1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

139 Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty cơ khí Ngô Gia Tự

103 367 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 426,5 KB

Nội dung

139 Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty cơ khí Ngô Gia Tự

Trang 1

Phần I: Lý luận chung về công tác kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật

liệu trong doanh nghiệp

I.Sự cần thiết của công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất

1.Khái niệm và đặc điểm của nguyên vật liệu

Vật liệu là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinhdoanh, tham gia thờng xuyên và trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm, ảnhhởng trực tiếp đến chất lợng của sản phẩm đợc sản xuất

Vật liệu là đối tợng lao động nên có đặc điểm là: tham gia vào một chu

kỳ sản xuất, thay đổi hình dáng ban đầu sau quá trình sử dụng và chuyển toàn

bộ giá trị vào giá trị của sản phẩm đợc sản xuất ra Thông thờng trong cấu tạocủa giá thành sản phẩm thì chi phí về nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khá lớnnên việc sử dụng tiết kiệm vật liêu và sử dụng đúng mục đích, đúng kế hoạch

có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ thấp giá thành sản phẩm và thực hiện tốt

kế hoạch sản xuất kinh doanh

2.Tầm quan trọng của nguyên vật liệu và công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất

Đóng vai trò là một yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh,nguyên vật liệu là thành phần chính để cấu tạo nên sản phẩm Nguyên vật liệu

đợc nhận diện dễ dàng trong sản phẩm vì nó tợng trng cho đặc tính dễ thấy lớnnhất của cái gì đã đợc sản xuất Do vậy muốn cho hoạt động sản xuất kinhdoanh của các doanh nghiệp tiến hành đợc đều đặn, liên tục phải thờng xuyên

đảm bảo cho nó các loại nguyên vật liệu, năng lợng đủ về số lợng, kịp về thờigian, đúng về qui cách, phẩm chất Đây là một vấn đề bắt buộc mà nếu thiếuthì không thể có quá trình sản xuất sản phẩm đợc

Doanh nghiệp sản xuất cần phải có nguyên vật liệu, năng lợng mới tồntại đợc Vì vậy đảm bảo nguyên vật liệu, năng lợng cho sản xuất là một tất yếukhách quan, một điều kiện chung của mọi nền sản xuất xã hội Tuy nhiên sẽ làmột thiếu sót nếu chỉ nhắc tới nguyên vật liệu mà lại không nhắc tới tầm quantrọng của công tác kế toán nguyên vật liệu Nguyên nhân có thể tóm tắt nhsau:

-Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong một đơn vị sảnphẩm so với các khoản mục chi phí sản xuất khác (lao động trực tiếp và sảnxuất chung);

Trang 2

-Số liệu chính xác về nguyên vật liệu có trong tay phải thờng xuyênphản ánh để xác định khi nào cần đặt mua tiếp với ngời bán vì nếu không sẽlàm gián đoạn sản xuất;

-Một số sản phẩm cần nhiều loại nguyên vật liệu để sản xuất Điều này

đòi hỏi rất nhiều chứng từ gốc và các thủ tục kiểm tra để đảm bảo việc cungcấp nhịp nhàng và đồng bộ các loại nguyên liệu cho sản xuất

Tất cả các lý do này đòi hỏi sổ sách phải đợc lập một cách chính xác vìnếu không công ty sẽ rất khó mà xác định số nguyên vật liệu cần mua và lúcnào mua Sổ sách chính xác và kiểm tra nội bộ tốt cũng đảm bảo tất cả nguyênvật liệu đợc cung cấp đầy đủ và đúng cho phân xởng sản xuất khi cần thiết.Công tác kiểm tra nội bộ qua hệ thống ghi sổ sách nhằm đảm bảo các nguồnvốn của công ty đợc sử dụng theo đúng kế hoạch

3.Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp

Xuất phát từ tầm quan trọng của nguyên vật liệu đối với quá trình sảnxuất kinh doanh nh đã nói ở trên, mục tiêu công tác quản lý nguyên vật liệutrong doanh nghiệp chủ yếu đợc chú trọng và tập trung ở 3 khâu chính là cungứng, dự trữ và sử dụng tiết kiệm các loại nguyên vật liệu, với các yêu cầu nhsau:

-Cung ứng, dự trữ đồng bộ, kịp thời và chính xác nguyên vật liệu: Đây là

điều kiện có tính chất tiền đề cho sự liên tục của quá trình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp

-Đảm bảo cung ứng nguyên vật liệu có chất lợng tốt: Đây là điều kiệnnâng cao chất lợng sản phẩm, góp phần sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, tăngnăng suất lao động

Bên cạnh đó việc đảm bảo cung ứng, sử dụng tiết kiệm, dự trữ đầy đủ sẽ

ảnh hởng tích cực đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, ảnh hởng đến việcgiảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, tăng tích luỹ cho doanh nghiệp

4.Yêu cầu và nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu

Với yêu cầu chung là quản lý chặt chẽ tình hình cung cấp, bảo quản, dựtrữ và sử dụng vật liệu nhằm đảm bảo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệptiến hành đợc liên tục đều đặn theo đúng kế hoạch và thúc đẩy quá trình luânchuyển nhanh vật t, sử dụng vốn hợp lý, có hiệu quả và tiết kiệm, kế toán vậtliệu cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

(+)Phản ánh chính xác, kịp thời và kiểm tra chặt chẽ tình hình cung cấpvật liệu trên các mặt: số lợng, chất lợng, chủng loại, giá trị và thời gian cungcấp;

Nguyễn Thị Xuân Hà Kế toán 41A

Trang 3

(+)Tính toán và phân bổ chính xác, kịp thời trị giá vật liệu xuất dùngcho các đối tợng khác nhau, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện định mức tiêu haovật liệu, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những trờng hợp sử dụng vật liệu saimục đích, lãng phí;

(+)Thờng xuyên kiểm tra việc thực hiện định mức dự trữ vật liệu, pháthiện kịp thời các loại vật liệu ứ đọng, kém phẩm chất, cha cần dùng và có biệnpháp giải phóng để thu hồi vốn nhanh chóng, hạn chế các thiệt hại;

(+)Thực hiện việc kiểm kê vật liệu theo yêu cầu quản lý, lập các báo cáo

về vật liệu, tham gia công tác phân tích và thực hiện kế hoạch thu mua, dự trữ,

sử dụng vật liệu

II.Phân loại và tính giá nguyên vật liệu

1.Phân loại nguyên vật liệu

Vật liệu sử dụng trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại có công dụngkhác nhau, đợc sử dụng ở nhiều bộ phận khác nhau, có thể đợc bảo quản, dựtrữ trên nhiều địa bàn khác nhau Do vậy để thống nhất công tác quản lý vậtliệu giữa các bộ phận có liên quan, phục vụ cho yêu cầu phân tích, đánh giátình hình cung cấp, sử dụng vật liệu cần phải có các cách phân loại thích ứng

a.Căn cứ vào công dụng chủ yếu của vật liệu thì vật liệu đợc chia thành các loại nh sau:

-Nguyên vật liệu chính: bao gồm các loại nguyên liệu, vật liệu tham giatrực tiếp vào quá trình sản xuất để cấu tạo nên thực thể bản thân của sản phẩm(ví dụ: gỗ dùng để đóng bàn, ghế; giấy dùng để in sách; vải dùng để may quần

áo )

-Vật liệu phụ: bao gồm các loại vật liệu đợc sử dụng kết hợp với vật liệu chính để nâng cao chất lợng cũng nh tính năng, tác dụng của sản phẩm vàcác loại vật liệu phục vụ cho quá trình hoạt động và bảo quản các loại t liệu lao

động, phục vụ cho công việc lao động của công nhân (ví dụ: thuốc nhuộm,thuốc tẩy, thuốc chống rỉ, hơng liệu xà phòng, giẻ lau, dầu nhờn, hồ keo )

-Nhiên liệu:bao gồm các loại vật liệu đợc dùng để tạo ra năng lợng phục

vụ cho sự hoạt động của các loại máy móc thiết bị và dùng trực tiếp cho sảnxuất Nhiên liệu tồn tại chủ yếu ở 3 dạng là: thể rắn (than, củi, chất phóngxạ ), thể lỏng (xăng, dầu ), thể khí (ga, khí đốt ) Để quản lý tốt nhiên liệucần phải thống nhất đơn vị đo lờng

-Phụ tùng thay thế: bao gồm các loại vật liệu đợc sử dụng cho việc thaythế, sửa chữa các loại máy móc thiết bị, phơng tiện vận tải, truyền dẫn

-Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm các vật liệu và thiết bị

Trang 4

(cần lắp, không cần lắp, vật kết cấu, công cụ, khí cụ ) mà doanh nghiệp muavào nhằm mục đích đầu t cho xây dựng cơ bản.

-Phế liệu: là các loại vật liệu thu đợc trong qua trình sản xuất hay thanh

lý tài sản, có thể sử dụng hoặc bán ra ngoài (phôi bào, vải vụn, gạch, sắt )

-Vật liệu khác: bao gồm các loại vật liệu còn lại ngoài các thứ cha kểtrên nh bao bì, vật đóng gói, các loại vật t đặc chủng

ý nghiã của cách phân loại này:

• Biết đợc vị trí-vai trò của vật liệu trong quá trình sản xuất

• Dùng để phân loại vật liệu trong doanh nghiệp để thống nhất mã số,qui cách của vật liệu

• Để sử dụng tài khoản cấp 1,2,3 cho phù hợp

b.Căn cứ vào nguồn cung cấp vật liệu thì vật liệu đợc chia thành:

-Vật liệu mua ngoài: Đây là phơng thức cung ứng vật liệu phổ biến ởcác doanh nghiệp sản xuất, giá cả của vật liệu mua ngoài phụ thuộc vào giá cảthị trờng

-Vật liệu tự sản xuất: là vật liệu doanh nghiệp tự sản xuất hoặc thuêngoài gia công, ví dụ: khuôn mẫu, khuôn đúc, vật kết cấu hoặc những vật liệu

tự sản xuất khác

-Vật liệu có từ nguồn khác, chẳng hạn đợc Nhà nớc hoặc cấp trên cấp,nhận vốn liên doanh bằng vật liệu, vay bằng vật liệu

ý nghĩa của việc phân loại theo tiêu thức này:

• Biết đợc cơ cấu nguồn nhập trong doanh nghiệp

2.Tính giá nguyên vật liệu

Tính giá vật liệu là xác định giá trị vật liệu để ghi sổ kế toán, do đó nó

có ý nghĩa quan trọng trong việc hạch toán đúng tình hình tài sản cũng nh chiphí sản xuất kinh doanh

Tính giá vật liệu phụ thuộc vào phơng pháp quản lý và hạch toán vật liệu

là phơng pháp kê khai thờng xuyên hay kiểm kê định kỳ

-Phơng pháp kê khai thờng xuyên là phơng pháp đợc áp dụng phổ biếnhiện nay Đặc điểm của phơng pháp này là mọi nghiệp vụ nhập, xuất vật liệu

Nguyễn Thị Xuân Hà Kế toán 41A

Trang 5

đều đợc kế toán theo dõi, tính toán một cách thờng xuyên theo quá trình phátsinh

-Phơng pháp kiểm kê định kỳ có đặc điểm là trong kỳ kế toán chỉ theodõi, tính toán và ghi chép các nghiệp vụ nhập vật liệu, còn giá trị vật liệu xuấtchỉ đợc xác định một lần vào cuối kỳ khi có kết quả kiểm kê vật liệu hiện còncuối kỳ

Trị giá vật liệu = Trị giá vật liệu + Trị giá vật liệu - Trị giá vật liệu

xuất trong kỳ hiện còn đầu kỳ nhập trong kỳ hiện còn cuối kỳ

2.1Tính giá nhập nguyên vật liệu:

-Vật liệu mua ngoài:

Giá vật liệu = Giá mua ghi + Chi phí - Chiết khấu thơng mại,

nhập kho trên hoá đơn thu mua giảm giá đợc hởng

Trong đó:

Giá mua ghi trên hoá đơn:

• Đối với các đơn vị tính thuế giá trị gia tăng theo phơng pháp khấu trừthì đó chính là giá cha tính thuế VAT

• Đối với các đơn vị áp dụng phơng pháp trực tiếp khi tính thuế giá trịgia tăng hoặc vật liệu mua vào sử dụng cho phúc lợi, hành chính sự nghiệp đó

là giá có tính thuế VAT

Ngoài ra đối với vật liệu mua từ nớc ngoài thì thuế nhập khẩu đợc tínhvào giá thực tế vật liệu nhập

Chi phí thu mua bao gồm: Chi phí vận chuyển,bảo quản từ nơi mua về

doanh nghiệp; chi phí thuê kho bãi; chi phí bảo hiểm hàng hoá khi mua;haohụt trong định mức khi mua vật liệu; tiền công tác phí của ngời đi mua

Chiết khấu thơng mại, giảm giá đợc hởng: Khi doanh nghiệp mua

nguyên vật liệu một lần với số lợng lớn hoặc mua hàng nhiều lần trong khoảngthời gian nhất định hoặc vật liệu đã mua nhng không đảm bảo qui cách phẩmchất nên ngời bán đồng ý giảm giá

-Vật liệu do doanh nghiệp tự sản xuất: Giá nhập kho là giá thành thực tếsản xuất vật liệu

Giá thực tế vật liệu = Giá trị vật liệu xuất + Chi phí chế biến

nhập kho để chế biến khác

-Vật liệu đợc cấp hoặc nhận vốn liên doanh bằng vật liệu hay các cánhân cổ đông góp vốn bằng vật liệu: Giá thực tế vật liệu là giá ghi trên biênbản bàn giao hoặc giá do hội đồng định giá thẩm định cộng thêm các chi phíkhác (nếu có)

