SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT LÂM ĐỒNG TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập –Tự do –Hạnh phúc Lâm Đồng, ngày tháng năm 2011 ĐỀ CƯƠNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN Mô hình: Sản xuất hoa lily chất lượng cao. Căn cứ công văn số 510/SNN-KH ngày 25 tháng 3 năm 2011 của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lâm Đồng V/v phê duyệt kế hoạch và dự toán kinh phí chương trình khuyến nông năm 2011; Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng xây dựng đề cương thực hiện mô hình cụ thể như sau: I. Đặt vấn đề Hoa Lily (họ Liliaceae) là loài hoa có sắc màu phong phú, có hương thơm quyến rũ, được biệt danh là nữ hoàng của các loại hoa. Hoa Lily có giá trị hàng đầu thế giới về xuất khẩu và tiêu thụ nội địa của nhiều nước. Lạc Dương là huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Lâm Đồng. Diện tích tự nhiên: 130.963,04 ha. Lạc Dương nằm trong vùng khí hậu ôn đới, độ cao so với mặt nước biển từ 1.500–1.600 m. Nhiệt độ trung bình hàng năm thấp (18–22 °C), tháng 01 có nhiệt độ trung bình thấp nhất (16,4 °C), tháng 5 có nhiệt độ trung bình cao nhất (19,7 °C), nhiệt độ ổn định qua các mùa trong năm. Biên độ giao động giữa ngày và đêm lớn (9 °C), đất đai thổ nhưỡng phù hợp với với nhiều loại cây trồng, đặc biệt các loại rau hoa, trong đó có hoa lily. (diện tích hoa lạc dương xấp xỷ bao nhiêu bao nhiêu ha, dịnh hướng sản xuất CNC tại Lạc Dương…. nêu một số khó khăn trong sản xuất từ đó nêu bật tính cần thiết) Tuy nhiên, hiện nay bà con nông dân trên địa bàn huyện chưa trồng nhiều vì đây còn là một giống hoa khá mới, đòi hỏi kỹ thuật cao, đầu tư ban đầu lớn. Vì vậy, năm 2011Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng triển khai thực hiện mô hình trồng hoa lily chất lượng cao trên địa bàn huyện Lạc Dương, nhằm giúp bà con nông dân tiếp cận được kỹ thuật trồng hoa lily chất lượng cao, góp phần chuyển đổi giống cây trồng, thay đổi dần những giống cây trồng truyền thống bằng những giống mới có giá trị kinh tế hơn. Qua đó giúp các hộ sản xuất hoa tăng thu nhập cải thiện đời sống phù hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp của địa phương. II. Mục tiêu, yêu cầu 1. Mục tiêu mô hình - Góp phần chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. - Giới thiệu cho những hộ trồng hoa và bà con nông dân trong khu vực thăm quan và nhân rộng mô hình. 1 - Chuyển giao kỹ thuật trồng thâm canh giống hoa Lily (không viết hoa) mới để bà con nông dân tiếp cận áp dụng vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế tại địa phương. 