CHƯƠNG 3 – PHÂN BỐ 3.1- Mỹ: Một trong những nước đứng đầu về dầu mỏ, chiếm khoảng 27% sản lượng thế giới từ các bồn trầm tích với diện tích khoảng 5,6 triệu km2, đại diện cho khoảng 15% các bồn thế giới. Trữ lượng ban đầu của thế giới chính là của Mỹ, đạt đỉnh cao trong nhiều năm, sau đó không tăng thêm. Nhiều khoáng sàng già cỗi, phát hiện mới hiếm, giá thành khai thác dầu không ngừng gia tăng. Sản lượng hiện nay của Mỹ hơn 9/10 xuất phát từ tỉnh dầu lớn Mid Continent, Gulf Costa, California, Rocky. Sản lượng của Mid 39%, Gulf 33%, Cali 11%, Rocky 10%. Hai tỉnh Mid and Gulf thuộc 2 tiểu bang Texas và Louisiana. Mỹ đứng đầu trữ lượng khí thiên nhiên. sản lượng tăng dần: 1950-178 tỷ m3/năm, 1965-450 tỷ m3/năm. Tỉnh chính cũng thuộc 2 bang trên. Tỉnh dầu chính của Mỹ sắp xếp theo thứ tự quan trọng Mid, Gulf, Cali, Rock, Illinois, Appalachian, Michigân. * Lịch sử tìm kiếm dầu khí ở Mỹ Công tác tìm kiếm đầu tiên bắt đầu giữa thế kỷ 19, trong các đới uốn nếp, dấu hiệu của dãy Appalachian. Đây được coi là nôi của công nghệ dầu mỏ của Mỹ. Nhờ những chương trình thực hiện ở đây, 1883: lý thuyết nếp lồi được xác định, thuyết này mở đường cho việc thành lập đại học dầu mỏ; năm 1915: lý thuyết về tỷ số cacbon được xác định. Những thành công đầu tiên nằm trong tỉnh dầu Rocky và Cali 1884 và Kansas 1892 và Gulf Costa 1901. Năm 1900 tỉnh dầu Appalachian vẫn là đới sản xuất quan trọng nhất, sản lượng hàng năm tối đa 5,8 triệu m3. Năm 1930 công tác tìm kiếm địa chấn được áp dụng Khi kiến trúc trên bề mặt bắt đầu cạn, từ năm 1981, ngoài bẫy nếp lồi, tìm kiếm lần đầu tiên bẫy địa tầng trong vùng Kanssas, từ đó Texas là nơi diễn ra những thành công tuyệt vời cho đến sau chiến tranh Thế giới thứ 2. Hiện nay nhịp độ phát hiện dầu giảm rõ rệt, người ta cố gắng tìm kiếm khí thiên nhiên để thay thế dầu mỏ. Sản lượng giữ vững nhờ vào hệ số thu hồi ngày càng cao, đồng thời phát hiện thêm những khoáng sàng ở vùng Alaska (mua của Nga Hoàng). Việc tăng giá dầu cho phép khai thác cạnh tranh đá bitum. 3.1.1- Tỉnh dầu Mid Continent (39%) thuộc bang Texas Tương ứng hệ thống gồm các bồn Pz phủ gần 1 triệu km2 ở trung tâm nước Mỹ. Phát hiện gần 6,2 triệu m3 dầu. Kiểu bồn giữa nền và loại địa tầng tương 21 đối nhỏ bị cắt ngang bởi những bất chỉnh hợp đóng vai trò chính trong hoạt động trữ dầu. Tầng sản phẩm của Pz trải từ Cambri đến Permi với các bồn lớn Mac Elest, Chero Kee nằm phía Đông Bắc với sản phẩm nằm trong cát và nêm vát về phía Đông dựa vào dãy núi thấp Ozark. Các nếp uốn Nemaha với khoáng sàng già cỗi tương ứng với nếp lồi nổi cùng các bất chỉnh hợp. Khoáng sàng quan trọng nhất là ở Oklahoma City Bồn Pecmi (Tây Texas) diện tích khoảng 300.000 km2 cung cấp ¼ sản lượng của nước Mỹ. Là bồn bất chỉnh hợp bị phân chia ở phần trung tâm bởi nền trung tâm tuổi Pz dưới, chia cắt bồn thành 2 phần: Midland phía Đông và Dalaware phía Tây. Ở đới cao trung tâm hệ Pecmi nằm trên loạt Pz cổ hơn bị xói mòn rìa Bắc và Đông hình thành vùng đáy nông phát triển tuổi Pecmi dưới. Những thành hệ ám tiêu dày bị uốn nếp thành những nếp lồi rộng tạo một trong những tầng chứa quan trọng nhất của tỉnh dầu này. Tầng chứa này bị phủ bởi loạt muối cách nước . 