1. Trang chủ
  2. » Ngoại Ngữ

Anh văn để hội nhập với thế giới pptx

14 181 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 142,88 KB

Nội dung

Anh văn để hội nhập với thế giới I. Văn phạm rất cần thiết Không có một ngôn ngữ nào không cần sự hiểu thấu về văn phạm để hành văn cho chuẩn và đem lại niềm vui cho đọc giả. Sau khi đã hiểu thấu văn phạm rồi thì tác giả lại phá rào, chơi chữ để có thể đưa ý sâu hơn, để tả những bức tranh ngoạn mục hơn. Người bản xứ nào cũng đánh giá sự thông minh và tài năng của con người không chỉ qua cách dùng từ, hành văn mà còn về cả văn phạm. Ở các xứ nơi tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ củng vậy! Nhìn họ chế nhạo nguyên thủ quốc gia của họ thì ta cũng biết. II. Học Anh văn ở Mỹ 1. Viết và đọc Tôi còn nhớ rất nhiều quá trình dùng và học Anh ngữ của các con tôi từ lúc sinh ra và lớn lên ở xứ bạn. Bắt đầu từ “Sữa”, “Cơm”, đến “Cho con xin ” và rồi “Con đau bụng” vv… cho đến khi chúng học xong đại học, không bao giờ chúng phải trải qua một lớp dạy chuyên văn phạm nào cả! Nhưng chúng viết rất nhiều. Từ lớp vỡ lòng qua những lớp cao hơn sau đó, cứ mỗi năm, bài viết đòi hỏi nhiều hơn - bóng bẩy hơn, lưu loát hơn. Bắt đầu mùa học nào cũng thế, sốt ruột khi thấy bài viết của con mình có nhiều vết mực của thầy cô hơn số điểm; nhưng dần dần lại cảm thấy hạnh phúc khi những vết mực ấy càng ngày càng ít đi và thay vào đó là một con tem, hay một lời phê bình tốt. Qua những nét mực sửa sai, phê bình của thầy cô, các con tôi HỌC Anh văn. Nói cho đúng chúng học cách nói nghe cho xuôi tai và cách viết cho thoát ý. Văn phạm nhập tâm khi chúng phải trau chuốt một lời nói, một câu văn sao cho gọn và súc tích từ lớp vỡ lòng cho đến hết suốt cuộc đời. Để đạt được sự gọn gàng và súc tích ấy, chúng học rất nhiều từ và sự khác biệt giữa những từ (thế này thì cùng nghĩa mà thế kia thì khác nghĩa), thêm vào đó ý của câu văn tùy theo vị trí của các từ. Tôi không chỉ nói đây thế nào là sự khác biệt giữa câu xác định, câu phủ định, câu hỏi, vv… mà còn là sự khác biệt về ý tưởng. Để học được như vậy, học sinh phải đọc rất nhiều. Ngoài những quyển sách nằm trong danh sách của trường, chúng được khuyến khích đọc thêm sách mà chúng tự lựa chọn. Đọc rồi thì phân tích, viết báo cáo. Lúc còn nhỏ thì theo cách bố cục của thầy cô; khi đã vững cách trình bày thì được quyền hành văn thông thoáng hơn nhưng phải có lý. Khi trò phá rào, nếu thầy cô thấy ý tưởng ấy hay hoặc lạ, họ lại lấy đó làm đề tài cho cả lớp phê bình (chúng ta cả thầy và trò cùng học!). Vào trung học, học sinh sẽ được luyện cách viết phản xạ (impromptu writing). Thầy cô ra đề bất kỳ lúc nào, học sinh có từ 15-30 phút để trình bày ý tưởng và sự hiểu biết của mình. Nhà giáo sẽ nhìn vào đấy để theo dõi và tu bổ những gì mà học sinh còn khiếm khuyết. Ở trung học phổ thông (THPT), học sinh còn được dạy cách viết văn theo nhiều thể loại: tiểu thuyết, báo chí, cũng như báo cáo khoa học. Quan trọng trong tất cả các lớp dạy Anh văn chuẩn bị cho đại học mà riêng tôi thấy rất cần thiết và tôi xin được phép nôm na gọi là phân tích học (analytical writing) và tranh luận (debating). Viết và đọc là như thế, còn nghe và nói thì thế nào? 2. Nghe và nói Nghe thì dĩ nhiên từ lúc mở mắt cho đến khi đi ngủ thì là hoàn toàn chung đụng với Anh ngữ – ngoại trừ tiếng Việt từ người thân hoặc ở lớp dạy Việt ngữ. Tuy nhiên, không phải ai nghe gì cũng