1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tài liệu ca dao lịch sử và đất nước phần 1 pptx

6 680 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 181,24 KB

Nội dung

CA DAO II. LỊCH SỬ ĐẤT NƯỚC. 1. Ai về Phú Thọ cùng ta Vui ngày giổ Tổ tháng ba mùng mười (1) 2. Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba. 1. Nhớ xưa đương thủa triều Hùng Vũ Ninh nổi đám bụi hồng nẻo xa. 2. Trời thương Bách Việt sơn hà Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài. 3. Lên ba đáng tuổi anh tài Roi ngà, ngựa sắt ra oai trận tiền. 4. Một phen khói lửa dẹp yên, Sóc Sơn nhẹ gót thần tiên lên trời. (2) (1). Giỗ Tổ: Hùng Vương. (2). Bài này nói về Thánh Gióng. CA DAO 1. Ai về đến huyện Đông Đông Anh Ghé thăm phong cảnh Loa thành Thục Vương. 1. Ru con con ngủ ngon lành Để mẹ gánh nước rửa bành ông voi 2. Muốn coi lên núi mà coi Coi bà quản tượng cưỡi voi bành vàng (1) 1. Ai về Hậu Lộc, Phú Điền (2) Nhớ đây Bà Triệu trận tiền xung phong. (1). Tương truyền câu này ca ngợi Bà Triệu, lãnh tụ nghĩa quân chống nhà Ngô xâm lược vào năm 248. Có nơi còn chép: Coi Bà Triệu tướng cưỡi voi, đánh cồng Túi gấm cho lẫn túi hồng Têm trầu cánh kiến cho chồng trẩy quân. (Trấu têm cánh kiến giống như trồng têm cánh phượng). (2). Phú Điền: nay là xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Hiện nay còn lăng đền thờ Bà Triệu. CA DAO 1. Sa Nam trên chợ dưới đò (1) Nơi đây Hắc Đế kéo cờ dụng binh 1. Bạch Đằng giang là sông cửa ải Tổng Hà Nam là bãi chiến trường (2) (1). Sa Nam: thị trấn huyện lỵ Nam Đàn. Năm 722 Mai Hắc Đế xây Vạn An Thành ở núi Vệ Sơn cùng nhân dân chống bọn xâm lược nhà Đường. Hiện nay ở Vệ Sơn còn đền thờ Mai Hắc Đế. (2). Năm 1288 Trần Hưng Đạo diệt quân của Ô Mã Nhi ở sông Bạch Đằng (sông chảy giữa hai tỉnh Quảng Ninh Hải Phòng) CA DAO 1. Nhong nhong ngựa ông lại về Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn. (1) 1. Lạy trời cho cả gió lên Cho cờ vua Bình Định bay trên kinh thành (2) (1). Câu này nói lên nỗi vui mừng của nhân dân khi nghĩa quân của Lê Lợi tiến về đóng ở bến Bồ Đề (huyện Gia Lâm, Hà Nội), chuẩn bị tổng tấn công quân xâm lược nhà Minh giải phóng thành Đông Quan (nay là thủ đô Hà Nội) (2). Ngày 2 tháng 1 năm Bính Tuất (1418) Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Minh tự xưng là Bình Định Vương. Câu này nói lên ước vọng của nhân dân mong cho nghĩa quân của Lê Lợi mau giải phóng đất nước. CA DAO 1. Ai lên Biên Thượng, Lam Sơn Nhớ Lê Thái Tổ chặn đường quân Minh. (1) 1. Đời vua Thái Tổ, Thái Tông Con bế, con dắt, con bồng, con mang. (2). (1). Biên Thượng, Lam Sơn: thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. (2). Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông: Đời hai vua này nhân dân sống sung túc. Sinh con đẻ cái, sản xuất chăn nuôi đều phát triển. CA DAO 1. Đời vua Vĩnh Tộ lên ngôi (1) Cơm trắng đầy nồi, trẻ chẳng ăn cho. 1. Tùng tùng đánh trống quân sang Chợ Già trước mặt, quán Nam bên đàng 2. Qua Chiêng thì rẽ sang Giàng Qua quán Đông Thổ vào làng Đình Hương 3. Anh đi theo chúa Tây Sơn Em về cày cuốc mà thương mẹ già (2). (1). Vĩnh Tộ: chỉ Lê Thần Tông. (2). Chợ Già, quán Nam, Chiêng: thuộc huyện Hoằng Hóa. Giàng, Đông Thổ, Đình Hương: thuộc huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa. CA DAO 1. Trên trời có ông sao Tua Ba Làng, Trà Lũ có vua Ba Vành.