3.1.2- Tỉnh dầu Gulf Costa (33%) Bang Louisiana Sản xuất và chứa 1/3 dầu mỏ của Mỹ, tương ứng với một bồn đơn nghiêng rộng lớn tuổi Mz và Đệ Tam. Có những vòm muối che phủ 3,5 triệu km2 chìm dần phía Nam và Đông Nam, kéo dài về phía Vịnh Mehicô. Tầng chứa đa số là trầm tích vụn nằm rải rác trong toàn bộ loạt địa tầng từ Jura trên ở rìa bồn đến Pliocen trong các khu vực biển và bờ biển. Trong một vùng ít chịu tác động của kiến tạo, bẫy tạo nên do các vòm muối, phay và những uốn nếp nhẹ cũng như nhân tố địa tầng. Khoáng sàn quan trọng nhất Tây Texas là một bẫy địa tầng trong thống K trên. Từ 1946, công tác tìm kiếm tiếp tục trên biển trên diện tích khoảng 355.000km2. Xấp xỉ 150 vỉa sản phẩm ở ngoài khơi của bang Louisiana với 400 tỷ m3 khí và 300-400 tỷ m3 dầu. 3.1.3 Tỉnh dầu Rocky Mountain (10%) Tương ứng một loạt các bồn bất chỉnh hợp Pz như Williston (phía Bắc) hoặc các bồn giữa núi Mz (Big Horn, Powfer River, Wind River, Green River, Denver, San Jaoquin) Bẫy chủ yếu là bẫy kiến tạo, sản phẩm trong cát kết và đá vôi Carbon- Permi 3.1.4 Tỉnh dầu California (11%) Được tạo thành bởi những bồn Neogen nhỏ nằm trong số các tỉnh dầu giầu nhất thế giới. Trong vùng thung lũng San Joaquin phát hiện khoáng sàn 22 Midway Sunset, Los Angeles diện tích 3.000 km2 với khoáng sàn Williston, Long Beach, bồn Hustinton Beach, bồn Santa Febring tất cả đều có sản phẩm nằm trong cát Pliocen bị uốn nếp thành vòm hoặc những nếp lồi. 3.2- Canada: Đứng thứ 9 trong các nước sản xuất dầu với sản lượng tăng dần 1964- 37,5 triệu tấn dầu thô (Tây Canada) * Lịch sử thăm dò Công tác thăm dò dầu mỏ của Tây Canada là một gương vượt khó nhờ vào kiên trì bề bỉ. Tuy phát hiện đá phiến từ 1914 nhưng đến 1947, sau 20 năm cố gắng và thực hiện 133 lỗ khoan thất bại thì mới thực sự mở ra một tỉnh dầu lớn với việc phát hiện vỉa dầu Le Dune. Từ thành công này, từ 1953 phát hiện các vỉa trong cát kết K, hướng tìm kiếm ở phía Bắc của Tây Canada với những bồn trầm tích có triển vọng lớn về dầu khí . 3.2.1- Tỉnh dầu miền Tây Canada Là một tỉnh dầu rộng lớn, hơn 1 triệu km2 ứng với một bồn Pz và Mz. Kiểu bồn địa máng hoặc lõm sâu ở chân dãy núi Rocky nâng cao đều về phía Đông nằm trên và xuất hiện ở tiền Cambri. Dầu phân bố khoảng 1/2 trong hệ Devon và 40% nằm trong K trên, phát triển tăng trong K hạ, bậc Mississipi. Khoáng sàng Devon chủ yếu nằm thành hàng theo dãy Bắc Nam tương ứng với nếp lồi nhỏ của nền trên đó có các ám tiêu phát triển. Vỉa đầu tiên phát hiện 1947 ở Tây Canada, thuộc một hàng thẳng ám tiêu bao gồm 4 khoáng sàn, sản lượng hàng năm 2,5 triệu m3. Khoáng sàng K phát hiện 1953, là một bẫy địa tầng rất rộng trải ra 1.250 km2 với 3 tầng cát K trên. Ngoài dầu và khí thiên nhiên, Canada còn chứa nguồn quan trọng Asphalt. 