1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Dân ca của người Mường pot

5 350 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 326,74 KB

Nội dung

Dân ca của người Mường (HBĐT) - Hát s ắc b ùa: Hát s ắc b ùa là một loại hình dân ca được sử dụng trong các dịp lễ tết, hội hè hay cưới xin. Đặc biệt là vào dịp đầu năm, phường sắc bùa đi chúc tết khắp mọi nhà đều cầu chúc một năm mới may mắn, thành đạt và khỏe mạnh cho gia chủ: Hát sắc bùa được người dân các xã của Tân Lạc tổ chức thi trong Lễ hội khai hạ. Năm cũ nhà ông đã hết Tết cũ nhà ông đã qua Bước chân ra năm mới Mỗi một năm một lần Anh em chúng ta Đến chơi nhà ông nào? Đến chơi nhà ông này. Tiếng chiêng sắc bùa vang khắp bản làng, nhà nhà háo h ức đợi cho họ đến để nhận được những lời hát chúc vui vẻ, cầu cho một năm mới mùa màng bội thu, cây cối ra hoa kết trái: Trông đi ngó lại Quay mắt đưa đi ngó nhìn Phía trước tốt lắm rặng hoa đào Bờ dào đẹp nhiều rặng cây thông Hoa đào năm nay được mùa trổ nhiều bông Hoa cau năm nay được mùa kết sai trái… Thêm nữa: Trâu bò nhà ông nhốt buộc đầy sân Có hàng buộc trâu có hàng buộc bò Đụn lúa nếp nhà ông ăn đến tháng năm Đụng lúa chăm nhà ông ăn đến tháng mười… Cứ như vậy đoàn sắc bùa lần lượt có những bài hát đi đường, hát mở cổng ào nhà, hát chúc tụng, hát mời và nếu gia chủ muốn lưu phương bùa lại thì hát đối đáp, rồi phương bùa hát kết thúc chào gia chủ và hát cảm ơn nhà chủ cho quà để đi nhà khác. Vấn đề có ý nghĩa ở đây là toàn bộ hiện tượng này được diễn ra hoàn toàn bằng hát. Có câu hát, bài hát cho tất cả mọi trình tự mà không phải dừng lại bằng việc nói hay hướng dẫn. Ngoài ra ở hình thức dân ca này còn nổi rõ ở một điểm khác là hát đối đáp giữa phường bùa và nhà chủ. Tùy theo gia cảnh, tùy theo tình hình mà cuộc đối đáp diễn ra ngắn hay dài, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng và ý muốn của gia chủ. Những câu hát dều do sự ngẫu hứng của cả hai bên trên nền tảng của truyền thống dân ca Mường và thực tế bối cảnh tại nơi xảy ra cuộc sắc bùa. - Hát thường rang: Hát thường rang hay rằng thường (hoặc xường) là hình thức hát dân ca trong các dịp vui mừng mùa, mừng đám cưới hay mừng nhà mới…“thường” diễn ra quanh vò rượu cần, bên mâm bánh cạnh cô râu, chú rể, giữa cuộc họp… Loại hát này có thể hát cá nhân hay tập thể hoặc đối đáp nam nữ. Còn dang hay rang cũng là loại dân ca được sử dụng vào các dịp có việc vui mừng nào đó, do vậy người ta hay gọi kèm là thường rang với câu mở đầu phổ biến là: Thương thiết hỡi lại thương nôồng. Nội dung các bài này thường ca ngợi cuộc sống yên bình no đủ và yên ấm của bản mừng, đông thời còn bao hàm cả nỗi mong ước, khát khao về cuộc sống sung túc, đầy đủ. Bày mâm cơm cửa trong Dãy mâm cơm gian ngoài Bàn cơm ăn rượu cần uống Bình rượu nhỏ bằng quả vả Hũ rượu cả bằng ngã voi nằm Đổ hết trăm xuồng nước Cắm được trăm roi cần… Hoặc hát về thời tiết thuận lợi cho mùa màng tươi tốt, được mùa: Mưa lâm thâm gió mát Năm nay đất Mường ta Lúa sai bằng mặt Lúa chắc bằng trái trám trái bùi Cho miệng được nhai