1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân lập, xác định một số đặc tính sinh học của vi khuẩn pasteurella multocida, streptococcus suis và actinobacillus pleuropneumoniae gây bệnh đường hô hấp ở lợn tại một số huyện ngoại thành hà nội và các tỉnh lân cận

99 1,1K 3
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 14,62 MB

Nội dung

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO

TRUONG DAI HOC NONG NGHIEP HA NOI

NGUYEN THI PHUONG GIANG

PHÂN LẬP, XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA VI KHUAN Pasteurella multocida, Streptococcus suis VA Actinobacillus pleuropneumoniae GAY BENH DUONG HO

HẤP Ở LỢN TẠI MỘT SỐ HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI VÀ CÁC TỈNH LÂN CẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: THÚ Y

Mã số: 60.62.50

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRƯƠNG QUANG

HÀ NỘI - 2008

Trang 2

LOI CAM BOAN

Tôi xin cam doan day là cơng trình nghiên cúu của riêng tôi Các số liệu và kết qua trinh bày trona luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác

Tơi xin cam ảoan rằng mọi sự giúp do cho việc thực hiện luận văn này đã âược cám ơn và các thơng tin trích dẪn trona luận văn đầu đã

được chỉ rð nguồn qốc

Tác giã

Trang 3

LOI CAM ON

Tôi xin chÂn thành câm ơn:

- PGS.TS Truong Quang, ngudi hướng dẫn khoa học trực tiếp đã giúp ảỡ, hướng dẫn, chi bdo tận tình, tạo điểu kiện cho tôi trong quá trình thực hiện dé tài và hoàn thành luận văn này

- Các thÂy cô trona bộ môn Vi sinh vật - Truyền nhiễm - Bệnh lý cùng toàn thể các thÂy cô giáo Khoa Thú y; khoa Sau đai học-Trường Đại học Nông nạhiệp Hà Nội ảã tận tình giúp ảỡ và tạo mọi điều kiện cho vơi hồn thành luận văn này

- Sự giúp do, tao điều kiện của các ông nghiệp đặc biệt là gia đình đã tạo mọi điễu kiện thuận lợi nhất giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện

để tài

Hà Nội, Ngày tháng năm 2008

Tác gia

Trang 4

1.1 1.2 1.3 1.4 2.1 2.2 2.3 2.4 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 4.1 MỤC LỤC

Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ Mở đâu

Tính cấp thiết của đề tài Mục tiêu của đề tài

Phạm vi nghiên cứu

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của dé tai Tổng quan tài liệu

Những hiểu biết về bộ máy hô hấp

Vi khuan Str suis va bénh do vi khuan Str suis gây ra ở lợn Vi khuan P multocida va bénh do vi khudn P multocida gay ra 6 lợn

Vi khuẩn A pleuropneumoniae va bệnh do ví khuẩn A pleuropneumoniae gay ra ở lợn

Nội dung - Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu Nội dung

Nguyên liệu

Phương pháp nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Trang 5

4.2 4.3 4.5 4.7 4.10 4.9 4.9.1 4.9.2 4.9.3 4.10

Kết quả giám định 3 loai vi khuan Str suis, P multocida va

A pleuropneumoniae phân lập được từ đường hô hấp của lợn

Kết quả phân lập S/repfococcus sp Và Sfr suis từ đường hô hấp của lợn Kết quả phân lập vi khuẩn P mulfocida từ đường hô hấp của lợn khoẻ và lợn có triệu chứng bệnh đường hô hấp

Kết quả phân lập A pleuropneumoniae từ đường hô hấp của lợn Tổng hợp kết quả phân lập vi khudn Str.suis, P multocida va

A pleuropneummoniae từ đường hô hấp của lợn

Kết quả kiểm tra độc lực của các loại vi khuẩn phân lập được Kết quả kiểm tra độc lực của các chủng Sr suis phân lập được từ đường hô hấp của lợn

Kết quả kiểm tra độc lực đối của các chủng P mulfocida phân lập được từ đường hô hấp của lợn

Kết quả kiểm tra độc lực của các chủng A pleuropneumoniae phân lập được từ đường hô hấp của lợn

Kết quả kiểm tra khả năng mãn cảm với kháng sinh của vi khuẩn

Str suis, P multocida va A pleuropneumoniae phan lập được

4.10.1 Két qua kiểm tra khả nang man cảm với kháng sinh của các ching vi khuan Str suis phân lập được

4.10.2 Két qua kiểm tra khả năng mãn cảm với kháng sinh của các ching vi khuan P multocida phân lập được

4.10.3 Kết quả kiểm tra khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các 5

5.1 5.2

chủng vi khuẩn A pleuropneumoniae phân lập được

Kết luận và đề nghị Kết luận

Đề nghị Tài liệu tham khảo

Trang 6

DANH MUC CAC CHU VIET TAT VA KY HIEU A pleuropneumoniae: AGID: AGPT: B bronchiseptica: BHI: CAMP: cs: D.S.A: DNA: ELISA: Fg: F,: H parasuis: H pleuropneumoniae: M hyopneumoniae: MR: NAD: PBS: Ny P multocida: PCR: PRRS: TSA: VP: YPC Actinobacillus pleuropneumoniae

Agargel Immuno Diffuse

Agar Gel Precipitin Test Bordetella bronchiseptica

Brain Heart Infusion

Christie — Atkinson — Munch — Peterson

cộng sự

Dextrose Starch Agar

Deoxyribo Nucleic Acid

Enzyme — Linked Immuno Sorbant Assay Greenish Fluorescent Orange Fluorescent Haemophilus parasuis Haemophilus pleuropneumoniae Mycoplasma hyopneumoniae Methyl red

Nicotinamide Adenine Dinucleotide Phosphat buffer solution

Not Fluorescent

Pasteurella multocida Polymerase Chain Reaction

Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome Tryptic Soy Agar

Voges — Proskauer

Trang 7

STT 4.1 4.2 4.3 4.4 4.5 4.6 4.7 4.8 4.9 4.10 4.11 4.12 4.13

DANH MUC BANG

Tén bang Trang

Kết quả xác định số loại khuẩn lạc từ các mẫu bệnh phẩm đường hơ hấp của nhóm lợn khỏe

Kết quả xác định số loại khuẩn lạc từ các mẫu bệnh phẩm đường hô hấp của nhóm lợn có triệu chứng bệnh đường hô hấp

Kết quả giám định 3 loại vi khuẩn Šfr suis, P multocida va A pleuropneumoniae phân lập được từ đường hô hấp của lợn

Kết quả giám định một số đặc tính sinh hóa của 3 loại vi khuẩn

Str suis, P multocida va A pleuropneumoniae vi khuẩn phân

lập từ đường hô hấp của lợn

Kết quả phân lập được S/repfococcus sp từ đường hô hấp của lợn Két qua phan lap Str su/s từ đường hô hấp của lợn

Kết quả phân lập vi khuẩn P mulfocida từ đường hô hấp của lợn Kết quả phân lập vi khuẩn A pleuropneumoniae từ đường hô hấp của lợn

Tỷ lệ phân lập 3 loại vi khuẩn § sưis, P multocida và A

pleuropneumoniae từ đường hơ hấp của nhóm lợn khỏe

Tỷ lệ phân lập 3 loai vi khuan Str suis, P multocida va A pleuropneumoniae từ đường hô hấp của nhóm lợn có triệu chứng bệnh

Kết quả kiểm tra độc lực của các chủng Sz suis phân lập được từ đường hô hấp ở lợn

Kết quả kiểm tra độc lực của các chủng P muiocida phân lập được từ đường hô hấp của lợn

Kết quả kiểm tra độc lực của các chủng A pleuropneumoniae_ phân lập được từ đường hô hấp của lợn

Trang 8

4.14 4.15 4.16

Tổng hợp kết quả kiểm tra khả năng mẫn cảm với kháng sinh của

các chủng %r suis phan lap dugc (n=7) 75

Tổng hợp kết quả kiểm tra khả năng mãn cảm với kháng sinh của

các chủng P multocida phan lập được (n=9) 76

Tổng hợp kết quả kiểm tra khả năng mãn cảm với kháng sinh của

Trang 9

STT

nu

FY

DANH MUC BIEU BO

Tên biểu đồ Trang

Số loại khuẩn lạc xác định từ các mẫu bệnh phẩm đường hơ hấp của nhóm lợn khỏe

Số loại khuẩn lạc xác định từ các mẫu bệnh phẩm đường hô hấp của nhóm lợn có triệu chứng bệnh đường hô hấp

Kết quả phân lập Srcpfococcus sp từ đường hô hấp của lợn Kết quả phân lập S%r sưis từ đường hô hấp của lợn

Kết quả phân lập vi khuẩn P muiocida từ đường hô hấp của lợn Kết quả phân lập vi khuẩn A pleuropneumoniae từ đường hô hấp của lợn