3.3- Venezuela (Mỹ latin) * Lịch sử thăm dò Công tác tìm kiếm bắt đầu 1890 nhưng do khoa học kỹ thuật kém nên năm 1914 mới phát hiện dầu ở bồn Maracaibo. 1928 tìm được ở bồn phía Đông, trải qua những thời kỳ đáng thất vọng do tính đơn nghiêng của suờn phía Nam là một chướng ngại cho công việc tìm kiếm và tồn tại của một hệ thống phay và tạo bẫy phay chỉ được biết đến 1937. Những hãng khai thác dầu cũng nếm mùi thất vọng ở khu vực này. 23 Sản lượng khai thác phát triển đáng kể sau CTTG2, khí thiên nhiên được đánh giá khoảng 1.000 tỷ m3 với 3/5 sản lượng này được sử dụng, còn lại bị đốt bỏ Các khoáng sàn đại diện cho 85% sản lượng Nam Mỹ và 12% sản lượng Thế giới. Venezuela cũng có những trữ lượng cát asphalt quan trọng (tar sand) Diện tích các bồn trầm tích khoảng 1,1 triệu km2 với hơn ¾ dầu được phát hiện thuộc bồn Maracaibo, phần lớn còn lại thuộc phía Đông. Bồn Maracaibo là một bồn trũng ở vùng địa máng trải rộng khoảng 560.000 km2 từ phía Tây Bắc Venezuela xung quanh hồ Maracaibo, được lấp đầy bởi các trầm tích K và Đệ Tam tướng ven biển. Dầu chủ yếu gặp trong cát kết biển tiến Eocen. Gần đây phát hiện dầu trong cát kết K. Bồn phía Đông: thuộc địa máng phủ 128.000 km2, sản lượng chủ yếu từ cát Oligocen trên ở sườn phía Nam và Neogen ở phía Bắc. Trên rìa phía Nam tăng sự chìm xuống của phần nền Giana. Bẫy đa số tạo nên bởi hai hệ thống phay làm cánh phía Nam thấp xuống. 24 CHƯƠNG 4 – DẦU KHÍ ĐÔNG NAM Á 4.1 - Đặc điểm kiến tạo khu vực Cấu trúc Đông Nam Á gồm nhiều vi mảng nằm kẹp giữa 3 mảng lớn: các mảng Âu-Á, Ấn-Úc và Thái Bình Dương. Cường độ hoạt động của các mảng này còn khá mạnh. Thềm lục địa Nam Việt Nam, vùng kế cận hợp thành kiến trúc vỏ lục địa -> mảng Kontum – Borneo được gắn kết từ Mz - đầu Đệ Tam. Song song sự mở rộng của biển Đông vùng vỏ lục địa chuyển tiếp đại dương tạo thành khung kiến tạo chung cho ĐôngNam Á với sự tách và va chạm giữa các mảng Âu – Á, Ấn – Úc chạm vào mảng Thái Bình Dương được phản ánh trong lịch sử phát triển của khối vỏ lục địa Kon Tum – Borneo từ sau Triat. Sự nhấn chìm của mảng đại dương (Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương) nằm bên dưới lục địa dẫn đến phá vỡ tách giãn, lún chìm của lục địa Âu – Á tạo ra rìa Biển Đông và Thềm lục địa rộng lớn Nam Việt Nam và Sunda hình thành đai tạo núi lửa uốn nếp trẻ và các đảo núi lửa. Bên trong mảng Kon Tum – Borneo xảy ra hoạt động gia tăng nhiệt độ ở các khu vực, dọc các đứt gãy lớn phát triển hoạt động xâm nhập của magma granitoit, các phun trào núi lửa axít và kiềm, kể cả bazan lục địa. Các chuyển động phân dị đi kèm rift tách giãn tạo các bồn trũng cuối Mz - đầu Paleogen, dần mở rộng và phát triển thành các bể trầm tích có tiềm năng dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam. Những va chạm giữa các mảng gây nên 4 giai đoạn kiến tạo lớn Mz – Kz. Trong mảng Kon Tum – Borneo được ghi nhận vào cuối Triat ở Indo, J ở Malay, cuối K ở Sumatra. 