Những "bước ngoặt" của trẻ 9-10 tuổi Trong số những "mốc phát triển" của con, có những điều thần diệu giúp cho cuộc đời làm cha mẹ của bạn dễ dàng hơn nhiều, nhưng cùng với đó cũng có những thử thách làm bạn đau hết cả đầu. Nhưng dù gì đi nữa, công việc của bạn vẫn là giúp chúng trôi qua một cách có ích nhất, vui vẻ nhất cho cả con và bạn. Khi lên 9 lên 10, thường con đã trở thành đàn anh, đàn chị (ở nhà và ở trường); và đi cùng với việc "lên chức" đó là những suy nghĩ chủ quan của bố mẹ, rằng đã thành anh thành chị rồi thì phải thế nọ thế kia. Nhưng, nếu nghĩ lại thì con vẫn đang còn bé lắm, con mới bắt đầu phát triển những kỹ năng của mình thôi mà. Vậy thật ra ở lứa tuổi này bố mẹ nên mong chờ những bước phát triển nào ở con, để từ đó có cách ứng xử và đặt kỳ vọng cho phù hợp, để con cũng khỏi phụng phịu rằng "lúc thì bảo mình còn bé, lúc thì cứ mắng ‘lớn rồi mà sao lại '" TRẺ TỪ 9-10 TUỔI: Biết tự dỗ mình sau khi gặp ác mộng Bạn có giống phụ huynh sau đây: "Con tôi 9 tuổi rồi mà vẫn cứ phải đánh thức tôi hoặc bố cháu dậy mỗi khi gặp ác mộng". Nếu có, bạn có giống cô ấy ở một điểm nữa là chẳng bao lâu sau, có khi chỉ 1 tháng thôi, bạn bỗng nhận ra là chẳng thấy con chạy sang giường bố mẹ vào lúc nửa đêm để khóc mếu về hình ảnh bà phù thủy đi bắt trẻ con nữa? Xin chúc mừng! Vậy là bạn đã làm tốt công việc của mình rồi đấy. Tất cả những sự dỗ dành, vỗ về mà bạn đã làm cho con trong suốt thời gian qua - từ việc bế bồng khi con khóc dạ đề cho đến cái thơm chút chít an ủi khi con té ngã ở sân chơi - đã dạy cho con bạn cách tự dỗ dành mình. Có thể con vẫn sẽ gặp ác mộng, nhưng bé đã có thể tự trấn an rằng điều đó không có thật. Bé có thể vẫn sẽ phải kể cho bố mẹ nghe, nhưng đã có thể để dành lại cho đến bữa sáng hôm sau, hay thậm chí là đến tận tuần sau nữa. Lên kế hoạch Trẻ lên 9 lên 10 đã có khả năng lập kế hoạch và muốn được độc lập hơn. Nhưng không may là năng lực lập kế hoạch này chưa đủ để con có thể 1 mình tổ chức được mà không cần bạn dọn đường (và cả dọn dẹp chiến trường sau đó nữa). Đừng lạnh lùng dẹp tan kế hoạch hay mong muốn "viển vông" của con; thay vào đó, bạn hãy ngồi xuống, cùng con xem lịch để xem rằng thời điểm nào thì hợp lý và bảo con nói cho bạn nghe xem bé đã lên kế hoạch những gì. Bạn có quyền phủ quyết, tất nhiên, nhưng với những việc nho nhỏ, nếu bạn cho con quyền tự do quyết định thì bé sẽ rất vui (như mời bạn nào đến cùng chơi chẳng hạn). Khám phá niềm đam mê Bạn còn nhớ cái hồi mà con cứ rên rỉ, "Con buồn chán quá," và bạn thì ước gì con có một sở thích nào đó? Giờ thì bạn thỏa nguyện rồi nhé, vì giờ bé đã đến tuổi thần kỳ, những niềm đam mê đã bắt đầu lộ diện và cùng lúc, bé đã có trong tay những công cụ đang dần phát triển - khả năng ngôn ngữ, sức mạnh, khả năng tư duy và tập trung - tất cả những điều cơ bản cần thiết để chuyển suy nghĩ thành hành động. Hãy khích lệ con theo đuổi những sở thích riêng (Ảnh: Inmagine) Bố mẹ hãy giúp phát triển những mối quan tâm vừa chớm nở. Nếu con thích đá bóng chẳng hạn, hãy đưa bé đến nhà thiếu nhi hay trung tâm thể thao ở địa phương để tập luyện và gặp gỡ những cầu thủ thật sự; nếu con thích đóng kịch, bé có thể sẽ thích được ngồi ở hàng ghế đầu tiên trước sân khấu Điều quan trọng là bạn nhận ra và khích lệ, ngay cả khi thấy rằng con không phải một nghệ sĩ thiên tài - điều đó sẽ giúp con xây dựng giá trị bản thân về nhận thức về chính mình. (Còn tiếp) Nguồn: Webtretho (lược dịch) . Những "bước ngoặt" của trẻ 9-10 tuổi Trong số những "mốc phát triển" của con, có những điều thần diệu giúp cho cuộc đời làm cha mẹ của bạn dễ dàng hơn. là những suy nghĩ chủ quan của bố mẹ, rằng đã thành anh thành chị rồi thì phải thế nọ thế kia. Nhưng, nếu nghĩ lại thì con vẫn đang còn bé lắm, con mới bắt đầu phát triển những kỹ năng của. cứ mắng ‘lớn rồi mà sao lại '" TRẺ TỪ 9-10 TUỔI: Biết tự dỗ mình sau khi gặp ác mộng Bạn có giống phụ huynh sau đây: "Con tôi 9 tuổi rồi mà vẫn cứ phải đánh thức tôi hoặc