùng trực quan theo khả năng của trẻ

 Đồ dùng trực quan cho trẻ tự làm sẽ giúp trẻ nắm vững hơn, chính xác hơn, chính xác hơn những kiến thức đã tiếp thu được

 Ngoài đồ dùng trực quan như đã nêu trên, trong giảng dạy giáo viên có thể sử dụng những phương tiện trực quan khác nếu thấy tốt cho trẻ

(Thông tin Khoa Học Giáo Dục Mầm Non)

Ngày đăng: 01/08/2014, 09:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w