1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

ĐỊA CHẤT DẦU KHÍ KHU VỰC part 2 potx

10 303 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 228,74 KB

Nội dung

bồn bị giới hạn bởi ám tiêu chắn, evaporit. Sau Pz, có những trầm tích biển xảy ra, lớn nhất là ở Kreta. Các trầm tích Mg và Kz có lớp màu đỏ nguồn gốc lục địa và đá cát nguồn gốc sông. * Bồn Williston khai thác dầu và khí từ nhiều mỏ nhỏ, không được xem là tỉnh dầu khí chính. Các tầng sản phẩm chủ yếu là bẫy kết hợp đới nâng và cung đảo, các nếp lồi thoải nằm trên đá móng với những đặc điểm tướng đá và bất chỉnh hợp trước và sau Kreta. ¾ sản lượng dầu có trong đá cacbonat Devon sớm và bảo tồn trong cacbonat Ordovic. Tối thiểu có 3 thành hệ cacbonat Cambri-Ordovic. - Đá mẹ chủ yếu là đá phiến sét, tuổi K giầu vật chất hữu cơ chưa đủ trưởng thành để tạo dầu. - Tầng sản phẩm đặc trưng cho bồn nội mảng, chỉ có 1 chu kỳ đơn không lập lại lấp đầy bồn, tích tụ thuộc môi trường biển nông hoặc lục địa hoặc trộn lẫn cả hai. Cát kết và cacbonat có độ chọn lọc tốt, đa số bồn nội mảng có tuổi Pz. Cuối Pz các bồn này không có tích tụ hoặc chủ yếu tích tụ không phải nguồn gốc biển. - Bẫy tầng chứa cát kết và cacbonat hình thành do đới nâng hoặc đá móng. Bẫy địa tầng có mặt ở ven rìa bồn. Do nằm xa ranh giới mảng , yếu tố gradient địa nhiệt quyết định sự trưởng thành (nhiệt độ và thời gian quyết định sự hình thành dầu). Bồn trũng nội mảng chưa bao giờ được chôn vùi sâu. - Rủi ro trong khai thác không có sự hiện diện của các bẫy hoàn chỉnh và đá phiến sét phát không triển đầy đủ dưới dạng đá mẹ và đá chắn. Một số bồn nội mảng quá đơn giản, cấu trúc ít thuận lợi để chứa sản phẩm. - Bồn nội mảng có thể ở 2 dạng: + Tập trung nhiều mỏ nhỏ, nếu kết hợp có thể có đới sản phẩm đáng kể (Williston). + Có mỏ lớn kết hợp cùng đá móng, dịch chuyển dài, có thể chứa hơn phân nửa tổng lượng sản phẩm của bồn (Illinois) dầu tập trung trong thấu khính cát kết ở nếp lồi. 2.2- Bồn trũng rìa miền nền (Trước núi – foreland) - Vị trí: Phát triển gần rìa lục địa (còn gọi là bồn trũng trước núi) Phát triển trong 2 giai đoạn từ kiểu bồn trũng nội mảng: Chu kỳ hội tụ đầu tiên bị gián đoạn bởi quá trình nâng lên, thường trong Pz muộn hoặc trong Mz. Chu kỳ thứ 2 bắt đầu theo hướng khác, được đánh dấu bởi một bất chỉnh hợp. Bồn trũng được bắt đầu bằng một quá trình mở rộng, nhưng trong chu kỳ thứ 2 chủ yếu là giai đoạn nén ép liên quan đến việc nâng lên và chuyển động tạo núi - Tính chất Thường có dạng elip hoặc kéo dài, có sự thay đổi chiều rộng, trắc diện đối xứng 11 - Một số bồn trũng lớn Bồn trũng miền trước núi đang khai thác thuộc vùng Bắc Mỹ (bồn Alberta, Anadarko, Permian, Appalachian) và đa số các bồn trũng nhỏ thuộc Rocky mount và ở Đông Nam Mỹ, một số bồn