Trang 6

-Vật liệu đợc biếu tặng, đợc thởng: Giá thực tế vật liệu là giá trị vật liệu

đợc biếu, tặng, thởng hoặc tham khảo giá trị của loại vật liệu tơng đơng trênthị trờng

-Vật liệu là phế liệu: có hai cách tính giá:

Tính theo giá kế hoạch hoặc giá ớc tính không điều chỉnh, có u điểm là

đơn giản nhng không chính xác Hoặc tính theo giá thực tế bán trên thị trờng,

có u điểm là tính đúng giá phế liệu nhng nhợc điểm là phức tạp

2.2 Tính giá xuất vật liệu

Doanh nghiệp có thể sử dụng một trong các phơng pháp tính giá sau.Tuy nhiên khi sử dụng phơng pháp tính giá phải tuân thủ nguyên tắc nhấtquán

* Tính giá xuất kho vật liệu theo phơng pháp giá đơn vị bình quân:

Theo phơng pháp này, giá thực tế vật liệu xuất dùng trong kỳ đợc tínhtheo công thức:

Giá thực tế vật liệu = Số lợng vật liệu x Giá đơn vị

xuất dùng xuất dùng bình quân

Trong đó, giá đơn vị bình quân có thể tính theo 1 trong 3 cách sau:

(+) Giá đơn vị bình Giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ

quân cả kỳ dự trữ Lợng thực tế vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ

Cách tính này có u điểm là đơn giản, dễ làm, tính giá trị vật liệu xuất sửdụng trong kỳ tơng đối chính xác nhng nhợc điểm là công việc tính toán dồnvào cuối tháng, gây ảnh hởng đến công tác quyết toán nói chung

(+) Giá đơn vị Giá thực tế vật liệu tồn kho đầu kỳ (hoặc cuối kỳ trớc)

bình quân cuối Lợng thực tế vật liệu tồn kho đầu kỳ (hoặc cuối

kỳ trớc kỳ trớc)

Cách này mặc dầu khá đơn giản và phản ánh kịp thời tình hình biến

động vật liệu trong kỳ tuy nhiên không chính xác vì không tính đến sự biến

động của giá cả vật liệu kỳ này

(+) Giá đơn vị bình quân Giá thực tế vật liệu tồn kho sau mỗi lần nhập

sau mỗi lần nhập Lợng thực tế vật liệu tồn kho sau mỗi lần nhập

Cách tính này khắc phục đợc nhợc điểm của 2 phơng pháp trên, vừachính xác vừa cập nhật Tuy nhiên phơng pháp này tốn nhiều công sức, tínhtoán nhiều lần, thờng chỉ áp dụng cho doanh nghiệp sử dụng ít loại vật liệu, sốlần nhập vật liệu trong tháng ít

* Tính giá xuất kho theo phơng pháp giá thực tế nhập trớc,xuất trớc (FIFO):

Nguyễn Thị Xuân Hà Kế toán 41A

Trang 7

Theo phơng pháp này, giả thiết rằng số vật liệu nào nhập trớc thì xuất

tr-ớc, xuất hết số nhập trớc thì mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng sốhàng xuất Nói cách khác, cơ sở của phơng pháp này là giá thực tế của vật liệumua trớc sẽ đợc dùng làm giá để tính giá thực tế vật liệu xuất trớc và do vậygiá thực tế của vật liệu tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của số vật liệu muavào sau cùng Phơng pháp này thích hợp trong trờng hợp giá cả ổn định hoặc

có xu hớng giảm

* Phơng pháp giá thực tế nhập sau , xuất trớc (LIFO):

Phơng pháp này giả định những vật liệu mua sau cùng sẽ đợc xuất trớctiên, ngợc với phơng pháp nhập trớc, xuất trớc ở trên Phơng pháp nhập sau,xuất trớc thích hợp trong trờng hợp lạm phát

* Phơng pháp giá thực tế đích danh:

Theo phơng pháp này vật liệu đợc xác định theo đơn chiếc hoặc từng lô

và giữ nguyên từ lúc nhập vào cho đến lúc xuất dùng (trừ trờng hợp điềuchỉnh) Khi xuất vật liệu nào sẽ tính theo giá thực tế của vật liệu đó Do vậyphơng pháp này còn có tên gọi là phơng pháp trực tiếp hoặc phơng pháp đặc

điểm riêng Ưu điểm của phơng pháp là vật liệu xuất đợc tính chính xác theogiá nhập nhng nhợc điểm là không phù hợp với giá thực tế thị trờng, sổ sáchtheo dõi vất vả

* Phơng pháp giá hạch toán:

Trong trờng hợp doanh nghiệp sử dụng nhiều loại vật liệu, mỗi lần nhậpvật liệu với giá thực tế khác nhau Do đó để phản ánh kịp thời doanh nghiệp cóthể sử dụng giá hạch toán Giá hạch toán có thể là giá tạm tính, giá kế hoạchhoặc giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ Cuối kỳ sau khi biết đợc giá thực tế vậtliệu nhập trong kỳ, kế toán điều chỉnh giá xuất vật liệu đầu kỳ từ giá hạch toán

về giá thực tế Phơng pháp:

-Đối với vật liệu nhập trong kỳ: ghi đồng thời theo 2 loại giá: giá hạchtoán và giá thực tế

-Đối với vật liệu xuất trong kỳ: ghi theo giá hạch toán

-Cuối kỳ tiến hành điều chỉnh giá hạch toán vật liệu xuất trong kỳ về giáthực tế thông qua hệ số giá vật liệu

Giá thực tế vật liệu + Giá thực tế vật liệu

Hệ số giá tồn đầu kỳ nhập trong kỳ

vật liệu (K) Giá hạch toán vật liệu + Giá hạch toán vật liệu

tồn đầu kỳ nhập trong kỳ

Trang 8

Hệ số giá vật liệu có thể tính cho từng loại vật liệu hoặc từng nhóm vậtliệu Cuối kỳ kế toán vào Bảng tính giá thực tế vật liệu theo hệ số giá (Bảng kê

số 3 nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ Nhật ký chứng từ)

Phơng pháp này có u điểm là khối lợng công việc tính toán và hạch toánchi tiết đơn giản song nhợc điểm là công việc tính toán thờng dồn vào cuối kỳ

III.Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu

Hạch toán chi tiết vật liệu là việc ghi chép, phản ánh sự biến động nhập,xuất, tồn cho từng loại vật liệu cả về hiện vật và giá trị của từng kho và toàndoanh nghiệp Công việc hạch toán chi tiết vật liệu đợc theo dõi ở cả hai nơi: ởkho và phòng kế toán và thờng là công việc tốn nhiều công sức nhất

1.Chứng từ hạch toán:

Kế toán tình hình nhập, xuất vật liệu thờng liên quan đến nhiều loạichứng từ kế toán khác nhau, bao gồm những chứng từ có tính chất bắt buộc lẫnnhững chứng từ có tính chất hớng dẫn hoặc tự lập Tuy nhiên dù là loại chứng

từ gì cũng phải đảm bảo có đầy đủ các yếu tố cơ bản, tuân thủ chặt chẽ trình tựlập, phê duyệt và luân chuyển chứng từ để phục vụ cho yêu cầu quản lý ở các

bộ phận có liên quan và yêu cầu ghi sổ kiểm tra của kế toán Chứng từ kế toánliên quan đến nhập, xuất và sử dụng vật liệu bao gồm các loại sau:

-Các chứng từ gốc:

+Chứng từ phản ánh nguồn nhập nh do thu mua, tự sản xuất, nhận vốngóp hoặc cấp phát , chẳng hạn nh Hoá đơn giá trị gia tăng (nếu tính thuế theophơng pháp khấu trừ) hay Hoá đơn bán hàng (nếu tính thuế theo phơng pháptrực tiếp) trong trờng hợp doanh nghiệp tự thu mua

+Chứng từ phản ánh mục đích xuất kho bao gồm chứng từ mệnh lệnh(lệnh xuất) và chứng từ thực hiện

-Biên bản kiểm nhận vật t, sản phẩm, hàng hoá (Mẫu số 05-VT): Đây làchứng từ để chứng minh nghiệp vụ giao nhận hàng tồn kho giữa ngời cung cấp,ngời quản lý tài sản và cán bộ nghiệp vụ quản lý về số lợng, chủng loại, chất l-ợng

-Phiếu nhập kho (Mẫu số 01-VT): là chứng từ phản ánh lợng hàng đợcnhập qua kho trớc khi xuất dùng hoặc xuất bán Phiếu nhập kho có thể do cán

bộ cung ứng hoặc kế toán vật t lập Thờng đợc lập thành 3 liên: liên 1: để lu,liên 2: ngời nhập hàng giữ, liên 3: thủ kho, kế toán luân chuyển giữ

-Phiếu xuất kho (Mẫu số 02-VT):đợc dùng để theo dõi chặt chẽ số

Nguyễn Thị Xuân Hà Kế toán 41A

Trang 9

lợng vật t, sản phẩm hàng hoá xuất kho cho sản xuất hoặc tiêu thụ Phiếu xuấtkho là căn cứ để kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, định mứctiêu hao, giá vốn hàng tiêu thụ.

Ngoài ra còn có một số chứng từ sau:

-Thẻ kho (Mẫu số 06-VT)

-Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu số 03-VT)

-Phiếu xuất vật t theo hạn mức (Mẫu số 04-VT)

-Phiếu báo vật t còn lại cuối kỳ (Mẫu số 07-VT)

-Bảng phân bổ vật liệu sử dụng

2.Phơng pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu

Việc hạch toán chi tiết vật liệu có thể đợc thực hiện theo 3 phơng phápsau tuỳ theo điều kiện của từng doanh nghiệp

*Điều kiện áp dụng: Phơng pháp này áp dụng ở những doanh nghiệp có

ít chủng loại vật t, tài sản, hàng hóa, giá trị hàng hoá lớn cần phải thờng xuyênkiểm tra theo dõi và áp dụng với kế toán đợc chuyên môn hoá

*Trình tự hạch toán: (Sơ đồ số 1)

*Ưu, nhợc điểm của phơng pháp:

-Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, dễ đối chiếu kiểm tra Cung cấp thông tinthờng xuyên về tình hình biến động từng loại vật liệu trên cả hai mặt giá trị vàhiện vật Thích hợp với các doanh nghiệp có ít loại vật liệu và có áp dụng kếtoán máy

-Nhợc điểm: Ghi chép trùng lắp, không thích hợp với doanh nghiệp cónhiều loại vật liệu và công tác kế toán thủ công

2.2 Phơng pháp sổ đối chiếu luân chuyển

*Nguyên tắc hạch toán:

-ở kho: Thủ kho dùng thẻ kho ghi chép tình hình nhập, xuất vật liệu vềmặt số lợng

Trang 10

-ở phòng kế toán: Kế toán vật liệu ghi chép sự biến động nhập, xuất,tồn của vật liệu cho từng loại vật liệu cả về hiện vật và giá trị ghi trên Sổ đốichiếu luân chuyển.

*Trình tự hạch toán: (Sơ đồ số 2)

*Ưu nhợc điểm của phơng pháp:

-Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện

-Nhợc điểm: Khối lợng ghi chép của kế toán dồn quá nhiều vào cuốitháng nên ảnh hởng đến tính kịp thời của việc cung cấp thông tin kế toán chocác đối tợng khác nhau

2.3 Phơng pháp sổ số d

*Nguyên tắc hạch toán:

- ở kho: Thủ kho ghi chép giống nh phơng pháp thẻ song song nhngcuối kỳ trên cơ sở số liệu tồn kho trên thẻ kho thủ kho vào sổ số d (phần theodõi về số lợng) Sổ này do kế toán lập và chuyển cho thủ kho vào ngày cuốitháng để ghi sổ

Các chứng từ nhập, xuất sau khi đã ghi vào thẻ kho phải đợc thủ khophân loại theo chứng từ nhập, xuất của từng loại vật liệu để lập phiếu giaonhận chứng từ và chuyển giao cho phòng kế toán kèm theo các chứng từ nhập,xuất

-ở phòng kế toán: Kế toán vật liệu chỉ theo dõi sự biến động nhập, xuất,tồn cho từng loại vật liệu về giá trị trên bảng kê luỹ kế nhập, xuất, tồn

*Trình tự hạch toán: (Sơ đồ số 3)

*Ưu, nhợc điểm của phơng pháp:

-Ưu điểm: Tránh đợc việc ghi chép trùng lẵp giữa kho và phòng kế toán.Cung cấp thông tin kịp thời cho ngời quản lý về tình hình biến động củanguyên vật liệu

-Nhợc điểm: Khó kiểm tra đối với các sai sót, nhầm lẫn

IV Hạch toán tổng hợp vật liệu

Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu là quá trình theo dõi tình hình nhập,xuất, tồn kho vật liệu theo giá trị Nhờ đó quá trình theo dõi mang tính kháiquát hoá cao hơn và có thể so sánh đợc Có hai phơng pháp thờng đợc dùng đểhạch toán tổng hợp nguyên vật liệu là:

-Phơng pháp kê khai thờng xuyên

-Phơng pháp kiểm kê định kỳ

1.Hạch toán tổng hợp vật liệu theo phơng pháp kê khai thờng xuyên

1.1 Nội dung của phơng pháp kê khai thờng xuyên

Nguyễn Thị Xuân Hà Kế toán 41A

Trang 11

Phơng pháp kê khai thờng xuyên là phơng pháp hạch toán tổng hợphàng tồn kho dùng để phản ánh một cách thờng xuyên, liên tục tình hình biến

