1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

PHÂN LOẠI BỆNH BẠCH CẦU CẤPBẰNG DẤU ẤN MIỄN DỊCH TẾ BÀO ppsx

27 1,7K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 194,01 KB

Nội dung

PHÂN LOẠI BỆNH BẠCH CẦU CẤP BẰNG DẤU ẤN MIỄN DỊCH TẾ BÀO TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Ứng dụng kỹ thuật xác định dấu ấn miễn dịch để chẩn đoán chính xác phân loại dưới nhóm của bệnh

Trang 1

PHÂN LOẠI BỆNH BẠCH CẦU CẤP

BẰNG DẤU ẤN MIỄN DỊCH TẾ BÀO

TÓM TẮT

Mục tiêu nghiên cứu: Ứng dụng kỹ thuật xác định dấu ấn miễn dịch để

chẩn đoán chính xác phân loại dưới nhóm của bệnh bạch cầu cấp và xem xét tính khả thi của việc đánh giá bệnh tồn lưu ác tính

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang Sử dụng bộ kit 3 màu

huỳnh quang của hãng Becton Dickinson (Mỹ) và máy Flow Cytometry Facs Calibur, tiến hành nghiên cứu trên bệnh nhân bạch cầu cấp tại bệnh viện Truyền máu Huyết Học từ tháng 1/2005 đến tháng 12/2006

Kết quả: Tổng số 220 bệnh nhân (bn) bạch cầu cấp: 117 bn được chẩn

đoán bạch cầu cấp vùng tủy (AML), 98 bn bạch cầu cấp dòng lympho (ALL), và 5

bn Biphenotype Trong đó, ở trẻ em có 62,92% là ALL và 34,83% AML Ngược lại, ở người lớn có 65,65% AML và 32,06% ALL Các thể bệnh thường gặp trong nhóm ALL là B-precursor (62,25%) và T-ALL (20,41%); trong nhóm AML là 30,77% M2, 23,93% M1, và 20,51% M4 Có 52,73% bệnh nhân mang dấu ấn dị

Trang 2

loại, thường gặp nhất là CD13, CD15, GLY A, CD33, CD4, CD19, CD5, CD22 Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có thể so sánh với các nghiên cứu khác

Kết luận: Phân tích dấu ấn miễn dịch tế bào có thể xác định rõ các thể

bệnh bạch cầu cấp, hạn chế sai sót khi chẩn đoán bằng hình thái học Thêm vào

đó, tần suất xuất hiện thường xuyên của các dấu ấn dị loại cho thấy tính khả thi của việc đánh giá tồn lưu tế bào ác tính sau mỗi đợt điều trị để tiên lượng bệnh

ABSTRACT

Objective: Application of immunophenotyping to clasify differrent

subtypes of acute leukemia and to estimate the feasibility in evaluating minimal residual disease

Method: Cross-sectional research From Jan 2005 to Dec 2006, we used

3-colour-fluorescence panel of Becton Dickinson Company (USA) and Flow Cytometry Facs Calibur machine to immunophenotype 220 patients with acute leukemia at Blood Transfusion and Hematology Hospital

Results: The results as follows: 117 patients with AML, 98 patients with

ALL, và 5 patients with biphenotypic leukemia There were 62.92% ALL and 34.83% AML in children, 65.65% AML and 32.06% ALL in adults The common subtypes were 62.25% B-precursor, 20.41% T-ALL in ALL; 30.77% M2, 23.93% M1, 20.51% M4 in AML There was 52.73% cases with aberrant

Trang 3

immunophenotypes mostly CD13, CD15, GLY A, CD33, CD4, CD19, CD5, CD22 Our results may be comparable with other studies

Conclusion: Immunophenotyping can determine the subtypes of acute

leukemia and to decrease errors of morphologic classification In addition, the frequent expression of aberrant markers is feasible to evaluate minimal residual disease

ĐẶT VẤN ĐỀ

Từ 1976, việc chẩn đoán và phân loại bệnh bạch cầu cấp hoàn toàn dựa trên hình thái học và hoá học tế bào theo tiêu chuẩn phân loại của FAB (French –American- British) Gần đây trên thế giới, việc xác định dấu ấn miễn dịch bằng kỹ thuật tế bào dòng chảy đã được ứng dụng nhằm phân loại các phụ nhóm của bệnh bạch cầu cấp như: B-ALL (bạch cầu cấp dòng lympho T), T-ALL (bạch cầu cấp dòng lympho B), AML (bạch cầu cấp dòng tủy), đặc biệt là những trường hợp không biệt hóa, (9,10,12) Và thực tế việc chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp hiện nay đòi hỏi phải phối hợp nhiều tiêu chuẩn đánh giá khác nhau về hình thái học, dấu ấn miễn dịch, di truyền tế bào, và đặc điểm lâm sàng để có chẩn đoán chính xác(3,8,13)