Cho vai được gánh. - Hát bộ meng (bọ mẹng) Đây là một loại hình dân ca mang tính chất giao duyên nam nữ. Loại hình này khá phổ cập và tự do, có thể hát ở nhiều nơi như trong bữa tiệc, trong đám hội, bên bếp lửa, trong làng, bên góc cây, bến nước, trên đường hay giữa làng này với làng kia. Mở đầu, thường là những câu hất thăm dò ý tứ: Hương thơm hoa gì mà bay ngào ngạt Không biết thơm bông mít sau nhà Thơm bông hoa cà trước cửa Hay thơm hoa nhãn hoa vòng (hồng bì)? Và dần dà ướm hỏi: Anh vào sân muốn thăm nhà Sợ con chó đầu to bằng chiếc dành Nanh to bằng quả chuối Sao em không đuổi cho anh vào cùng? Để chờ được nghe hát trả lời: Chó đen nhà em mải đi rừng Chó trắng nhà em bận đi săn Còn con chó vỉ vỉ vằn vằn Chỉ biết vẫy đuôi mà không hay cắn. Cứ như vậy, lời hát cứ tiến dần tới mức độ yêu thương tha thiết hơn, tùy thuộc hteo thái độ của đối phương có chấp nhận hay không và mức độ thế nào. Thái độ ấy có thể là vui vẻ, có lúc lại giận hờn, trách cứ hay nũng nịu, đằm thắm…phụ thuộc vào tài năng của chàng trai. Bằng cách này các chàng trai thường trổ hết tài năng của mình học trong dân ca, học người đi trước hay tự mình sáng tác, hát cho người mình yêu thích để bày tỏ tình cảm với cô gái. (HBĐT) - Hát l ời th ương: Đây là m ột loại h ình dân ca c ủa ng ư ời M ư ờng hát đối đáp nam nữ. Trên cơ sở một số lời hát nhất định mà người hát vận luôn điều kiện hoàn cảnh tự nhiên nơi diễn ra cuộc hát mà đặt lời cho bài hát của mình. Người hát mượn mây, gió, trăng, hoa, thời tiết cũng như quang cảnh xung quanh mà sáng tác ra lời hát để đối đáp với đối tượng của mình. Sau này, do truyền từ người này qua người khác, thể loại hát này dần hình thành nhiều bài và thành ra “loại lời thương nề nếp có tới 25 bậc và các bài hát nối”. Dần dần hát lời thương càng ngày càng được phát triển và từ chỗ hát ở khuôn khổ hẹp ở sân chơi ngoài trời đến “hát trong ngày tết, hát đám cưới, vui nhà m ới, ngày hội đình, hội đu… Qua những cuộc hát đối đáp lời thương này mà biết bao nam nữ được gi ãi bày tâm sự, thổ lộ mối tình. Nhiều người đã nên vợ chồng sau những cuộc hát, cũng có những người do hoàn cảnh này hay hoàn cảnh khác mà không lấy được nhau cũng giữ mãi trong mình những kỷ niệm đẹp đẽ về một thời son trẻ, để sau này có chồng có vợ rồi, gặp lại nhau vẫn còn có tình cảm lưu luyến như đôi trai gái này: Ngày nay trời nắng đỏ nắng vàng Gặp anh đào củ cạnh xá cạnh đường Lật đất đỏ đất vàng làm chi Em đi chơi ông ngoại được giỏ cơm xôi Với nửa thịt mái gà vàng Anh móc chân sang mà móc giỏ Anh chàng hát đáp: Hôm nay trời nắng đỏ nắng vàng Em sang chơi ông ngoại đấy à em à! Em được cơm xôi với nửa thịt gà mái vàng Có đức có đạo lòng thành Thương em anh đạt vào cái lá Em để ra ở cái giỏ Bỏ lại cho anh mà đi Anh không ra bề thân chi Không giám móc giỏ nữa em à! - Hát ví (hát bí): Đây là loại hát dân ca được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày của người Mường, cũng là một hình thức hát đối đáp nam nữ nhưng dùng những lời lẽ ví von, mư ợn cảnh, mượn lời để chuyển tải những ý tưởng