động nhập, xuất, tồn của vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm, hàng hoá

Ph-ơng pháp này có u điểm là cung cấp thông tin thờng xuyên biến động hàng tồnkho do kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi sự biến động nhập, xuất, tồn Tuynhiên phơng pháp này cũng có nhợc điểm là nếu doanh nghiệp sử dụng quánhiều vật liệu, công cụ dụng cụ hoặc sản xuất ra quá nhiều loại thành phẩmhay kinh doanh quá nhiều loại hàng hoá thì việc ghi chép tốn nhiều công sức

1.2 Hạch toán tổng hợp nhập vật liệu

a.Thủ tục và chứng từ:

Căn cứ vào yêu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh, công ty thực hiện

ký kết hợp đồng kinh tế với nhà cung cấp Tuỳ theo hình thức hợp đồng kinh tế

đã đợc ký kết, nhà cung cấp sẽ vận chuyển hàng đến cho doanh nghiệp hoặcdoanh nghiệp đến kho của nhà cung cấp để nhận Nhà cung cấp sẽ giao chodoanh nghiệp hoá đơn giao hàng là Hoá đơn giá trị gia tăng hay Hoá đơn bánhàng Đối với những vật t quan trọng thì doanh nghiệp phải lập biên bản kiểmnghiệm để xác định số vật t thừa thiếu, đúng hay sai qui cách vật chất để nhậpkho và trách nhiệm vật chất của những ngời liên quan Phiếu nhập kho đợc lậpthành 3 liên đặt giấy than viết 1 lần

b.Tài khoản sử dụng:

-Tài khoản 152 “ Nguyên liệu, vật liệu “:Tài khoản này dùng để phản

ánh sự biến động nhập, xuất, tồn vật liệu theo giá thực tế Kết cấu:

Bên Nợ: Phản ánh giá thực tế vật liệu nhập kho

Bên Có: Phản ánh giá thực tế vật liệu xuất kho

D Nợ: phản ánh giá thực tế vật liệu tồn kho (đầu kỳ hoặc cuối kỳ)

-Tài khoản 151 “ Hàng mua đang đi trên đờng “: phản ánh sự biến độngtăng, giảm vật liệu đã mua có hoá đơn nhng cuối kỳ cha về nhập kho hoặc đã

về kho nhng cha làm thủ tục kiểm nghiệm để nhập kho Kết cấu:

Bên Nợ: giá thực tế hàng mua đang đi đờng

Bên Có: giá thực tế hàng đang đi đờng đã về nhập kho

D Nợ: giá thực tế hàng đang đi đờng (đầu kỳ hoặc cuối kỳ)

-Ngoài ra còn có các tài khoản: TK 133,331,311,111,112 phản ánhtình hình thanh toán với nhà cung cấp và số thuế giá trị gia tăng đợc khấu trừ(nếu doanh nghiệp áp dụng tính thuế giá trị gia tăng theo phơng pháp khấu trừ)

c.Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: (Sơ đồ số 4)

Trang 12

Đối với nghiệp vụ nhập nguyên vật liệu (vật liệu tăng) thì nguyên tắcchung để hạch toán là ghi Nợ TK 152 và đối ứng với nó sẽ là Có các TK cóliên quan khác tuỳ theo nguồn gốc của vật liệu nhập kho.

-Đối với vật liệu tăng do mua ngoài thì khi vật liệu về nhập kho cóchứng từ kèm theo, kế toán ghi:

-Trờng hợp vật liệu về cha có chứng từ kèm theo, doanh nghiệp vẫn làmthủ tục nhập kho vật liệu nhng cha ghi sổ kế toán mà đợi đến cuối tháng nếuchứng từ về ghi sổ giống trờng hợp vật liệu về có chứng từ kèm theo Nếuchứng từ vẫn cha về thì ghi sổ theo giá tạm tính và sang tháng sau nếu chứng

từ về kế toán so sánh giữa giá thực tế và giá tạm tính để điều chỉnh

-Chứng từ về trớc, vật liệu cha về thì kế toán cha ghi sổ mà đợi đến cuốitháng nếu vật liệu về thì làm thủ tục kiểm nghiệm nhập kho và ghi giống trờnghợp vật liệu về có chứng từ kèm theo, còn nếu cuối tháng vật liệu vẫn cha vềthì kế toán ghi:

Nợ TK 111,112,331

Có TK 515 “ Doanh thu hoạt động tài chính “

-Trờng hợp khi kiểm nghiệm nhập kho phát hiện vật liệu sai qui cáchphẩm chất đợc ngời bán giảm giá hoặc trả lại hàng cho ngời bán thì kế toánghi giảm vật liệu, đồng thời giảm thuế giá trị gia tăng đợc khấu trừ (nếu làdoanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phơng pháp khấu trừ):

Nguyễn Thị Xuân Hà Kế toán 41A

Trang 13

-Sử dụng để liên doanh: Phiếu xuất kho kèm theo Hợp đồng liên doanh

-Thuê ngoài chế biến: Phiếu xuất kho kèm theo Hợp đồng gia công chế biến-Xuất từ kho này sang kho khác: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

b.Tài khoản sử dụng:

-TK 621 “ Chi phi nguyên liệu, vật liệu trực tiếp “

-TK 627 “ Chi phí sản xuất chung “

-TK 641 “ Chi phí bán hàng “

-TK 642 “ Chi phí quản lý doanh nghiệp “

-TK 241 “ Xây dựng cơ bản dở dang “

c.Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: (Sơ đồ số 4)

Đối với nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu (vật liệu giảm) thì nguyêntắc chung để hạch toán tổng hợp là ghi Có TK 152 đối ứng Nợ với các tàikhoản khác có liên quan tuỳ theo mục đích xuất kho và đối tợng sử dụng vậtliệu

-Căn cứ vào chứng từ xuất vật liệu sử dụng cho sản xuất kinh doanh vànơi sử dụng, kế toán ghi:

Trang 14

+ Số vốn góp liên doanh là vật liệu khác giá trị vật liệu ghi trên sổ kếtoán, kế toán ghi:

Nợ TK 111,334: Phần tổ chức, cá nhân phải bồi thờng

Nợ TK 632: Giá trị phần hao hụt mất mát sau khi đã trừ đi phần bồi thờng của tổ chức, cá nhân

Có TK 1381

-Nếu đánh giá lại vật liệu mà giảm giá, kế toán ghi:

Nợ TK 412 : Phần giá trị chênh lệch giảm

Có TK 152 : Phần giá trị chênh lệch giảm

2 Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phơng pháp kiểm kê định kỳ

2.1 Nội dung của phơng pháp kiểm kê định kỳ

Kiểm kê định kỳ là phơng pháp hạch toán tổng hợp hàng tồn kho khôngtheo dõi một cách thờng xuyên, liên tục tình hình biến động nhập, xuất mà chỉtheo dõi số tồn cuối kỳ thông qua kiểm kê cuối kỳ Theo phơng pháp này đểtính giá trị hàng tồn kho xuất trong kỳ phải dựa vào công thức:

Giá trị hàng tồn kho = Giá trị hàng + Giá trị hàng tồn - Giá trị hàng tồn xuất trong kỳ mua vào kho đầu kỳ kho cuối kỳ

trong đó : Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ đợc xác định vào cuối kỳ, cuối thánghoặc cuối quý thông qua kiểm kê

Theo phơng pháp kiểm kê định kỳ thì những tài khoản tồn kho chỉ phản

ánh giá trị tồn cuối kỳ mà không phản ánh giá trị nhập, xuất trong kỳ

Phơng pháp có u điểm là ghi chép đơn giản, xác định nhanh số lợng hàng xuấtkho trong kỳ nhng nhợc điểm là công việc kế toán thờng dồn vào cuối kỳ Dovậy phơng pháp này thờng đợc áp dụng ở những doanh nghiệp sử dụng quánhiều loại hàng tồn kho đơn giá thấp

2.2 Tài khoản sử dụng

-TK 152 “ Nguyên liệu, vật liệu “: Tài khoản này chỉ phản ánh giá thực

tế vật liệu tồn cuối kỳ Kết cấu:

Nguyễn Thị Xuân Hà Kế toán 41A

Trang 15

Bên Nợ: kết chuyển giá thực tế vật liệu tồn cuối kỳ

Bên Có: kết chuyển giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ

D Nợ: giá thực tế vật liệu tồn cuối kỳ

-TK 151 “ Hàng mua đang đi đờng “: Tài khoản này chỉ phản ánh giá trịthực tế hàng đang đi đờng cuối kỳ hoặc đã về kho nhng cha làm thủ tục nhập.Kết cấu:

Bên Nợ: kết chuyển giá thực tế hàng đang đi đờng cuối kỳ

Bên Có: kết chuyển giá thực tế hàng đang đi đờng tồn đầu kỳ

D Có: giá thực tế hàng đang đi đờng tồn cuối kỳ

-TK 611 “ Mua hàng “: phản ánh giá thực tế hàng mua vào và xuất sửdụng trong kỳ Kết cấu:

Bên Nợ:

+) kết chuyển giá thực tế nguyên vật liệu tồn đầu kỳ và giá thực tế hàng

đang đi đờng đầu kỳ

+) giá thực tế vật liệu mua vào trong kỳ và những trờng hợp nhập khácBên Có:

+) kết chuyển giá thực tế vật liệu có tồn cuối kỳ

+) giá thực tế hàng mua bị trả lại

+) giá trị hàng mua đợc giảm giá

+) giá thực tế vật liệu xuất sử dụng trong kỳ

Tài khoản này cuối kỳ không có số d vì nó là tài khoản chi phí

-Ngoài ra kế toán vật liệu theo phơng pháp này còn sử dụng một số tàikhoản khác nh: TK 133, 331,411,222,111,112

2.3Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: (Sơ đồ số 5)

-Theo phơng pháp kiểm kê định kỳ thì công việc hạch toán nguyên vậtliệu chủ yếu đợc hạch toán qua tài khoản trung gian là TK 611 Đầu kỳ, kếtoán kết chuyển giá thực tế vật liệu, hàng mua đang đi đờng về tài khoản 611.Các nghiệp vụ ghi tăng nguyên vật liệu đợc phản ánh bên Nợ tài khoản 611,ghi giảm nguyên vật liệu đợc phản ánh bên Có tài khoản 611 Cuối kỳ, căn cứvào biên bản kiểm kê, đơn giá nguyên vật liệu,hàng mua đã có hoá đơn nhngcha về nhập kho , kế toán kết chuyển giá trị vật liệu tồn kho cuối kỳ về tàikhoản 152, 151

-Các trờng hợp hạch toán nguyên vật liệu theo phơng pháp kiểm kê địnhkỳ: tơng tự theo phơng pháp kê khai thờng xuyên

V Hạch toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho

1.Khái niệm:

Trang 16

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là việc trích lập trớc một khoản tiềntính vào chi phí do có sự chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giátrị thuần có thể thực hiện đợc của chúng tại thời điểm cuối kỳ kế toán nămnhằm tạo nguồn tài chính bù đắp cho những thiệt hại có thể xẩy ra cho kỳ kếtoán sau do nguyên nhân giảm giá nguyên vật liệu.

2.Điều kiện áp dụng: Việc trích lập hay hoàn nhập các khoản dự phòng

giảm giá nguyên vật liệu tại thời điểm lập báo cáo tài chính cuối năm phải tuânthủ các yêu cầu sau:

-Phải có đầy đủ tài liệu, chứng từ chứng minh giá vốn của nguyên vậtliệu tại thời điểm lập dự phòng cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện đợc củachúng trên thị trờng;

-Việc ớc tính giá trị thuần có thể thực hiện đợc của hàng tồn kho phảidựa trên bằng chứng tin cậy thu thập đợc tại thời điểm ớc tính;

-Là nguyên vật liệu thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, tồn kho tạithời điểm lập dự phòng

Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đợc thực hiện trên cơ sở từngmặt hàng tồn kho Tuy nhiên đối với những nguyên vật liệu tồn kho có giá gốccao hơn giá trị thuần có thể thực hiện đợc nhng giá bán sản phẩm đợc sản xuất

ra từ nguyên vật liệu này không giảm hoặc thậm chí cao hơn giá hiện tại thìkhông đợc lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu

3.Phơng pháp hạch toán

-Xác định mức dự phòng phải trích lập:

Mức dự phòng Lợng nguyên vật Đơn giá Đơn giá thực

phải trích cho năm = liệu tồn kho x hạch toán - tế thời điểm

kế hoạch giảm giá trên sổ lập dự phòng

-Tài khoản sử dụng:

TK 159 “ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho “ Kết cấu:

Bên Nợ: Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho vào cuối niên độ

Trang 17

+) Sang cuối năm sau, nếu số cần lập cho năm kế hoạch đúng bằng số

đã trích lập của năm trớc thì kế toán không phải trích lập dự phòng nữa

+) Nếu số cần lập cho năm kế hoạch cao hơn số đã lập thì kế toán tríchlập thêm phần chênh lệch tăng thêm và hạch toán nh sau:

Nợ TK 632 “ Giá vốn hàng bán “ (chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồnkho)

Có TK 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho “

+) Nếu số cần lập cho năm kế hoạch thấp hơn số đã lập thì kế toán hoànnhập phần chênh lệch giảm và hạch toán nh sau:

Nợ TK 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho “

Có TK 632 “ Giá vốn hàng bán “ (chi tiết dự phòng giảm giá hàngtồn kho)