thuộc Angieri. + Ví dụ: Bồn Permian (Tây Texas) tiêu biểu cho bồn trũng trước núi. Đường kính khoảng 360 km, trầm tích dày khoảng 6 km (rộng >>dày) chiều sâu tối thiểu 2km mới đạt ngưỡng cửa sổ tạo dầu bồn mở rộng tương đối đối xứng. Đây là bồn trũng kín, rộng chia ra làm 2 bồn trũng nhỏ Delaware và Midland, cách nhau bởi phần lồi gọi là cung đảo trung tâm. Trong bồn trũng Permian, dầu khí đều có trong 2 kỳ: Kỳ 1 là trong Permian sớm liên quan địa hình của đá móng tạo bẫy, kỳ 2 nằm trong đá vôi và cát kết Pecmi, liên quan nhiều hơn so với kỳ 1, chủ yếu là nếp lồi của các dome muối và các tướng liên quan đấn ám tiêu. Trong các đá trầm tích Pz giữa, một số tầng chứa không liên tục theo chiều ngang nên đới sản phẩm ít. - Tầng chứa chủ yếu là trầm tích hạt vụn. Tầng sản phẩm Permian có mặt trong cả hai chu kỳ tích tụ và liên quan đá móng thời ký đầu và nếp lồi của các tướng địa tầng trong chu kỳ 2 - Gradient địa nhiệt: Bồn trũng trước núi có xu hướng địa nhiệt thấp, tuy vẫn cao hơn so với nội mảng. Một số có gradient địa nhiệt cao hơn trung bình tạo thuận lợi về nhiệt độ để tạo dầu. Bồn trũng kiểu này sâu hơn, tiềm năng dầu khí tốt hơn so với nội mảng. Các mỏ kích thước nhỏ gom lại hoặc một số mỏ lớn khác thường tạo trữ lượng thương mại của bồn. 2.3- Bồn trũng dạng rift - Vị trí: Thuộc miền rìa vỏ lục địa. Miền trũng dạng rift khác trước núi là đứt gãy do kéo toạc, sụp xuống, hẹp bề ngang và kéo dài chiều rộng và chiều sâu, 2 bờ vách thẳng đứng. Miền trũng dạng rift khác miền nền bởi các rift có thể liên kết khép kín theo thành bồn trong quá trình phân kỳ (do tách giãn đáy biển), và bồn được hình thành ở cánh không phát triển, bị kéo căng và không tách ra hoàn toàn. - Tính chất Dạng tuyến nhỏ-vừa, nông vừa-sâu. Các địa hào địa lũy tạo nên trắc diện không quy luật . - Một số bồn trũng lớn Bồn Sirte (Libi), Rhine (Châu Âu), vịnh Siam, Suez (Ai Cập), địa hào Vi King (North Sea) + Ví dụ: Bồn trũng Suez (Ai Cập) * Đường kính 40 km, bề dày trầm tích ~ 5 km * Tầng chứa chủ yếu là đá cát không có nguồn gốc biển, tuổi C-K bề dày mỏng 12 * Mz. bắt đầu tạo rift. trong suốt Miocen hỗn hợp cát kết và phiến sét giầu vật chất hữu cơ (thấu kính cát) bề dày quan trọng trung bình ~ 2 km phát triển tướng đá không bị khống chế khép kín do ~ đứt gãy khối. Sau đó trầm tích bốc hơi hoặc đá phiến sét sinh dầu Miocen Địa hào Vi King (Biển Bắc) * Đường kính 200 km, bề dày trầm tích 8 km * Quá trình đứt gãy chính xảy ra trong suốt Jura muộn, khi mà 2 nhánh trở thành Đại Tây Dương tách băng đảo ra khỏi phần còn lại của Châu Âu -> địa hào trở thành rift không phát triển dày 4 km, chủ yếu là cát kết màu đỏ không phiến sét tam giác châu nguồn gốc biển tuổi Mz, Trước đó có những khu vực cục bộ tuổi hơn (Pz). Có một vài km lấp đầy