1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đâu là năng lực tài chính thực sự của ngân hàng docx

6 150 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 117,16 KB

Nội dung

Đâu là năng lực tài chính thực sự của ngân hàng? Trần Phương Minh Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng thế giới nhiều lần chao đảo bởi một số vụ “bê bối tài chính” của các ngân hàng lớn như Citi Bank của Mỹ, NAB của Australia. Tất cả những vụ việc trên đã dấy lên hồi chuông cảnh báo về năng lực tài chính của các ngân hàng. Chỉ khi các ngân hàng có năng lực tài chính vững mạnh thì mới đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định, từ đó nền kinh tế cũng sẽ tăng trưởng vững chắc. Yếu tố tài chính quan trọng nhất của ngân hàng thương mại là vốn, bao gồm vốn pháp định và quỹ dự trữ. Vốn ngân hàng là điều kiện cơ bản đảm bảo tiền gởi của khách hàng, một khi gặp rủi ro trong kinh doanh, như nợ khó đòi, lỗ trong nghiệp vụ chứng khoán thì vốn của ngân hàng là khoản bù đắp rủi ro đó và tạo khả năng thanh toán các khoản nợ của khách hàng. Vốn pháp định là vốn riêng của ngân hàng do các chủ sở hữu đóng góp nếu là ngân hàng quốc doanh thì chủ sở hữu vốn là nhà nước, nếu là ngân hàng cổ phần thì chính là các cổ đông đóng góp. Vốn pháp định của ngân hàng được ghi trong giấy phép hoạt động và điều lệ của ngân hàng, nó phải lớn hơn mức tối thiểu của nhà nước quy định. - Các quỹ dự trữ thì bao gồm: + Quỹ dự trữ: là vốn được trích từ lợi nhuận hàng năm để bổ sung vốn pháp định. Luật của Việt Nam qui định hàng năm phải tính 5% lợi nhuận ròng để lập quỹ này, còn mức tối đa do Ngân hàng Trung ương quy định. + Quỹ dự trữ đặc biệt: cũng là loại vốn được tính từ lợi nhuận để bù đắp rủi ro trong quá trình hoạt động. Hàng năm, ngân hàng phải trích 10% trên lợi nhuận ròng cho đến khi bằng vốn pháp định. + Ngoài ra ngân hàng còn có lợi nhuận chưa chia hết cho cổ đông hoặc các quỹ đặc biệt khác chưa sử dụng. Từ những năm 1930 các nhà kinh tế đã đưa ra qui tắc "ngón tay cái" tức là quy tắc 10% vốn ngân hàng so với tài sản có. Ngoài ra người ta còn đưa ra một tỷ lệ liên quan giữa vốn ngân hàng so với tài sản rủi ro (Tài sản có trừ đi các ngân quỹ và trái phiếu kho bạc). Trong thực tế qui tắc 10% ít được ngân hàng thực hiện. Nhưng việc xác định mối liên quan giữa vốn ngân hàng và tài sản có được các cấp quản lý ngân hàng quan tâm và tỉ lệ này được coi là một bộ phận của chính sách quản lý. Năm 1985 hệ thống dự trữ Liên bang Hoa kỳ đã đưa ra tỉ lệ này là 6% cho các ngân hàng lớn (trước đây chỉ 3%). Nhiều nước đã qui định quan hệ giữa vốn ngân hàng và khối lượng tiền huy động như sau: Các ngân hàng không được phép huy động quá 20 lần so với vốn. Mặc dù vốn là yếu tố cơ bản để đánh giá về mặt tài chính của ngân hàng, nhưng ngoài yếu tố vốn ta cần phải tính đến hàng loạt các yếu tố khác như: thanh khoản của ngân hàng, cấu trúc rũi ro tích sản, tính chất biến động của các loại tiền gởi và chất lượng quản lý ngân hàng. Ở Mỹ muốn đánh giá một ngân hàng người ta sử dụng 5 chỉ tiêu: - Tỉ lệ vốn - Chất lượng tài sản có - Chất lượng quản lý - Tiền lãi - Thanh khoản Các cơ quan ngân hàng căn cứ vào các điều trên để chấm điểm và phân loại ngân hàng tốt, khá, yếu Tài sản có: Trong quản lý tài sản có một mặc Ngân hàng thương mại