VI Chuẩn mực kế toán quốc tế về kế toán nguyên vật liệu

Theo phạm vi áp dụng trong chuẩn mực thì nguyên vật liệu nằm trongnhóm chuẩn mực về hàng tồn kho (IAS 2) và do vậy phơng pháp hạch toánnguyên vật liệu phải tuân thủ theo qui định của nhóm hàng tồn kho Tức làhàng tồn kho phải đợc ghi nhận theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần

có thể thực hiện đợc theo nguyên tắc thận trọng

1.Tính giá nguyên vật liệu nhập kho:

Khi nguyên vật liệu đợc mua về nhập kho thì tuỳ từng thứ, từng loại cụthể mà nó có thể sử dụng ngay vào sản xuất sản phẩm hay trải qua giai đoạnchế biến trớc khi đa vào sản xuất hoặc nhập kho, đem bán ứng với mỗi loại

nh vậy, chuẩn mực kế toán Quốc tế số 2 (IAS) lại có qui định giá phí với cơcấu và cách tính riêng nhng phải tuân thủ nguyên tắc giá gốc hàng hoá phảibao gồm tất cả chi phí mua (ví dụ gía mua và chi phí nhập khẩu, chi phí vậnchuyển bốc dỡ ), chi phí chế biến (chi phí nhân công chế biến, khấu hao máymóc dùng để gia công chế biến ) và các chi phí khác phát sinh để có đợchàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại

2.Tính giá nguyên vật liệu xuất kho

Theo IAS để tính giá vật liệu xuất kho trớc hết kế toán cần phân biệt hailoại nguyên vật liệu là nguyên vật liệu nhận diện đợc và nguyên vật liệukhông nhận diện đợc vì cách tính giá sẽ khác nhau

-Nguyên vật liệu nhận diện đợc: Giá xuất kho bao gồm tất cả các giá phí

đích thực của nó (Giá đích danh)

-Nguyên vật liệu giống nhau, không nhận diện đợc: có 3 công thức tính +Bình quân gia quyền (CMP)

Trang 18

+Nhập trớc, xuất trớc (FIFO)

+Nhập sau, xuất trớc (LIFO)

Khi sử dụng phơng pháp LIFO cần trình bày sự khác biệt giữa số trênbảng cân đối kế toán và số thấp hơn giữa giá trị tính theo phơng pháp FIFOhoặc bình quân gia quyền và giá trị thuần có thể thực hiện đợc hoặc số thấphơn giữa giá trị hiện hành vào cuối năm và giá trị thuần có thể thực hiện đợc

3.Dự phòng giảm giá nguyên vật liệu

Các nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất không đợc giảm giá nếuthành phẩm đợc sản xuất từ nguyên vật liệu đó đợc bán với giá bằng hoặc caohơn giá thành của nó

Trong trờng hợp giảm sút giá mua trên thị trờng làm cho giá phí thànhphẩm cao hơn giá thành có thể bán đợc thuần thì giá trị ghi sổ kế toán nguyênvật liệu này phải đợc giảm xuống bằng giá có thể bán đợc thuần của nó Dựphòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho đợc lập ngay khi cấp quản lý nhậnthấy giá trị bị giảm

VII Đặc điểm kế toán nguyên vật liệu ở một số nớc (Mỹ và Pháp)

Nếu xét về bản chất thì công tác kế toán nguyên vật liệu theo hệ thống

kế toán Mỹ, Pháp hay Việt nam không khác nhau là mấy Tuy nhiên tuỳ thuộctheo đặc điểm kinh tế và hoạt động kinh doanh của mỗi nớc mà hình thức biểuhiện của kế toán vật liệu có thể khác nhau Trong phạm vi bài viết này em chỉxin giới thiệu qua về một số điểm chính trong công tác kế toán nguyên vật liệutheo hệ thống kế toán Bắc Mỹ (Mỹ) và Pháp

1.Kế toán nguyên vật liệu trong hệ thống kế toán Bắc Mỹ

Hệ thống kế toán Bắc Mỹ không qui định tên gọi và số hiệu tài khoảnbắt buộc đối với các doanh nghiệp mà cho phép các doanh nghiệp tự lựa chọncác tài khoản sử dụng riêng và đợc phép đặt tên, số hiệu cho chúng

a.Phơng pháp quản lý nguyên vật liệu:

-Phơng pháp kê khai thờng xuyên: Điểm đáng chú ý trong việc áp dụngphơng pháp này là các chi phí vận chuyển bốc dỡ, hàng mua trả lại, giảm giá

và chiết khấu hàng mua đợc ghi trên các tài khoản phản ánh hàng tồn kho chứkhông phải tài khoản riêng biệt Ngoài ra để theo dõi chi tiết từng loại nguyênvật liệu kế toán sử dụng các tài khoản chi tiết trong đó các đối tợng khôngnhững đợc theo dõi chi tiết về mặt giá trị mà cả về mặt hiện vật

Trang 19

cách này kế toán doanh nghiệp tiến hành ghi chép số lợng hàng tồn kho tăng,giảm trong kỳ theo số lợng trên sổ chi tiết cho từng loại hàng tồn kho, từ đócho phép doanh nghiệp có thể xác định đợc mức độ tồn kho tại bất cứ thời

điểm nào của quá trình kinh doanh

b Tính giá nguyên vật liệu

-Giá nhập mua nguyên vật liệu chuẩn bị cho sản xuất sản phẩm baogồm: giá mua ghi trên hoá đơn của ngời bán cộng với các chi phí thu mua phátsinh trừ đi các khoản chiết khấu, giảm giá đợc hởng (nếu có)

-Giá xuất nguyên vật liệu: áp dụng theo một trong các phơng pháp sautheo nguyên tắc nhất quán trong kỳ

+Phơng pháp giá thực tế đích danh

+Phơng pháp giá đơn vị bình quân

+ Phơng pháp nhập trớc, xuất trớc (FIFO)

+ Phơng pháp nhập sau, xuất trớc (LIFO)

c.Đánh giá hàng tồn kho (nguyên vật liệu) theo mức giá thấp hơn giá thực tế hoặc giá thị trờng

Xuất phát từ thực tế là giá trị hàng tồn kho có thể thấp hơn giá trị ban

đầu của chúng nên để đảm bảo nguyên tắc thận trọng kế toán buộc phải ghigiảm giá trị hàng tồn kho cho dù nguyên nhân giảm của chúng là gì Đây làmột trình tự và thủ tục cần thiết đợc áp dụng để ghi nhận các trờng hợp lỗ hoặcmất có thể xảy ra khi chúng có khả năng xuất hiện Một số phơng pháp đợcdùng để xác định giá trị ghi sổ của hàng tồn kho nh sau:

-Phơng pháp đánh giá hàng tồn kho theo từng mặt hàng

-Phơng pháp đánh giá hàng tồn kho theo nhóm hàng chủ yếu

-Phơng pháp đánh giá hàng tồn kho theo phơng pháp ớc tính

+Phơng pháp ớc tính theo giá bán lẻ

+ Phơng pháp ớc tính theo lãi gộp

2.Kế toán nguyên vật liệu theo hệ thống kế toán Pháp

Trái với kế toán Bắc Mỹ, kế toán Pháp đa ra một hệ thống các tài khoản

sử dụng tơng đối đa dạng, chi tiết và đầy đủ Đây là một hệ thống tài khoảnchung bắt buộc đối với các doanh nghiệp, đợc chia làm 9 nhóm khác nhau.Chính vì sự phong phú đa dạng của hệ thống tài khoản nh vậy nên việc hạchtoán nguyên vật liệu theo hệ thống kế toán Pháp cũng chi tiết và cụ thể hơn sovới các hệ thống kế toán khác

a.Phơng pháp tính giá nguyên vật liệu

Trang 20

-Giá nhập kho: Đối với vật t mua ngoài thì giá nhập kho là giá thực tếbao gồm giá thoả thuận và phụ phí mua (không kể thuế di chuyển tài sản, thùlao hay tiền hoa hồng, chi phí chứng th) trong đó phụ phí mua chính là chi phíchuyên chở, chi phí bảo hiểm, tiền thuê kho bãi để hàng, lơng nhân viên muahàng

-Giá xuất kho và giá tồn kho cuối kỳ: doanh nghiệp có thể lựa chọn 1trong 3 phơng pháp sau:

-Phơng pháp kê khai thờng xuyên

Tại Pháp, các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng phơng pháp kiểm kê định

kỳ để hạch toán nguyên vật liệu Phơng pháp kê khai thờng xuyên chỉ sử dụngtrong kế toán phân tích để tính giá phí, giá thành của các loại nguyên vật liệu,vật t, hàng hoá

c.Kế toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu

Tơng tự nh kế toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu của Việt nam.Tức là cuối niên độ kế toán căn cứ vào tình trạng nguyên vật liệu đang ghi sổ

bị giảm giá so với giá thị trờng, kế toán căn cứ vào giá bán hiện hành và đốichiếu với giá vốn của từng mặt hàng để lập dự phòng Sang cuối niên độ kếtoán sau, căn cứ vào giá cả thị trờng và giá ghi sổ kế toán để tiến hành xác

định mức dự phòng mới và tiến hành điều chỉnh mức giá đã lập dự phòng nămtrớc về mức phải lập năm nay: nếu mức dự phòng mới lớn hơn mức đã lập thìtiến hành lập bổ sung số chênh lệch, ngợc lại thì hoàn nhập

VIII Công tác kế toán vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu trong doanh nghiệp

1.Tình hình dự trữ nguyên vật liệu

Để đảm bảo hoạt động sản xuất đợc tiến hành thờng xuyên, liên tục thì

đòi hỏi yếu tố đầu vào của sản xuất cũng phải luôn ở vị trí sẵn sàng Chính vìvậy đẵ nảy sinh ra nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu Nguyên vật liệu đ ợc dự trữtrong doanh nghiệp có thể là nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu, động lực,công cụ dụng cụ

Việc dự trữ nguyên vật liệu có thể cho nhiều mục đích sử dụng khácnhau nhng có thể tóm tắt trong 3 loại dự trữ chính sau:

Nguyễn Thị Xuân Hà Kế toán 41A

Trang 21

-Dự trữ thờng xuyên: dùng để đảm bảo vật t cho sản xuất của doanhnghiệp đợc tiến hành liên tục giữa các kỳ sản xuất nối tiếp nhau Dự trữ này đ-

ợc áp dụng với điều kiện là lợng vật t thực tế nhập vào và xuất ra hàng ngàytrùng với kế hoạch

-Dự trữ bảo hiểm: hình thức dự trữ này áp dụng chủ yếu cho trờng hợpkhi có sự thay đổi kế hoạch sản xuất dẫn tới mức tiêu hao nguyên vật liệu tănglên hoặc do lợng vật t thực tế nhập giữa hai kỳ cung ứng nối tiếp nhau giảm sovới kế hoạch trong khi mức tiêu dùng và lợng vật t cung ứng vẫn nh cũ hay dochu kỳ cung ứng vật t giữa hai kỳ nối tiếp nhau dài hơn so với kế hoạch.Trong thực tế việc hình thành dự trữ bảo hiểm chủ yếu do nguyên nhân cungứng vật t không ổn định

-Dự trữ theo thời vụ: đợc sử dụng đối với những doanh nghiệp mànguyên vật liệu dùng cho sản xuất mang tính chất thời vụ nh doanh nghiệp sảnxuất mía đờng, chè, thuốc lá, cà phê Việc dự trữ này nhằm phục vụ cho hoạt

động sản xuất của doanh nghiệp đợc liên tục ngay cả khi “ giáp hạt “ Tuynhiên những nguyên vật liệu này phải đợc sơ chế tốt trớc khi đem vào bảoquản trong kho để đảm bảo chất lợng vật t khi đem ra sử dụng

Cho dù doanh nghiệp áp dụng phơng thức dự trữ nào trong 3 cách trênthì vẫn phải lu ý một số điểm sau:

*Số lợng vật t dự trữ dựa trên quy mô sản xuất, mức độ chuyên mônhoá, mức độ tiêu hao nguyên liệu trên một đơn vị sản phẩm của doanh nghiệp;

*Tình hình tài chính của doanh nghiệp;

*Trọng tải và tốc độ của các phơng tiện vận chuyển;

*Tính chất thời vụ sản xuất của doanh nghiệp;

*Thuộc tính tự nhiên của các loại vật t

2 Tình hình thu mua nguyên vật liệu

Đối với một doanh nghiệp sản xuất thì tình hình thu mua nguyên vậtliệu không phải là đơn giản bởi vì nguyên vật liệu chính là một trong nhữngyếu tố quan trọng quyết định chất lợng và giá thành của sản phẩm sản xuất ra.Những tiêu thức mà một doanh nghiệp thờng đặt ra đối với công tác thu muavật t là: giá có sẵn tốt nhất; chất lợng của mặt hàng; ngày giao hàng; đúng hẹn;phơng thức thanh toán

-Xét về mặt giá cả: chi phí nguyên vật liệu thờng chiếm một tỷ trọng lớntrong tổng giá thành sản xuất sản phẩm, do đó nếu mua đợc nguyên vật liệuvới giá rẻ hơn có nghĩa là có thể giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnhtranh trên thị trờng sản phẩm và thu đợc nhiều lợi nhuận hơn

Trang 22

-Chất lợng vật t: trong quy trình công nghệ sản xuất việc sử dụngnguyên vật liệu đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn về chất lợng là một yêu cầu cầnthiết bởi vì nguyên liệu tốt hay xấu sẽ ảnh hởng trực tiếp đến chất lợng sảnphẩm, năng suất lao động và giá thành sản phẩm Do vậy khi nhập nguyên vậtliệu cần so sánh đối chiếu với các tiêu chuẩn về chất lợng quy định và đốichiếu với hợp đồng đã ký kết để đánh giá nguyên vật liệu đã đáp ứng yêu cầucha.