trầm tích hậu rift bắt đầu là phiến sét giàu vật chất hữu cơ tuổi J muộn. Sau đó là đá phấn và cát kết nguồn gốc biển. * Trong địa hào Vi King, tầng chứa sản phẩm chủ yếu là cát kết J. - Đặc trưng + Tiền rift: Bẫy tạo lập bởi khối đứt gãy, chắn bởi phiến sét giàu vật chất hữu cơ tuổi J muộn, phiến sét này vừa là sinh và chắn. + Hậu rift: một số cát kết và cacbonnat sâu chứa sản phẩm là phát triển -> hầu hết bồn trũng dạng rift chủ yếu là đá trầm tích hạt vụn có nguồn gốc biển hoặc sông. Tuy nhiên, ở các đại dương ấm rift bị giới hạn, thường chứa phù sa cacbonat, bốc hơi, tùy thuộc vào các tướng đá đã phát triển hoặc các đá vôi, cát kết thì loại này có thể là tầng chứa. - Đá mẹ: đá phiến sét nằm trên hoặc xen ngang, khoảng cách di chuyển ngắn. - Bẫy kết hợp tướng biển nông và bất chỉnh hợp, phát triển trên các khối đang sụp lún khác nhau. Khối đứt gãy nghiêng và nếp lồi phủ lên trên đá phiến. Sự giới hạn bồn trũng tạo ra tầng chắn trầm tích bốc hơi như bồn Suez - Gradient địa nhiệt cao hơn giá trị trung bình do đó bồn dạng rift giàu dầu khí mặc dù kích thước nhỏ. - Mức độ rủi ro: sự phát triển không hoàn toàn các đá phiến sét giàu vật chất hữu cơ; kích thước bẫy chứa không đầy đủ, gradient địa nhiệt cao làm phá huỷ sản phẩm - Sản phẩm: Có cả dầu và khí Không phải tất cả quá trình phân kỳ đều tạo ra một đới rift không phát triển mà số ít phát triển để hình thành loại bồn kéo toạc khi hoạt động tách dãn đáy biển tiếp tục để vỏ đại dương sinh ra. Lúc này, bồn trũng đã hình thành ở ven rìa sẽ được kéo tách ra về 1 phía. 2.4- Bồn trũng kéo toạc (pull-apart) 13 - Tính chất có dạng không đối xứng, thuộc rìa lục địa. Dạng tuyến kéo dài, có một phía là nguồn gốc lục địa, mặt chủ yếu ở ngoài khơi, nằm trên lớp vỏ chuyển tiếp. Đa số được định vị ở rìa Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. - Một số bồn trũng lớn Bồn trũng Gabon và Angola Cabinda (ngoài khơi phía Tây Châu Phi), bồn trũng phía Bắc nước Úc, ngoài khơi Đông Nam Newfoundland + Ví dụ: bồn trũng Gabon (Châu phi), Bồn trũng bắt đầu giống rift trong suốt giai đoạn P-Mz * Đường kính 200km, bề dày trầm tích khoảng 10km. * Dòng bùn chảy từ đầm lầy đưa ra tạo thành các thấu kính, chỉ xảy ra trong một thời gian nhất định. * Biển tiến và biển lùi tạo trầm tích xen kẹp J, trầm tích cát môi trường lục địa. Cuối J sụp lún và kéo toạc, mở rộng về biển khơi với môi trường biển nông tạo ra trầm tích vôi và đá muối. trong K tiếp tục sụp lún xuống sâu hơn. * Bẫy: gồm bẫy vòm và bẫy phay kết hợp địa tầng * Đá sinh: đá vôi * Đá chứa: lớp bất chỉnh hợp * Đới rift được hình thành Đầu tiên, tiền J được lấp đầy bời đá hạt vụn, không phải nguồn gốc đại dương. Giai đoạn tách giãn bắt đầu vào K đới rift kéo toạc ra tạo thành môi trường trong đó cacbonat