4.2 – Các bồn trũng Đệ Tam Hầu như tất cả các bể trầm tích Đệ Tam chứa dầu khí ở Đông Nam Á được hình thành gắn liền với hoạt động kiến tạo mảng giai đoạn Đệ Tam. Trên 70 bể chứa dầu khí ở Đông Nam Á đều nằm trên rìa nội mảng, ở phía Tây kéo dài từ Bắc Thái Lan xuống Vịnh Malay đến biển Tây Natuna, ở phía Đông là toàn thềm lục địa Việt Nam, chúng phân bố liền kề hoặc ở nơi giao nhau của các đới khâu hay đứt gãy lớn xuyên cắt vùng rìa Nam của mảng Âu- Á vào Đệ Tam. Môi trường trầm tích và quy luật phân bố dầu khí trong các bể Đệ Tam được khống chế bởi hai yếu tố: chuyển động kiến tạo của các vi mảng nội lục và sự giao động có tính chu kỳ của mực nước biển. Sự giao động của mực nước đại dương đặc biệt vào Oligocen – Miocen, đóng vai trò quan trọng trong sự phân bố tướng trầm tích và đặc tính hệ thống dầu khí. 4.2.1- Bồn nội địa (Craton) 25 Bị khống chế bởi các đứt gãy thường song song với lục địa. Các giai đoạn kiến tạo như sau: + Đầu tiên là giai đoạn tách giãn với các đứt gãy tạo nên đới này và sụt lún. Vật liệu đới nâng cung cấp cho các địa hào trầm tích sông hồ, delta có liên quan đến lục địa. Vật chất hữu cơ có nguồn gốc thực vật cấp cao (kerogen III). Ở vùng hồ do điều kiện lắng đọng yên tĩnh tạo ra Kerogen I. Nguồn vật liệu sét liên quan vỉa than. Các vật liệu sapropentit tạo nên dầu khí xen kẽ nhau nhưng khí là cơ bản, có liên quan đến tuổi Eocen – Oligocen. + Giai đoạn sụp lún tương đối đồng đều (giai đoạn oằn võng) hoạt động của các đứt gãy trở nên yếu hơn liên quan Miocen tạo hoạt động biển tiến. Các trầm tích từ delta chuyển tiếp đến trầm tích biển nông hình thành phong phú đá trầm tích cacbonat. Giai đoạn này xuất hiện các bẫy cấu tạo tích tụ dầu ở Miocen là phổ biến. Kết thúc Miocen là sự nâng lên tạo bề mặt bóc mòn. + Giai đoạn tạo thềm lục địa với hoạt động biển tiến, bồn lục địa có xu hướng chìm dần về phía biển, thế nằm tương đối thoải. Trong giai đoạn này không có sự nâng lên và hoạt động đứt gãy. Các bồn tiêu biểu: Bồn Bắc bộ, Sông Hồng, Cửu Long, Vịnh Thái Lan, đảo Kalimantan. 4.2.2- Bồn biển ven : Nằm một phần trên lục địa, một phần ở vỏ đại dương, nhưng ranh giới này không rõ ràng. Vật liệu cơ bản là trầm tích lục nguyên, càng về biển tăng dần vai trò của cacbonat . Bồn biển Đông (bồn á đại dương) với 2 ranh giới + phía tây: ranh giới thụ động nằm giữa mảng + phía đông: ranh giới tích cực thường kèm theo các hố đại dương . Thường là ranh giới kiểu Thái Bình Dương. Có sự chuyển tiếp dần từ ranh giới lục địa sang vỏ đại dương có nguồn cung cấp vật liệu từ lục địa, không có hướng ngược lại. Vai trò của cacbonat tăng dần về biển + phía tây: vật liệu cơ bản là lục nguyên + phía đông : vật liệu cơ bản là cacbonat Tiêu biểu: Bồn Châu Giang (TQ), Cát Hải, Hoàng Sa, Hải Nam, Phú Khánh, Nam Côn Sơn, Brunei, Balanan. Trong khu vực: + Bồn phía Tây vẫn chưa phát hiện Hydrocacbon + Bồn phía Đông cho phát hiện dầu trong cacbonat (balanan: cung cấp dầu khí chủ yếu cho Philippin). Thuộc khu vực