-Ngày giao hàng, đúng hẹn: việc xác định ngày giao hàng cũng nh việc

đúng hẹn có ý nghĩa quan trọng trong công tác thu mua vật t bởi vì ngày giaohàng này liên quan tới kế hoạch sản xuất sản phẩm Nó là một mẵt xích trongmột chuỗi kế hoạch về sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp, nếu mắt xíchnày hỏng sẽ ảnh hởng tới cả một chuỗi kế hoạch liên quan

-Phơng thức thanh toán: trả ngay một lần hay trả dần, trả bằng tiền mặt,bằng séc hay chuyển khoản, thời gian đợc nợ tiền vật liệu tất cả những thứnày có tác động mạnh tới tình hình tài chính của doanh nghiệp, nó ảnh hởng

đến tốc độ quay vòng của vốn lu động trong doanh nghiệp

Ngoài ra, việc thu mua nguyên vật liệu còn tính đến mức độ đảm bảo về

số lợng, cung ứng theo chủng loại, cung ứng đồng bộ các loại vật t, tiến độ vànhịp điệu của quá trình cung ứng

3 Tình hình sử dụng nguyên vật liệu

Sử dụng nguyên vật liệu tiết kiệm, hợp lý là một trong những mục tiêucơ bản để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm Vì vậy việc phân tíchtình hình sử dụng nguyên vật liệu vào sản xuất sản phẩm phải đợc tiến hànhthờng xuyên hoặc định kỳ trên các mặt: khối lợng nguyên vật liệu và địnhmức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm

-Đối với việc phân tích khối lợng nguyên vật liệu: phải làm rõ đợc mốiquan hệ giữa khối lợng nguyên vật liệu đã đợc xuất kho cho mục đích sản xuấtsản phẩm và khối lợng nguyên vật liệu thực tế dùng để sản xuất sản phẩm.Ngoài ra để biết đợc mức độ đảm bảo nguyên vật liệu ta sử dụng công thứcsau:

Hệ số đảm bảo Lợng nguyên vật liệu + Lợng nguyên vật liệu

nguyên vật liệu dự trữ đầu kỳ nhập trong kỳ

cho sản xuất Lợng nguyên vật liệu cần dùng trong kỳ

Để biết đợc tình hình sử dụng nguyên vật liệu vào sản xuất lãng phí haytiết kiệm, ta phải tính mức biến động tuyệt đối và mức biến động tơng đối của

Nguyễn Thị Xuân Hà Kế toán 41A

Trang 23

tình hình sử dụng nguyên vật liệu thực tế so với kế hoạch (để chính xác ta phảitính số biến động tơng đối đã đợc điều chỉnh theo sản lợng sản xuất thực tế)

-Phân tích mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho sản xuất đơn vị sản phẩm:khối lợng nguyên vật liệu dùng vào sản xuất sản phẩm trong kỳ chia thành ba

Do vậy khối lợng nguyên vật liệu dùng vào sản xuất sản phẩm đợc coi là

có hiệu quả nếu nó nằm trong bộ phận thứ 2 và thứ 3 ở mức độ tối thiểu nhất

Ngoài ra để phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu có đạt hiệu quảkhông còn phải phân tích tình hình biến động tổng mức chi phí nguyên vật liệucho sản xuất sản phẩm và tình hình sử dụng nguyên vật liệu qua các công đoạnsản xuất bởi vì mỗi công đoạn có thể phải sử dụng tăng thêm hoặc làm hao hụtnguyên vật liệu do biến thành phế liệu, phế phẩm

IX Hệ thống sổ sách sử dụng trong kế toán nguyên vật liệu

Sổ kế toán chính là hình thức biểu hiện của phơng pháp đối ứng tàikhoản trên thực tế vận dụng Nó là phơng tiện vật chất cơ bản để hệ thống hoá

số liệu kế toán trên cơ sở các chứng từ gốc và các tài liệu kế toán khác Tuỳtheo hình thức sổ kế toán doanh nghiệp áp dụng để xác định các loại sổ nhật

ký, sổ cái và quy trình ghi sổ thích hợp Có các loại hình sổ tổng hợp sau:

-Hình thức Nhật ký-Sổ cái

-Hình thức Nhật ký chung

-Hình thức Chứng từ-Ghi sổ

-Hình thức Nhật ký-Chứng từ

Dới đây em xin trình bày sơ qua về Hình thức Nhật ký-Chứng từ

Đặc điểm cơ bản của hình thức này là tập hợp và hệ thống hoá cácnghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việcphân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ Đồng thờiphơng pháp này đã kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phátsinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dungkinh tế; kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trêncùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép

-Ưu điểm: áp dụng đợc trong những doanh nghiệp có quy mô lớn, loạihình kinh doanh phức tạp

Trang 24

-Nhợc điểm: hình thức này đòi hỏi doanh nghiệp phải có trình độ quản

lý và trình độ kế toán cao

-Trình tự ghi sổ:

Sơ đồ số 6: Quy trình ghi sổ theo Hình thức Nhật ký-Chứng từ

Nguyễn Thị Xuân Hà Kế toán 41A

Chứng từ vật t

Sổ chi tiết TK 331

NKCT số 5

Trang 25

Phần II: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu

tại công ty cơ khí Ngô Gia Tự

I.Tổng quan về Công ty cơ khí Ngô Gia Tự

1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cơ khí Ngô Gia Tự

Công ty cơ khí Ngô Gia Tự là một doanh nghiệp Nhà nớc có t cách phápnhân và có con dấu riêng để giao dịch, thuộc Tổng công ty cơ khí Giao thôngvận tải Trụ sở và nơi đặt các phân xởng sản xuất chính thức của công ty hiệntại ở địa chỉ số 16-18 phố Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà nội Công tycơ khí Ngô Gia Tự ngày nay đợc thành lập ngày 13 tháng 7 năm 1968 với cáitên “Nhà máy ô tô Ngô Gia Tự” (nguyên là một bộ phận của nhà máy ô tô 1-5)theo quyết định số 2018/QĐ-TCCB của Bộ Giao thông vận tải Sau 35 năm xâydựng và trởng thành, công ty đã 3 lần đổi tên Đến ngày 15/12/1984 theo quyết

định số 2836/QĐ-TCCB của Bộ Giao thông vận tải, “Nhà máy ô tô Ngô GiaTự” đợc đổi tên thành “Nhà máy sản xuất phụ tùng Ngô Gia Tự” Sau đó theoquyết định thành lập lại doanh nghiệp Nhà nớc số 598/QĐ-TCCB ngày5/4/1993 nhà máy lại đợc mang tên là “Nhà máy Ngô Gia Tự” và giấy phép

đăng ký kinh doanh số 108516 ngày 14/6/1993 với các ngành nghề cơ khí sảnxuất phụ tùng phụ kiện của ngành giao thông, lắp ráp xe gắn máy Một lần nữa

để phù hợp với cơ chế thị trờng, tháng 6/1996 Nhà máy đổi tên là “Công ty cơkhí Ngô Gia Tự “ thuộc Tổng công ty cơ khí giao thông vận tải - Bộ Giaothông vận tải Chức năng và nhiệm vụ chính của công ty là sản xuất phụ tùngphụ kiện cho ngành giao thông vận tải, lắp ráp xe gắn máy, sửa chữa và bảo d-ỡng ôtô

2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty cơ khí Ngô Gia Tự

2.1 Ngành nghề sản xuất kinh doanh

Trớc kia trong thời kỳ bao cấp công ty sản xuất theo kế hoạch củangành, của Nhà nớc giao Tuy nhiên khi nền kinh tế chuyển sang vận hànhtheo cơ chế thị trờng thì công ty không còn đợc Nhà nớc bao cấp và giao kếhoạch sản xuất kinh doanh nh trớc nữa mà công ty tự tiến hành hoạt động sảnxuất kinh doanh bằng nguồn vốn do ngân sách Nhà nớc cấp và vốn tự có củacông ty Công ty tự tìm kiếm và sản xuất theo các đơn đặt hàng, tự tìm kiếm

đầu vào cho sản xuất kinh doanh Dù vậy, lĩnh vực hoạt động của công tykhông thay đổi vì nó vẫn dựa vào nhà xởng, máy móc thiết bị để lại từ trớc.Lĩnh vực hoạt động của công ty hiện nay là sản xuất phụ tùng, phụ kiện chongành giao thông, lắp ráp xe gắn máy và sửa chữa, bảo dỡng ô tô Công việcsửa chữa và bảo đỡng ô tô cho các cá nhân, đơn vị và tổ chức cũng dần trở nên

có uy tín, việc sản xuất phụ tùng theo đơn đặt hàng không chỉ bó hẹp vào một

Trang 26

số mặt hàng chủ đạo của công ty mà còn có thể đáp ứng cho nhiều mặt hàng

đa dạng thuộc lĩnh vực giao thông vận tải mà công ty có khả năng sản xuất nhbánh răng, dải phân cách đờng bộ, bu lông neo cáp làm cầu, puligang

Ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh chính, với mặt bằng rộng để sửdụng có hiệu quả công ty còn tiến hành một số hoạt động kinh doanh phụ nhcho thuê kiốt bán hàng, cho thuê kho, thuê văn phòng làm việc, nhận giữ xe vàmột số loại hình dịch vụ khác Các loại hình mới này không những tận dụngtriệt để những lợi thế về địa điểm, tránh lãng phí sử dụng đất không hết màcòn tạo ra một nguồn thu đáng kể góp phần bổ sung vào thu nhập của công ty,cải thiện đời sống công nhân viên chức trong công ty

2.2 Thị trờng kinh doanh

Với đặc thù kinh doanh là những sản phẩm thuộc nhóm ngành cơ khíchế tạo đáng lẽ ra doanh nghiệp có thể có những khách hàng thờng xuyên làcác doanh nghiệp sản xuất lắp ráp máy móc thiết bị và phơng tiện giao thông.Tuy nhiên do tình hình khó khăn về thị trờng tiêu thụ đối với những sản phẩmsản xuất lắp ráp trong nớc đó nên công việc sản xuất chi tiết phụ tùng phụkiện, gia công chế biến những sản phẩm đó của công ty cơ khí Ngô Gia Tựcũng trở nên khó khăn và gần nh không có Hiện tại doanh nghiệp chủ yếu đitìm kiếm thị trờng tiêu thụ sản phẩm là những đơn đặt hàng sản xuất phụ kiệncho ngành giao thông vận tải Chẳng hạn nh tìm hiểu đợc thông tin về một con

đờng mới đang hoặc sắp đợc xây dựng, công ty sẽ liên hệ với Ban quản lý dự

án hoặc đơn vị trúng thầu xây dựng con đờng đó để giới thiệu về sản phẩmcông ty và xin nhận hoặc đấu thầu công việc sản xuất những thanh tôn sóng(những thanh tôn dùng làm dải phân cách giữa các làn đờng, đợc sử dụng rộngrãi trên các đờng quốc lộ, đờng cao tốc của ta hiện nay) hay công ty còn liên

hệ hoặc cử cán bộ đến tận nơi thi công xây dựng hoặc cải tạo các cây cầu đểgiới thiệu về sản phẩm neo cáp của công ty, một bộ phận phục vụ cho xâydựng hoặc sửa chữa cầu Hay bằng uy tín và sự tín nhiệm tên tuổi lâu năm củacông ty, một số công ty khác đến yêu cầu đặt hàng tại công ty với yêu cầu cụthể là sản xuất bánh răng xe máy

Nói tóm lại, thị trờng của công ty không bị bó hẹp trong một số kháchhàng chủ yếu với những sản phẩm quen thuộc mà nó trải dài trên khắp đất nớcViệt nam từ Nam ra Bắc, nơi có những con đờng mới mở, những cây cầu đangxây, khách hàng của công ty là Ban quản lý các dự án xây dựng, các Tổngcông ty xây dựng trúng thầu các dự án và nói chung họ thờng không phải lànhững khách hàng thờng xuyên Chiến lợc phân đoạn thị trờng sản phẩm ởcông ty cũng cha thực sự đợc chú trọng nhiều

Nguyễn Thị Xuân Hà Kế toán 41A

Trang 27

2.3 Kết quả hoạt động qua các thời kỳ

Để thấy rõ đợc kết quả hoạt động qua các thời kỳ ta có thể tìm hiểubảng Báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh của công ty trong một số năm gần

đây nh 2000, 2001, 2002 Tuy nhiên do có sự ban hành bốn chuẩn mực kế toánvào tháng 1/2002 và thông t hớng dẫn kế toán thực hiện bốn chuẩn mực tháng10/2002 của Bộ tài chính nên một số chỉ tiêu trên bảng Báo cáo kết quả kinhdoanh ngày 31/12/2002 có sự thay đổi Để tiện việc so sánh kết quả hoạt động

em xin điều chỉnh một số chỉ tiêu của các Báo cáo kết quả kinh doanh năm

2000, 2001 về theo mẫu Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2002:

Biểu số 1: Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh đvt :đồng

1.Doanh thu thuần về bán

hàng và cung cấp dịch vụ

2.Lợi nhuận thuần từ hoạt

12.656.431.017

545.540.531 4.535.421 550.075.952 176.024.304 374.051.648

17.822.763.573

608.366.500 12.015.400 620.381.900 198.522.208 421.859.692

(* * Lợi nhuận thuần từ HĐKD năm 2000, 2001 khác so với trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp do đã qua điều chỉnh bao gồm cả hoạt động tài chính

để tiện so sánh).