hiểu – cái hiểu biết đi theo trình độ học vấn và kinh nghiệm sống. Nói như vậy có nghĩa là kỹ thuật nghe cũng cần thời gian. Nhưng vấn đề quan trọng trước hết là làm quen với cách phát âm rồi tiếp đó nhịp điệu của câu nói (từng chữ rồi đến từng câu). Trước tuổi vào lớp vỡ lòng, các cháu bé Việt hay Mỹ cũng đều như nhau; nghe và hiểu một số từ rất giới hạn. Trong giai đoạn ấy, phần lớn nhà nào cũng nhạc và truyện thiếu nhi chất đầy! Tuy nhiên, khi các các cháu nhỏ bước chân vào tiểu học thì nhà trường rất chú trọng đến cách phát âm của chúng. Tùy theo cách nhận xét của thầy cô, những trẻ có vấn đề với một hay nhiều âm gốc thì sẽ được gửi đến chuyên viên luyện âm / luyện giọng (speech therapist) một tuần hay nhiều hơn để họ sửa lại. Ở bậc tiểu học, học sinh sẽ gặp nhiều nhóm chữ: cùng âm khác nghĩa, cùng âm viết khác, cùng âm viết giống khác nghĩa, khác âm viết giống. Thêm vào đó là cách dùng các thành ngữ hay đặc ngữ (idoms). Có những đặc ngữ đi trái với văn phạm, chủ từ số nhiều đi với động từ số ít hay tính từ đóng vai trạng từ, vv… Nói chung, kỹ thuật nghe và nói đòi hỏi người học thường xuyên đắm mình trong khung cảnh và môi trường sử dụng tiếng bản xứ, hơn là học lâu dài nhưng chỉ mỗi ngày một ít. Ngoài ra viết và đọc càng nhiều thì nghe và nói càng trở nên sắc bén. So với cách học Anh ngữ ở xứ người và cách học tiếng mẹ đẻ mà tôi đã đi qua thì chúng chẳng khác nhau cho lắm. Tuy nhiên, thời giờ có giới hạn; đồng thời, Anh văn chỉ là môn phụ trong chương trình giáo dục thì chúng ta phải giải quyết như thế nào để nâng cấp trình độ Anh ngữ của học sinh và sinh viên Việt Nam? III. Học Anh văn ở Việt Nam 'Dùng ba lần sai thì khó sửa' – Học ngoại ngữ không đúng từ đầu thì sẽ mất rất nhiều thời gian để tu chỉnh; Anh ngữ lại có cái khó riêng vì có rất nhiều ngoại lệ mà sách vở thì thường thiếu sót. Không thể nào một quyển sách tham khảo có thể bình luận hết tất cả các ngoại lệ. Cuối cùng, giáo viên với kiến thức căn bản chỉ lại cho học trò kiến thức nhập môn thì kết quả là đi thi thì đạt được điểm cao, mà dùng thì lại không đúng vì công thức chỉ đúng khi không chạm phải ngoại quy. Thêm vào đó, vì thời gian có hạn, con em chúng ta học quá ít từ. Dùng một từ quen thuộc cho nhiều ngữ cảnh thì sẽ không thoát ý. Lắm lúc học trò lại thích dùng những chữ mới học để đánh bóng câu văn mà không hiểu rằng sự hoa mỹ không đúng chỗ lại làm người đọc thấy khó hiểu hoặc hiểu sai! Con em chúng ta học ít từ mà mỗi từ thì lại không thông - lấy thí dụ, chữ go với nghĩa gốc là đi, cộng với các biến thể có đến hơn năm mươi cách dùng; chỉ học chữ go và các biến thì (tense) là quá ít. Đấy là chúng ta chưa đề cập đến kỹ thuật nghe và nói và những khó khăn mà chính trẻ ở nước người cũng vấp phải như đã nêu trên nếu không có điều kiện hay không có người hướng dẫn tốt. Có một số trẻ em có điều kiện để theo học những chương trình quốc tế. Nhưng chọn trường thì không phải là điều dễ. Cha mẹ thường nghĩ rằng chuẩn là phải học với người bản xứ. Nhưng thế nào là chuẩn khi giáo viên không có trình độ sư phạm và lắm lúc bị bối rối với những câu hỏi tại sao và trả lời cho qua vì nghĩ rằng học trò của mình thiếu kiến thức? Thế nào là chuẩn khi cách phát âm của họ không giống nhau? Người bản xứ ở nước này thì phát âm khác người ở nước kia. Cùng một nước tùy theo vùng mà cách phát âm lại có riêng những đặc thù. Là nhà giáo, chúng ta có trách nhiệm