của mình cho đối tượng. Lời ca chủ yếu dùng thể thơ lục bát để ví, do vậy, khi đọc lên ta thấy rất gần gũi với ca dao của người việt dưới miền xuôi. Chẳng hạn như: Đi đâu mà vội mà vàng Dừng chân đứng lại ăn nang ăn trầu Ăn rồi xin nhớ đến nhau Đừng như vôi bạc mà sầu lòng em. Người con trai thì: Muốn lặn nhưng sợ thuồng luồng Muốn lội lại sợ con rồng quấn đi. Vì thế mà chỉ giám mơ ước: Anh như bông quả trên cây Thân em như cỏ may dưới đường Ước gì gió lớn nặng sương Bông gạo xuống đường với cỏ may may… Hát ví hay ở chỗ người hát không gọi tên sự việc cụ thể mà ra bằng sự ví von ngư ời khác vẫn hiểu được. Không những thế, lời hát ví lại rất hay, trữ tình và có tính văn vẻ, lãng mạn. Do vậy, lối hát ví đòi hỏi người hát phải có một trình độ nhất định thì mới có thể vận dụng được những kiến thức của cuộc sống vào trong văn học làm sao vừa hợp lý, vừa đúng mà lại mang chất trữ tình, hay và rễ đi vào lòng người. Ngoài những loại hình dân ca trên đây, người Mường ở Hòa Bình còn có m ột số loại hình dân ca khác như hát ru con là điệu hát mà cả người già, trẻ, nam, nữ đều có thể dùng để ru trẻ nhỏ, diễn ra cả ban ngày, ban đêm với các giọng của mỗi vùng riêng biệt. Hát mỡi chủ yếu sử dụng trong các hoạt động tín ngưỡng của ông mỡi, bà m ỡi. Tuy nhiên, lời ca, tiếng nhạc của hát mỡi ngoài việc đáp ứng cho nghi lễ làm mỡi còn là m ột sinh hoạt văn hóa cho một lượng khán giả nhất định tham gia làm mỡi. Hát “khu” (chuyện kể) là hình thức dân ca mà các ông mo, bà mỡi dùng để động viên, khuyên bảo những người già cả ồm đau bệnh tật. Vừa bằng lời hát và tâm linh, h ọ động viên những người ốm bình tĩnh, yên tâm chữa chạy, hy vọng một ngày kia sẽ khỏe mạnh để tiếp tục vui vẻ cùng con cháu. Hát đồng giao phổ biến cho trẻ em trong lúc chơi đùa ban ngày cũng như ban đêm dưới ánh trăng. Hát đồng giao thường kèm theo các trò chơi của trẻ làm cho cuộc chơi vừa vui nhộn vừa thêm phần hớp dẫn. Có thể thấy kho tàng dân ca của người Mường hết sức phong phú. Những loại hình dân ca ở đây có loại hát kèm theo nhạc của cồng chiêng, có loại nằn trong hát nghi lễ có thể có cả nhạc và múa, và condf lại là những loại dân ca chỉ do người hát theo những vần thơ, có làn điệu sẵn trong truyền thống dân ca của dân tộc. Mỗi thể loại dân ca có ý nghĩa và tác dụng riêng, song đều nhắm phục vụ đời sống tinh thần của người Mường trong quá khứ cũng như hiện tại. . chơi của trẻ làm cho cuộc chơi vừa vui nhộn vừa thêm phần hớp dẫn. Có thể thấy kho tàng dân ca của người Mường hết sức phong phú. Những loại hình dân ca ở đây có loại hát kèm theo nhạc của. nhạc và múa, và condf lại là những loại dân ca chỉ do người hát theo những vần thơ, có làn điệu sẵn trong truyền thống dân ca của dân tộc. Mỗi thể loại dân ca có ý nghĩa và tác dụng riêng, song. tình, hay và rễ đi vào lòng người. Ngoài những loại hình dân ca trên đây, người Mường ở Hòa Bình còn có m ột số loại hình dân ca khác như hát ru con là điệu hát mà cả người già, trẻ, nam, nữ

Ngày đăng: 31/07/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w