(1) 1. Trên trời có ông sao Tua Ở làng Nguyệt Giám có vua Ba Vành 2. Phương đông quật lũ hùng tinh Làm cho bảy viện tan tành ra tro. (2) (1). Ba Làng, Trà Lũ: tức Trà Trung, Trà Bắc. Trà Đoài thuộc huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định. Trà Lũ là nơi cố thủ của Phan Bá Vành (vua Ba Vành), khi bị quân triều đình đàn áp. Phan Bá Vành lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa nông dân lớn dưới triều vua Minh Mạng. (2). Nguyệt Giám, Nguyệt Lâm: thuộc làng Minh Giám, huyện Kiên Xương, tỉnh Thái Bình, quê hương Phan Bá Vành. Sau Minh Mạng bắt đổi làng Minh Giám thành Nguyệt Giám. Nguyệt Lâm nay thuộc xã Vũ Bình, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình còn Nguyệt Giám thuộc xã Minh Tân, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. CA DAO 1. Có chàng Công Tráng họ Đinh Dựng lũy Ba Đình chống đánh giặc Tây. 2. Cơ mưu, dũng lược ai tày Chẳng quản đêm ngày vì nước lo toan 3. Dù cho vận nước chẳng còn, Danh nghĩa vẹn toàn, muôn thủa không phai. (1) 1. Vườn ai trồng trúc, trồng tre Ở giữa trồng chè, hai bên đào ao 2. Ấy nhà một đấng anh hào Họ Phan làng Thái, đồng bào kính yêu.(2) (1). Lũy Ba Đình: Một căn cứ chống Pháp của nghĩa quân Cần Vương Thanh Hóa dưới sự chỉ huy của: Đinh Công Tráng, Phạm Bành, Hoàng Bật Đạt. Ba Đình là ba làng: Mỹ Khê, Thượng Thọ Mậu Thịnh thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. (2). Họ Phan, làng Thái: Tức Phan Đình Phùng người làng Đông Thái nay là Đức phong, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. CA DAO 1. Sông Lam một dải nông sờ Nhớ người quân tử bơ vơ nổi chìm. (1) 1. Nhớ ai nhớ mãi, nhớ hoài Nhớ người tráng sĩ gươm mài dưới trăng (2) (1). Người quân tử: chỉ cụ Phan Đình Phùng. (2). Người tráng sĩ: chỉ Cao Thắng, một vị tướng của Phan Đình Phùng. CA DAO 1. Kệ Sơn, Phượng Lĩnh đôi hàng Đi về mấy độ ngang tàng vào ra 2. Ngàn Hống hỏi khách đi qua Nào ai là kẻ xông pha đứng đầu. (1) 1. Đường đi chín xã sông con Hỏi thăm ông Hưởng Hiệu hãy còn hay không? (2) 2. Ngó vô Linh Đồng mây mờ Nhớ ông Nguyên soái dựng cờ đánh Tây.(3) 3. Sông Côn khi cạn, khi đầy Khí thiêng đất nước, nơi này vẫn thiêng. (4) (1). Đây là lời một nghĩa quân thương tiếc ông Thái Vĩnh Chinh, một trong những lãnh tụ của phong trào Cần Vương. (2). Ông Hưởng Hiệu: tức ông Nguyễn Duy Hiệu người làng Thanh Hà, xã Diên Phước (thuộc huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) lãnh đạo phong trào Cần Vương ở Quảng Nam năm 1885. Sau khi nghĩa quân bị tan rã, ông bị Nguyễn Thân bắt ở núi Phúc Sơn (1888) bị giặc Pháp kết án tử hình. (3). Ông Nguyên soái tức ông Mai Xuân Thưởng, người làng Phú Lạc, huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định, khởi