phải định nghĩa chữ ‘chuẩn’ cho đúng để người dân không còn có khái niệm mơ hồ. Khi họ hiểu thế nào là chuẩn thì những ai không đạt chuẩn sẽ tự loại. Dĩ nhiên theo học chương trình quốc tế cũng có cái hay khi môi trường học dùng Anh ngữ thường xuyên hơn, một trong những điều kiện để phát huy kỹ thuật nghe và nói. Nhưng ngược lại con em của chúng ta phải chấp nhận những yếu điểm khác; thí dụ như có thể không thông cảm tiếng mẹ đẻ sâu sắc bằng các bạn học theo chương trình giáo khoa trong nước; hoặc có thể chậm hơn về các môn khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, câu hỏi mà chúng ta nên trả lời là thế nào thì vừa đủ hay cần phải xuất chúng về văn chương hay khoa học để có thể đóng góp tích cực cho quê hương. Thế thì đối đầu với các khó khăn nêu trên trong sự giới hạn của thời gian, thiếu thốn của nhân lực, và quá nhiều điều để học thì chiến lược trồng người để hội nhập quốc tế phải như thế nào để đem đến hiệu quả tối ưu? Tôi xin mạn phép góp ý như sau: IV. Dạy và Học Anh văn để đáp ứng sự đòi hỏi hội nhập quốc tế 1. Dạy cho đa số nghe và nói được Trước hết, ba vấn đề cần được để ý: Thứ nhất, trên thế giới, phần lớn nước nào có số người sử dụng được Anh ngữ để trao đổi dễ dàng với cộng đồng quốc tế nhiều thì nước ấy dễ phát triển nhanh. Mặc dầu không phải ai cũng cần biết Anh ngữ; nhưng trên tất cả các lãnh vực có liên quan đến am hiểu, thoả thuận và đồng ý với cộng đồng quốc tế, ngôn ngữ này rất cần thiết. Thứ hai, theo ước tính từ nhiều nguồn, ở Anh và Mỹ, trung bình một học sinh cấp 3 biết khoảng 10.000 – 16.000 từ; sinh viên ra trường đại học biết khoảng 20.000- 25.000 từ; để hiểu và dùng lưu loát như người bản xứ cần 20.000 từ (35.000 – 60.000 theo David Crystal). Dầu có khác nhau vài ngàn, tất cả các nguồn đều cho rằng chỉ cần thông thạo 2.000 từ thông dụng là có thể hòa mình với xã hội. (1) Thứ ba, lấy nước Mỹ làm điển hình, một hợp chủng quốc có hơn 300 triệu dân, đại đa số ai cũng nói và nghe được Anh ngữ - trừ người bản xứ có văn hoá, phần lớn là tạm đủ, kể cả những người dùng trật văn phạm và không thoát ý. Như vậy chuẩn văn phạm rất cần thiết cho sự trao đổi khoa học cũng như giao tiếp qua công ước và hợp đồng (những vấn đề liên quan đến luật). Ngoài ra, làm chủ văn phạm không phải là điều kiện thiết yếu. Vì thế chúng ta không nên dạy văn phạm quá sớm, quá nhiều một cách đại trà. Quan trọng là luyện nghe và nói thường xuyên hơn ở bậc tiểu học và trung học cơ sở (THCS). Thêm vào đó là học từ và cách dùng từ trong những câu đối thoại mẫu theo các ngữ cảnh khác nhau. Từ lớp 4 trở lên, học sinh nên bắt đầu tập viết và viết thật nhiều. Đầu tiên nên tập viết một câu tiếng Anh từ năm chữ trở xuống. Dần dần số chữ trong câu sẽ tăng dần theo thời gian. Cho đến khi xong THCS thì học sinh đã có thể viết một đoạn văn ngắn khoảng 100 chữ. Về văn phạm nên chỉ dạy kèm trong các bài viết. Mỗi bài tập viết nên chỉ nêu một yếu tố văn phạm cần thiết mà thôi. Nếu cần, nên dạy lại yếu tố ấy thường xuyên trong những bài tập viết kế tiếp. Để tập nghe và nói, giáo viên nên sử dụng các phương tiện sẵn có trên mạng hoặc những CD từ điển kèm theo cách phát âm của người bản xứ. Không nên dùng cách phát âm lẫn lộn của nhiều nước. Trên mạng dành cho người học Anh ngữ là tiếng thứ hai (ESL) hay ngoại ngữ (EFL) có rất nhiều trò chơi dành để dạy phát âm, các giáo viên nên tham khảo để soạn bài giảng cho học trò. Để