3 Đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh ở công ty

3.1 Đặc điểm lao động của công ty

Do đặc điểm công ty vốn là một doanh nghiệp sản xuất nên cơ cấu lao

động có thể chia theo hai loại cơ bản là lao động trực tiếp và lao động giántiếp Lao động trực tiếp là những công nhân hiện đang làm việc tại các phân x-ởng của công ty, họ là những ngời trực tiếp sản xuất ra sản phẩm Còn lao

động gián tiếp là các quản đốc, phó quản đốc phân xởng, các cán bộ côngnhân viên chức làm công tác quản lý và dịch vụ

Trớc đây trong thời kỳ bao cấp tỷ trọng công nhân sản xuất trong tổng

số lao động của công ty là tơng đối cao Tuy nhiên thời gian gần đây do có khókhăn trong việc tiêu thụ sản phẩm nên số lợng công nhân trực tiếp sản xuấtcũng bị thu hẹp chỉ chiếm khoảng hơn 50% trong tổng số lao động thực tế

đang làm việc của công ty Số còn lại chủ yếu chuyển sang phát triển loại hìnhdịch vụ ở công ty nh phát triển phân xởng sửa chữa, bảo dỡng ô tô; dịch vụtrông giữ xe máy và nghỉ không lơng

3.2 Tổ chức quản lý và sản xuất ở công ty

Trang 28

Công ty thực hiện chế độ quản lý một thủ trởng và theo cơ cấu trựctuyến-chức năng Bộ máy quản lý của công ty bao gồm Ban giám đốc gồm 1Giám đốc và 2 Phó giám đốc , 9 phòng, ban và 6 phân xởng phù hợp với đặc

điểm sản xuất kinh doanh và điều lệ tổ chức hoạt động của công ty

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đợc thể hiện qua Sơ đồ số 7 (Phụ lục số

1), trong đó:

-Giám đốc: Do Tổng giám đốc của Tổng công ty cơ khí giao thông vậntải bổ nhiệm sau khi tham khảo ý kiến của Đảng uỷ và lấy ý kiến tín nhiệmcủa cán bộ công nhân viên Giám đốc là ngời đứng đầu điều hành mọi hoạt

động của công ty, có nhiệm vụ tiếp nhận, sử dụng và bảo toàn vốn nhà nớcgiao Quản lý vĩ mô các phòng, ban

-Hai Phó Giám đốc: làm tham mu cho Giám đốc về điều hành hoạt độngsản xuất kinh doanh của công ty cũng nh t vấn cho giám đốc về các quyết địnhliên quan đến kỹ thuật Tham gia vào công tác quản lý các phòng ban

-Các phòng ban chức năng là các bộ phận có chức năng, nhiệm vụ nhất

định, có mối liên quan chặt chẽ với nhau và với các phân xởng sản xuất trongquá trình sản xuất kinh doanh Mỗi phòng ban đều có một trởng phòng và mộtphó phòng giúp việc Các trởng phòng trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệmtrớc Ban giám đốc về hoạt động của phòng mình, đồng thời phục vụ cho việc

ra quyết định quản lý và chỉ đạo kinh doanh kịp thời của Giám đốc Chẳng hạnnh:

+Phòng kế hoạch đầu t có chức năng:

Giúp Giám đốc quản lý, điều hành mọi hoạt động đầu t của công ty Tổchức thực hiện các hoạt động đầu t cho công ty, tìm kiếm nguồn vật t, tiếnhành lựa chọn, đàm phán, ký kết các hợp đồng mua vật t cho công ty đồng thờixem xét và lên kế hoạch đầu t vào các tài sản khác với sự giúp đỡ của cácphòng ban khác có liên quan

+Phòng tài chính kế toán có chức năng:

Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của công

ty và tổ chức hạch toán theo chế độ kế toán hiện hành của Nhà nớc Theo dõi

và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thờng xuyên, từ đó lập các Báocáo tài chính, các bảng thống kê hàng quý, hàng năm và các Báo cáo quản trị

đột xuất theo yêu cầu của Ban giám đốc và của Tổng công ty

Trang 29

kiểm tra các phân xởng về kỹ thuật sản xuất trong gia công chế tạo sảnphẩm Kiểm tra chất lợng nguyên vật liệu, thành phẩm trớc khi nhập kho

-Các phân xởng sản xuất là các bộ phận trực tiếp sản xuất của công ty,chịu sự quản lý của Giám đốc về mọi mặt, sự quản lý của Phó giám đốc và cácphòng ban chức năng theo các chức năng cụ thể Mỗi phân xởng đều có mộtQuản đốc phân xởng quản lý và tổ chức thực hiện mọi công việc của phân x-ởng, một Phó quản đốc phân xởng giúp việc cho quản đốc phân xởng và một

kế toán thống kê phân xởng làm nhiệm vụ chấm công, quyết toán vật t và cácchi phí khác của phân xởng theo từng tháng Ngoài ra ở mỗi phân xởng còn có

từ 1-2 nhân viên kỹ thuật phục vụ, hỗ trợ cho quá trình sản xuất ở phân xởng

Ngoài ra, công ty còn có các tổ chức công đoàn bảo vệ quyền lợi chongời lao động, Đảng uỷ công ty, phòng y tế hỗ trợ về mặt vật chất và tinhthần cho ngời lao động đồng thời giúp bộ máy của công ty hoạt động hiệu quảhơn

3.3 Quy trình công nghệ sản xuất ở công ty

Do đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty không chỉ sản xuấtsản phẩm cơ khí mà còn có phân xởng sửa chữa bảo dỡng ô tô hoạt động rấthiệu quả nên xin đa ra hai quy trình tiêu biểu

Quy trình 1: quy trình sản xuất thanh tôn sóng (một mặt hàng chính của công

ty, dùng làm dải phân cách đờng, thờng đợc sử dụng nhiều trên các con đờngcao tốc)

Trang 30

việc sản xuất bu lông đai ốc gây nhiều khói bụi ảnh hởng tới môi trờng xungquanh nên doanh nghiệp thờng tiến hành mua ngoài theo định mức.

Kết hợp Thanh + Cột + Bu lông, đai ốc = Sản phẩm thanh tôn sóng hoànchỉnh

Quy trình 2: Sửa chữa, bảo dỡng ô tô: Sơ đồ số 8 (Phụ lục số 2)

4.Bộ máy kế toán và phân công lao động kế toán ở Công ty cơ khí Ngô Gia Tự

Phòng kế toán của công ty trớc đây có tới 12 cán bộ công nhân viên

nh-ng từ năm 1994 trở lại đây do tổ chức sản xuất lại, tinh giản biên chế nênphòng chỉ còn lại 6 nhân viên trong đó bao gồm 1 kế toán trởng và 5 kế toánviên Theo đánh giá ban đầu của em trong quá trình thực tập thì đây đây đều lànhững nhân viên có trình độ kế toán tơng đối cao và đồng đều, có kinh nghiệmnhiều năm trong nghề Dới sự chỉ đạo của kế toán trởng, các nhân viên trongphòng luôn nhanh chóng học hỏi, tiếp thu những quy định sửa đổi và bổ sungmới mà Bộ tài chính ban hành để áp dụng vào công tác kế toán của công tymột cách sớm nhất

Biểu số 2: Cơ cấu lao động kế toán của công ty

Với số lợng nhân viên kế toán là 6 ngời bao gồm cả một kế toán trởng, công

tác tổ chức bộ máy kế toán đợc khái quát qua Sơ đồ số 9:

Sơ đồ số 9: Tổ chức bộ máy kế toán ở công ty cơ khí Ngô Gia Tự

l ơng vàBHXH

Kế toánvật liệu+ Kế toántiêu thụ

Kế toán l

ơng kiêm tài sản cố

định

Kế toánngân hàng kiêm thủ quỹ

6 nhân viên thống kê phân x ởng

Trang 31

trong đó :

-Kế toán trởng: có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo, hớng dẫn toàn bộ công tác

kế toán và công tác tài chính ở công ty, chỉ đạo công việc chung ở phòng kếtoán Kế toán trởng phải chịu trách nhiệm trớc Giám đốc công ty và pháp luật

về tình hình chấp hành các chế độ, chính sách về quản lý tài chính của Nhà n ớc

Phó phòng kiêm kế toán tổng hợp + kế toán tính giá thành

+ Là ngời giúp đỡ trởng phòng và điều hành công việc của phòng

kế toán khi trởng phòng đi vắng

- Kế toán vật liệu + Kế toán tiêu thụ:

+ Theo dõi và quản lý tình hình nhập, xuất, tồn vật liệu trên hệ thống sổsách kế toán, đối chiếu tình hình theo dõi vật liệu với thẻ kho, theo dõi tìnhhình công nợ với ngời bán;

+ Theo dõi tình hình tiêu thụ, công nợ với khách hàng, các khoản doanhthu, chiết khấu , giảm giá , hàng bán bị trả lại;

+ Tình hình thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra, khấu trừ thuế

- Kế toán lơng kiêm tài sản cố định (TSCĐ):

+ Kết hợp với các nhân viên thống kê phân xởng để tính ra tiền lơng, ởng cụ thể cho từng cán bộ công nhân viên ở các phân xởng, phòng,ban ;

th-+ Theo dõi tình hình tăng, giảm tài sản cố định, định kỳ trích khấu hao

- Kế toán ngân hàng kiêm thủ quỹ:

+ Giao dịch với ngân hàng, theo dõi công nợ và thanh toán qua ngânhàng;

+ Bảo quản và giữ gìn tiền mặt, kiểm tra chứng từ hợp lệ trớc khi thuhoặc chi Thực hiện vào Sổ quỹ tiền mặt và đối chiếu hàng ngày với kế toántiền mặt

-Nhân viên thống kê phân xởng: Ghi chép, thu thập, kiểm tra chứng

Trang 32

từ ban đầu có liên quan đến hoạt động của phân xởng mình từ đó hạch toántheo mẫu sổ do kế toán trởng quy định Hàng ngày chấm công cho cán bộcông nhân viên trong phân xởng Định kỳ chuyển chứng từ, sổ sách về phòngtài chính kế toán, cuối tháng nộp báo cáo sản lợng kèm phiếu nhập kho, báocáo kiểm kê sản phẩm dở dang, quyết toán vật t, quyết toán tổng chi phí trongtháng của phân xởng, bảng chấm công Dựa trên những chứng từ sổ sách đó,

kế toán tiến hành kiểm tra, đối chiếu, tổng hợp số liệu và lu trữ, bảo quản

II Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cơ khí Ngô Gia Tự

1 Đặc điểm nguyên vật liệu ở công ty và tình hình cung ứng nguyên vật liệu

Công ty cơ khí Ngô Gia Tự là một đơn vị sản xuất có quy mô vừa nhngsản phẩm do công ty sản xuất ra lại tơng đối đa dạng và mang tính chất đặc thù

do chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng Chính vì vậy mà nguồn nguyên vật liệuphục vụ cho quá trình sản xuất tuy không nằm ngoài những loại nguyên vậtliệu chung của ngành cơ khí nh sắt, thép, tôn, phôi đồng, bulông, ê cu nhng

do yêu cầu sản xuất của từng đơn hàng nên các nguyên vật liệu trên lại đợcphân ra thành nhiều chủng loại khác nhau, khiến nguồn nguyên vật liệu củacông ty trở nên tơng đối đa dạng và phức tạp

Với nguồn vốn kinh doanh còn nhiều eo hẹp cộng với phơng thức kinhdoanh sản xuất theo đơn đặt hàng là chủ yếu nên việc dự trữ nguyên vật liệu ởcông ty chỉ vừa đủ để duy trì hoạt động sản xuất đối với đơn hàng đã nhận và

để sản xuất một số mặt hàng theo kế hoạch đã định trớc Tuy nhiên hiện naytrong kho của công ty vẫn còn tồn tại một số mặt hàng tồn đọng đã lâu donhững nguyên liệu này đợc mua để sản xuất những mặt hàng đặc chủng, ít nơinhận đặt hàng tiếp sau hoặc có thể do nhu cầu của công ty về nguyên vật liệu

đó ít nhng đây lại là nguyên liệu ít có trên thị trờng, ngời bán lại ép mua vớikhối lợng nhiều, sản xuất không hết dẫn tới tình trạng thừa đọng trong khohoặc là những bộ quần áo bảo hộ lao động trớc đây mua về với số lợng nhiềunhng nay không hợp quy cách, không đảm bảo chất lợng Tuy vậy số nguyênvật liệu này có giá trị không cao lắm nên doanh nghiệp vẫn cho phép để tồntrong kho mà không có quyết định xử lý gì Tính về lâu dài nếu không cóquyết định xử lý thì số nguyên vật liệu này sẽ có thể bị h hỏng, kém phẩm chất

do tác động của môi trờng bên ngoài

Xét về khía cạnh nhà cung cấp thì công ty thờng tín nhiệm hai nhà cungcấp chính là Công ty Nam Vang và Công ty điện tử tin học hoá chất Đây là

Nguyễn Thị Xuân Hà Kế toán 41A

Trang 33

hai nhà cung cấp chính có quan hệ làm ăn lâu năm với công ty và hai bên cũng

đã có sự tin tởng, hợp tác với nhau trong kinh doanh qua chất lợng nguyên vậtliệu, cung cách làm việc, thời gian giao hàng và thanh toán tiền hàng Ngoài racông ty cũng có mối quan hệ với một số nhà cung cấp khác nữa trong lĩnh vựcthu mua vật liệu