và trầm tích bốc hơi được phát triển trong điều kiện biển ngày càng mở rộng nhiều hơn, quạt trầm tích hạt vụn được tích tụ ngày càng dày. Trầm tích này dẫn đến các diapa muối với các sản phẩm nằm trong đá trầm tích bốc hơi. * Đá mẹ và các tầng sản phẩm chứa dầu được tìm thấy trong hầu hết các loại trầm tích như cát kết K sớm hình thành trong quá trình tạo rift đầu tiên với sản phẩm trong các bẫy liên quan đến đứt gãy. * Ở nhịp môi trường biển nông, dầu có mặt trong cát kết và đá vôi K muộn. Khi nếp lồi phủ lên ở cao hơn. Đa số đới sản phẩm nằm trong nêm đá hạt vụn tuổi Kz trong các bẫy liên quan diapa muối. - Đặc tính dầu khí do chỉ có một ít bồn kéo toạc được thăm dò tốt , vì vậy khó để tổng quát về đặc tính dầu khí của chúng - Tầng chứa sản phẩm từ đá cát kết dưới sâu liên quan đến quá trình tạo rift hoặc ở giai đoạn tách giãn. Đầu tiên là rift -> sau đó kéo toạc - Đá chắn : Đá phiến sét hoặc đá chắn trầm tích bốc hơi nói chung cân bằng. - Bẫy chứa thường là nếp lồi hoặc bẫy kết hợp với kích thước trung bình liên quan đến đới nâng của đá móng trong giai đoạn tạo rift đầu tiên và các nếp lồi cuốn trong giai đoạn tạo rìa thụ động. Diapa muối thường quan trọng 14 - Gradient địa nhiệt của bồn kéo toạc chưa biết nhiều. Gradient địa nhiệt cao trong giai đoạn rift đầu tiên và thấp trong quá trình hạt vụn của giai đoạn hậu rift. - Rủi ro của quá trình khai thác : thiếu sự chôn vùi đủ và mức độ chín muồi của Kerogen, thiếu sự phát triển các đá sét là đá mẹ trong quá trình tạo rift ban đầu, thiếu phát triển của các tầng chứa trong giai đoạn sau của quá trình tách Thời ký đầu: cát kết vì vậy thiếu đá mẹ Thời kỳ sau: đá hạt mịn phát triển, không có đá chứa 2.5- Bồn hội tụ trước cung và sau cung - Vị trí: hình thành ở rìa lục địa với đại dương, nơi những mảng đại dương cắm xuống bên dưới mảng lục địa. - Tính chất kích thước nhỏ, dạng tuyến kéo dài, hình thành trên lớp vỏ chuyển tiếp; tuổi Kreta và Đệ Tam; được lấp đầy phiến sét, đá phiến sét; phát triển nhanh chóng và đồng thời phá hủy nhanh do các quá trình va mảng xảy ra liên tục bởi quá trình kiến tạo phức tạp. - Cơ chế kiến tạo: sự nén ép, có đứt gãy khối và đứt gãy trượt ngang. Đa số bồn trũng rìa hội tụ trên thế giới liên quan đến rìa Thái Bình Dương hoặc ở những đới Sutu hình thành nơi Châu Phi chồm lên mảng Âu Á. 2 kiểu bồn trũng không tìm thấy gần đới hút chìm mà phát triển gần các cung đảo . Bồn sau cung nằm trong cung đảo và lục địa nhận chủ yếu trầm tích môi trường biển nông, dòng nhiệt đo được ở trũng sau cung từ cao đến rất cao do sự nóng chảy và hoạt động núi lửa ở cung đảo. Bồn trước cung nằm trong cung đảo và mảng đại dương, các trầm tích phát triển khá nhiều, có thể là 1 dải trầm tích nông đến quạt biển sâu, tương phản với bồn sau cung, bồn