Tỷ lệ phân lập 3 loại vi khuẩn % sư, P mulfocida và

A pleuropneumoniae từ đường hơ hấp của nhóm lợn khỏe

Tỷ lệ phân lập 3 loại vi khuẩn %r.suis, P multocida va

A pleuropneumoniae từ đường hô hấp của lợn có triệu chứng bệnh

Trang 10

1.MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Như chúng ta đã biết, trong đường hô hấp của bất kỳ động vật nào nói

chung và lồi lợn nói riêng ln có một số lượng vi khuẩn nhất định Bình

thường, chúng tồn tại ở trạng thái cân bằng và không gây bệnh cho vật chủ, chỉ khi nào sức để kháng của con vật bị giảm xuống chúng mới thừa cơ tăng cường về số lượng và độc lực để gây bệnh, làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn Gần đây có một số dịch bệnh bùng phát liên quan đến những vi khuẩn sống trong đường hô hấp gây thiệt hại vô cùng to lớn về kinh tế, đặc biệt gây tử vong cho người chăn nuôi, người tiếp xúc với gia súc bệnh và sản phẩm tươi sống của gia súc bệnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội của

một bộ phận không nhỏ người dân nước ta trong thời gian qua

Trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2005, tại tỉnh Tứ

Xuyên, Trung Quốc, một đợt dịch bệnh lớn đã xẩy ra gây thiệt hại rất lớn về kinh tế Nguy hiểm hơn là bệnh này còn lây sang người, làm 214 người bị nhiễm bệnh và 44 người tử vong Nguyên nhân được xác định là do vi

khuan Streptococcus suis - liên cầu khuẩn gây bệnh ở lợn gây ra Tại Việt Nam, đầu năm 2007 dịch bệnh liên cầu khuẩn cũng xuất hiện với những hậu quả không kém Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, trong 7 tháng đầu năm 2007 đã có 42 người nhiễm bệnh trong đó có 2 người đã tử vong, tỷ lệ tử vong là 7% [58]

Bên cạnh đó, tháng 3 năm 2007, hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome- PRRS) ở lợn bất ngờ bùng phát tại tỉnh Hải Dương Từ đó đến nay, dịch bệnh đã lan ra khắp ba miền Bắc,

Trung, Nam và chưa có dấu hiệu dừng lại Trước tình hình trên, đã có rất

Trang 11

để ngăn chặn dịch bệnh Trong quá trình nghiên cứu về bệnh, nhiều tác giả nhận thấy vai trò kế phát của các vi khuẩn ký sinh đường hô hấp của lợn trỗi dậy, góp phần cùng PRRS thể hiện căn bệnh với triệu chứng là “viêm phổi dính sườn” Theo Đào Trọng Đạt, 2008 [I] vi rút gây PRRS có tính hướng đại

thực bào Chúng xâm nhiễm vào cơ thể động vật, đi vào các đại thực bào, độc

chiếm chúng và nhân lên trong đó, giết chết các loại đại thực bào, mở đường cho vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào phổi, gây tổn thương ở phổi Do đó lợn sẽ

bị bội nhiễm các vi khuẩn thứ phát như %/repfococcus suis (Str suis), Pasteurella multocida (P multocida) va Actinobacillus pleuropneumoniae (A

pleuropneumoniae) va bénh do vi rit gay PRRS cang tré nén tram trong Vấn đề đặt ra ở đây là liệu những vi khuẩn khu trú thường xuyên trong đường hơ hấp có phải là nguồn nguy cơ gây bệnh ở đường hô hấp đối với lợn hay không? nếu như có, giống như đại dịch cúm gia cầm, thì nguy cơ đó có là nguy cơ chung của cả loài lợn và lồi người khơng? hậu quả sẽ ra sao nếu nguy cơ đó xảy ra?

Trên thực tế từ trước đến nay đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về các vi khuẩn đường hô hấp ở lợn, nhưng qua kiểm tra chẩn đoán vi khuẩn học vi khuẩn gây bệnh ở hai đợt dịch trên, ngoài các vi khuẩn chính gây bệnh nhận thấy sự xuất hiện tỷ lệ khá cao với vai trò quan trọng của 3 vi khuẩn S/r.suis, P

multocida và A pleuropneumoniae đối với lợn bệnh Từ vấn đề thực tiễn nêu

trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

"Phân lập, xác định một số đặc tính sinh học của vi khuẩn

Pasteurella multocida, Streptococcus suis và Actinobacillus

pleuropneumoniae gáy bệnh đường hô hấp ở lợn tại một số huyện ngoại thành Hà Nội và các tỉnh lân cận”

1.2 Mục tiêu của đề tài

- Phân lập và xác định tỷ lệ mang vi khuẩn Sr suis, P multocida và A

Trang 12

- Xác định khả năng mãn cảm với khang sinh cla Str.suis, P multocida

va A pleuropneumoniae

1.3 Phạm vi nghiên cứu

Lợn trưởng thành khỏe mạnh và lợn có triệu chứng bệnh đường hô hấp được lấy từ các lò mổ Tam Trinh, Thịnh Liệt, Khương Đình, một số điểm giết mổ ở Gia Lâm - Hà Nội và lợn bệnh được người dân mang về Bộ môn Vị sinh vật - Truyền nhiễm - Bệnh lý khoa Thú y, Trường Đại học Nông

nghiệp Hà Nội

1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Dựa trên kết quả phân lập và xác định độc lực của Sr suis, P

multocida và A pleuropneumoniae đưa ra những hiểu biết mới về vai trò gây

Trang 13

2 TONG QUAN TAI LIEU

2.1 Những hiểu biết về bộ máy hô hấp

Đối với nhiều loài động vật và con người, nhịp thở được coi là dấu hiệu nhận biết sự sống Sự thở chính là biểu hiện bên ngồi của q trình hơ hấp Con người có thể nhịn ăn từ 20-30 ngày, nhịn uống được khoảng 3 ngày, nhưng không nhịn thở được quá 3 phút

Muốn duy trì được sự sống, tế bào cần oxy để biến năng lượng hoá học của thức ăn thành các dạng năng lượng khác: cơ năng, nhiệt năng để dùng

vào mọi hoạt động sống Đồng thời khí cacbonic sinh ra trong quá trình sống

cùng cần thải ra ngồi Vì vậy cung cấp oxy và thải khí cacbonic là chức năng chính của hệ hô hấp

Đối với động vật đa bào do cường độ trao đổi chất cao, mặt khác các tế bào nằm sâu trong cơ thể nên đã hình thành cơ quan hô hấp là phổi để đảm bảo chức năng trao đổi khí

Hơ hấp là quá trình trao đổi khí giữa: mơi trường bên ngoài với phổi; mạch quản với phổi; mạch quản với tổ chức và sự vận chuyển chất khí Bốn q trình này được hoàn thành bởi cơ quan hô hấp, bao gồm: mũi, hầu, khí quản, nhánh phế quản lớn, nhánh phế quản nhỏ và phế bào

* Cơ quan hô hấp bên ngoài: gồm mũi, hầu, khí quản, nhánh khí quản

lớn, nhánh khí quản nhỏ

Cơ quan hơ hấp bên ngồi được coi là vùng vô hiệu vì chưa có q trình

trao đổi khí, nhưng nó rất cần thiết cho quá trình hơ hấp, vì:

+ Nó có tác dụng sưởi ấm khơng khí trước khi vào phổi, tiếp xúc với lớp biểu mơ có mao mạch phân bố dày, có nhiệt độ xấp xỉ 37°C và bão hoà hơi nước trước khi khơng khí vào phổi

+ Trong khí quản và xoang mũi có màng nhày tiết ra dịch nhày có tác

Trang 14

phan xa hat hoi

+ Nhánh khí quản có rất nhiều tế bào biểu mô tiêm mao, hướng vận động từ trong ra ngoài có tác dụng cản bụi

* Cơ quan hô hấp bên trong (phổi)

Ở đây diễn ra quá trình trao đổi khí giữa mạch quản và môi trường

Phổi bao gồm phế quản và các túi phế bào Thành phế bào mỏng chỉ gồm một lớp tế bào (0,5u)

Xung quanh phế quản và các phế bào có một hệ thống mao quản dày đặc bao phủ, làm cho diện tích phổi tăng lên nhiều lần

Ở trạng thái sinh lý bình thường mỗi loài động vật sẽ có tần số hơ hấp ổn định và khác nhau Tần số hô hấp phụ thuộc vào cường độ trao đổi chất,

tuổi, tầm vóc, trạng thái sinh lý, vận động, nhiệt độ môi trường Gia súc non

có cường độ trao đổi chất mạnh nên tần số hô hấp cao Động vật nhỏ so với động vật lớn cũng có tần số hô hấp cao hơn Đặc biệt khi gia súc bị mắc các bệnh đường hô hấp, tần số hô hấp sẽ thay đổi rõ rệt

Tần số hơ hấp bình thường của một số loài động vật (lần/phút): Ngựa: 8-16 Bò: 10-30 Lợn: 20-30 Trâu: 18-21 Nghé: 30-40 Dê: 10-18 Gà: 22-25 Chuột bạch: 100-200

Dọc đường hơ hấp có hệ thống mạch quản dày đặc nên nhiệt độ luôn ấm và các tuyến nhờn giữ cho không khí ln ẩm ướt, đây chính là điều kiện khá thuận lợi cho các vi khuẩn hiếu khí phát triển Trong số này có những vi khuẩn vô hại nhưng cũng có những vi khuẩn ở điều kiện thuận lợi khác nhau sẽ có vai trị gây bệnh khác nhau ở đường hô hấp Khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút, có thể do điều kiện và chế độ nuôi dưỡng như nhiệt độ và độ ẩm chuồng nuôi tăng cao đột ngột, thức ăn bị ôi mốc, khẩu phần ăn không đủ

dinh dưỡng hoặc bị các tác nhân gây bệnh khác như phó thương hàn, xuyễn

Trang 15

về số lượng, tăng cường về độc lực và gây bệnh đặc trưng cho vi khuẩn đó

(Gupta, 1971 [71]; Nguyễn Vĩnh Phước, 1978 [15])