2. Yêu cầu của mô hình - Tài liệu kỹ thuật, nội dung tập huấn phù hợp với chủng loại giống triển khai tại mô hình. - Giống phải đạt tiêu chuẩn theo quy định. - Nông hộ tham gia triển khai phải đảm bảo đối ứng đầy đủ lượng giống, vật tư sản xuất theo yêu cầu kỹ thuật. - Nông hộ trực tiếp tham gia phải tham gia tập huấn kỹ thuật, tuân thủ mọi sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, khi đánh giá được kết quả sẽ tổ chức hội thảo tham quan đầu bờ cho bà con xung quanh và vùng lân cận đến học hỏi và trao đổi kinh nghiện để nhân ra diện rộng mô hình. III. Nội dung và phương pháp thực hiện 1.Nội dung 1.1. Triển khai mô hình - Địa điểm: vùng trồng hoa tại huyện Lạc Dương - Quy mô: 300 m 2 /3 hộ (có diện tích nhà kính, nhà nilong từ 100m 2 trở lên) - Thời gian thực hiện: Tháng 6 đến tháng 11/2011 1.2. Tập huấn - Nội dung: Tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng hoa Lily. - Đối tượng: Nông dân trực tiếp thực hiện mô hình, khuyến nông viên và nông dân trồng hoa trong vùng dự án. - Số cuộc: 1 cuộc - Số người: 40 người/ 1 cuộc - Thời gian: tháng 7/2011. - Địa điểm: Lạc Dương 1.3. Tham quan, hội thảo - Nội dung: Tham quan, hội thảo đầu bờ mô hình trồng thâm canh hoa lily giống mới, để nông dân tiếp cận học hỏi, chia sẽ kinh nghiệm và nhân rộng mô hình. - Đối tượng: Nông hộ thực hiện mô hình, nông dân trồng hoa trên địa bàn. - Số cuộc: 1 cuộc - Số người: 50 người/1 cuộc. - Thời gian: tháng 10/2011. - Địa điểm: tại vùng trồng hoa ở huyện Lạc Dương 2 1.4 Thông tin tuyên truyền: Xây dựng bảng pano, viết tin bài tuyên truyền mô hình lily trên các phương tiện thông tin đại chúng. 2. Phương pháp thực hiện 2.1. Xây dựng mô hình a) Phương pháp bố trí: Lựa chọn nông hộ có vườn đại diện, đủ điều kiện về lao động, kinh phí đối ứng và tự nguyện tham gia, thực hiện theo đúng hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật; Bố trí mô hình trên diện rộng và thực hiện theo yêu cầu kỹ thuật (có phụ lục kèm theo) b) Chỉ tiêu theo dõi: Chiều cao cây (cm); Số tai hoa/cây (số hoa); Tỉ lệ sống(%); tình hình sâu bệnh hại c) Phương pháp và thời gian theo dõi Chọn điểm theo 5 đường chéo góc, lấy đại diện 10 cây cố định tại mỗi điểm để thực hiện các chỉ tiêu theo dõi, cứ 10 ngày lấy chỉ tiêu 01 lần. d) Phân tích hiệu quả kinh tế - Hiệu quả kinh tế = (Giá bán được x số cây hoa) – (chi phí giống + vật tư + nước tưới + công lao động + khấu hao). 2.2. Phương pháp tập huấn: Áp dụng phương pháp tập huấn lấy học viên làm trung tâm, sử dụng bài giảng bằng power point có nhiều hình ảnh minh họa. Tạo điều kiện cho các nông hộ đã có kinh nghiệm trồng hoa tại địa phương để trao đổi học hỏi lẫn nhau. Tập huấn lý thuyết về giá trị thị trường, đặc điểm sinh lý, sinh thái, yêu cầu về kỹ thuật trồng, chăm sóc đối với cây hoa nói chung và hoa đồng tiền nói riêng. 2.3. Phương pháp tổ chức hội thảo, tham quan: trước khi bước vào giai đoạn thu hoạch, sẽ tiến hành tổ chức hội thảo đầu bờ ngay tại nông hộ thực hiện mô hình. - Nông hộ tham gia mô hình trực tiếp báo cáo quy trình kỹ thuật đã áp dụng, các diễn biến phát sinh và xử lý trong quá trình trồng và chăm sóc hoa đồng tiền, các chỉ tiêu đạt được, đánh giá và dự kiến hiệu quả kinh tế sẽ đạt được. - Thảo luận các ưu điểm, tồn tại của mô hình để ứng dụng vào sản xuất có hiệu quả. 2.4. Thông tin tuyên truyền. - Xây dựng bảng pano giới thiệu về mô hìnnh - Viết bài