trước cung có dòng trầm tích thấp dị thường do sự dịch chuyển của mảng đại dương lạnh. 1 ví dụ về bồn trũng thuộc đới hút chìm là Indonesia, 1 số bồn trũng sau cùng được phát triển sau cung đảo nằm kế cận thềm lục địa bình ổn Sunda Bồn trũng Sumatra (sau cung) và Mentawai (trước cung) mảng Thái Bình Dương chúi xuống dưới mảng Ấn Úc. Trầm tích cát Miocen môi trường biển nông có nguồn gốc từ lục địa . Hoạt động kiến tạo làm chuyển sang môi trường biển sâu hơn, tướng sét và các thấu kính cát (do các dòng nước mạnh theo mùa) nằm ở môi trường biển nông gần bờ Bồn trước cung có kích thước nhỏ hơn, vật liệu từ cung đạo, có các ám tiêu san hô bám xung quanh cung đảo, bề dày trầm tích lớn hơn 4.000 m, đa phần là mỏ dầu Inđo là l ví dụ tốt về bồn trũng đới hút chìm. Bồn trước cung nhỏ hơn được tìm thấy ở phía trước cung đảo. 15 Cả hai loại chạy song song với hệ thống máng và cung nội mảng Ấn-Úc di chuyển về phía Bắc và bị chồm lên bởi mảng Âu-Á . Một mặt cắt xuyên qua bồn trũng trước cung Mentawai và sau cung Sumatra minh hoạ tướng Bồn trũng Sumatra được lấp đầy trên 5km đá trầm tích hạt vụn Đệ Tam muộn và một ít đá vôi nằm ở rìa cung đảo. Tuy nhiên do dòng nhiệt rất cao nên các đá trầm tích trẻ có thể tạo ra dầu ở độ sâu nhỏ hơn 1 km. Tầng sản phẩm chủ yếu nằm trong đá cát kết Miocen muộn và Pliocen được bẫy trong cấu trúc nén ở địa hình không bằng phẳng của đá móng và cao hơn nữa là trong các nếp lồi. Đá sinh dầu: Đá phiến sét môi trường nước sâu nằm trên và xen kẹp với các đá chứa Ở bồn Mentawai hầu hết là phiến sét và đá trầm tích hạt vụn núi lửa và các dải ám tiêu cacbonat; đáy bồn này nông và có dòng nhiệt thấp; không có sản phẩm dầu thương mại, chỉ có khí. Lý do chính là gradient địa nhiệt thấp hơn bình thường gây ra bởi sự dốc xuống của mảng đại dương lạnh; các đá trầm tích hạt vụn của núi lửa có độ rỗng thấp nếu so sánh với đá cát của bồn sau cung. 2.6- Bồn trũng không cung và va mảng Bồn trũng không cung Hình thành dọc theo rìa hội tụ nơi mảng di chuyển bởi quá trình đứt gãy chuyển dạng ngang tạo những bồn trũng không cung, đôi khi còn gọi là bồn trũng trượt hoặc bồn trũng kiểu California do hầu hết hình thành dọc bờ biển phía tây của Mỹ. Bồn trũng không cung là những bồn trũng nhỏ hình thành do sự kết hợp của quá trình dịch chuyển liên quan đứt gãy chuyển dạng ngang và đứt gãy khối cục bộ. Ngoài các bồn trũng California còn có bồn trũng Ventura tiêu biểu cho bồn trũng kiểu California. Bồn trũng Los Angeles Bồn trũng nhỏ(khoảng 50 km), sâu khoảng 8km được lấp đầy bởi trầm tích Đệ Tam. Sự biến dạng xảy ra lần một vào Miocen muộn, lần hai là vào Pleistocen. Hiện tại vẫn còn đang xảy ra. Đới sản phẩm nằm trong các thấu kính cát Dầu chủ yếu nằm trong nếp lồi, đứt gãy Đá chứa: Đa số dầu chứa trong