2.2 Vi khuan Str suis va bénh do vi khuan Str suis gay ra 6 lon

2.2.1 Tình hình nghiên cứu vi khuẩn Streptococcus ở trong và ngoài nước Rosenbach và cs, 1984 [51] lần đầu tiên đã mô tả vi khuẩn

Streptococcus khi 6ng phân lập được vi khuẩn từ vết thương có mủ của

một người nơng dân

Theo Clifton- Hadley và cs, 1986 [33] vi khuẩn S/repfococcus thường xuyên phân lập được ở vòm họng và đường hô hấp trên của lợn khỏe, Sr sis có thể tồn tại ở họng, xoang mũi Những lợn khỏe mang trùng này nhốt chung

với đàn lợn mới chưa bị bệnh có thể sẽ phát ra bệnh Lợn mẹ truyền căn bệnh

cho lợn con qua đường hơ hấp từ đó truyền cho nhiều con khác lúc nhập đàn hay sau khi cai sữa

Sanford và Tilker, 1984 [52]; Erickerson và cs, 1984 [36] đều cùng cho

rằng ®r suis gây dung huyết kiểu B thường xuyên phân lập được từ phổi bị viêm của lợn lớn, lợn cai sữa và lợn con đang bú, từ lợn bị viêm phế quản phổi,

viêm màng não có triệu chứng thần kinh

Vecht và cs, 1989 [55] đã phân lập duge Str suis & phổi viêm của lợn và gây được bệnh thực nghiệm cho lợn Lợn sau khi bị nhiễm bệnh có đầy đủ

triệu chứng, bệnh tích của bệnh viêm phổi tự nhiên

Gần đây nhất là ở Tứ Xuyên, Trung Quốc ổ dịch liên cầu khuẩn bắt đầu xuất hiện từ cuối tháng 6 năm 2005 đến tháng 8 năm 2005 Theo thống kê có 6736 lợn bị mắc bệnh với 641 ổ dịch, số lợn chết là 319 con Quan trọng hơn vi khuẩn liên cầu thuộc serotype 2 đã làm cho 214 người bị nhiễm bệnh và 44

người tử vong (Đăng Văn Kỳ, 2007 [4])

Ở Việt Nam, Hoàng Tuấn Lộc và Lê Văn Phan (1961-1962) đã phát

hiện bệnh liên cầu khuẩn kết hợp với bệnh tụ huyết trùng đã gây hội chứng viêm phổi, thối loét da thịt làm chết và phải hủy bỏ hơn 2000 lợn tại trại lợn

Trang 16

Cũng theo Phạm Sỹ Lăng, 2007 [6] Võ Tiến Thoại, Khương Bích Ngọc (1981-1983) đã nghiên cứu các ổ dịch viêm đường hô hấp cấp, nhiễm trùng huyết ở lợn do liên cầu khuẩn ở Hà Nội và Hà Nam

Năm 1979, Nguyễn Danh Ngô, Phạm Sỹ Lăng, Lê Hồng Căn đã xác định được ổ dịch lợn viêm phổi, viêm phúc mạc có mủ là do liên cầu khuẩn và tụ cầu vàng ở trại lợn giống Cầu Diễn và trại chăn nuôi Mễ Hạ

Nguyễn Thị Nội và Nguyễn Ngọc Nhiên, 1993 [9] đã điểu tra hệ vi khuẩn đường hô hấp của 162 lợn bị bệnh ho thở truyền nhiễm thấy rằng tỷ lệ

phan lap duoc Str suis 74%

Thời gian gần đây, theo nghiên cứu của Viện thú y Quốc gia đã phân

lập được 35 serotype, trong đó serotype 2 có 8 chủng Tuy nhiên đầu năm

2007 đến nay không phát hiện được ổ dịch do vi khuẩn liên cầu hoặc các bệnh trên lợn ở Việt Nam Các trường hợp bị bệnh đơn lẻ, các thể chưa được

xác định (Đăng Văn Kỳ, 2007 [4])

2.2.2 Hình thái và đặc tính nuôi cấy ở các môi trường

§freptococcus là loại vi khuẩn hình cầu hoặc bầu dục, đường kính có

khi đến 1ụ Vi khuẩn bắt màu Gram dương, không di động, thường xếp thành chuỗi từ hai vi khuẩn trở lên, độ dài của chuỗi phụ thuộc vào môi trường nuôi cấy:

- Trong bệnh phẩm, vi khuẩn xếp thành chuỗi ngắn, thường có từ 2-8 đơn vị

- Nếu nuôi cấy trong môi trường lỏng, vi khuẩn hình thành chuỗi dài

Vi khuan Streptococcus agalactiae va Streptococcus equi có chuỗi từ 10- 100 don vi

- Ở môi trường đặc, liên cầu hình thành chuỗi ngắn

Trang 17

Hầu hết Streptococcus phat triển trong các mơi trường hiếu khí hay yếm khí tùy tiện, mọc tốt ở các loại môi trường nuôi cấy thông thường, nhiệt độ là 37°C Đôi khi có một số chủng vi khuẩn đòi hỏi hiếu khí nghiêm ngặt

Trong mơi trường nước thịt, vi khuẩn mọc tốt, lúc đầu môi trường đục

đều Sau 24 giờ nuôi cấy ở 37°C, vi khuẩn hình thành những hạt hoặc những

cụm bông lắng xuống đáy ống nghiệm, lớp nước trong bên trên và dưới đáy

ống có cặn

Trên môi trường thạch thường, vi khuẩn mọc thành khuẩn lạc dạng S, màu hơi xám

Trên môi trường thạch máu, S/repfococcus mọc tốt, đa số vi khuẩn gây dung huyết và một số không gây dung huyết Dựa vào mức độ dung huyết người ta phân ra làm 3 loại (Taylor và cs, 1990 [54]):

- Dang ơ: Vùng dung huyết xung quanh khuẩn lạc thường màu xanh lơ do tác động của Streptococcus lam cho Hemoglobin bién thanh Met-

hemoglobin, xung quanh khuẩn lạc là vùng tan máu Đây là hiện tượng dung huyết từng phần hoặc không hoàn toàn

Liên cầu khuẩn thuộc loại này gọi là liên cầu dung huyết nhóm œ, độc lực của nhóm này không cao

- Dạng B: Ving dung huyết xung quanh khuẩn lạc rõ và trong suốt do

Hemoglobin được phủ hoàn tồn Đây thường là nhóm phu Streptococcus gây bệnh cho người

Liên cầu thuộc dạng này gọi là liên cầu dung huyết nhóm , nhóm vi khuẩn có độc lực cao

- Dạng y: Xung quanh khuẩn lạc khơng có vịng tan máu, hồng cầu vẫn

giữ nguyên màu hồng

Liên cầu khuẩn thuộc dạng này khơng có khả năng làm dung huyết thạch máu, thường là vi khuẩn không gây bệnh

Trang 18

xét: khả năng gây bệnh của vi khuẩn thuộc nhóm cầu khuẩn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố gây dung huyết của mầm bệnh Các yếu tố dung huyết lại phụ thuộc vào mầm bệnh phân lập được ở giai đoạn đầu, giai đoạn giữa hay giai đoạn cuối của quá trình sinh bệnh Ở giai đoạn đầu của bệnh hoặc các ổ dịch mới phát hiện lần đầu và có tính chất ồ ạt thì tỷ lé vi khuan Streptococcus thường gây dung huyết dạng § là 48,33% và dạng ơ là 35,00%

2.2.3 Đặc tính sinh hóa

- Vi khuẩn Šreptococcus gây bệnh ở lợn có khả năng lên men một số

đường: Glucose, Lactose, Saccarose, Trehalose, Maltose, Fructose , khơng

có khả năng lên men một số đường như: Dulciton, Mamnit, Innulin

Theo Nguyễn Vĩnh Phước, 1978 [15] tính chất khơng lên men đường

Innulin là đặc tính quan trọng vì nhờ nó chúng ta phân biệt được các chủng gây bệnh

Vi khuẩn khơng có men Oxydase và men Catalase nên phản ứng

Oxydase, Catalase âm tính

- Phản ứng sinh Indol âm tính - Phản ứng sinh H;S âm tính

Theo Nguyễn Như Thanh, 2001 [22], S/repfococcus có khả năng sinh các loại men:

- Streptokinase: Có tác dụng làm tan tơ huyết, men này có tính kháng

ngun cao, kích thích cơ thể hình thành kháng thể

- Streptodonase: Có tác dụng làm lỏng mủ đặc, hoạt động của chúng chỉ có tác dụng khi có mặt ion Mg'”

- Hyaluronidase: Men này có tác dụng phân hủy axit Hyaluronic gây nhão mô, giúp vi khuẩn tăng khả năng lan tràn

Trang 19

2.2.4 Giáp mô và các yếu tố độc lực

Những nghiên cứu của nhiều tác giả đều khẳng định rằng nhóm vi

khuẩn S%reptococcus khơng hình thành nha bào, đa số hình thành giáp mơ, sự hình thành giáp mơ có thể xác định được khi chúng sinh sống trong các mô

hoặc mọc trong các môi trường nuôi cấy có chứa huyết thanh

Theo Nguyễn Vĩnh Phước, 1987 [15], trong phịng thí nghiệm, bằng

phương pháp tiêm canh khuẩn vào nh mạch hay xoang phúc mạc, nếu vi

khuẩn có độc lực sẽ gây chết chuột bạch và thỏ do bại huyết

Anon, 1960 [25] lại phân lập được những type đặc biệt của vi khuẩn có

độc lực trên cơ thể động vât bình thường mà động vật đó khơng có biểu hiện gì rõ ràng về bệnh Chỉ khi có ảnh hưởng của một vài điều kiện nào đó như sức để kháng của vật chủ suy giảm, vệ sinh kém, thời tiết khí hậu bất lợi thì những chủng độc lực này mới gây bệnh cho vật chủ

Roger, 1991 [50] thấy rằng các xoang của cơ thể vật chủ khỏe mạnh là nơi cư trú mầm bénh Streptococcus doc hay khong doc va rat dễ bài xuất mầm bệnh ra ngoài Bởi vậy, vật khỏe mạnh mang trùng là rất đáng quan tâm, điều này phù hợp với kết luận của Burrow và Moulder, 1968 [29] Ông cho rằng,

viêm phổi viêm màng não do vi khuẩn S/repfococcus ít khi các tác nhân gây

bệnh được truyền từ vật mắc bệnh, từ con ốm, đa số được truyền từ con vật lành mang vi khuẩn

2.2.5 Bệnh do vi khuẩn Str suis gây ra ở lợn

Bệnh liên cầu khuẩn ở lợn do vi khuẩn có tên khoa học là Šr suis gây nên, hiện có 20 nhóm huyết thanh và 25 type khác nhau Phần lớn các vi khuẩn gây bệnh ở lợn đều thuộc type 1 và type 2 Đặc trưng lâm sàng của

bệnh là gây viêm màng não, viêm nội tâm mạc, viêm phổi, bại huyết, bệnh

đường tiêu hóa, viêm khớp, xuất huyết ở da, gây sẩy thai và đột tử ở lợn Š¡r suis thường thấy ở vùng mũi họng của lợn nhà mà không gây bệnh

Tuy nhiên, khi gặp một số điều kiện thuận lợi chúng có thể gây bệnh cho đàn

Trang 20

tuần, đặc biệt Str suis type 2 c6 thể gây bệnh cho người

Dich té hoc

Bệnh gây ra do Sír s/s xảy ra ở những địa phương nuôi lợn trên khắp thế giới Lợn con sơ sinh đến 22 tuần tuổi dễ bị mắc, đối với lợn sau cai sữa nếu bị stress bởi các vấn đề như vận chuyển, xáo trộn đàn, mật độ nuôi cao, không du thong gid Str suis type 2 gay ra nhiéu 6 dich viém mang nao &

lon 10-14 ngày sau cai sữa Gần đây, bệnh hay xảy ra ở lợn sau cai sữa chăn

nuôi tập trung với mật độ cao Vi khuẩn cũng được tìm thấy ở heo rừng, ngựa,

đê, trâu, bị, chó, mèo và cả ở các loài chim

Theo Clifton — Hadley, 1986 [30], sự tiếp xúc giữa lợn cai sữa, lợn cái sinh sản, lợn đực khỏe mang trùng với đàn không bị nhiễm thường phát sinh bệnh ở những lợn cai sữa, lợn lớn Lợn con có thể nhiễm chính từ lợn mẹ qua đường hô hấp, từ đây lại gây nhiễm cho những con khác khi chúng nuôi chúng với nhau sau khi cai sữa Vì vậy, các bệnh gây ra do Str suis la

phổ biến ở những trại chăn nuôi tập trung, mật độ cao

Theo Hofman va Henderson, 1985 [39], Str suis c6 thé gay bénh quanh

năm nhưng sự phát dịch có thể xảy ra dễ dàng vào giai đoạn đầu xuân hoặc sau những thay đổi thời tiết đột ngột

Bằng nhiều phương pháp khác nhau người ta đã xác định được sự lưu hành của vi khuẩn, như nuôi cấy phát hiện vi khuẩn từ các mô của lợn lấy từ lò giết mổ, từ lợn con theo mẹ các lứa tuổi và phản ứng huyết thanh học đối với lợn lớn

Ở Canada, người ta đã phân lập được tất cả 23 type, trong đó type 2

chiếm tỷ lệ cao nhất (32%) Trong một nghiên cứu điều tra ở Quebec, đối với lợn con 4- 8 tuần tuổi, khoẻ mạnh về lâm sàng kết quả 94% số lợn và 98% số trại bị nhiễm vi khuẩn Những serotype thường thấy theo thứ tự giảm dần là

Trang 21

não và viêm phổi hoá mủ Ở Đan Mach serotype 7 phat hién nhiêu hơn các serotype khác, chiếm 75% Ở Phân Lan, phân lập từ lợn chết thấy nhiều nhất

là serotype 7, sau đó là serotype 3 và 2, thường phân lập từ lợn viêm phổi Ở

Hà Lan, Š%z sưis type 2 phân lập phổ biến nhất ở lợn viêm màng não Xét nghiệm từ hạch amidan của lợn lấy ở lò mổ (lợn khoẻ mạnh) ở vùng trước đó có nhiễm liên cầu type 2 thấy 45% số mẫu dương tính, ở vùng khơng có bệnh là 38% Ở Úc, liên cầu type 9 va type 2 được cho là nguyên nhân gây ra nhiễm trùng huyết và viêm màng não ở lợn cai sữa Ở Canada trong số lợn bệnh phát hiện thấy nhiều nhất là Str suis type 2, sau do 1a type 3, 5 va 7

Str suis type 2 dugc phat hién 6 hau hét cdc nude cé chan nudi lon Mot nghién cttu vé Streptococcus & 16 mé lon cia Úc và Niu-di-lan cho thấy ở hạch amidan đã phát hiện thấy 54% số mẫu nhiễm Str suis type 1 va 73% nhiém Str suis type 2; 3% phát hiện thấy vi khuẩn này trong máu lợn khi giết mổ Có thể phân lập được vi khuẩn này ở nhiều mô khác nhau, trong đó có cả ở đường sinh dục con cái, nhưng không thấy ở con đực Vi khuẩn có thể phân

lập từ âm đạo con cái, điều này làm cho con non bị nhiễm trong khi sinh

Tỷ lệ lợn mắc bệnh có biểu hiện lâm sàng từ 0-15%, tỷ lệ nhiễm vi khuẩn serotype 2 là 3,8% và tỷ lệ chết là 9,1%

Cách truyền láy

Những mầm bệnh khác nhau sẽ có những đường xâm nhập khác nhau

Một loại mầm bệnh có thể có một hoặc nhiều đường xâm nhập, trong đó có

đường xâm nhập chính

Theo Willams D.M va cs, 1973 [57], vi khuẩn Str suis truyén theo

đường hô hấp, xâm nhập vào amindan, vòm họng Từ vị trí đó di chuyển theo hệ lâm ba tới hạch dưới hàm, ở đây chúng có thể cư trú ở các mô, cơ thể khơng có dấu hiệu gì về triệu chứng lâm sàng của bệnh

Trang 22

trong một thời gian dài Bệnh có thể lây truyền qua đường hô hấp, các chất bài tiết, máu của lợn bệnh, lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc lây qua kim tiêm nhiễm trùng Lợn con có thể bị lây nhiễm từ lợn mẹ qua đường hô hấp, đường tiêu hóa, đường máu

Vi khuẩn có thể truyền trực tiếp từ lợn mang trùng hoặc lợn bệnh sang lợn khỏe Bình thường vi khuẩn khu trú ở hạch amidan và niêm mạc mũi của lợn khoẻ, vi khuẩn từ con khoẻ này truyền cho lợn không bị nhiễm có thể xảy ra trong vòng 5 ngày sau khi nhốt chung Việc đưa những con nái hậu bị từ đàn nhiễm bệnh có thể gây bệnh cho lợn con theo mẹ và lợn choai ở đàn tiếp nhận Tỷ lệ mang trùng ở lợn các lứa tuổi khác nhau từ 0 đến 80% và cao nhất ở nhóm tuổi sau cai sữa (từ 4 đến 10 tuần tuổi) Trong một đàn có thể có tới 80% số lợn cái là con mang trùng không thể hiện triệu chứng bệnh Những con mang trùng đã cai sữa sẽ truyền vi khuẩn cho những con không bị nhiễm khác khi nhập đàn Vi khuẩn tồn tại ở hạch amidan của lợn mang trùng hơn I năm, ngay cả khi có các yếu tố thực bào, kháng thể và bổ sung kháng sinh phù hợp trong thức ăn Điều này cho thấy vi khuẩn mang tính địa phương ở một số đàn nhưng không thể hiện bệnh lâm sàng Ruồi nhà có thể mang vi khuẩn ít nhất 5 ngày và lây nhiễm vào thức ăn ít nhất 4 ngày

Austrilan, 1976 [27] nhận thấy rằng 30%-70% số vi khuẩn cư trú ở đường hô hấp trên của con vật khỏe mạnh nhưng lại gây bệnh đường hô hấp dưới và ở phổi Khi hệ thống hàng rào của cơ thể bị suy giảm thì vi khuẩn sẽ xâm nhập vào đường hô hấp dưới gây viêm phổi, sau đó vào hệ thống tuần

hoàn gây nhiễm trùng huyết rồi tràn vào nội, ngoại tâm mạc, màng não, xoang

khớp để gây bệnh

Triệu chứng

Theo Hoàng Văn Năm, 2007 [7], triệu chứng của các thể bệnh do vi

khuan Streptococcus gay ra rất phức tạp, khó nhận biết và khó phân biệt khi mà bệnh có hiện tượng bội nhiễm, kế phát bởi một số vi khuẩn khác

Trang 23

biến ở lợn 2 - 6 tuần tuổi, lợn con bị nhiễm trong cùng một ổ mắc nặng hơn Biểu hiện của thể viêm màng não là phản ứng toàn thân như sốt, biếng ăn và

cơ thể suy sụp Lợn con đứng trên đầu ngón chân, bước đi cứng nhắc, phần sau thân đu đưa, tai xi ép về phía thân Lợn có thể bị mù, co giật cơ, mất

cân bằng, nằm nghiêng một bên, chân đạp bơi chèo rồi chết Một số trường hợp viêm rốn, viêm nội tâm mạc ở lợn thường thấy khi hôn mê hoặc chết không có biểu hiện triệu chứng trước đó

Trong các đợt dịch viêm mang nao do Str s⁄is type 2, biểu hiện chết

đột ngột một hoặc nhiều con có thể là dấu hiệu đầu tiên, những con còn sống mất phối hợp, sau đó nhanh chóng chuyển sang nằm phủ phục Có hiện tượng co giật nhãn cầu, đạp bơi chèo, rối loạn vận động và chết Thường sốt tới 415C Ở Anh quốc viêm màng não hay gặp nhất ở lợn mới cai sữa, viêm khớp hay gặp ở lợn non hơn Ngồi ra cịn thấy viêm van tim ở lợn 13 tuần tuổi nuôi vỗ

béo ở trại lợn có tiền sử mắc viêm mang nao do Streptococcus

Vi khuẩn có thể phân lập từ dịch khớp, dịch não tuỷ, máu, mô não, phổi, mẫu swab, từ hạch amidan của lợn khoẻ

Liên cầu khuẩn (Srepfococcus sp) gây ra nhiều bệnh khác nhau ở các loài vật tuỳ theo chủng gây bệnh Một số thể bệnh thường gặp như sau:

- Thể nhiễm trùng huyết

Nhiễm trùng huyết cấp tính do liên cầu xảy ra rải rác ở lợn nái và lợn con theo mẹ Bệnh xảy ra làm chết lợn đột ngột trong vòng 12 đến 48 giờ Triệu chứng gồm: cơ thể suy yếu, nằm phủ phục, sốt, thở khó, đi kiết, huyết niệu Mổ khám thấy xuất huyết điểm hoặc tràn lan ở hầu hết nội tạng Những con sống sót sau vài ngày mắc bệnh: phổi bị phù và chắc đặc Bệnh lây khá nhanh và tỷ lệ chết cao nếu như không dùng kháng sinh tác dụng tốt với vi khuẩn để điều trị dự phòng

Trang 24

khớp, xương, màng não

- Thể viêm não và màng não

Viêm não và màng não khá phổ biến do nhiễm trùng huyết của Streptoccocus Ở con vật sơ sinh, nhưng cũng gặp ở lợn sau cai sữa 10 đến 14 tuần tuổi và lợn lớn hơn đến 6 tháng tuổi Thể bệnh này ở lợn thudng do Str

suis fype 2 gây ra Con vật biểu hiện chậm chap, mất phối hợp, co giật từng cơn, giật nhãn cầu Bệnh tiến triển nhanh trong vòng 4 giờ và thường không

biểu hiện ốm trước khi chết - Thể viêm da

Viêm da truyền nhiễm ở lợn đặc trưng bởi mụn mủ ở mặt, cổ, gặp ít hơn ở thân Trong ổ mủ phát hiện cả liên cầu và tụ cầu Bệnh lây lan qua vết trầy

xước ngoài da, đặc biệt ở lợn con khi cắn nhau, những lợn con này không

được cắt răng nanh Bệnh có thể nhầm lẫn với viêm da do thẩm xuất

Bệnh tích

Lon chét do Str suis type 2, bệnh tích đại thể, vi thể bao gồm một hoặc nhiều ổ viêm tương mạc hoá mủ, viêm phổi và màng phổi xuất huyết hoặc

viêm tơ huyết, viêm màng não mủ, viêm cơ tim, thoái hoá xuất huyết, viêm

van tim hai lá Trong trường hợp viêm màng não, dịch não tuỷ bị đục, xung huyết và viêm màng não tích tụ thể trắng, ổ mủ ở vùng dưới nhện Hầu hết các trường hợp hệ thống mạng lưới võng mạc nội mô bị ảnh hưởng nặng, các mạch máu ở tâm thất, não và tuỷ sống bị tắc nghẽn do dịch thẩm xuất, nhiều khi gây ra phù não Mô thần kinh của tuỷ sống, tiểu não và cuống não có thể biểu hiện thoái hoá dạng lỏng

Chẩn đốn

Có thể thấy viêm khớp rải rác ở lợn do tụ cầu trùng nhưng phổ biến hơn vẫn là do liên cầu trùng Viêm khép do Mycoplasma hyorhinis sinh miu ft hon, do đó cần phải ni cấy xdc dinh Bénh glasser (bénh gay ra boi Haemophilus

Trang 25

phúc mạc) thường xảy ra ở lợn lớn hơn và kèm theo viêm màng phổi và phúc mạc Bệnh đóng dấu lợn ở lợn con thường biểu hiện nhiễm trùng huyết Tuy nhiên, thể viêm màng não do nhiém Streptococcus c6 thé dé nhém lẫn với

viêm não do vi rút Str suis type 2 cũng có thể gây viêm màng não ở lợn lớn

từ 10-14 tuần tuổi

Phòng và trị bệnh - Phịng bệnh

Sífr suis là vi sinh vật thường xuyên cư trú ở niêm mạc và các hốc tự nhiên trong cơ thể lợn, đồng thời nó cũng được phân bố rộng rãi trong môi trường thiên nhiên, giữa vi khuẩn và động vật ở trạng thái cân bằng Khi trạng thái cân bằng bị phá vỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tăng cường độc

lực và trở thành tác nhân gây bệnh Vì vậy Clifton-Hadley và cs, 1986 [33]

cho rằng để phòng bệnh, biện pháp vệ sinh chuồng trại, chăm sóc ni dưỡng, quản lý và phân đàn, chia ô là yếu tố vô cùng quan trọng đối với công việc chăn nuôi lợn Việc diệt trừ tận gốc mầm bệnh bằng cách giảm mật độ và nuôi trong các ô chuồng sạch sẽ là điều kiện cần thiết và có hiệu quả

- Trị bệnh

Trong một vài thử nghiệm tính mãn cảm kháng sinh cho thấy vi khuẩn

man cam v6i Ampicillin, Penicillin, Trimethoprim-sulfamethoxazole, kháng

vé6i Lincomycin, Erythromycin, Neomycin, Streptomycin va Tetracyclin Trong thí nghiệm khác lại cho thấy tất cả các mẫu vi khuẩn phân lập được mẫn cảm với Penicilin và Ampicilin, 1/3 kháng với Trimethoprim- sulfamethoxazole, kháng rất mạnh với Nitrofuran va Tetracyclin Tinh man cảm với Penicillin có thể khơng lâu dài với tất cả các chủng Sr suis vi vay nếu dùng lâu phải đánh giá lại tính mãn cảm

Hofman và Henderson, 1985 [39], Sanford và Tilker, 1992 [52] cho

Trang 26

và tránh được tử vong

Collier (1956) cho rằng thuốc kháng sinh khơng có tác dụng khi bệnh

đã hình thành các ổ apxe hoặc con vật đã có biểu hiện sốt, ho, khó thở, ủ rũ

Nguyễn Ngọc Nhiên và cs, 1996 [12] khi điều trị bệnh đường hô hấp của lợn trong chăn nuôi tập trung đã dùng Tylosin để diệt Mycoplasma, dùng

kháng sinh tiêm kết hợp với vacxin được chế từ chủng gây bệnh để tiêu diệt vi khuẩn kế phát trong đó có vi khuẩn S/r:eptococcus đã thu được kết quả tốt

Vì vậy, việc dùng thuốc kháng sinh để điểu trị bệnh do vi khuẩn Streptococcus gay ra là rất cần thiết Trong thực tế dùng kháng sinh để điều trị bệnh luôn đem lại hiệu quả tốt Khi dùng kháng sinh để điều trị bệnh phải

dùng sớm và chỉ có hiệu quả khi con vật chưa có biểu hiện triệu chứng lâm

sàng nặng Nếu điều trị muộn thì hiệu quả sẽ kém hoặc khơng có hiệu quả

( Armstrong, 1982 [26])

Bệnh do vi khuẩn Strepfococcus gáy ra ở người

Vi khuẩn gây bệnh cho người được tìm thấy ở mọi vùng khí hậu trên thế giới Chúng gây ra những thể bệnh lâm sàng khác nhau và hậu quả của chúng rất nghiêm trọng (thấp khớp, viêm cầu thận cấp) Các tư liệu hiện có về

tỷ lệ phát bệnh do nhiễm %/reprococcus đã cho biết chúng là một trong những

bệnh do vi khuẩn thường gặp nhất ở vùng ôn đới, phổ biến ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Theo đó bệnh này trở thành vấn đề kinh tế và y tế quan trọng ở

mọi nơi

Trang 27

bệnh hoặc bất kỳ ai tiếp xúc với thịt lợn chưa nấu chín, lợn sống đều có nguy

cơ nhiễm bệnh Các bệnh do vi khuẩn Streptococcus gay ra trén ngudi da được thông báo ở Đan Mạch, Hà lan, Vương Quốc Anh, Canada, Hồng Kông

Bệnh có thể xuất hiện như là một bệnh giống bệnh cúm, theo sau là viêm màng não Trên 60% ca nhiễm bệnh ở người sau khi phục hồi bị mất khả năng nghe vĩnh viễn

Nhưng đến thời điểm này, các chuyên gia về y tế cả trong và ngoài nước đều khẳng định chưa thấy có dấu hiệu bệnh liên cầu khuẩn ở lợn có thể lây từ

người sang người

2.3 Vi khuẩn P multocida va bénh do vi khuan P multocida gay ra 6 lợn

2.3.1 Tình hình nghiên cứu vi khuẩn P multocida ở trong và ngoài nước Theo De Alwis, 1992[34], Nguyễn Văn Quang, 2001 [20] Louis Pasteur

là người đầu tiên phát hiện mầm bệnh gây tụ huyết trùng gà (Fowl chorela)

vào năm 1880; Gaffky (1881) phát hiện được mầm bệnh ở thỏ; Kitt (1885)

phân lập được vi khuẩn ở bò

Năm 1886, Loefer phát hiện bệnh ở lợn và cùng năm này nhà giải phẫu học người Đức Hueppe chú ý đến những nét tương đồng của một bệnh ở các

động vật khác nhau được gây ra bởi cùng một loại vi khuẩn, đó là P.multocida Trevisan (1887) đã đề nghị đặt tên vi khuẩn là Pasteurella để ghi nhớ công lao

của Louis Pasteur

Vi khuan P multocida gay bénh tu huyét trùng, là bệnh truyền nhiễm ở

nhiều loài động vật: chim, động vật nhai lại, ngựa, thỏ, lợn với những đặc

tính chung về hình thái và tính chất sinh vật, hóa học Bệnh chủ yếu là nhiễm

khuẩn huyết, vi khuẩn tấn cơng có chọn lựa vào cơ quan tiêu hóa, các hạch và

nhất là cơ quan hô hấp Theo phân loại của Bergey, 1984-1986 thì P

multocida nam trong bộ Eubacteriales thuộc họ Pasfeurellaceae, thuộc giống

Pasteurella

Trang 28

nhiéu Nitrat va thiếu ánh sáng vi khuẩn có thể sinh sản và sống khá lâu Trong chuồng, trên đồng cỏ, trong đất, vi khuẩn có thể sống hàng tháng có khi hàng

năm (Nguyễn Như Thanh, 2001 [22])

2.3.2 Hình thái và đặc tính ni cấy của P multocida ở các môi trường Vi khuan P multocida là loại cầu trực khuẩn nhỏ, ngắn, có hình trứng, bầu dục hay hình cầu, bắt màu gram âm, khơng có lông, không di động, không hình thành nha bào, có hình thành giáp mơ Kích thước vi khuẩn 0,25- 0,4 wm x 0,4-1,5 im, ví khuẩn thường đứng riêng lẻ, đôi khi ghép đôi hoặc tạo thành chuỗi ngắn Trong cơ thể gia súc mắc bệnh, vi khuẩn phân lập được nhuộm bằng thuốc nhuộm Anilin có hiện tượng phân cực ở hai đầu, có nghĩa là vi khuẩn sẽ bắt màu sim ở hai đầu còn ở giữa không bắt hoặc bắt

màu nhạt hơn Tính lưỡng cực này là do tế bào vi khuẩn đang trong giai đoạn sinh sản tăng lên về kích thước và nguyên sinh chất dồn về hai đầu (Nguyễn Vĩnh Phước, 1970 [16])

Vi khuẩn P muiocida là vi sinh vật hiếu khí hay yếm khí tùy tiện,

không mọc trên môi trường MacConkey, phản ứng Catalase, Oxydase dương tinh, Urease 4m tính, lên men đường Glucose, Saccharose, Mannitol, không lên men Lactose (Carter, 1984 [32])

Nhiệt độ tốt nhất cho vi khuẩn P muirocida phát triển là 37°C, pH là 7,2-7,8 Vi khuẩn mọc tốt hơn nếu cho thêm 5-10% huyết thanh động vật (Nguyễn Như Thanh, 2001 [22]) Theo Skalinxki (1956) và G.R.Smith (1959) vi khuẩn phân lập từ bị có kích thước 0,5-1,2um và tương đối đồng nhất Vi

khuẩn phân lập từ lợn có hình trịn hơn, kích thước 0,8-1,0 pm Vi khuan phân

lập từ gà ít đồng nhất hơn, có dạng hình cầu, hình trứng hoặc hình que

Khi ni cấy trong các môi trường nhân tạo, vi khuẩn thường đa dạng, có hình que, hình trứng, hình cầu, cịn gặp cả dạng tế bào khổng lồ trong các

canh khuẩn có độc lực yếu hoặc không có độc lực Trong mơi trường lỏng, P

Trang 29

khuẩn đạt tối đa sau khi cấy 16 — 24 giờ, để lâu dưới đáy có cặn nhày, trên bề

mặt có váng mỏng (G.R.Cater, 1955 [ 27]; Nguyễn Vĩnh Phước, 1970 [16]; Hoàng Đạo Phấn, 1986 [13])

Trong môi trường nước thịt: Theo Hoàng Đạo Phấn, 1986 [13] trong môi trường nước thịt peptone, sau nuôi cấy 24 giờ, nhiệt độ 37°C vi khuẩn làm đục môi trường, vài ngày sau nước thịt trở nên trong, đáy có cặn nhày lắc khó

tan, trên mặt môi trường có lớp màng mỏng khi lắc lớp màng này tan ra môi

trường đục, lắc lên có vẩn như sương mù rồi lại lắng xuống Đáy ống có cặn

nhầy, sinh ra một lớp màng mỏng trên mặt môi trường Môi trường có mùi tanh giống như mùi của nước dãi khô Tác giả còn thấy: vi khuẩn mới được phân lập mọc tốt trong các môi trường nuôi cấy thông thường nhưng khi nuôi cấy tiếp tục sẽ mọc yếu, vì vậy phải cho thêm vào môi trường huyết thanh hoặc máu vỡ Điều này giải thích sự cần thiết của việc cấy chuyển vi khuẩn qua thạch máu khi giữ giống tươi

Môi trường thạch thường: vi khuẩn mọc cho khuẩn lạc trong như giọt sương, dạng S (trịn, trơn, bóng, láng, rìa gọn) Khi chiếu ánh sáng qua thấy khuẩn lạc trong suốt và có màu xám Nuôi khuẩn lạc dài ngày hay để ở nhiệt độ phòng thì khuẩn lạc có màu trắng ngà, nhầy, dính vào mặt môi trường

Môi trường thạch máu: vi khuẩn mọc tốt, không làm dung huyết thạch máu, kích thước khuẩn lạc to hơn khuẩn lạc mọc trên thạch thường Khi để khuẩn lạc ở nhiệt độ phịng, vi khuẩn đơi khi mọc thành khuẩn lạc kép (Hoàng

Đạo Phấn, 1986 [13]) Theo tác giả kích thước của khuẩn lạc bình thường từ

1-2mm, nhưng khi vi khuẩn phân lập được từ những thể bệnh mãn tính, kích thước khuẩn lạc thường to hơn, từ 2-3mm Môi trường này thường được dùng để giữ giống vi khuẩn

Trang 30

hay dé và 4ml huyết thanh của bò, ngựa hoặc dê Khi nuôi cấy trên môi trường này, vi khuẩn mọc thành những khuẩn lạc đặc biệt Quan sát khuẩn lạc bằng kính hiển vi có hai thị kính với độ phóng đại thấp (20 lần) và góc chiếu phản

quang của ánh đèn điện là 45” thấy hiện tượng phát huỳnh quang Hiện tượng

này của khuẩn lạc có thể quan sát thấy rõ sau khi nuôi cấy 24h Nếu để lâu (sau 72h) thì huỳnh quang sẽ mất đi Chủ yếu dựa vào độ dày mỏng của giáp mô mà

khi soi kính bằng phương pháp trên thấy màu sắc huỳnh quang khác nhau

- Đối với các vi khuẩn có độc lực cao thì khuẩn lạc của chúng phát

huỳnh quang màu xanh lơ, xanh lá mạ chiếm 2/3 diện tích bề mặt khuẩn lạc về phía đèn, 1/3 diện tích bề mặt khuẩn lạc còn lại màu vàng kim loại, vàng da cam Khuẩn lạc này gọi là Fg (Greenish Fluorescent)

- Nếu vi khuẩn có độc lực vừa thì khuẩn lạc của chúng quan sát thấy mau xanh lơ chiếm diện tích ít hơn màu vàng da cam Khuan lac nay 1a F, (Orange Fluorescent)

- Nếu vi khuẩn có độc lưc rất yếu, khuẩn lạc của chúng khơng có hiện

tượng phát huỳnh quang, goi 1a loai N, (Not Fluorescent)

Cách xem khuan lac nhu trén chi 4p dung cho Pasteurella gay bénh 6 lợn và trâu bò, không áp dung cho Pasteurella gay bénh 6 gia cam

Môi trường nuôi cấy vi khuẩn P muilocida có thể là lỏng, bán cố thể

hay đặc Mơi trường có thể được cho thêm chất kích thích P mulfocida tăng

cường phát triển hay ức chế các loại vi khuẩn khác Tùy mục đích nghiên cứu

mà người ta cho thêm vào môi trường các loại đường, axit amin và các vi

khuẩn khác nhau để nuôi cấy vi khuẩn

Theo Das M.S (1958), để tạo cho P mwifocida mọc tốt có thể bổ sung gồm: + Cristal violet 2ml dung dịch 0,1%

+ Cloruacoban 6ml dung dịch 10% + Esculin 1g

Trang 31

Theo Moriss (1958) Neomycine có tác dụng ngăn chặn sự phát triển

cua Pasteurella pseudotubeculosis va mot phan Pasteurella pestis nhung cho

P multocida va Pasteurella haemolytica phat trién

Namioka va Murata, 1961 [49] sử dụng môi trường có thêm 5-10%

huyết thanh thỏ hoặc ngựa để phân lập P mulocida Theo tác giả môi trường nuôi cấy vi khuẩn P multocida la m6i trường YPC (Yaest extract pepton- L.cystine) có thém Saccarose va Sodium sulfit, đây cũng là môi trường giúp

tái tạo giáp mô của vi khuẩn Để nuôi cấy và thu hoạch kháng nguyên dùng

môi trường chiết xuất nấm men YPC thấy có tác dụng tốt trong việc phục hồi những khuẩn lạc thối hóa và thu được kháng nguyên có chất lượng dùng trong các phản ứng sinh hóa và định type vi khuẩn Khi giữ giống tươi có thể dùng môi trường này đậy nút kín, giữ được vi khuẩn từ 2 đến 3 tuần ở 4°C

Theo Gurleva và cs (1971) môi trường nuôi cấy tốt nhất cho vi khuẩn P

multocida là thạch Hottinger với 10% máu và 10% chiết xuất ngô

Để phân lập vi khuẩn P multocida c6é thé ding moi trudng D.S.A

(Dextrose Starch Agar), thach mau hay môi trường chiết đậu Tryptone có bổ

xung 5% huyết thanh đã khử hoạt tính

Beirey, 1975 cho rằng khi so sánh nhu cầu dinh dưỡng của hai chủng P multocida có độc lực và khơng có độc lực nhận thấy cả hai chủng đều cần

Nicotinamide va axit Pantothenic, Guanin, Inozit, Piridoxin, Vitamin B12, axit

Folic và Hematine

Hiện nay ở Việt Nam, khi nuôi cấy vi khuẩn ở môi trường lỏng, một số cơ sở đã sử dụng phương pháp lên men sục khí để tăng cường sự phát triển của vi khuẩn P multocida

So sánh phương pháp nuôi cấy lên men sục khí và phương pháp nuôi

cấy tĩnh người ta thấy phương pháp lên men sục khí có số lượng vi khuẩn gấp 20 lần ở cùng loại môi trường Chính từ ưu điểm đó, một số cơ sở đã áp dụng phương pháp lên men sục khí để tăng cường sự phát triển của vi khuẩn P

Trang 32

cho gia stic gia cam

Theo Nguyễn Văn Quang, 2001 [20] cần lưu ý: khi cấy chuyển trên môi trường nhân tạo nhiều lần, vi khuẩn tụ huyết trùng có sự biến động về khả năng mọc, đặc điểm hình thái và giáp mô cũng như sự tạo khuẩn lạc Đồng thời có sự thay đổi về độc lực, thay đổi về tính kháng nguyên của chủng ni cấy

2.3.3 Đặc tính sinh hóa

Đã có nhiều nghiên cứu về đặc tính sinh vật, hóa học của vi khuẩn P

multocida người ta dựa vào các phản ứng sinh hóa của vi khuẩn để xác định,

phân biệt với các loài vi khuẩn khác và dùng để xác định các chủng vi khuẩn

có nguồn gốc từ loài động vật khác nhau

- Phản ứng lên men đường: vi khuẩn P mwlfocida có khả năng lên men

không sinh hơi một số đường như Glucose, Saccarose, Mannit, Sorbit, Xylose, Manose

- Không lên men đường: Maltose, Arbinose, Lactose, Ramnose

- Các phản ứng sinh hóa khác:

+ Vi khuẩn có phản ứng sinh Indol dương tính + Phản ứng Oxydase dương tính

+ Phản ứng Catalase dương tính

+ Phản ứng sinh H,S: sản sinh bất thường + Phản ứng VP: âm tính

+ Phản ứng MR: âm tính

2.3.4 Giáp mô và độc lực của vi khuẩn P multocida

Vi khuẩn P muirocida là vi khuẩn có giáp mơ Trong quá trình sinh trưởng ở điều kiện nhất định sẽ sinh ra giáp mô bao quanh tế bào Theo Hoàng Đăng Huyến, 2004 [4] đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về độc lực của vi

khuẩn P muitocida đã khẳng định độc lực của vi khuẩn liên quan chặt chẽ với

Trang 33

vat Tuy nhién nhiéu ching P multocida phân lập được có giáp mô rõ nhưng độc lực của vi khuẩn lại thấp Như vậy, độc lực phụ thuộc vào cấu trúc hóa học

của giáp mô hơn là sự có mặt của chúng

Carter, 1955 [30] da chia P multocida thanh 5 serotype kháng nguyên giáp mô khác nhau là A, B, D, E và F Trong đó serotype A có giáp mơ có cấu tạo bởi axit Hyaluronic và gắn mot lớp polysaccharide Lớp polysaccharide

giáp mô là yếu tố quyết định bể mặt quan trọng không chỉ đối với P multocida mà còn đối với một số vi khuẩn gây độc Gram âm và Gram dương khác Giáp mô của vi khuẩn serotype D có ít axit Hyaluronic và chủng B, E

khơng có Hyaluronic

Giáp mô của vi khuẩn P multocida c6 thé quan sát nhờ các phương

pháp nhuộm giáp mô như phương pháp nhuộm Hiss, phương pháp Anthony,

phương pháp nhuộm bằng mực Ấn Độ quan sát bằng kính hiển vi thường

hoặc kính hiển vi tụ quang nền đen thấy vi khuẩn bắt màu sãm cịn giáp mơ

bắt màu sáng

Theo Carter, 1967 [31] thì đa số trường hợp vi khuẩn phân lập từ động vật mắc bệnh cấp tính sẽ thấy có giáp mơ và có độc lực cao Khi nuôi cấy vi khuẩn này lâu trong môi trường nhân tạo sẽ thấy giáp mô mất đi và vi khuẩn khơng cịn độc lực Nhưng nếu cấy những vi khuẩn này trên môi trường có thêm máu hoặc tiêm truyền qua động vật thì vi khuẩn có thể tái tạo giáp mô và thể hiện độc lực

Theo Rhoades và Rimler, 1992, các vi khuẩn phân lập từ động vật mắc bệnh thể mãn tính thường cho khuẩn lạc to (2-3mm), hình dạng khuẩn lạc không cố định Nếu nuôi cấy lâu ngày, khuẩn lạc sẽ to và dính Nếu cấy chuyển liên tục thì giáp mô bị mất, khuẩn lạc nhỏ hơn, không màu và trong suốt

2.3.5 Kháng nguyên của vi khuẩn P.multocida

Trang 34

nguyên vỏ A, B, D, E và F Trong đó A, B và D đã được xác định gây bệnh cho lợn Serotype A là serotype phổ biến nhất phân lập được trong bệnh viêm phổi

P multocida có 16 serotype kháng nguyên thân Những chủng serotype

3 và 5 cũng được phát hiện là rất phổ biến ở lợn với những chủng A:3; A:5; D:5 va D:3

Viéc xc dinh serotype cua P multocida gém 2 hệ thống là:

+ Hệ thống dựa vào kháng nguyên giáp mô + Hệ thống dựa vào kháng nguyên thân

* Định type kháng nguyên giáp mô:

Dựa vào phản ứng bảo hộ đối với chuột, Robert, 1947 đã đề xuất 4 type

huyết thanh của P multocida là: Type I, HH, IIH, IV

Năm 1954, Husson đề xuất thêm type V

Năm 1952, Carter sử dụng phản ứng kết tủa và năm 1955 sử dụng phản ứng ngưng kết hồng cdu dé dinh type P multocida va da chia thanh 4 type

khác nhau: A, B, C, D

Năm 1961, chính Carter đã đề xuất thêm type E và bỏ type C

Nam 1987, đề xuất thêm type F Như vậy hệ thống định type kháng nguyên giáp mô của Crater gồm 5 type: A, B, D, E, F Type A, B thường gặp ở

lợn, type D ít hơn

Theo Ahn va Kim, 1994 [24], tai Triéu Tién trong 80 mau P multocida

phân lập từ 450 phổi lợn bệnh thấy có 96,3% thuộc type A, 3,9% thuộc type D Tại Nhật trong 116 mẫu P mulocida phân lập từ phổi lợn có bệnh tích nhục hóa, apxe và viêm màng phổi thấy có 81,9% thuộc type A, 18,1% thuộc type D, đặc biệt type D chỉ thấy ở phổi lợn có apxe (theo Iwamatsu và Sawada,

1988 [40])

Theo Verma, 1988 [56] type B thường gặp ở Đông Nam Á, Trung Quốc

Trang 35

* Dinh type khang nguyén than:

