Lịch sử thuốc gây mê – Phần 1 ppt

8 271 0
Lịch sử thuốc gây mê – Phần 1 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lịch sử thuốc gây mê – Phần 1 Quan Công đánh Phàn Thành, bị Tào Nhân bắn tên có thuốc độc, cánh tay bị liệt, Hoa Ðà nghe tin, đến xin chữa giúp, vì mộ tiếng trung nghĩa của Ông. - Chữa bằng cách gì bây giờ ? Quan Công hỏi. - Giờ phải vào một chỗ kín đáo, chôn một cái cột thật chắc, bên trên xuyên một cái vòng sắt lớn, để Ngài lồng cánh tay vào đấy, dùng dây thừng buộc chặc vào cột, lại lấy cái chăn trùm kín đầu, nhiên hậu tôi mới dùng dao nhọn, rạch da, khoét miếng thịt, gọt thẳng vào chỗ bị bắn, nạo hết chỗ xương nhấm độc đi, lấy thuốc rịt vào và dùng chỉ khâu lại thì khỏi được. (Tử vi Lang, trang 1373) Quan Công không cần các điều đó, vén áo, đưa tay cho Hoa Ðà mổ, trong khi Ông vẫn đánh cờ và nói cười cùng Mã Lương. Nhưng cách Hoa Ðà đã trình bày là cách thông thường để giải phẫu thời Tam Quốc bên Tàu vào khoảng năm 250 Tây lịch. Cho đến nửa đầu thập niên 1840, những cuộc giải phẫu ở trên thế giới, từ Á sang Âu và Bắc Mỹ đều tương tự như thế. Ngoài người y sĩ giải phẫu, còn cần hai, ba người lực lưỡng, để đè giữ người được giải phẫu. Người được giải phẫu tỉnh táo, nghe tiếng cưa, dao cắt qua thịt, qua xương, và la hét rên rĩ vì đau đớn. Nhà giải phẫu phải rất nhanh tay, cưa chân chỉ mất có 25 đến 27 giây, vì nếu làm lâu hơn, bịnh nhân có thể chết vì chịu không nỗi sự đau đớn. Những tiếng la hét vì đau đớn có thể vang dôi đến độ người đi ngoài đường cũng nghe được. Darwin còn phải nhìn nhận là các cuộc giải phẩu rất ghê rợn và hai trường hợp giải phẫu mà ông đã chứng kiến khi chưa có thuốc mê vẫn ám ảnh ông trong nhiều năm. (Darwin & Barlow, 1958) 1- Ether : (CH 3 CH 2 ) 2 O Mãi đến ngày thứ sáu 16 tháng 10 năm 1846, mọi việc mới thay đổi. Ngày đó, tại bịnh viện Tổng quát tiểu bang Massachusetts ở Boston, thuốc gây mê đã được áp dụng trong một ca mổ, mở đường cho những bước tiến nhảy vọt của y khoa, và giải phẫu. Ngày đó, Bác sĩ John Collins Warren (1753–1815) trưởng khoa giải phẫu bịnh viện tổng quát Massachusett (Massachusetts General Hospital) đã mời nha sĩ William T. G. Morton (1819 - 1868). đến phụ giúp ông để cắt bỏ cái bướu ở cổ của Gilbert Abbott. Thường thì trường hợp này chỉ là một ca mổ không quan trọng, và chỉ mất khoảng 3 phút đồng hồ. Ðiều khác biệt là bác sĩ Warren muốn dùng một phương thức mới : sự gây mê nơi bịnh nhân trong suốt cuộc giải phẫu, và Morton là người phụ trách việc này. Morton đã cho Abbott hít ê te (ether) và ngay sau đó, bác sĩ Warren đã tiến hành việc cắt bỏ cái bướu. Sau đó Abbott xác nhận: - Tôi không hề cảm thấy đau đớn chút nào trong suốt thời gian giải phẫu, chỉ có lúc gần hết, tôi có cảm tưởng như có một vật gì hơi cùn, cà vào da tôi. (Fenster, 2001, tr. 80) Bấm vào để xem hình giải