giới thiệu về mô hình qua các phương tiện thông tin đại chúng bao gồm: trang Web của Trung tâm Khuyến nông, Đài PTTH Lâm Đồng, báo Lâm Đồng IV. Kinh phí thực hiện 1. Hỗ trợ vật tư: (tính cho cho 300 m 2 ) STT Hạng mục Yêu cầu mô hình Nhà nước hỗ trợ Dân góp Số lượng Đơn giá Thành tiền (1.000đ ồng) Số lượng Thành tiền (1.000 đồng) Số lượng Thành tiền (1.000 đồng) 1 Củ giống 6.000 10.000 60.000 3600 36.000 2.400 24.000 2 Urê (kg) 3 9.000 27,0 3 27,0 3 3 Lân Super (kg) 10,5 3.000 31,5 10,5 31,5 4 Kaliclorua 6 11.000 66,0 6 66,0 5 Phân vi sinh 75 3.000 225,0 75 225,0 6 Phân bón lá 15 1.000 15,0 15 15,0 7 Thuốc BVTV 36 1.000 36,0 36 36,0 Tổng cộng 60.400,5 36.400,5 24.000 (Bằng chữ: Sáu mươi triệu bốn trăm ngàn năm trăm đồng chẵn) Kinh phí này là kinh phí hỗ cố định, mọi phát sinh do giá cả tăng,… nông hộ tự đóng góp thêm. 2. Kinh phí triển khai: (tính chung cả dự án) STT Diễn giải nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền (đồng) 1. Chi triển khai 1.800.000 1 Chọn hộ đợt 2 150.000 300.000 2 Mua giống, vật tư đợt 2 150.000 300.000 3 Bàn giao giống, vật tư đợt 2 150.000 300.000 4 Theo dõi đợt 6 150.000 900.000 2. Chi tập huấn kỹ thuật 1.870.000 1 In tài liệu Bộ 40 3.000 120.000 2 Thuê hội trường ngày 1 200.000 200.000 3 Nước uống người 40 5.000 200.000 4 Tiền ăn người 40 25.000 1.000.000 5 Giảng viên buổi 1 200.000 300.000 6 Tổ chức tập huấn Buổi 1 150.000 150.000 3. Hội thảo, tổng kết 2.040.000 1 In tài liệu Bộ 50 3.000 150.000 2 Thuê hội trường ngày 1 200.000 200.000 3 Nước uống người 50 5.000 250.000 4 Tiền ăn người 50 25.000 1.250.000 5 Hướng dẫn tham quan ngày 1 40.000 40.000 6 Tổ chức hội thảo ngày 1 150 150.000 Tổng cộng 5.710.000 3. Chi phí thông tin tuyên truyền +Xây dựng bảng Pano tuyên truyền: 500.000 đồng ? + Viết tin bài: ? Tổng 500.000 đồng 4. Công chỉ đạo kỹ thuật: 01 người x 4 tháng x 415.000/tháng = 1.660.000 đồng TỔNG KINH PHÍ THỰC HIỆN:68.270.500 đồng Trong đó: + Kinh phí hỗ trợ: 44.270.500 đồng (Bốn mươi bốn triệu, hai trăm bảy chục ngàn, năm trăm đồng) + Kinh phí dân góp: 24.000.000 đồng V. Dự kiến kết quả đạt được 4 - Thực hiện được mô hình diễn 0,03 ha với 3 hộ tham gia, tập huấn được 40 lượt người về kỹ thuật trồng lily, 50 lượt người được hội thảo giới thiệu về mô hình đã thực hiện. - Hoa lily đạt chiều cao trung bình > 80 cm, số cây đạt 3 tai/hoa đạt >90%, hoa dáng thẳng, màu sắc đẹp. - Kinh tế: Tăng thu nhập, cải thiện đời sống - Xã hội: Giải quyết việc làm cho bà con nông dân VI. Tổ chức triển khai 1. Trung tâm Khuyến nông: Giao cho bà Nguyễn Thị Thu Hằng lập đề cương triển khai, liên hệ tìm nơi mua giống, mua vật tư… chủ động phối hợp với Trung tâm Nông nghiệp cấp huyện để tiến hành chọn hộ, tổ chức triển khai dự án theo nội dung đề cương được phê duyệt, báo cáo tiến độ và kết quả dự án cho lãnh đạo biết để có hướng chỉ đạo. 2. Đơn vị phối hợp: Phối hợp tổ chức triển khai; giới thiệu nông hộ và cán bộ kỹ thuật cho Trung tâm Khuyến nông để tuyển chọn 01 (một) người có trình