Với đặc điểm nguyên vật liệu nh trên của công ty cùng với việc mua bánnguyên vật liệu diễn ra thờng xuyên, nguyên vật liệu dùng để sản xuất cho đơnhàng sau có thể về nhập kho trớc và ngợc lại đòi hỏi công tác kế toán nguyênvật liệu phải đợc thực hiện tốt, công tác quản lý, bảo quản và dự trữ nguyên vậtliệu phải đợc thực hiện một cách chặt chẽ và chu đáo tránh tình trạng chồngchất, lẫn lộn, nhầm lẫn các loại nguyên vật liệu cho các đơn hàng khác nhau,

từ đó có thể sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguyên vật liệu, tránh lãng phí,thất thoát gây tổn thất cho doanh nghiệp và ảnh hởng đến sự cạnh tranh củasản phẩm trên thị trờng

2 Phân loại và tính giá nguyên vật liệu ở công ty cơ khí Ngô Gia Tự

2.1 Phân loại nguyên vật liệu

Với khối lợng và chủng loại nguyên vật liệu tơng đối đa dạng và phứctạp nh đã nói ở trên, công ty cơ khí Ngô Gia Tự đã lựa chọn hình thức phânloại nguyên vật liệu theo vai trò và công dụng của chúng Dựa trên tác dụngcủa từng loại nguyên vật liệu trong quá trình cấu thành nên sản phẩm, chúng

đợc xếp thành các loại riêng, cụ thể nh sau:

-Nguyên vật liệu chính: là loại vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất,

nó cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm Những nguyên vật liệu đợccông ty xếp vào loại chính bao gồm: thép các loại, bu lông, ê cu, tôn, phôi

đồng

-Vật liệu phụ: là loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất nó

kết hợp với vật liệu chính để làm thay đổi màu sắc, hình thức bề ngoài, nângcao chất lợng sản phẩm hoặc để đảm bảo cho công cụ dụng cụ hoạt động bìnhthờng Những loại nguyên liệu đợc xếp vào nhóm này bao gồm: dầu bóng, sơncác loại, phớt cao su, que hàn, van, dây hàn, khí ôxy, cácbonic, dầu,giẻ lau đếmáy, bi làm nhẵn nhông

-Nhiên liệu: là loại nguyên liệu khi sử dụng có tác dụng cung cấp nhiệt.Nguyên liệu thuộc nhóm này là: xăng, ga, than, dầu điêzen, dầu mazút

-Phụ tùng thay thế: những thứ phụ tùng dùng để thay thế sửa chữanhững bộ phận h hỏng của tài sản cố định, công cụ dụng cụ hay phục vụ choviệc thay thế sửa chữa phụ tùng của phân xởng sửa chữa, bảo dỡng ô tô Loại

Trang 34

này bao gồm: ắc qui, quả táo,chân máy, tiếp điểm, cudoa, má phanh, bóng

đèn,bơm dầu, bàn áp, săm lốp, bi, moayơ, xu páp, quạt gió, ống xả

-Vật liệu thiết bị đầu t xây dựng cơ bản: bao gồm những loại thiết bị vậtliệu, vật kết cấu dùng trong xây dựng cơ bản loại này gồm có: xi măng, cátvàng, sỏi, gạch, phụ tùng mắc nớc

-Vật liệu khác: bao gồm các loại phế liệu thu hồi trong sản xuất nh sắt,thép vụn, đồng phế liệu

Danh mục một số vật t sử dụng ở công ty cơ khí Ngô Gia Tự (Biểu số

3-Phụ lục số 3)

2.2 Tính giá nguyên vật liệu

2.2.1 Tính giá nhập nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu sử dụng ở công ty có đợc chủ yếu do mua ngoài Vìvậy, giá nhập vật liệu đợc công ty tính nh sau:

Giá vật liệu = Giá mua trên + Chi phí - Chiết khấu thơng mại,

nhập kho hoá đơn thu mua giảm giá hàng mua

Do công ty áp dụng phơng pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phơngpháp khấu trừ nên Giá mua trên hoá đơn là giá cha tính thuế giá trị gia tăng.Chi phí thu mua thờng là chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng từ nơi mua về khocông ty (nếu có) Tuy nhiên hiện nay chi phí vận chuyển bốc dỡ hàng về khocông ty thờng do bên bán chịu, công ty chỉ có trách nhiệm nghiệm thu hàng tạicông ty trớc khi đồng ý nhập kho Các khoản Chiết khấu thơng mại, giảm giáhàng mua đợc tính toán dựa trên từng đơn mua hàng cụ thể và với số lợng vàphơng thức thanh toán riêng theo hợp đồng (ít thấy)

Ví dụ về việc tính giá nhập vật liệu ở công ty: Dựa theo hoá đơn số

087586 ngày 15 tháng 3 năm 2003 của Công ty điện tử tin học hoá chất về giátrị lô hàng mà doanh nghiệp mua bao gồm: Cột˚100x100x390x5 (1157c x 6,2kg/c), Đệm C trên + C dới U 126x55x150x3 (2400c x 0,8 kg/c), tổng cộng là9.093 kg, đơn giá 1.238,09 đồng/kg (giá cha thuế) Kế toán vật liệu tính giánhập nh sau:

Giá trị nguyên vật liệu nhập kho (theo hoá đơn số 087586) = 9.093kg *1.238,09 =11.257.900 đồng (kết quả lấy theo con số làm tròn trên hoá đơn)

Qua ví dụ trên cho thấy kế toán doanh nghiệp đã không tính giá trị nhậpcho từng mặt hàng mà gộp luôn để tính giá trị nhập của cả hai mặt hàng, tuynhiên có thể chấp nhận đợc do trờng hợp nguyên vật liệu nhập kho sau đóxuất thẳng luôn tất cả giá trị cho các phân xởng để thực hiện việc sản xuất đơn

đặt hàng đã định trớc

Nguyễn Thị Xuân Hà Kế toán 41A

Trang 35

2.2.2 Tính giá xuất nguyên vật liệu

Hiện nay công ty đang sử dụng phơng pháp tính giá nguyên vật liệuxuất kho theo giá thực tế đích danh Theo đó tất cả các chi phí liên quan tớiloại nguyên vật liệu xuất kho để sản xuất cho đơn đặt hàng đó sẽ đợc tập hợplại và tính vào giá xuất Cách tính này của doanh nghiệp có u điểm là giá trịvật liệu xuất kho tơng đối chính xác cho từng đơn đặt hàng,không phụ thuộcvào thời gian xuất nguyên vật liệu là vào thời điểm nào, tuy nhiên nó lại có nh-

ợc điểm là không phản ánh đợc giá trị thực tế thị trờng tại thời điểm nguyênvật liệu đợc xuất dùng, thêm vào đó việc tính giá xuất nguyên vật liệu theo giáthực tế đích danh trong điều kiện số lợng nguyên vật liệu của doanh nghiệpphong phú và đa dạng nh vậy gây nhiều vất vả cho kế toán nguyên vật liệu

Ví dụ về việc tính giá xuất vật liệu ở công ty: Ngày 3/3/2003 công tyxuất kho 2.565,6kg tôn + thép cho Ban Neo để thực hiện việc gia công bản

đệm, đơn giá nhập kho đối với số nguyên liệu này là 5.350,795đồng/kg

Giá trị nguyên vật liệu xuất kho = 2.565,6 kg * 5.350,795 =13.728.000

đồng

3.Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu ở công ty cơ khí Ngô Gia Tự

3.1.Thủ tục và chứng từ sử dụng

Đối với nghiệp vụ nhập kho:

Việc thu mua vật t ở công ty cơ khí Ngô Gia Tự do phòng Kế hoạch đầu

t đảm nhiệm Khi cán bộ tiếp liệu thực hiện xong nhiệm vụ thu mua vật liệu,vật liệu đợc chở về đến kho thì xin làm thủ tục nhập kho Căn cứ vào Hoá đơn

của ngời bán (Biểu số 4) hay Giấy báo nhận hàng hoặc Hợp đồng mua bán

làm cơ sở, phòng Kế hoạch đầu t lập Phiếu nhập kho vật t

Dựa vào phiếu nhập kho nhận đợc của phòng Kế hoạch đầu t lập, thủkho cùng cán bộ phòng Khoa học công nghệ tiến hành kiểm nhận vật t nhậpkho, cán bộ phòng Khoa học công nghệ thờng phụ trách việc kiểm tra chất l-ợng, quy cách vật liệu còn thủ kho kiểm tra số lợng thực nhập của từng mặthàng đã đợc kiểm định chất lợng và ghi số lợng thực tế vào cột thực nhập trong

Phiếu nhập kho (Biểu số 5)

Một phiếu nhập kho của doanh nghiệp thờng đợc chấp nhận nếu có đầy

đủ chữ ký của ngời phụ trách cung tiêu, ngời giao hàng và thủ kho Ngoài ramặc dù trong doanh nghiệp có bộ phận kiểm tra chất lợng, quy cách nguyênliệu nhập kho nhng bộ phận này lại không lập biên bản kiểm nhận vật t, sảnphẩm, hàng hoá mà ký thẳng trực tiếp vào phiếu nhập kho, những phiếu nhậpkho nào có thêm chữ ký của cán bộ đại diện phòng Khoa học công nghệ ở bên

Trang 36

dới đợc xem nh đã đợc kiểm tra quy cách, chất lợng sản phẩm và đợc coi làhợp lệ.

Trờng hợp kiểm nhận vật liệu nhập kho thừa hay thiếu, sai phẩm chất,quy cách, thủ kho cùng cán bộ kiểm nhận phải báo ngay cho phòng Kế hoạchvật t để xử lý kịp thời đồng thời cùng với ngời giao hàng lập biên bản để kếtoán có chứng từ ghi sổ

Phiếu nhập kho thờng đợc lập thành 3 liên: một liên gửi kèm biên bảnthừa, thiếu vật t (nếu có) về phòng Kế hoạch vật t, một liên có kèm chứng từgốc (Hoá đơn bán hàng hoặc Hoá đơn giá trị gia tăng) gửi cho kế toán thanhtoán làm căn cứ thanh toán tiền cho ngời bán; một liên giữ lại để ghi thẻ khorồi chuyển lên cho kế toán vật liệu để ghi sổ ở phòng kế toán.Căn cứ vào phiếunhập kho và các chứng từ khác liên quan, kế toán tính ra số tiền trên mỗi phiếunhập:

Thành tiền = Số lợng x Đơn giá

Đối với nghiệp vụ xuất kho:

Là một doanh nghiệp sản xuất nên vật liệu xuất kho trong công ty chủyếu đợc sử dụng với mục đích sản xuất Khi có nhu cầu sử dụng vật t, các bộphận lên phòng Kế hoạch đầu t xin xuất vật liệu (không lập Phiếu xin lĩnh vậtt), tuỳ theo sản lợng sản xuất và định mức tiêu hao vật t phòng Kế hoạch đầu t

ra lệnh xuất vật t đồng thời lập Phiếu xuất kho (Biểu số 6) Phiếu xuất kho đợc

lập thành 3 liên đặt giấy than viết một lần: một liên phòng Kế hoạch vật t giữ,một liên giao cho bộ phận lĩnh vật t và một liên giao cho thủ kho để thực hiệnlệnh xuất

3.2.Phơng pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu: (Sơ đồ số 10)

Do đặc điểm nguyên vật liệu ở doanh nghiệp tơng đối phong phú, đadạng về chủng loại và số lần nhập, xuất nên để đơn giản và phù hợp với điềukiện doanh nghiệp, kế toán đã sử dụng phơng pháp sổ số d để hạch toán chitiết nguyên vật liệu

-ở kho: Hàng ngày thủ kho căn cứ vào các phiếu nhập, xuất vật liệu đểthực hiện công việc nhập, xuất Sau đó, thủ kho vào thẻ kho nguyên vật liệu đểtheo dõi về số lợng tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu Định kỳ 5-7

ngày, thủ kho giao toàn bộ chứng từ nhập, xuất và Thẻ kho (Biểu số 7-Phụ lục

số 4) lên cho kế toán vật liệu để đối chiếu và ghi sổ kế toán

-ở phòng kế toán: Định kỳ 5-7 ngày, nhân viên kế toán xuống kho đểkiểm tra việc ghi chép của thủ kho và nhận chứng từ nhập, xuất về để ghi sổ.Trớc khi mang chứng từ về phòng, kế toán ký xác nhận về số chứng từ đã

Nguyễn Thị Xuân Hà Kế toán 41A

Trang 37

mang về vào một quyển sổ riêng do thủ kho lập mà không lập trực tiếp phiếugiao nhận chứng từ.