phẫu bứu cổ của Abbott do Morton thực hiện Ngày 16 tháng 10 năm 1846 được chính thức ghi nhận là Ngày ê te (Ether Day), và tòa nhà có phòng giải phẫu đó được đặt tên lại là Vòm ê te (Ether Dome). Ngày 17 đã có thêm một cuộc giải phẫu cắt bỏ một cái bướu trên cánh tay của một phụ nữ. Theo đề nghị của bác sĩ Warren, bác sĩ George Hayward đã nhờ nha sĩ Morton dùng ê te gây mê cho bịnh nhân. Cuộc giải phẫu này kéo dài đến bảy phút, nhưng nha sĩ Morton đã theo dõi và cho bịnh nhân hít ê te nhiều lần. Sau khi mổ xong, bịnh nhân xác nhận là không hề cảm thấy đau đớn gì hết, và đã vui vẻ kể chuyện về đứa con của bà, đang chờ đợi bà ở nhà. Giải phẫu với thuốc gây mê ê te đã thành công, và mở đầu kỷ nguyên mới cho ngành giải phẫu. Nhưng nếu nha sĩ Morton và các bác sĩ Warren và Hayward là những người chính thức dùng ê te để gây mê trong các cuộc giải phẫu thì đã có nhiều người khác đã biết đến ê te và những thuốc gây mê tương tự. Chính Morton đã dùng ê te để gây tê ở trên mặt và nhổ răng thật sự không đau vào ngày 30 tháng 9 năm 1846. Nhờ đó mà bác sĩ Warren mới mời ông phụ giúp việc gây mê ngày 16 tháng 10 như đã nói ở trên. Những người khai phá: Theo tài liệu trích dẫn trong http://www.anesthesia-nursing.com/ether2.html dược sĩ Raymundus Lullius, người Tây ban nha đã tìm ra ê te ngay từ năm 1275 và gọi hơi này là "lưu toan dịu" (sweet vitriol. Vitriol là tên cũ của acid sulfuric). Ðến năm 1540 khoa học gia Valerius Cordus, người Ðức đã ghi lại phân chất của chất lưu toan dịu này. Và cùng thời gian đó Paracelsus, nhà vật lý và luyện kim người Thụy sĩ đã phát hiện tác dụng thôi miên của lưu toan dịu. Mãi đến năm 1730, W.G. Frobenius, một khoa học gia người Ðức mới đổi tên "lưu toan dịu" thành ê te (CH 3 CH 2 ) 2 O E te được điều chế từ sự khử nước của rượu ethanol ở 140°C dưới sự hiện diện của acid sulfuric 2H 3 C-CH 2 OH [H2SO4], (140°C) > -H2O (CH 3 CH 2 ) 2 O Các nhà vật lý và khoa học gia đã dùng ê te trong nhiều việc khác nhau, nhưng không ai biết dùng ê te như một chất hơi gây mê. Ngay từ năm 1794, các y sĩ người Anh như Richard Pearson và Thomas Lovell Beddoes (1803-1849), đã dùng ê te để trị một chứng lao, bịnh sạn ở bọng đái và bịnh phù thủng. Ðầu thế kỷ thứ 19, vài y sĩ Hoa kỳ dùng ê te để trị một vài chứng sưng ở trong phổi. Michael Faraday (1791 - 1867) , nhân viên bào chế trong dược phòng đã tìm ra khả năng làm mê của hơi ê te. Faraday là nhà vật lý học kiêm hoá học người Anh, nổi tiếng nhờ những khám phá về sự cảm ứng điện từ (induction électromagnétique) và những định luật điện giải (**). Y sĩ Henry Hill Hickman đã thử nghiệm một cách cẩn thận ảnh hưởng của hai chất hơi ê te và "khi' chọc cười" trên thú vật. Ông có ghi lại trạng thái lơ lửng của thú vật giúp cho việc giải phẫu chữa trị chúng tiến hành được dễ dàng. Tiếc là ông mất quá sớm khi mới 29 tuổi, nên không có đóng góp được nhiều. 