độ chuyên môn phù hợp (có bằng ghi rõ cao đẳng, hay Đại học chuyên ngành TT, BVTV…), kinh nghiệm trồng hoa để Trung tâm Khuyến nông xem xét ký hợp đồng chỉ đạo kỹ thuật thực hiện mô hình, tham gia các đợt kiểm tra định kỳ và nghiệm thu kết thúc dự án cùng Trung tâm Khuyến nông. 3. Nông hộ thực hiện: Tự nguyện xin tham gia mô hình, đủ điều kiện tham gia như: lao động, vốn đối ứng, đất đai phù hợp và cam kết thực hiện theo quy định của đơn vị chủ đầu tư. Người lập Kế toán Phòng kỹ thuật Duyệt của lãnh đạo 5 Sổ nhật ký mô hình để theo dõi Phụ lục: KỸ THUẬT THỰC HIỆN + Giống: - Giống hoa lily thơm màu hồng và màu vàng - Tiêu chuẩn củ giống: kích thước củ 14/16, củ nhập nội, độ đồng đều cao đảm bảo tiêu chuẩn giống, không sâu bệnh và tỷ lệ sống trên 90%. + Nhà Plastic: - Do đặc điểm của giống hoa dễ mẫn cảm với ngoại cảnh nên để có hiệu quả cao giảm thiểu hư hại do sâu bệnh, và mưa thì các nông hộ muốn trồng hoa cần phải có nhà Plastic +Làm đất: - Đất trước khi trồng được dọn vệ sinh, cỏ dại và xử lý sâu bệnh hại - Đất được chuẩn bị trước khi trồng 20-30 ngày - Lên luống rộng 1,2-1,3m (cả rãnh), cao 10-15cm , + Bón phân: tính cho 1000m 2 - Bón lót: Phân chuồng 2-3 m 3 + phân lân super 42kg + vôi bột 100kg+ phân vi sinh 288kg - Thúc lần 1: khi cây cao 8-10cm: 2kg Urea + 1 kg KCl - Thúc lần 2: khi cây cao 15-20cm: 2kg Urea + 5 kg KCl - Thúc lần 3: Sau bón lần 2 được 20 ngày: 2kg Urea + 6 kg KCl - Thúc lần 4: Sau bón lần 3 được 20 ngày: 3kg Urea + 6 kg KCl - Thúc lần 5: Sau bón lần 4 được 20 ngày: 3kg Urea + 6 kg KCl + Khoảng cách và mật độ trồng: - Trồng với khoảng cách 20 cm x 25 cm (mật độ 200.000cây/ha). Mỗi luống trồng 5 hàng. Củ giống trồng với độ sâu khoảng 10-15 cm + Thời vụ trồng: - Trồng vào tháng 8, sau khi nhận giống 3-4 ngày thấy mầm ra đều, nông hộ tiến hành xuống giống +Tưới, tiêu nước: - Đất trước khi trồng được tưới ẩm để tránh làm tổn thương rễ và kích thích rễ phát triển. Sau khi trồng tưới nước đều mỗi ngày 2 lần để đất không bị khô, tạo điều kiện cho củ và rễ non tiếp xúc với đất… không tưới nước nhiều quá làm cho rễ cây dễ bị úng. +Phòng trừ sâu bệnh: - Thường xuyên làm vệ sinh đồng ruộng. - Sâu xám: Basudine 10H, Regent…. - Sâu xanh: Karate, Politrin… - Rầy: Supracide, Actara - Bệnh cháy lá, đốm lá… phun Ridomil gold. Dithane M45, Score, Topan thay phiên nhau định kỳ 7-10 ngày/lần 6 . do –Hạnh phúc Lâm Đồng, ngày tháng năm 2011 ĐỀ CƯƠNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN Mô hình: Sản xuất hoa lily chất lượng cao. Căn cứ công văn số 510/SNN-KH ngày 25 tháng 3 năm 2011 của Sở Nông nghiệp. là mô t giống hoa khá mới, đòi hỏi kỹ thuật cao, đầu tư ban đầu lớn. Vì vậy, năm 2011Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng triển khai thực hiện mô hình trồng hoa lily chất lượng cao trên. loại rau hoa, trong đó có hoa lily. (diện tích hoa lạc dương xấp xỷ bao nhiêu bao nhiêu ha, dịnh hướng sản xuất CNC tại Lạc Dương…. nêu một số khó khăn trong sản xuất từ đó nêu bật tính cần