Tại bệnh viện Truyền máu Huyết học, tp HCM chúng tôi đã áp dụng kỹ thuật xác định dấu ấn miễn dịch trong chẩn đoán bắt đầu từ cuối năm 1999, và trong những năm tiếp theo kỹ thuật này ngày càng hoàn thiện Từ năm 2005, chúng tôi áp dụng thường qui kỹ thuật này với bộ kit phân loại đầy đủ hơn để chẩn

Trang 4

đoán và phân loại chính xác bệnh bạch cầu cấp đồng thời ứng dụng để phát hiện các dấu ấn dị loại nhằm làm cơ sở đánh giá bệnh ác tính tồn lưu tối thiểu (MRD) sau điều trị giúp tiên lượng khả năng tái phát bệnh

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Dân số nghiên cứu

Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp tại BV Truyền Máu Huyết Học TP.HCM (từ tháng 1/2005 đến tháng 12/2006)

Tiêu chuẩn chọn bệnh

- Khám lâm sàng hướng tới bệnh bạch cầu cấp

- Có kết quả huyết đồ

- Có kết quả tủy đồ chẩn đoán xác định bệnh bạch cầu cấp

- Chỉ tiến hành khảo sát dấu ấn miễn dịch ở mẫu máu ngoại vi có số nguyên bào (blast) ≥ 50% hay mẫu tủy có blast ≥ 30%

Tiêu chuẩn loại trừ

- Bệnh nhân đã được điều trị

- Lượng dịch tủy xương < 500 µl

Trang 5

- Mẫu tủy lẫn nhiều máu hay ít tế bào

Thuốc thử

Của hãng BECTON DICKINSON (Mỹ)

Sử dụng panel 3 màu huỳnh quang gồm:

- Fluorescein Isothiocyanate (FITC)

- Chuẩn bị 10 ống đựng mẫu máu hoặc mẫu tủy, đánh số thứ tự và lần lượt

ủ với các thuốc thử như sau:

CP

Trang 7

- Dựa trên các biểu đồ có 3 thông số CD 45 FITC, SIDE SCATTER và CD

45 PerCP cho phép phân khu 4 quần thể tế bào bình thường: lymphocyte, monocyte, granulocyte, hồng cầu nhân và quần thể tế bào blast Kế tiếp, dựa vào các dấu ấn miễn dịch của quần thể tế bào blast để xác định thể bạch cầu cấp dựa vào bảng phân loại trên

Tiêu chuẩn xếp loại bệnh

AML Bạch cầu cấp dòng tủy (3, 8, 14)

Trang 9

5 /- ++

M

6

/+

-+/-

P

Trang 10

-ALL /-

+++

-T

-ALL /-

/+

/+

-Ghi chú: -/+: âm tính nhiều hơn dương tính

+/-: dương tính nhiều hơn âm tính

Ngưỡng dương tính: > 30% đối với các dấu ấn dòng tủy, > 20% đối với các dấu ấn dòng lympho

BI PHENOTYPE

Hội đủ 2 tiêu chuẩn:

1 CD 34 +++ (bắt buộc)

2 ít nhất có 2 dấu ấn miễn dịch dòng tủy: CD 13, CD 33, CD 14 và 2 dấu

ấn miễn dịch của dòng lympho (lympho B: CD 10, CD 19 hoặc lympho T: CD 2,

CD 5) dương tính tương đương với quần thể blast

Phân tích số liệu

Trang 11

Số liệu được thu thập, xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS

Trang 12

Nhận xét: nam ít hơn nữ, bệnh AML nhiều hơn ALL

Phân bố kết quả dấu ấn miễn dịch theo tuổi

23,9

3

20%*

Trang 13

1

10%*

20,5

1

30%*

9%*

5%*

12%*

Trang 14

PRE-B

16%**

9-

PRE-T

6%**

ALL

4%** ALL

ALL

Trang 15

Phân bố kết quả dấu ấn miễn dịch theo giới tính

g cộng

Tỉ lệ

%

Trang 17

0

PRECURSOR

Trang 18

Tần

số

Trang 19

Tủy đồ

Tần

số

Immuno phenotyping

Trang 20

Tủy đồ

Tần

số

Immuno phenotyping

Trang 21

Tủy đồ

Tần

số

Immuno phenotyping

Trang 22

Số lượng dấu ấn dị loại xuất hiện

Nhận xét: đa phần xuất hiện thêm 1 dấu ấn dị loại

Sự xuất hiện của các dấu ấn dị loại trong bệnh bạch cầu cấp:

Trang 23

Dấu

ấn

Precursor B-ALL

Trang 24

và M4 Ngoài ra còn có 2 trường hợp Biphenotypic (2/89 – 2,25%)

- Người lớn (từ 16 tuổi trở lên): đa số là AML (86/131 – 65,65%), Thể bệnh thường gặp nhất là M2 (30,77%), các thể bệnh khác lần lượt là M1 (23,93%), M4 (20,51%) Bên cạnh đó có khoảng 1/3 bệnh nhân được xác định ALL (42/131 –