đạt được kỹ năng tạm đủ ở cấp sơ đẳng, hoc sinh chuẩn bị vào THPT nên biết khoảng 2.000 – 3.000 từ thông dụng và chừng 100 thành ngữ thường dùng. 2. Dạy cho học trò THPT biết phân tích câu văn Nếu các bạn trẻ đã qua các lớp Anh văn ở bậc THCS như vừa nêu trên, thì phần còn lại phải học thêm ở bậc THPT là khả năng phân tích câu văn. Muốn phân tích giỏi, thì các bạn ấy trước hết phải học thêm nhiều từ và cách sử dụng từ. Để giải quyết vấn đề này, cách hay nhất là viết và đọc thật nhiều. Tập viết văn theo ngữ cảnh và tình huống bằng cách thay từ cho thích hợp rất là quan trọng. Vì qua cách học ấy, học trò sẽ cảm được ngôn ngữ mà mình học. Để luyện thêm sự nhạy bén, giáo viên nên dành 1 hay 2 tiết trong tuần để học trò tập viết văn theo phản xạ - câu văn phải ngắn, gọn, và súc tích. Đối với học sinh chuyên Anh, chúng ta nên bồi thêm vào chương trình học cách viết báo, thơ văn, và tiểu thuyết. Học sinh chuẩn bị vào đại học nên biết khoảng 7.000 – 10.000 từ (chuyên Anh khoảng 10.000 – 15.000) và chừng 300 thành ngữ thường dùng. 3. Dạy cho sinh viên đại học cách viết báo cáo, bài tham khảo, và luận văn Khi vào đến đại học, sinh viên tùy theo ngành sẽ phải chọn một trong ba lớp học Anh văn cao cấp: khoa học, kinh tế thương mại, và luật. Sau khi đã cảm thông với ngôn ngữ và các ngoại lệ thì đây là lúc cần thiết để tu bổ chuyên văn phạm. Từ các ngoại lệ nhìn về cấu trúc logic của văn phạm, sinh viên sẽ hiểu được cái thâm thúy của tiếng Anh. Nhìn cái đẹp, cái chuyên, cái logic từ hướng không đẹp, không chuyên, không chuẩn thì dễ cảm thông hơn là ngược lại. Một khi học sâu cái logic của văn phạm quá sớm, quá nhiều thì những cái gì nằm ngoài khung logic thì hay làm ta bị rối trí, nghi ngại, và thường đặt vấn đề. 4. Dạy Anh văn bổ túc, sửa sai Ngoài chương trình giáo khoa của bộ giáo dục và đào tạo, xã hội nên khuyến khích và tạo điều kiện cho những người đã bỏ lỡ con đường học vấn chính quy ra đời kiếm kế sanh nhai để cho họ theo học các lớp Anh văn tu bổ và sửa sai - học sao cho nói rõ, nghe được 2.000 từ thông dụng và vài trăm câu giao tế, trao đổi điển hình là họ có thể hoà nhập với cộng đồng quốc tế. V. Môi trường học Anh văn [...]... ngại với Anh văn trong 10 năm tới thì chúng ta sẽ có thể đạt được kết quả tối ưu hay không? Đã có chương trình từ trên loang xuống, chúng ta cũng nên tạo thêm điều kiện để kiến thức loang cho dễ Điều kiện ấy là bao trùm từ dưới đẩy lên Bắt đầu hôm nay thì 10 năm nữa, với chương trình dạy Anh văn cho tập thể học sinh, sinh viên đúng cách, chúng ta sẽ có một đội ngũ thanh niên sẵn sàng trao đổi với bạn... trao đổi với bạn bè trên thế giới một cách bình đẳng Chúng ta nên bắt tay đẩy mạnh phong trào học tiếng Anh trong mọi tầng lớp quần chúng với cách học tiếng Anh theo chuẩn quốc tế Nền tảng của phong trào là 50.000 giáo viên dạy Anh văn có trình độ và được quốc tế công nhận Nếu trong vòng 5 năm, chúng ta có thể tạo được nền tảng đó thì tương lai đất nước sẽ sáng nhanh hơn Với 50.000 giáo viên, bắt... Việt Nam họ có thể ghé vào các CLBAV để học hỏi thêm văn hóa từng vùng và đồng thời lấy đó làm cơ duyên để trở lại và đóng góp sau này! Một buổi gặp gỡ để rồi nối vòng tay lớn Trong một năm học các CLBAV có thể tìm gặp nhau một hay vài lần qua những cuộc thi đua Anh văn Nếu tổ chức chặt chẽ, các CLBAV có thể trao đổi tài liệu, sách vở, phim ảnh để tất cả cùng học tiếng Anh Nói chung, CLBAV là