đá cát tướng sâu tuổi Miocen muộn – Pliocen sớm. Đá mẹ là đá phiến sét tuổi Miocen giữa. Tuổi bồn tuy trẻ nhưng vẫn sinh nguồn dầu do gradient nhiệt cao, tích tụ đá mẹ giàu vật liệu hữu cơ bề dày lớn . Đá cát với đặc tính tầng chứa nghèo nhưng vẫn có ưu thế về chiều dày 16 Bồn trũng va mảng Bồn trũng ở giữa các núi, kế tiếp là các bồn trũng nhỏ hình thành trong giai đoạn uốn nếp ở rìa, nằm dọc theo đới Sutu nơi hoặc hai lục địa hoặc các bờ biển lục địa và máng va mảng. Đây là một kiểu của bồn sau cung nhưng một hệ thống mảng và cung được xác định tốt thường không tồn tại lâu dài. Các bồn trũng va mảng hình thành do sự kết hợp giữa quá trình mở rộng với sự trượt ngang cục bộ trong môi trường nén ép, gradient địa nhiệt thường cao, chất trầm tích lấp đầy thường là hạt vụn. Bồn do vỏ đại dương va vỏ lục địa đôi khi được xem là bồn trước cung Đặc điểm: hẹp và sâu, tích chất nhuyễn được hình thành 4 kiểu bồn trũng cho một số đặc trưng dầu khí. Đá chứa: Sản phẩm chủ yếu trong tầng cát kết ở độ sâu nông không dày hoặc trong đa tầng sản phẩm. Các bẫy có kích thước bình thường, hầu như là các nếp lồi được nâng lên dạng khối và một số bẫy kết hợp. Đá mẹ bồn trũng này thường trẻ, chưa chín muồi, nhưng gradient địa nhiệt cao tạo triển vọng tốt trong bồn sau cung, không cung và va mảng nơi có tầng chứa dầy và đa tầng sản phẩm phiến. Bồn trũng trước cung thường triển vọng kém do phần lớn Kerogen chưa chín muồi, gradient địa nhiệt thấp, độ rỗng nghèo của đá trầm tích hạt vụn núi lửa. Rủi ro trong khai thác: Quá trình biến dạng quá mạnh, hoạt động núi lửa và tính chất tầng chứa kém (cấu trúc giàu sét) chưa trưởng thành là những vấn đề trong bất kỳ bồn trũng hội tụ nào dẫn đến giếng khô. 2.7- Bồn trũng sụp lún (downwarp basin) Hình thành do sự sụp lún đại dương nhỏ tạo một kiểu bồn trũng riêng biệt do đá trầm tích và đặc tính dầu khí thường rất khác biệt liên quan về nguồn gốc so với các bồn hội tụ khác. - Kích thước từ lớn đến trung bình, dạng tuyến không xác định , tìm thấy dọc rìa của những đại dương nhỏ trong quá khứ và hiện nay. 17 Một số tác giả cho rằng các bồn trũng sụp lún là một kiểu riêng. Một số bồn trũng này liên quan đến việc mở ra các bồn trũng đại dương nhỏ mà không tiếp tục tách giãn (mở ra theo một hướng nhưng không thực kéo dài) Một số khác cho rằng bồn trũng được xem là một loại của bồn trũng kéo toạc. - Ví dụ: Bồn trũng bờ biển Bắc Alaska Bồn trũng sụp lún hình thành trong các đại dương đang khép kín, ở một số phân loại khác bồn trũng lại được xem là va mảng, sau cung, trước núi. Bồn trũng sụp lún khép kín tìm thấy dọc Địa Trung Hải và một số vùng khác ở biển Tethyan và ở hầu hết các bồn trũng giàu dầu khí trên thế giới (vdụ: Arabian – Iran) Các đá trầm tích và cấu trúc tương tự trong mọi