Trang 25

32,06%), chủ yếu cũng là B-precursor và T-ALL Ngoài ra còn có 3 trường hợp Biphenotypic (3/131 – 2,29%)

- Trong nhóm bệnh bạch cầu cấp dòng tủy (AML), thể M2 thường gặp nhiều nhất (chiếm 30,77% bệnh lý AML), kế đến là M1 (chiếm 23,93%), M4 (20,51%) Điều này phù hợp với kết quả nước ngoài(1, 7, 11) Không có sự khác biệt giữa nam và nữ (p<0,05)

- Tuy nhiên, nhờ có kỹ thuật này, chúng tôi ghi nhận có sự khác biệt lớn giữa kết quả hình thái học và dấu ấn miễn dịch, 8 trường hợp M0 (6,84%) và 3 trường hợp M7 (2,56%) trong khi hình thái học không phát hiện được Và đặc biệt

là có 58 trường hợp hình thái học chẩn đoán AML nhưng không rõ phân loại type,

và 9 trường hợp phức tạp không phân định được AML hay ALL, tất cả những trường hợp này đều được làm rõ bằng dấu ấn miễn dịch

- Trong nhóm bệnh bạch cầu cấp dòng lympho (ALL), số lượng bệnh nhân gần bằng nhau giữa hai nhóm tuổi (57% <16 tuổi và 43% > 16 tuổi) Các type thường gặp là B-precursor (62,25%) và T-ALL (20,41%) Không có sự khác biệt giữa nam và nữ (p<0,05) Chúng tôi ghi nhận không có sự khác biệt khi so sánh với các tác giả nước ngoài, B-precursor thường gặp với tỉ lệ cao ở cả người lớn và trẻ em (63-68%), tiếp đến là T-ALL và Pre-B Pre-B thường gặp ở trẻ em hơn, và ngược lại T-ALL có tần suất cao hơn ở người lớn (5, 10, 12)

Trang 26

- Kỹ thuật dấu ấn miễn dịch đặc biệt có ý nghĩa trong các thể bệnh bạch cầu cấp 2 dòng (acute biphenotypic leukemia) Trong nghiên cứu chúng tôi ghi nhận

có 5 trường hợp bạch cầu cấp mang đồng thời dấu ấn của cả dòng lympho và dòng tủy (2,27%), phù hợp với kết quả của các tác giả trong và ngoài nước (12)

Sự hiện diện của các dấu ấn dị loại

Nhận thấy có khoảng ½ tổng số bệnh nhân của quần thể nghiên cứu mang dấu

ấn dị loại (116/220 trường hợp - 52,73%) Trong đó đa phần là chỉ đi kèm với 1 dấu

ấn dị loại (65/116 – 56%)

Những dấu ấn dị loại của dòng tủy như CD13, CD15, GLY A, CD33 xuất hiện nhiều nhất trong precursor B-ALL và B-ALL, và cũng xuất hiện trong T-ALL nhưng với tỉ lệ rất thấp Y văn cũng ghi nhận bệnh nhân ALL có biểu hiện của dấu

ấn dòng tủy chiếm khoảng 5-30% ở trẻ con và từ 10-50% ở người lớn(10,15)

Trong khi đó, những dấu ấn dị loại của dòng lympho như CD4, CD19, CD5, CD22 xuất hiện nhiều nhất trong AML (đặc biệt trong M4 và M2) Và có từ 20-40% tế bào blast dòng tủy mang dấu ấn dòng lympho (và các dấu ấn thường gặp là CD2, CD7 và CD 19)(4,15)

Như vậy, quần thể bệnh nhân của chúng tôi mang dấu ấn dị loại không có sự khác biệt với những nghiên cứu khác

KẾT LUẬN

Trang 27

Kỹ thuật xác định dấu ấn miễn dịch tế bào cho ta xác định rõ các thể bệnh

từ M0 đến M7 nhờ các dấu ấn đặc trưng của từng thể bệnh Trong chẩn đoán ALL, việc phân biệt được lympho B, lympho T giúp ích rất nhiều cho việc tiên lượng kết quả điều trị Nhờ kỹ thuật xác định dấu ấn miễn dịch đã giúp khắc phục rất nhiều những sai sót khách quan trong khâu chẩn đoán bằng tủy đồ, đồng thời cho ta cái nhìn chính xác về bản chất tế bào

Xác định dấu ấn miễn dịch của quần thể tế bào ác tính bằng kỹ thuật tế bào dòng chảy là cơ sở khách quan, chính xác cho việc lựa chọn phác đồ điều trị thích hợp, tiên lượng sớm

Việc xác định ra những dấu ấn bất thường đi kèm với tần suất cao như trên cho thấy tính khả thi của việc đánh giá tồn lưu tế bào ác tính sau mỗi đợt điều trị

Ngày đăng: 01/08/2014, 08:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w