nghĩa Cần Vương cùng thời với Nguyễn Duy Hiệu. Năm 1887 ông bị giặc Pháp bắt kết án tử hình. (4). Linh Đồng: thuộc xã Bình Phú, huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định. Sông Côn: Một nhánh của sông Ba chảy qua Bình Định đổ xuống cửa biển Quy Nhơn. CA DAO 1. Chiều chiều én liệng truông Mây Cảm thương chú Lía bị vây trong thành. (1) 1. Gò Công anh dũng tuyệt vời Ông Trương "đám lá tối trời" đánh Tây. (2) 1. Vĩnh Long có cặp rồng vàng Nhất Bùi Hữu Nghĩa, nhì Phan Tuấn Thần. (3) (1). Lía: tên một lãnh tụ nghĩa quân, quê ở Bình Định đã nổi dậy chiếm truông Mây (Bình Định) chống chúa Nguyễn. (2). Cuối thế kỷ 19 khi thực dân Pháp xâm lược phía nam tổ quốc. Trương Định đã anh dũng lãnh đạo nhân dân chiến đấu. Nghĩa quân thường trú ở "đám lá tối trời" bất ngờ đánh úp quân giặc. (3). Bùi Hữu Nghĩa, Phan Tuấn Thần: những nhà nho yêu nước đã dùng bút lông làm thơ văn chống Pháp, đả kích bọn gian nịnh theo Tây. CA DAO 1. Chiều chiều trước bến Văn Lâu Ai ngồi ai câu Ai sầu ai thảm Ai thương ai cảm Ai nhớ ai trông 2. Thuyền ai thấp thoáng bên sông Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non (1) (1). Bài này nói lên lòng thương tiếc của nhân dân đối với những người yêu nước đã cùng vua Duy Tân tổ chức khởi nghĩa chống thực dân Pháp năm 1916. CA DAO 1. Đu tiên mới dựng năm nay (1) Cô nào hay hát kỳ này hát lên 2. Tháng ba nô nức hội đền, Nhớ ngày giỗ Tổ bốn nghìn năm nay 3. Dạo xem phong cảnh trời mây Lô, Đà, Tam Đảo cũng quay đầu về (2) 4. Khắp nơi con cháu ba kỳ (3) Kẻ đi cầu phúc, người đi cầu tài Sở cầu như ý ai ai Xin rằng nhớ lấy mùng mười tháng ba. (4) (1). Đu tiên: Những ngày hội ở đền Hùng thường tổ chức trò đu tiên. Nam nữ cùng ngồi trên đu, vừa đu vừa hát. (2). Lô, Đà, Tam Đảo: sông Lô, sông Đà, núi Tam Đảo. (3). Ba kỳ: ba miền Bắc, Trung, Nam. (4). Mùng Mười tháng ba: ngày giỗ tổ Hùng Vương. CA DAO 1. Kẻ giầu có quán Đình Thành Kẻ Hạc ta có Ba Đình, Ba Voi. 2. Mười tám cất thuyền xuống bơi Mười chín giã bánh, hai mươi rước thần. (1) 1. Mùng bảy hội Khám, mồng tám hội Dâu Mồng chín đâu đâu trở về hội Gióng. (2) 1. Nhớ ngày mồng bảy, tháng ba Trở về hội Lãng, trở ra hội Thầy (3) 1. Hội chùa Thầy có hang Cắc Cớ Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy. (1). Kẻ Dầu: có lẽ là làng Dao Chân, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Kẻ Hạc: có lẽ là Bạch Hạc huyện Vĩnh Tương, Phú Thọ, ở đây cũng có tục bơi chải. (2). Khám: tức Văn Khám thuộc huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Làng Gióng: nay thuộc ngoại thành Hà Nội. (3). Lãng: tức làng Yên Lãng, quận Cầu Giấy, Hà Nội Chùa Thầy: thuộc tỉnh Hà Tây, hang Cắc Cớ: ở chùa Thầy . CA DAO II. LỊCH SỬ VÀ ĐẤT NƯỚC. 1. Ai về Phú Thọ cùng ta Vui ngày giổ Tổ tháng ba mùng mười (1) 2. Dù ai đi ngược về xuôi. quân của Lê Lợi mau giải phóng đất nước. CA DAO 1. Ai lên Biên Thượng, Lam Sơn Nhớ Lê Thái Tổ chặn đường quân Minh. (1) 1. Đời vua Thái Tổ, Thái Tông Con

Ngày đăng: 23/12/2013, 19:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w