bồn trũng sụp lún dù ở đại dương đang mở hoặc đóng. Mở vẫn còn tiến triển theo thời gian, sau đó trở thành bồn trũng sụp lún do hội tụ các mảng lục địa, quá trình va mảng tăng cường có thể làm cho bồn này trở thành bồn sụp lún như Bắc Phi, Ploiesti- Rumani. - Ví dụ: Bồn trũng bờ biển Vịnh, miền Nam Mỹ Bắt đầu thông qua quá trình tạo ríft vào Pz muộn, các đá trầm tích hạt vụn cơ sở tích tụ tiếp sau với chiều dày 12 km và cacbonat môi trường biển nông. Trong Đệ Tam có 1 sự sụp lún nhanh tạo các dome muối trên đó là các tầng sản phẩm rất quan trọng, tại bờ biển Vịnh. Bẫy hình nêm vát nhọn địa tầng tập trung ở rìa bồn. Gradient địa nhiệt lớn hơn mức bình thường, phát triển lên về phía đất liền. * Bồn trũng Arabian - Iran Tiêu biển cho kiểu bồn sụp lún khép kín, trong đó Vịnh Arabian và một vùng khác của Biển Tethyan. Phía ra Tây Nam của bồn trũng thì không bị biến dạng nhưng dọc rìa Đông Bắc bồn trũng bị kết thúc đột ngột bởi các dãy núi Zagros chồm phủ và uốn nếp mạnh, phản ánh phần rìa mảng hội tụ Arabia bị phủ bởi lục địa Châu Á, tạo điều kiện để bồn trũng giới hạn một cách lý tưởng cho các thành tạo dầu khí. Đường kính 100 km, bề dày trầm tích lớn hơn 7 km. Bồn trũng bị chi phối bởi đá cacbonat tuổi Mz và Kz Đá mẹ được hình thành trong suốt quá trình biển tiến tại môi trường bồn trũng. Sau đó biển lùi tạo đá cát thành tầng chứa và mở rộng các đá trầm tích bốc hơi ở nhiều tầng Đá vôi và đolomit J là tầng chứa chủ yếu thuộc vùng Saudi Arabia. Về trung tâm bồn trũng, các đới sản phẩm hầu như chỉ nằm trong cát kết dạng thấu kính tuổi K bị chồm phủ ở phía Tây Iran có đới sản phẩm chủ yếu nằm trong đá vôi tuổi Đệ Tam. Các mỏ đang khai thác đều nằm trong bẫy nếp lồi, có được do quá trình nén ép ở phía Đông Iran. Tại phía Tây là khu vực Arập Saudi có đặc trưng 18 địa hình thấp mà có thể liên quan độ cao của đá móng và một số mỏ muối tuổi Cambri tạo thành các bẫy chính. Đá mẹ Dầu khí thường sinh ra từ đá mẹ phiến sét nằm trên và nằm xen kẹp . Trong một số bồn trũng đá hoa và đá vôi đóng vai trò là đá mẹ quan trọng. Bẫy chứa thường là bẫy nếp lồi hoặc nằm trên đá móng cao hoặc nếp uốn nén ép, thường được góp mặt bởi các vòm muối. Bẫy địa tầng gồm ám tiêu và nêm vát thạch học cùng với bẫy kết hợp (kiến tạo và địa tầng) đá phiến trong các bồn trũng sụp lún vào đại dương nhỏ đang mở (Vịnh Mexico). Bẫy này nói chung đá chắn là phiến sét, đá bốc hơi. Dầu thô có tỷ trọng trung bình, hỗn tạp nhiều loại hoạt tính có thể phát triển tuỳ thuộc môi trường và tướng đá. Dầu chủ yếu sinh ra ở độ sâu trung bình, khí chủ yếu sinh ra do tăng nhiệt độ đáng kể ở độ sâu hơn. 2.8- Bồn Delta Đệ Tam Gắn liền với kỷ Đệ Tam. Một số tác giả không cho đây là một kiểu bồn trũng do chúng có thể hình thành ở bất kỳ môi trường nào và