môi trường... đi sự bỡ ngỡ và ngại ngùng khi dùng Anh ngữ trước kẻ lạ và quần chúng - giảm tật xấu tăng thói hay VI Kết luận Đã đến lúc dân tộc ta vươn ra biển lớn Hội nhập với cộng đồng thế giới đòi hỏi chúng ta phải biết tiếng Anh Muốn đẩy mạnh nghiên cứu và giảng dạy khoa học, chúng ta đã có chương trình đào tạo 20.000 tiến sĩ trong vòng 10 năm, con số ấy lớn nhưng lại nhỏ đối với 100 triệu dân Nếu có tiến sĩ nhưng... dạy Anh văn đạt được ít nhất 550 điểm TOEFL hoặc 7 điểm IELTS Để dạy đại học thì nên đạt trên 1400 điểm GRE cho các môn khoa học, 650 điểm GMAT cho quản trị kinh doanh hoặc có bằng tiến sĩ cấp từ các trường quốc tế đã được thế giới công nhận Nếu cần, nhà nước nên có những lớp chuyên tu 3/7/24 (3 tháng, 7 ngày một tuần, 24 tiếng một ngày - sống và học trong một môi trường hoàn toàn sử dụng tiếng Anh) ... tiếng Anh chỉ cần được trang bị một máy có đầu đọc / chép CD, một cặp loa, cộng với đường truyền tốt là vừa Ở vùng sâu, vùng xa, không có điều kiện nối mạng thì học từ CD cũng tạm đủ Nhưng, nếu có điều kiện, thì thêm máy chiếu (projector), và máy thâu âm Tốt nhất là có riêng phòng lab và trong đó mỗi học sinh được phân phối riêng dụng cụ học tập 3 Câu lạc bộ Anh văn (CLBAV) Như đã nêu trên, để học Anh. .. đã nêu trên, để học Anh ngữ cho nhanh và cho thuần thì người học cần phải đắm mình trong môi trường thường xuyên dùng Anh ngữ Nếu có khả năng và điều kiện, chúng ta nên tạo ra các CLBAV trong trường cũng như ngoài xã hội CLBAV còn là nơi con em chúng ta có thể đến giải trí và hòa đồng với các bạn Ngoài ra chúng ta có thể dùng môi trường ấy để cho các em làm báo, tranh luận Đấy cũng là nơi các em học... làm việc lâu năm trên đất bạn và hiểu thông, nói thạo tiếng Anh) thì hay hơn Họ có thể dùng văn hóa Việt và cách phát âm tiếng Việt của từng vùng để làm điểm tựa cho học sinh theo đó mà chỉnh lại thói quen xấu 2 Tài liệu và dụng cụ giảng dạy Ngày nay, với sự đóng góp của hệ thống Internet, tài liệu giảng dạy Anh ngữ đều có sẵn và rất nhiều để giúp người học nâng cao trình độ ngoại ngữ của mình Từ phương... toàn sử dụng tiếng Anh) Cho đến nay, số người đã đi qua các khoá học Anh văn thì khá nhiều Thành ra những cách phát âm sai hoặc dùng từ không đúng vì dịch theo nghĩa tiếng Việt đã trở thành thói quen Nói sai thành ra nghe sai Dùng sai thành ra viết sai Để sửa sai một cách hiệu quả nhất, chúng ta nên dùng kiều bào bản xứ (native, sanh ra và lớn lên tại xứ người nhưng nói giỏi tiếng Việt) hoặc bán bản... vọng rằng trong vòng 10 năm, chúng ta có thể đào tạo được ít nhất 10 triệu người dân biết dùng 2.000 từ thông dụng một cách thoải mái, và khoảng 2 triệu thanh niên nam nữ dùng tiếng Anh không thua người bản xứ Được như thế thì không còn gì quá khó để ngăn chặn chúng ta lướt sóng đại dương . Anh văn để hội nhập với thế giới I. Văn phạm rất cần thiết Không có một ngôn ngữ nào không cần sự hiểu thấu về văn phạm để hành văn cho chuẩn và đem lại niềm. điều để học thì chiến lược trồng người để hội nhập quốc tế phải như thế nào để đem đến hiệu quả tối ưu? Tôi xin mạn phép góp ý như sau: IV. Dạy và Học Anh văn để đáp ứng sự đòi hỏi hội nhập. vấn đề cần được để ý: Thứ nhất, trên thế giới, phần lớn nước nào có số người sử dụng được Anh ngữ để trao đổi dễ dàng với cộng đồng quốc tế nhiều thì nước ấy dễ phát triển nhanh. Mặc dầu không

Ngày đăng: 31/07/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w