này cũng phát hiện các bồn biển ven tương tự. 26 4.2.3- Bồn sau cung Gồm các bồn thung lũng sông Inrawady, dầu nằm trong những nếp uốn kéo theo phương đứt gãy . Tiêu biểu: Bồn Bắc Sumatra Thuộc những mỏ dầu nằm Bồn Tây Sumatra trên phần tiếp giáp lục địa Bồn Nam Sumatra và biển khơi Bồn Java: bồn không xác định, một bên dựa vào lục địa, một bên dựa vào núi lửa, vật liệu trầm tích là vật liệu núi lửa. 4.2.4- Bồn trước cung Gồm bồn Mertawai, Sauru, Tolo và những bồn khác thuộc Philippin Phía Nam những bồn này phân bố rất giàu ở Philippin: những bồn này bị ngắt quãng do sự ghép nối cung đảo ở những thời kỳ khác nhau (Khoảng 4 thời kỳ) bề dày trầm tích lớn hơn 3.000 m. Vật liệu lục nguyên. 27 CHƯƠNG 5 – DẦU KHÍ VIỆT NAM 5.1- Bồn Cửu Long : 3 thời kỳ 5.1.1- Jurasic – Kretasic: thời kỳ tạo rift và tách giãn sụp lún phân dị cùng các đứt gãy lớn nằm trong mảng Kon Tum – Borneo hình thành trũng, xuất hiện ở Phú Quốc và vịnh Thái Lan, kèm magma xâm nhập granitoit và phun trào axít dạng rhyolit, andezit, bazan. Các hoạt động nhiệt dịch , các chuyển động kèm theo các nút co trong magma tạo các khe nứt đồng sinh được lấp đầy bởi khoáng zeolit và calcit cũng như tạo hang hốc cùng nhau. 5.1.2- Eocene – Oligocene sớm : thời kỳ phát triển của rift với các thành hệ lục địa gồm các trầm tích molas phủ bất chỉnh hợp trên các trầm tích Mz ở khu vực trung tâm của bồn trũng hoặc trong các đá cổ hơn ở ven rìa. Sự chuyển động dâng lên mạnh ở khối nâng và quá trình phân hoá xảy ra đầu Paleogen tạo lớp phân hóa có chiều dày khác nhau. Đỉnh các khối nâng granit tạo điều kiện thuận lợi để tích tụ hydrocacbon và cũng là tầng sản phẩm quan trọng phát hiện và khai thác ở Việt Nam. 5.1.3- Oligocene - Đệ Tứ: Thời kỳ mở rộng các vùng do sự lún chìm ở khu vực rìa Nam Địa khối Kon Tum – Borneo liên quan trực tiếp với sự mở rộng Biển Đông. Trầm tích biển lan rộng dần từ Đông sang Tây, với các dữ liệu ĐVL giếng khoan và công tác khoan , đã nhận thấy địa tầng Đệ Tam sớm phát triển có tuổi Oligocen, các trầm tích molas tuổi Eocene, sớm hơn nữa thì phía biển ở các địa hào trung tâm, ở đây có chiều dày trầm tích đạt 8-10 km. Sự va chạm các mảng cuối Oligocen gây hoạt động biển lùi và bất chỉnh hợp khu vực giữa phức hệ Oligocen và các trầm tích phủ lên nó. Cùng với các chuyển động khối theo đứt gãy, kiến tạo móng trước Đệ Tam tạo các cấu tạo địa phương. Các trầm tích sét cuối Oligocen thành lớp chắn quan trọng phủ lên trên các bẫy chứa dầu Oligocen và móng trẻ Đệ Tam. - Thời kỳ Miocene: bắt đầu bằng đợt biển tiến ngắn vào đầu Miocen sớm, kết thúc bằng bất chỉnh hợp khu vực và sự gián đoạn trầm tích ở Miocen trung. Như vậy diện tích của các bồn trũng tiến triển theo thời kỳ chuyển động của mực nước biển. Thành phần sét biển chiếm ưu thế . Như vậy, trong thời kỳ này, giai đoạn kiến tạo Oligocen – Miocen hoàn toàn bị san phẳng do không còn các chuyển động phân dị trên các đới cấu tạo. Quy luật phân đới cấu tạo cũng như thành phần