1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lý Công Uẩn và chuyện sét đánh ra ... thơ 1 pps

6 265 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 156,98 KB

Nội dung

Lý Công Uẩn và chuyện sét đánh ra thơ 1 Người xưa cho rằng, mọi biến đổi lớn theo chiều hướng xấu hoặc tốt của một cuộc đời, một gia đình, một địa phương hay một triều đại tất cả đều được báo trước bằng những điềm dữ hoặc điềm lành. Việc Lý Công Uẩn được tôn lên ngôi Hoàng Đế và khai sáng ra triều Lý (1010 -1225) cũng đã được báo trước như vậy. Sách Đại Viết sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 1,tờ 31a-b) chép: "Trước đó, ở làng Diên Uẩn, thuộc châu Cổ Pháp (nay là vùng Tiên Sơn , tỉnh Bắc Ninh ), có cây gạo bị sét đánh. Người làng ấy đến xem kĩ thì thấy có chữ như sau: Thụ căn diểu diểu, Mộc biểu thanh thanh, Hòa - đao - mộc lạc, Thập - bát - tử thành, Đông - a nhập địa, Mộc dị tái sinh, Chấn cung kiến nhật, Đoài cung ẩn tinh, Lục thất niên gian, Thiên hạ thái bình.Mấy câu này, đại để có nghĩa là: Rễ cây sâu thăm thẳm, Vỏ cây màu xanh xanh, Hòa - đao - mộc thì rụng(1), Thập - bát - tử thì thành(2), Đông - a mà nhập địa(3), Cây lạ sẽ tái sinh(4), Phương Đông mặt trời mọc(5), Phương Tây sao ẩn mình, Chừng sáu, bảy năm nữa, Thiên hạ sẽ thái bình. Nhà sư Vạn Hạnh nói với Lý Công Uẩn rằng: - Mới rồi tôi thấy có bùa sấm lạ kì, suy thì biết là họ Lý sẽ cường thịnh, thế nào cũng dấy nên cơ nghiệp. Nay xem trong khắp thiên hạ, người họ Lý kể cũng nhiều, nhưng không ai bằng Thân Vệ cả (Thân Vệ là chức của Lý Công Uẩn lúc bấy giờ ). Thân Vệ là người nhân từ, được lòng người, lại đang là người nắm giữ binh quyền trong tay, cho nên, đứng đầu trăm họ, nếu không phải là Thân Vệ thì còn ai vào đó nữa. Tôi nay đã ngoài bảy mươi, những mong thư thả hãy chết, chẳng qua chỉ cốt để chờ được xem đức hóa của ông như thế nào. Việc này quả là cơ may ngàn năm có một. (Lý) Công Uẩn sợ lời ấy (của Vạn Hạnh) tiết lộ ra, đành nhờ người anh đem Vạn Hạnh giấu ở Tiên Sơn (Nay thuộc tỉnh Hà Bắc ). Nhưng cũng từ đấy, ý nhòm ngó ngôi vua bắt đầu nảy sinh và người người cũng muốn theo ý đó" (1): Hòa - đao - mộc ghép lại, có âm Hán Việt là lê, đây chỉ họ Lê, chỉ ngôi vua của Lê Long Đĩnh. Rụng là rụng xuống, ý nói sẽ mất đi. (2): Thập - bát - tử ghép lại có âm Hán Việt là Lý, chỉ họ Lý. Chữ thành ngụ ý được dựng lên. Cả câu nói triều Lý sẽ được dựng lên. (3): Đông - a ghép lại có âm Hán Việt là Trần, chỉ họ Trần. Họ vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc nên mới có hai chữ nhập địa.