cơ hội tìm thấy ở bất kỳ rìa hội tụ và phân kỳ là như nhau. Do sự có mặt của nó là một trung tâm tích tụ dọc theo chỗ nối giữa bộ ba các mảng cổ hoặc tại ranh giới giữa lục địa và đại dương. Điều kiện nhiệt độ do các hệ thống dẫn lưu lục địa lớn với các dòng chảy xuống các vùng rift với các cánh không phát triển. Ở khu vực, delta có kích thước từ nhỏ đến trung bình nhưng có tích tụ dầy. Toàn bộ vật liệu là đá hạt vụn nguồn gốc lục địa với một tỷ lệ giữa khối lượng trầm tích và diện tích là rất cao do quá trình tích tụ rất nhanh và lấn dần ra biển cùng với quá trình nén chặt dẫn đến hình thành đứt gãy, nếp lồi. Gradient địa nhiệt thấp, tạo nên do bề dày trầm tích quá nặng Ví dụ: Delta Niger (Tây Phi) là một bồn tiêu biểu có sông Niger chảy xuống bồn trũng rift Benue Troush. Delta châu của nó hình thành nên bồn trũng kéo toạc bị chặn trên bởi đá phiến sét thuộc môi trường nước sâu tuổi K. Có ba thành hệ cắt qua delta, dày nhất là Miocen với đá phiến sét tiền delta là đá mẹ bị nằm trên bởi đá cát kết và đá phiến sét nằm xen kẽ ở mặt trước delta. Ở phía đồng bằng delta châu, lớp đá cát mỏng vừa . Đới sản phẩm chủ yếu nằm trong nếp lồi được phát triển với những đứt gãy có hơn 140 mỏ. Những mỏ lớn nhất nằm khép kín với trung tâm tích tụ delta châu với cấu trúc rất phức tạp. Delta Mississipi tương tự với delta Niger về cả tuổi đá trầm tích, cấu trúc và tính chất dầu khí. Các tướng tiền delta có tuổi Miocen chứa trữ lượng lớn, delta Mississipi có chứa lớp muối Mz thuận lợi tạo cấu trúc diapa. Hai delta này góp 90% trữ lượng dầu khí được biết trên thế giới trong loại bồn delta. 19 Delta hầu như được lấp đầy bởi đá hạt vụn Đệ Tam muộn. Gradient nhiệt thấp, Trữ lượng dầu khí khá nhiều, Tầng chứa hoàn toàn là đá cát kết, Đá mẹ hoàn toàn là đá phiến sét. Bẫy chứa thường hình thành với các đứt gãy phát triển, nếp lồi cuộn (do các đợt trầm tích quá ép) hoặc các cấu trúc dòng bùn, muối. Rủi ro: chủ yếu là kích thước nhỏ hoặc bẫy là sự vắng mặt của đá chắn tốt. Đa số kerogen trong đá mẹ có nguồn gốc lục địa. Delta thường tạo khí tự nhiên, dầu paraphin dạng sáp. 20 . dầu tập trung trong thấu khính cát kết ở nếp lồi. 2. 2- Bồn trũng rìa miền nền (Trước núi – foreland) - Vị trí: Phát triển gần rìa lục địa (còn gọi là bồn trũng trước núi) Phát triển trong 2. tích Mg và Kz có lớp màu đỏ nguồn gốc lục địa và đá cát nguồn gốc sông. * Bồn Williston khai thác dầu và khí từ nhiều mỏ nhỏ, không được xem là tỉnh dầu khí chính. Các tầng sản phẩm chủ yếu là. là cung đảo trung tâm. Trong bồn trũng Permian, dầu khí đều có trong 2 kỳ: Kỳ 1 là trong Permian sớm liên quan địa hình của đá móng tạo bẫy, kỳ 2 nằm trong đá vôi và cát kết Pecmi, liên quan

Ngày đăng: 01/08/2014, 00:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w