phủ trên Kz trong móng các bồn trũng Đệ Tam bị khống chế bởi chuyển động của móng và các đứt gãy cổ xuyên qua móng tiếp tục hoạt động trở lại. Các chuyển động khối đứt gãy và cấu tạo địa phương chủ yếu vào Oligocen - Miocen sớm và yếu dần Miocen giữa, mất hẳn ở Miocen muộn. Bồn trũng Cửu Long có bề dày trầm tích Kz lấp đầy bồn trũng khá sớm, trung tâm bồn lớn hơn 8km, được phát sinh và phát triển trên vỏ lục địa và được hình thành trong các giai đoạn kiến tạo khác nhau. 28 5.2- So sánh Bồn trũng Cửu Long và Bồn trũng Nam Côn Sơn Đặc điểm Trũng Cửu long Trũng Nam Côn Sơn Kiểu bể Bể căng giãn nội lục sau cung, bể kiểu rift nội lục điển hình chịu ảnh hưởng cơ chế trồi của địa khối Kon Tum do hoạt động của các đứt gãy trượt bằng lớn như Sông Hồng, Sông Hậu. Giai đoạn căng giãn kéo dài từ Eocen đến Oligocen. Bể căng giãn dạng rift rìa lục địa, hình thành trong Eocen – Oligocen và chịu tác động của căng giãn đáy Biển Đông. Giai đoạn căng giãn chính kéo dài trong Oligocen. Trầm tích Thời kỳ đầu là trầm tích aluvi, về sau là trầm tích đồng bằng ven bờ và hồ. Từ Miocen sớm đến nay chịu ảnh hưởng của môi trường biển Trầm tích aluvi, sông và hồ, sông và đồng bằng ven biển và biển nông. Từ Miocen sớm đến nay trầm tích chủ yếu mang tướng biển. Đá mẹ Tầng đá mẹ là các đá sét, sét kết, sét bột kết Oligocen-Eocen Đá mẹ là sét than, sét bột Oligocen và trầm tích sét bột Miocen sớm Đá chứa Đá móng nứt nẻ trước Kainozoi, cát kết Oligocen, Miocen dưới, đá phun trào Paleogen Đá chứa là móng phong hóa nứt nẻ Mesozoi; cát kết Oligocen – Miocen và Pliocen sớm; carbonat Miocen giữa và muộn. Đá chắn Là tầng sét Rotalid Miocen sớm; các tầng chắn địa phương là sét, sét bột trong Oligocen dưới, trên và Miocen dưới. Đá chắn địa phương là các tầng trầm tích hạt mịn nằm xen kẽ trong các phức hệ trầm tích có tuổi khác nhau, đá chắn khu vực là tầng sét dày, trải rộng tuổi Pliocen sớm. Các bẫy dầu khí Bẫy dầu khí là các dạng kế thừa móng, màn chắn kiến tạo, bẫy hỗn hợp địa tầng và màn chắn kiến tạo, bẫy khối móng nứt nẻ, bẫy phi cấu tạo. Bẫy dầu khí rất đa dạng: khối đứt gãy nứt nẻ, vòm kề đứt gãy, nếp lồi cuốn, cấu tạo - địa tầng, khối xây carbonat, thấu kính cát … Dầu – khí Là bể trầm tích lớn chứa chủ yếu là dầu, gần 70% tập trung ở móng nứt nẻ trước Kainozoi, 18% trong Oligocen, 11% trong Miocen Là một bể lớn chứa chủ yếu là khí 29 30 . triệu m3. Khoáng sàng K phát hiện 19 53, là một bẫy địa tầng rất rộng trải ra 1.250 km2 với 3 tầng cát K trên. Ngoài dầu và khí thiên nhiên, Canada còn chứa nguồn quan trọng Asphalt. 3. 3- Venezuela. biết đến 1 937 . Những hãng khai thác dầu cũng nếm mùi thất vọng ở khu vực này. 23 Sản lượng khai thác phát triển đáng kể sau CTTG2, khí thiên nhiên được đánh giá khoảng 1.000 tỷ m3 với 3/ 5 sản. tầng chứa quan trọng nhất của tỉnh dầu này. Tầng chứa này bị phủ bởi loạt muối cách nước . 3. 1.2- Tỉnh dầu Gulf Costa (33 %) Bang Louisiana Sản xuất và chứa 1 /3 dầu mỏ của Mỹ, tương ứng với một