(4): Cây lạ sẽ tái sinh ngụ ý rằng, sau cũng có triều Lê, song đó lại là một họ Lê hoàn toàn khác. (5): Ý chỉ rằng sẽ có Thiên Tử. Xưa người ta vẫn gọi Thanh Hóa là Tây còn Thăng Long là Đông. Lý Công Uẩn lên ngôi Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 1, tờ 32a-b và 33a-b) chép rằng: "Có một lần, Lê Ngọa Triều (tức Lê Long Đĩnh ) ăn khế nhưng ( khi bổ ra lại thấy) ở trong có hạt mận thì tin ở lời sấm truyền (xem bài trên), bèn ngầm sai bộ hạ tìm người họ Lý để giết đi, ấy thế mà Lý Công Uẩn ở ngay bên cạnh vẫn không biết. (Mận - cây mận, quả mận - âm Hán Việt là lý, cho nên Lê Ngọa Triều suy chữ lý là mận ra chữ lý là họ Lý ). Đến khi (Lê) Ngọa Triều băng, con nối ngôi thì còn quá bé, cho nên (Lý) Công Uẩn cùng với quan giữ chức Hữu Điện Tiền Chỉ Huy Sứ là Nguyễn Đê, mỗi người được đem năm trăm quân Tùy Long (quân hầu riêng cho Thiên Tử) vào làm quân túc vệ. Bấy giờ, quan Chi Hậu là Đào Cam Mộc dò boết (Lý) Công Uẩn có ý muốn được truyền ngôi, bèn nhân lúc vắng người, nói khích (với Lý Công Uẩn )rằng: - Bấy nay, chúa thượng ngu tối và bạo ngược, làm nhiều việc bất nghĩa, khiến trời ghét nên không cho hưởng thọ mà con nối thì thơ ấu, không thể kham nổi việc lớn đầy khó khăn, trăm sự đều phiền nhiễu, thần linh không ưa, dân chúng nháo nhác tìm chân chúa. Vậy, tại sao Thân Vệ (chỉ Lý Công Uẩn) lại không nhân cơ hội này mà nghĩ mưu cao, quyết đoán sáng suốt, xa thì xem dấu cũ của vua Thang, vua Vũ, gần thì xem việc của họ Đinh, họ Lê trên thuận lòng trời, dưới hợp lòng người (nắm lấy ngôi báu có phải là hơn việc) khư khư giữ chút tiết hạnh bề tôi nhỏ nhoi hay không? - (Lý) Công Uẩn lấy làm vừa ý với câu nói của Đào Cam Mộc, Nhưng lại còn sợ Đào Cam Mộc còn có mưu khác, bèn giả vờ mắng lại rằng: - Sao ông dám ăn nói như thế? Tôi phải bắt ông đem nạp cho bá quan mới được. (Đào) Cam Mộc thong thả nói với (Lý) Công Uẩn rằng: - Tôi thấy việc trời và việc người như thế cho nên mới dám nói ra. Nay ông muốn tố cáo tôi thì tôi cũng xin thưa rằng tôi đâu sợ chết! (Lý) Công Uẩn nói: Tôi đâu nỡ tố cáo ông, chẳng qua vì sợ lời nói của ông mà tiết lộ ra thì chúng ta đều phải chết nên mới răn như thế đó thôi. Hôm sau, (Đào) Cam Mộc lại bảo (Lý) Công Uẩn rằng: - Người trong nước cho rằng họ Lý sẽ làm nên nghiệp lớn, lời sấm đã hiện ra rồi, tai họa không thể che giấu được nữa. Nay, chuyện chuyển họa thành phúc phải làm ngay trong một sớm một chiều mà thôi. Đây chính là lúc mà trời thì ban cho, người thì theo về, ông còn ngần ngại gì nữa? . điềm lành. Việc Lý Công Uẩn được tôn lên ngôi Hoàng Đế và khai sáng ra triều Lý (10 10 -12 25) cũng đã được báo trước như vậy. Sách Đại Viết sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 1, tờ 31a-b) chép: "Trước. Lý Công Uẩn và chuyện sét đánh ra thơ 1 Người xưa cho rằng, mọi biến đổi lớn theo chiều hướng xấu hoặc tốt của một. người họ Lý để giết đi, ấy thế mà Lý Công Uẩn ở ngay bên cạnh vẫn không biết. (Mận - cây mận, quả mận - âm Hán Việt là lý, cho nên Lê Ngọa Triều suy chữ lý là mận ra chữ lý là họ Lý ). Đến

Ngày đăng: 31/07/2014, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w