2- Protoxyd nitơ: N 2 O Những người khám phá Trong khoảng 30 năm cuối thế kỷ thứ 18 (1773), Joseph Priestley, mục sư Anh giáo ở Leeds và là một người mê say Hóa học đã cô lập được thán khí (CO 2 , gaz carbonique), tách dưỡng khí trong không khí, và tạo ra được oxyd ni tơ (oxyde d'azote) thuần chất. Ông lại tạo ra được protoxyd ni tơ (protoxyde d'azote; N 2 O) mà sau đó được gọi là "khí chọc cười" (laughing gas hay gaz hilarant). Khí này có tác dụng làm cho người hít nó ở trong một trạng thái phiêu diêu, lơ lửng, và cảm thấy vui vẻ, yêu đời, nhiều khi cười cợt như điên. Ông mất năm 71 tuổi, mà chưa nhận thức được khả năng làm dịu hay giảm bớt đau của chất "khí chọc cười". N2O (protoxyde d'azote, Nitrous Oxide) Khối lượng phân tử: 44,01g Nhiệt độ sôi: -88,5°C Độ nóng chảy: -90,8°C Mặc dù là chất khí không cháy, nhưng ở 650°c nó cháy nổ N 2 O được điều chế từ sự khử nước của nitrat ammonium ở 250°C: NH 4 NO 3 (250°C) > -2H 2 O N 2 O Ngoài việc dùng làm thuốc tê để nhổ răng, N 2 O còn dùng làm chất bán dẫn. Người ta cũng dùng N 2 O để tăng công suất cho xe hơi (xem phụ chú 1) và hỗn hợp 50% oxy và 50% N 2 O hít vô sẽ giảm đau và bớt stress Năm 1788 Humphrey Davy, một dược sĩ tập sự đã tiếp tục công trình nghiên cứu của Priestley trên "khí chọc cười". Ông đã chế tạo một bộ máy nhỏ, gồm một bao bằng lụa, có chốt mở, đóng để dễ điều khiển việc cung cấp chất khí đó. Ông đề ra giả thuyết là "khí chọc cười" có thể dùng làm cho người bịnh mất cảm giác, do đó không bị đau đớn trong các cuộc giải phẩu. Nhưng không có ai trong ngành y khoa để ý đến giả thuyết này. Horace Wells (1815-1848) là một nha sĩ ở Hartford, Connecticut, Hoa kỳ. Ông đã nhờ Gardner Q. Colton cho ông hít protoxyde d'azote N 2 O trước khi để đồng nghiệp là nha sĩ John Riggs nhổ răng cho ông vào tháng 12 năm 1844. Kết quả đã hết sức tốt đẹp vì ông đã không hề cảm thấy đau đớn khi bị nhổ răng. Ông quyết định áp dụng việc hít protoxyde d'azote cho các bịnh nhân của ông, và thân chủ đã đổ xô đến để cho ông nhổ răng. Nhưng ông đã thất bại khi ông thử áp dụng lối gây mê với protoxyde d'azote trong một cuộc giải phẩu với bác sĩ Warren trong năm 1845. . Lịch sử thuốc gây mê – Phần 1 Quan Công đánh Phàn Thành, bị Tào Nhân bắn tên có thuốc độc, cánh tay bị liệt, Hoa Ðà nghe tin, đến xin. đã chứng kiến khi chưa có thuốc mê vẫn ám ảnh ông trong nhiều năm. (Darwin & Barlow, 19 58) 1- Ether : (CH 3 CH 2 ) 2 O Mãi đến ngày thứ sáu 16 tháng 10 năm 18 46, mọi việc mới thay đổi Massachusetts ở Boston, thuốc gây mê đã được áp dụng trong một ca mổ, mở đường cho những bước tiến nhảy vọt của y khoa, và giải phẫu. Ngày đó, Bác sĩ John Collins Warren (17 5 3 1 815 ) trưởng khoa giải

Ngày đăng: 31/07/2014, 20:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan