Những "bước ngoặt" củatrẻ11-12tuổi
Trong số những "mốc phát triển" của con, có những điều thần
diệu giúp cho cuộc đời làm cha mẹ của bạn dễ dàng hơn nhiều,
nhưng cùng với đó cũng có những thử thách làm bạn đau hết
cả đầu. Nhưng dù gì đi nữa, công việc của bạn vẫn là giúp
chúng trôi qua một cách có ích nhất, vui vẻ nhất cho cả con và
bạn.
Chuẩn bị bước vào cái tuổi mà người ta vẫn gọi là "dở dở ương
ương", con có thể khiến bố mẹ nhàn hẳn và tự hào vì sự ra dáng của
mình, nhưng cũng có thể nhiều lần châm ngòi chiến tranh giữa các
thế hệ do sự bướng bỉnh của mình. Người lớn không chấp trẻ con,
nhất là khi sự ương bướng ấy hầu như chỉ do những thay đổi tâm
sinh lý của con mà thôi. Vậy chúng ta có thể chủ động chuẩn bị
những gì để ngăn chặn chiến tranh leo thang?
Muốn tự quyết định, tự lựa chọn
Mới năm trước đây thôi, bố mẹ cho mặc gì thì con mặc nấy. Nhưng
giờ bé đã muốn tự chọn quần áo theo phong cách riêng, và bố mẹ
bắt đầu phải thỏa hiệp.
Mong muốn được đi cửa hàng, tự chọn quần áo và đồ đạc cho mình
thường bắt đầu xuất hiện vào khoảng tuổi "teen teen". Cùng với đó,
con tự quyết định việc sẽ khoe những món đồ đó với ai, và chứng tỏ
mình như thế nào qua quần áo cũng như âm nhạc và nhiều thứ khác
nữa. Đó là một phần của sự tự khẳng định mình, trở nên độc lập với
bố mẹ.
Khi này, tốt nhất là bạn nên theo sự dẫn dắt của con, tất nhiên là
trong chừng mực nhất định và có lý do. Bố mẹ hãy đưa ra những quy
định chung, điều gì chấp nhận được và điều gì không, dạy con
những điều cơ bản về ứng xử phù hợp với hoàn cảnh và sau đó để
con có cơ hội thể hiện "quyền ưu tiên" của mình
Ở nhà một mình
Bạn cần ra ngoài mua vài thứ, nhưng trước khi bạn kéo con khỏi việc
mà bé đang làm/ chơi/ xem để "bắt" con đến siêu thị cùng mình,
hãy nghĩ lại xem: có thể con bạn đã đủ lớn để ở nhà một mình được
rồi đấy. Đến khoảng tuổi này, trẻ đã đủ lớn để nhận biết được các
trường hợp khẩn cấp và có thể xử lý bằng cách nhờ giúp đỡ hoặc
chạy nhanh ra khỏi nhà nếu cần thiết. (Vậy không có nghĩa bé đã có
thể trông thêm cả em nhỏ.)
Nếu cảm thấy con đã sẵn sàng, bạn hãy tập cho con những kinh
nghiệm nho nhỏ, ngăn ngắn và thú vị rồi dần dần tăng thêm thời
gian. Đầu tiên, bạn cần dạy con những quy tắc an toàn và làm một
danh sách những số điện thoại khẩn cấp để ở nơi dễ thấy. Bạn có
thể cảm thấy lo lắng khi không ai ở nhà cùng con nhưng đừng gọi
cho con quá nhiều lần để kiểm tra tình hình, bạn cần cho con cảm
giác bạn tin tưởng ở bé.
Rất quan tâm đến vẻ ngoài
Bạn đã từng xem series phim truyền hình dành cho thiếu nhi Hannah
Montana? Bạn có nhận thấy những cô bé cậu bé tuổi nhỡ nhỡ mê
mẩn thời trang thế nào? Đó tuy là câu chuyện có chút cường điệu ở
một xã hội khác (Mỹ), nhưng được xây dựng trên tâm lý có thật của
những đứa trẻ ở tuổi dậy thì, cả gái và trai, trên khắp thế giới. Và với
chúng, đó không chỉ là chuyện hình thức. Đó là khi chỉ 1-2 năm trôi
qua, cơ thể của bé đã phát triển và bắt đầu có những dấu hiệu của
một người trưởng thành. Bé quan tâm tới vẻ ngoài bởi bé thích thú
với "bộ dạng" mới của mình, nhưng cũng bởi vì bé chưa quen được
với nó.
Bé cũng quan tâm nhiều đến việc vẻ bề ngoài của mình ra sao trong
mắt người khác. Vậy nên bạn đừng ngạc nhiên khi cậu con trai nhỏ
của mình có thể dậy sớm cả tiếng trước giờ đi học chỉ để đảm bảo
tóc tai mình đã bảnh bao, và săm soi từng nếp từng vết trên quần áo.
Điều này dường như là sự kết hợp của nhiều yếu tố - bé muốn giống,
muốn hòa nhập với các bạn cùng lứa và cũng muốn mình nổi bật.
. Những "bước ngoặt" của trẻ 11-12 tuổi Trong số những "mốc phát triển" của con, có những điều thần diệu giúp cho cuộc đời làm cha mẹ của bạn dễ dàng hơn. thấy những cô bé cậu bé tuổi nhỡ nhỡ mê mẩn thời trang thế nào? Đó tuy là câu chuyện có chút cường điệu ở một xã hội khác (Mỹ), nhưng được xây dựng trên tâm lý có thật của những đứa trẻ ở tuổi. dáng của mình, nhưng cũng có thể nhiều lần châm ngòi chiến tranh giữa các thế hệ do sự bướng bỉnh của mình. Người lớn không chấp trẻ con, nhất là khi sự ương bướng ấy hầu như chỉ do những