phải tôn trọng các tỷ lệ dự trữ bắt buộc, mặc khác phải tránh các rủi ro để tồn tại và kinh doanh có lãi. Trong cơ chế thị trường các ngân hàng hoạt động trong môi trường đầy rủi ro và không chắc chắn, cũng như lãi suất tương lai và giá cả các loại chứng khoán sẽ ra sao là những điều khó lường trước. Vì thế, những nhà quản lý ngân hàng phải có tầm nhìn xa hơn những lý do kiếm lời đơn thuần. Để duy trì khả năng thanh toán, một mặc Ngân hàng thương mại phải đảm bảo toàn bộ giá trị tài sản có phải lớn hơn các khoản nợ phải thanh toán ở mọi thời điểm. Nếu trong kinh doanh vốn cho vay không có khả năng thu hồi và lỗ trong nghiệp vụ chứng khoán sẽ làm cho giá trị tài sản có xuống thấp hơn tài sản nợ và như vậy sẽ dẩn đến ngân hàng mất khả năng thanh toán, có thể phải đóng cửa hoặc phải bán tài sản cho ngân hàng khác. Thế nhưng, nếu xét về khối lượng tài sản có đủ trang trải tài sản nợ thì cũng chưa đủ để nói lên khả năng thanh toán của ngân hàng, mà còn phải tính đến thanh khoản tức là các tài sản có khả năng chuyển thành tiền ngay với khối lượng đủ để đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt, hết số thiếu trong thanh toán bù trừ hoặc những nhu cầu vay mượn chính đáng của các ngân hàng thân thuộc, đồng thời vẫn giữ được tỉ lệ dự trữ pháp định. Như vậy có thể xảy ra một ngân hàng có đủ khả năng trừ nợ nhưng lại thiếu thanh khoản để trang trải các nợ tức thời, cũng coi như ngân hàng đó thiếu khả năng thanh toán và có nguy cơ dẫn đến phá sản. Trong kinh doanh muốn đứng vững và cạnh tranh được thì ngân hàng phải giữ rủi ro trong giới hạn nhất định, phải đẫm bảo thanh khoản theo mức độ cần thiết trong kết cấu tài sản có và mức độ sinh lãi có thể chấp nhận được. Nếu quá chú trọng đến yếu tố này hoặc yếu tố khác thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh. Giả sử một ngân hàng chấp nhận rủi ro cao, thanh khoản thấp để mở rộng các nghiệp vụ sinh lời thì sẽ có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Ngược lại nếu thận trọng về rủi ro, nâng cao quá mức về thanh khoản thì sẽ dẩn đến lợi nhuận giảm và cái nguy hại hơn là làm cho khách hàng xa lánh, mất tin tưởng, bỏ đi nơi khác. Tất cả những điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tài chính của ngân hàng. Trong quản lý kết cấu tài sản có các ngân hàng thường tính toán và sắp xếp thứ tự ưu tiên như sau: - Dự trữ sơ cấp - Dự trữ thứ cấp - Các khoản cho vay - Đầu tư dài hạn. Dự trữ sơ cấp là các khoản mục về ngân quỹ tiền mặt, tiền gởi ở Ngân hàng Trung ương, tiền gởi các ngân hàng khác. Các khoản dự trữ này được sử dụng để dự trữ theo quy định của Ngân hàng Trung ương và đáp ứng nhu cầu bất thường về tiền mặt cho khách hàng hoặc để thực hiện các khoản thanh toán cho ngân hàng khác trong việc thanh toán giữa các ngân hàng. Dự trữ thứ cấp bao gồm các loại chứng khoán có khả năng chuyển thành tiền dể dàng như: trái phiếu kho bạc, giấy chấp nhận trả tiền của ngân hàng Dự trữ thứ cấp được dùng để hổ trợ cho dự trữ sơ cấp về các nhu cầu rút tiền, thanh toán giữa các ngân hàng và vay mượn của khách hàng đã được dự kiến trước. Dự trữ thứ cấp đã đã đáp ứng nhu cầu về thời vụ và chu kỳ đã dự kiến trước. Như ngân hàng hoạt động ở nông thôn đến vụ mùa có nhu cầu lớn về tín dụng và sau thời vụ thì giảm mạnh. Sau thời vụ nhu cầu tiền mặt để mua lúa rất lớn. Các ngân hàng hoạt động ở đô thị thì nhu cầu hoạt động dự trữ hàng hoá tăng mạnh trước tết. Về công chúng thì vào lễ tết thì cần rút tiền để chi xài. Ngoài ra dự trữ thứ cấp còn được sử dụng để đáp ứng nhu cầu mang tính chu kỳ như trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng, công việc làm ăn phát đạt nhu cầu tín dụng tăng, ngược lại trong thời kỳ suy thoái tín dụng thu hẹp. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu thời vụ và chu kỳ, dự trữ thứ cấp còn là nguồn bổ sung quan trọng để giải quyết những nhu cầu đột xuất về rút tiền, các khoản thanh toán lớn mà ngân hàng không thể dự kiến được. Sau khi đã thực hiện đầy đủ các dự trữ sơ cấp và thứ cấp thì ngân hàng ưu tiên các nghiệp vụ sinh lời an toàn như công trái, thực hiện các khoản tín dụng ngắn hạn. Trong nghiệp vụ tín dụng và đầu tư dài hạn ngân hàng phải thận trọng và phải tính đến nguồn vốn đáp ứng. Nếu như tỉ trọng các nguồn vốn dài hạn thấp trong lúc đó lại cấp tín dụng và đầu tư tín dụng với tỉ trọng cao thì sẽ gia tăng mức độ rũi ro. Vì vậy cần phải tính tỉ lệ hợp lý giữa cho vay và đầu tư dài hạn trong mối tương quan với các khoản xét theo thời hạn của tài sản nợ. Tài sản nợ: Theo cổ điển thì các ngân hàng xem bên nợ của bảng tổng kết tài sản là các nghiệp vụ đương nhiên không cần phải quản lý và kiểm soát mà chỉ cần sử dụng cái có sẳn đó cho thích hợp là đủ, có nghĩa là chỉ cần quản lý tài sản có. Tuy vậy, ngày nay các nhà ngân hàng đã bắt đầu quan tâm nhiều đến tài sản nợ và coi việc quản lý tài sản nợ như là một yếu tố để nâng cao hiệu quả quản lý, cũng như tăng nguồn bổ sung đối với khả năng thanh toán của ngân hàng. Quản lý tài sản nợ tức là sử dụng các nghiệp vụ bên nợ của bảng tổng kết tài sản để mở rộng các quỹ nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán như bù đắp các khoản dự trữ, hoặc điều tiết những nhu cầu mới về tín dụng. Như vậy, việc quản lý tài sản nợ là việc thu hút nhanh chóng các khoản tiền tệ trên thị trường để tạo khả năng thanh toán cho ngân hàng. Các nước phát triển việc quản lý tài sản nợ được thực hiện thông qua việc mua bán chứng chỉ tiền gởi, các nguồn từ ngân hàng trung ương và từ các nguồn khác. Kỹ thuật quản lý tài sản nợ là nhằm khai thác các nguồn bổ sung quan trọng về khả năng thanh toán của ngân hàng. Tuy nhiên, việc quản lý này chỉ là bổ sung, chứ nó không thay thế cho việc quản lý cho tài sản có. Nếu như chú trọng quá đến việc khai thác các nguồn bổ sung mà xem thường các khoản dự trữ thuộc tài sản có sẽ có hậu quả xấu trong hoạt động của ngân hàng, có thể dẩn đến khủng hoảng trầm trọng. . Đâu là năng lực tài chính thực sự của ngân hàng? Trần Phương Minh Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng thế giới nhiều lần chao đảo bởi một số vụ “bê bối tài chính của các ngân hàng. như Citi Bank của Mỹ, NAB của Australia. Tất cả những vụ việc trên đã dấy lên hồi chuông cảnh báo về năng lực tài chính của các ngân hàng. Chỉ khi các ngân hàng có năng lực tài chính vững mạnh. thì vốn của ngân hàng là khoản bù đắp rủi ro đó và tạo khả năng thanh toán các khoản nợ của khách hàng. Vốn pháp định là vốn riêng của ngân hàng do các chủ sở hữu đóng góp nếu là ngân hàng

Ngày đăng: 31/07/2014, 13:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w