Căn cứ vào các phiếu nhập, phiếu xuất, kế toán vào Sổ chi tiết vật liệutheo dõi trên các trang đối với từng chủng loại vật liệu nh vật liệu chính

(1521), vật liệu phụ (1522), (Biểu số 8) Kế toán doanh nghiệp đã cải tiến Sổ

chi tiết vật liệu bằng cách thêm cột ghi chú cuối cùng của trang sổ để tiện việctheo dõi chi tiết việc xuất dùng vật liệu theo đối tợng sử dụng Từ đó để việcphân bổ nguyên vật liệu theo đối tợng sử dụng đợc dễ dàng hơn vào cuốitháng Tuy nhiên có điều cột Lợng nhập, xuất trong Sổ chi tiết vật liệu, dụng

cụ cha đợc kế toán doanh nghiệp quan tâm theo dõi một cách đầy đủ và chitiết Điều này sẽ không phát huy đợc tác dụng hỗ trợ quá trình đối chiếu với L-ợng tồn cuối tháng do thủ kho theo dõi

Cuối kỳ, kế toán tính ra tổng số trên từng trang sổ chi tiết, sau đó vàoBảng tổng hợp nhập, xuất vật liệu Đối với vật liệu tồn kho, do số lợng tồn kho

ít nên kế toán vật liệu không theo dõi số tồn trên Sổ chi tiết vật liệu mà phómặc cho thủ kho theo dõi trên Thẻ kho Cách làm này của kế toán cha pháthuy đợc hết tác dụng của Sổ chi tiết vật liệu bởi vì đã là Sổ chi tiết thì phải theodõi đợc toàn bộ tình hình nhập, xuất, tồn từng loại vật t tại mọi thời điểm

Đồng thời nếu không theo dõi giá trị tồn trên sổ sách thì kế toán vật liệu cũngkhông có cơ sở để đối chiếu với giá trị tồn trên Sổ số d vào cuối tháng cho từngloại nguyên vật liệu

Cuối kỳ, kế toán dựa vào số tồn trên thẻ kho để vào Sổ số d vật liệu

(Biểu số 9), rồi tính ra số tồn cuối tháng theo giá trị Dựa vào Sổ chi tiết vật liệu, kế toán lập Bảng tổng hợp nhập, xuất vật liệu trong tháng (Biểu số 10)

trong đó theo dõi giá trị vật liệu nhập kho theo các tài khoản đối ứng là 111 và

331 (Công ty thực hiện mua hàng chủ yếu theo phơng thức thanh toán bằngtiền mặt hoặc nợ nhà cung cấp hoặc vay ngắn hạn để trả tiền mua nguyên vậtliệu); phần giá trị vật liệu xuất đợc theo dõi chi tiết theo đối tợng xuất dùng-phần này có tác dụng tơng tự Bảng phân bổ số 2 và đợc Công ty sử dụng thaythế Bảng phân bổ số 2 khi vào các Nhật ký chứng từ có liên quan vào cuốitháng

Trang 38

5.100 4.100 5.100 5.100 5.100

42,7 479,1 69 1909,5 42,3

217.770 1.964.310 351.900 9.738.450 215.730 112.788.875

4.Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu ở công ty

4.1.Phơng pháp hạch toán

Là một doanh nghiệp sản xuất mà đặc thù về nguyên vật liệu lại tơng

đối phức tạp cộng với công tác nhập, xuất diễn ra thờng xuyên trong kỳ nên đểthuận lợi cho quản lý, kế toán công ty đã lựa chọn phơng pháp hạch toán tổnghợp nguyên vật liệu theo phơng pháp kê khai thờng xuyên Với phơng phápnày, ngời chịu trách nhiệm quản lý về nguyên vật liệu có thể biết tình hìnhnhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu tại mọi thời điểm, từ đó có thể giúp choviệc ra quyết định một cách nhanh chóng về việc có nên nhập thêm vật liệuhay không, vật liệu nào vẫn còn tồn kho nhiều từ đó có kế hoạch thu mua hợp

lý hoặc dự trữ thêm đối với những nguyên vật liệu thiết yếu đang có xu hớngtăng giá trên thị trờng

4.2.Hệ thống sổ sách sử dụng trong công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu tại công ty

Nói chung kế toán công ty hiện nay đang sử dụng những mẫu sổ in sẵn

do Bộ tài chính ban hành cho hình thức Nhật ký chứng từ Phần hành kế toánnguyên vật liệu với vai trò là một bộ phận nằm trong công tác kế toán công tynên cũng không có gì ngoại lệ Để hiểu rõ thêm về quy trình vào sổ sách đối

với kế toán nguyên vật liệu tại công ty ta có thể theo dõi trên Sơ đồ số 11.

4.2.1.Hạch toán tổng hợp nhập nguyên vật liệu

a.Tài khoản sử dụng:

Để hạch toán tổng hợp nhập nguyên vật liệu doanh nghiệp chủ yếu sửdụng tài khoản 152 (Ghi Nợ-chi tiết: 1521,1522,1523,1524,1525,1528) và một

số tài khoản khác phản ánh tình hình thanh toán, thuế giá trị gia tăng đợc khấutrừ

Nguyễn Thị Xuân Hà Kế toán 41A

Trang 39

-TK 152 “ Nguyên liệu, vật liệu “: doanh nghiệp sử dụng tài khoản này

để phản ánh tình hình biến động nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu theo giáthực tế

Tài khoản này có kết cấu nh sau:

Bên Nợ: dùng để phản ánh giá trị vật liệu tăng trong kỳ (chủ yếu tăng dodoanh nghiệp thực hiện mua ngoài)

Bên Có: dùng để phản ánh giá trị vật liệu giảm trong kỳ (chủ yếu doxuất dùng phục vụ sản xuất, một phần xuất bán trực tiếp hoặc đợc giảm giá, trảlại hàng cho ngời bán do phát hiện chất lợng kém)

D Nợ: phản ánh giá trị nguyên vật liệu của công ty hiện còn tồn khocuối kỳ

-Các tài khoản khác: 111,112, 331,311,141,133,515

b.Trình tự hạch toán:

Nguyên vật liệu nhập trong doanh nghiệp chủ yếu do mua ngoài, tuynhiên theo nhiều phơng thức thanh toán Do đó ứng với mỗi hình thức thanhtoán khác nhau, kế toán doanh nghiệp sẽ thực hiện hạch toán tổng hợp nhậpvật liệu theo các cách riêng

-Trờng hợp mua nguyên vật liệu thanh toán bằng tiền mặt: Đây là mộttrờng hợp tơng đối đơn giản và đợc kế toán thực hiện nh sau: Căn cứ vào phiếunhập kho và hoá đơn mua hàng, kế toán thanh toán lập phiếu chi tiền mặt đểthủ quỹ có cơ sở thanh toán tiền cho nhà cung cấp và đây cũng chính là mộttrong những chứng từ đợc kế toán thanh toán sử dụng để lên bảng kê chi tiềnmặt Định kỳ hoặc cuối tháng, kế toán thanh toán chuyển các bảng kê chi tiềnmặt này lên cho kế toán tổng hợp làm căn cứ để vào Nhật ký chứng từ số

1(Biểu số 11) (Ghi Có TK 111 Cột Tổng cộng Nợ TK 152 trong Nhật ký

chứng từ số 1 chính là cơ sở để kế toán tổng hợp vào sổ Cái TK 152

-Trờng hợp mua vật liệu thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng: trờng hợpnày kế toán hạch toán tơng tự trờng hợp thanh toán bằng tiền mặt, tức là dựavào các giấy báo Nợ và các hoá đơn, phiếu nhập kế toán thanh toán vào sổtiền gửi ngân hàng Trên cơ sở tổng hợp số liệu cuối tháng trên sổ theo dõi tiềngửi ngân hàng, kế toán thanh toán chuyển cho kế toán tổng hợp số liệu để vàoNhật ký chứng từ số 2 Từ nhật ký số 2 (phần Nợ TK 152 đối ứng Có TK 112),

kế toán tổng hợp vào Sổ Cái TK 152

-Trờng hợp công ty tạm ứng tiền cho cán bộ đi mua nguyên vật liệu: Sốtiền tạm ứng cho cán bộ đi mua nguyên vật liệu đợc công ty theo dõi trên sổthanh toán tạm ứng và Nhật ký chứng từ số 1 Khi nguyên vật liệu về nhập kho

Trang 40

với đầy đủ chứng từ hợp lệ, nhân viên thu mua sẽ viết giấy đề nghị thanh toántạm ứng để kế toán có cơ sở thực hiện thanh toán và ghi vào sổ thanh toán tạmứng Cuối tháng, dựa trên số liệu của sổ thanh toán tạm ứng, kế toán tổng hợpvào Nhật ký chứng từ số 10 (phần Nợ TK 152 đối ứng với Có TK 141).

-Trờng hợp mua nguyên vật liệu cha thanh toán với ngời bán: Trờng hợpnày tơng đối phổ biến ở công ty Do công ty sản xuất theo đơn đặt hàng nênmỗi khi nhận đợc đơn hàng mới thì công việc đi mua nguyên vật liệu đợc quantâm đầu tiên Nhà cung cấp vật liệu cho công ty thờng tơng đối cố định và cómối quan hệ làm ăn lâu dài nên họ sẵn sàng cho công ty mua chịu hàng trongmột thời gian ngắn và thực hiện thanh toán nợ gối đầu, chẳng hạn nh khi công

ty đặt mua nguyên vật liệu cho đơn hàng sau thì có thể thanh toán nốt số tiềncòn lại của đơn đặt mua nguyên vật liệu kỳ trớc

Căn cứ vào phiếu nhập kho, hợp đồng mua hàng cùng một số chứng từkhác có liên quan, kế toán vào Sổ chi tiết tài khoản 331 theo dõi tình hìnhthanh toán với từng nhà cung cấp Đây là một cuốn sổ bao gồm nhiều trang,mỗi trang (hoặc một số trang) trong cuốn sổ đợc dùng để theo dõi tình hình d

Nợ đầu kỳ, tình hình phát sinh Nợ và thanh toán Nợ trong kỳ, d Nợ cuối kỳ đốivới từng nhà cung cấp Đến cuối tháng, kế toán tính ra số tổng cộng tình hìnhcông nợ với từng nhà cung cấp và sử dụng số liệu đó làm cơ sở để vào Nhật ký

chứng từ số 5 Số tổng cộng trên Nhật ký chứng từ số 5 (Biểu số 12) (phần ghi

Nợ TK 152 đối ứng Có TK 331) chính là cơ sở để kế toán tổng hợp vào Sổ cái

TK 152

Đối với việc phản ánh số thuế giá trị gia tăng: sau khi tập hợp các hoá

đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào, cuối tháng kế toán lập Bảng kê vật t, hàng hoá

dịch vụ mua vào trong tháng (Biểu số13-Phụ lục số 5) làm căn cứ để xác định

số thuế giá trị gia tăng đầu vào đợc khấu trừ một cách nhanh chóng và thuậnlợi

Trên đây là một số bớc hạch toán tổng hợp chủ yếu đối với trờng hợpnguyên vật liệu nhập kho do mua ngoài Một số trờng hợp nguyên vật liệunhập kho do từ nguồn khác chẳng hạn nh phế liệu thu hồi từ sản xuất sẽ đợcphản ánh trực tiếp trên Nhật ký chứng từ số 7 (Phần I) ghi giảm chi phí (CóTK621,627,641 ) và ghi tăng nguyên vật liệu nhập kho (Nợ TK 152) Các tr-ờng hợp khác nh thừa nguyên vật liệu khi kiểm kê, nguyên vật liệu tự chế ítkhi xảy ra

4.2.2.Hạch toán tổng hợp xuất nguyên vật liệu

a.Tài khoản sử dụng:

Nguyễn Thị Xuân Hà Kế toán 41A

Ngày đăng: 18/03/2013, 15:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ số 6: Quy trình ghi sổ theo Hình thức Nhật ký-Chứng từ - 139 Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty cơ khí Ngô Gia Tự
Sơ đồ s ố 6: Quy trình ghi sổ theo Hình thức Nhật ký-Chứng từ (Trang 28)
Thanh định hình Khoan đột lỗ Mạ kẽm điện phân Sơn lót         Sơn hoàn chỉnh            Cột (Bán thành phẩm). - 139 Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty cơ khí Ngô Gia Tự
hanh định hình Khoan đột lỗ Mạ kẽm điện phân Sơn lót Sơn hoàn chỉnh Cột (Bán thành phẩm) (Trang 36)
Sơ đồ số 9: Tổ chức bộ máy kế toán ở công ty cơ khí Ngô Gia Tự - 139 Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty cơ khí Ngô Gia Tự
Sơ đồ s ố 9: Tổ chức bộ máy kế toán ở công ty cơ khí Ngô Gia Tự (Trang 36)
toán lập Bảng tổng hợp nhập, xuất vật liệu trong tháng (Biểu số 10) trong đó theo dõi giá trị vật liệu nhập kho theo các tài khoản đối ứng là 111 và 331 - 139 Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty cơ khí Ngô Gia Tự
to án lập Bảng tổng hợp nhập, xuất vật liệu trong tháng (Biểu số 10) trong đó theo dõi giá trị vật liệu nhập kho theo các tài khoản đối ứng là 111 và 331 (Trang 45)
Biểu số 20: Mẫu Bảng kê số 3 - 139 Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty cơ khí Ngô Gia Tự
i ểu số 20: Mẫu Bảng kê số 3 (Trang 70)
Bảng tính giá thực tế vật liệu theo hệ số giá - 139 Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty cơ khí Ngô Gia Tự
Bảng t ính giá thực tế vật liệu theo hệ số giá (Trang 70)
Để thấy rõ đợc kết quả hoạt động qua các thời kỳ ta có thể tìm hiểu bảng Báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây  nh 2000, 2001, 2002 - 139 Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty cơ khí Ngô Gia Tự
th ấy rõ đợc kết quả hoạt động qua các thời kỳ ta có thể tìm hiểu bảng Báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây nh 2000, 2001, 2002 (Trang 80)
Sơ đồ số 9: Tổ chức bộ máy kế toán ở công ty cơ khí Ngô Gia Tự - 139 Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty cơ khí Ngô Gia Tự
Sơ đồ s ố 9: Tổ chức bộ máy kế toán ở công ty cơ khí Ngô Gia Tự (Trang 84)
toán lập Bảng tổng hợp nhập, xuất vật liệu trong tháng (Biểu số 10) trong đó theo dõi giá trị vật liệu nhập kho theo các tài khoản đối ứng là 111 và 331 - 139 Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty cơ khí Ngô Gia Tự
to án lập Bảng tổng hợp nhập, xuất vật liệu trong tháng (Biểu số 10) trong đó theo dõi giá trị vật liệu nhập kho theo các tài khoản đối ứng là 111 và 331 (Trang 93)
Biểu số 20: Mẫu Bảng kê số 3 - 139 Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty cơ khí Ngô Gia Tự
i ểu số 20: Mẫu Bảng kê số 3 (Trang 117)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w