Định type kháng nguyên thân bằng phương pháp kết tủa trong ống

nghiệm Kháng nguyên được xử lý bằng axit HCI

Heddleston và cs, 1972 [37] bằng kỹ thuật kết tủa khuyếch tán trên thạch AGPT (Agar Gel Preciptin Test) da chia khang nguyên thân P

multocida thành 16 serotype va được ký hiệu từ 1 đến 16 trong đó type 3 và 5

thường gặp ở lợn Ưu điểm của phương pháp này là có thể xác định được các chủng đã mất giáp mô mà phương pháp ngưng kết không thực hiện được và còn tránh được hiện tượng ngưng kết và ngưng kết chéo trong các phản ứng ngưng kết

Hiện nay người ta thường kết hợp giữa 2 hệ thống của Carter (kháng

nguyên giáp mô) và hệ thống của Hedleston (kháng nguyên thân) để xác định các serotype của vi khuẩn P multocida

Bên cạnh việc định type bằng các phương pháp huyết thanh học thì các

phương pháp phi huyết thanh học cũng được sử dụng phổ biến: Phản ứng khử giáp mô bởi men Hyaluronidase để xác dinh type A cua P.multocida; phan ứng kết tủa bông với Acrflavine để xác định type D; Carter và Chengapa, 1981, đã sử dụng phương pháp điện di miễn dịch đối chiếu để xác định type B, E

Ngay nay, ky thuat ELISA (Enzim Linking Immuno Sorbent Assay) cũng đã được sử dụng để xác định serotype kháng nguyên cia P multocida (Dawkins và cộng sự, 1990)

* Yếu tố độc lực

P multocida có sinh độc tố nhưng không thể chiết tách được, chính độc

tố này là yếu tố tác động chính gây viêm teo mũi Độc lực của các chủng P multocida phân lập từ phổi được Pijoan phát hiện lần đầu năm 1984 Kielstein, 1986 [42] cho biết những chủng có độc lực thường được tìm thấy khi phân lập vi khuẩn từ các ca bệnh cấp tính, khơng phải từ phổi lấy từ các lò mổ

Trang 36

yếu tố có tên là DNT Sawata va cong su, 1984 cho rang serotype D cua vi khuẩn P multocida có sinh ra một yếu tố được gọi là độc tố gây hoại tử, có thể tách được từ dịch ni cấy

DNT có thể phân ra thành 3 phần không độc Theo Naika và Kume, 1987, tác động của DNT là gây hoại tử biểu bì, ngồi ra gây độc đối với tế bào phôi bò, gây ïa chảy, teo lách ở chuột (Peterson và CTV, 1991)

Kháng nguyên giáp mô là yếu tố rất quan trọng tạo nên độc lực của vi khuẩn P muirocida Chính kháng ngun giáp mơ đã giúp vi khuẩn tránh được sự thực bào Năm 1979, một số tác giả đã thông báo P muitocida bị hấp thu trong quá trình thực bào tại phổi lợn xảy ra rất chậm, thậm chí ngay cả khi có sự có mặt của opsonin Nhận xét này cũng tương tự như kết quả của Fuentes và Pijoan đã công bố năm 1987

2.3.6 Bệnh do vi khuẩn P multocida gáy ra ở lợn

Vi khuan P multocida 1a nguyén nhân gây bệnh tụ huyết trùng ở lợn 3- 4 tháng tuổi trở lên Đây là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc điểm của bệnh là gây viêm phổi

Từ nhiều công trình nghiên cứu cho thấy nguồn bệnh nguy hiểm nhất là lợn mắc bệnh và lợn mang trùng

Theo Nguyễn Vĩnh Phước, 1970 [16]; Đặng Thế Huynh, 1978 [3] lợn

mắc bệnh cấp tính thì trong máu, dịch bài tiết, các phủ tạng đều có vi khuẩn

và bài thải vi khuẩn ra môi trường ngay trong thời kỳ nung bệnh

Theo Gasparian (1969), ngồi lợn bệnh cịn có một số lượng khá lớn lợn khỏe mang vi khuẩn và thường xuyên bài thải vi khuẩn ra môi trường Tỷ lệ lợn khỏe mang vi khuẩn ở các lứa tuổi biến động từ 12,6% đến 33,1%

(Nguyễn Văn Quang, 2001 [20])

Vi khuan P multocida thudng khu trú ở đường hô hấp trên của lợn và dễ dàng tìm thấy ngay cả trong những đàn lợn khỏe mạnh nên thực sự khó

khăn trong việc tiêu diệt vi khuẩn Vì vậy, P multocida gây bệnh thường kết

Trang 37

hyopneumoniae, virit cim (Swine influenza), Aujetzky, B bronchipseptica, A.pleuropneumoniae và làm cho quá trình viêm phổi càng nặng thêm Bệnh

thường thấy ở giai đoạn cuối của bệnh viêm phổi cục bộ hay những bệnh ghép ở đường hô hấp của lợn và gây ra tổn thất kinh tế nghiêm trọng Bahnson,

1994 [28] đã so sánh những lô lợn bình thường và những lơ lợn bị bệnh viêm

phổi thấy rằng ở lợn lơ có bệnh tích viêm phổi giảm trọng lượng khoảng 7,8%,

ở những đàn lợn bệnh, bệnh tích viêm phổi khi mổ khám chiếm tới 30-80%

Dich té hoc

Bénh tu huyét tring do vi khuan P multocida ra gay bénh 6 lon tir 3-4 tháng tuổi trở lên, đặc biệt lợn 3-6 tháng tuổi, vào các thời điểm giao mùa Vi khuẩn thường có ở ngồi mơi trường và ở các đàn lợn Người ta có thể phân lập được vi khuẩn từ dịch ngoáy mũi, hạch hầu của những lợn khỏe mạnh bình thường Khi nuôi dưỡng không tốt, sức đề kháng của lợn giảm hoặc khi thời tiết thay đổi đột ngột, vi khuẩn sẽ tấn công gây bệnh

Theo Nielsen, 1984 [48] su lay nhiém vi khudn P multocida 1a qua khơng khí hoặc qua sự tiếp xúc giữa mũi lợn với nhau là cách lây nhiễm phổ

biến nhất

Theo Đặng Thế Huynh, 1978 [3] P multocida lay nhiém do tiếp xúc

với gia súc bị bệnh, mang trùng hay tiếp xúc với chất thải của gia súc bệnh Nhiều nghiên cứu cho biết sự lây nhiễm từ bên ngoài bao gồm từ chuột và những loài gặm nhấm khác

Triệu chứng

Nhìn chung bệnh tụ huyết trùng lợn có thời gian nung bệnh ngắn Theo Theo Nguyễn Vĩnh Phước, 1978 [15] thời gian nung bệnh từ 1-2 ngày, có khi

chỉ vài giờ

Triệu chứng lâm sàng của bệnh rất khác nhau tùy thuộc vào từng chủng vi khuẩn P multocida, thường xuất hiện 3 thể:

Trang 38

Thể này thường gặp ở đầu ổ dịch Thể bệnh này hầu hết là do các chủng thuộc serotype B, những chủng này rất ít ở Châu Âu và Bắc Mỹ Những con vật mắc bệnh có những biểu hiện: bỏ ăn, khó thở, cố ra sức để thở, hóp bụng vào để thở, sốt cao nhiệt độ cơ thể lên tới 41-42°C, phù thũng dưới da vùng hầu mặt và tai, tỷ lệ chết cao (5- 10%) và nhanh từ 1-2 ngày vì ngạt thở Do hoạt động của tim bị rối loạn nên có hiện tượng ứ máu làm cho niêm mạc đỏ sẵm, tím bầm đơi khi xuất huyết Vì vậy những con vật chết và hấp hối có thể thấy những vết màu tím ở vùng tai, hầu, cổ, bụng

- Thể á cấp tính

Ở thể này hiện tượng ho và thở thể bụng thường thấy ở lợn trưởng thành Triệu chứng lâm sàng của bệnh ở thể này giống như viêm màng phổi do A

pleuropneumoniae, đặc điểm phân biệt chính 2 bệnh này là bệnh do P

multocida hiếm khi gây ra chết bất ngờ, lợn mắc bệnh có thể tồn tại thêm một

thời gian dài

Biểu hiện bệnh: lợn ủ rũ, ăn ít, bỏ ăn, sốt cao 41° C hay hơn Niêm mạc mũi bị viêm, chảy nước mũi đặc, đôi khi có lẫn máu Lợn thở khó và nhanh, ho khan từng tiếng, có khi co rút toàn thân Khi nghe vùng phổi thấy xuất hiện âm ran ướt, khi gõ thấy vùng âm đục mở rộng, khi ấn tay vào vùng ngực thấy con vật có hiện tượng đau rõ Lợn xuất hiện nhiều vết tím đỏ trên da, đặc biệt

là da vùng hầu, niêm mạc bị tím tái do hiện tượng ứ máu tăng

Vào giai đoạn cuối của bệnh, con vật thường ỉa chảy, có khi lẫn máu trong phân do ruột bị xuất huyết, con vật gầy yếu rồi chết Lợn thường chết sau 3-4 ngày do ngạt thở Tỷ lệ chết có thể tới 80%

- Thể mãn tính

Lợn thở khó, nhanh, khị khè, ho từng hồi, ho nhiều khi vận động, tiêu

Trang 39

tuổi lớn (10-16 tuần tuổi) Lợn bệnh gầy yếu dần, kéo dai 1-2 tháng, suy nhược dần rồi chết Tuy nhiên cũng có trường hợp con vật không chết, béo trở

lại Bệnh tích

Bệnh tích đặc trưng là có các đám tụ huyết, xuất huyết ở da, niêm mạc,

các màng thanh mạc và hầu hết các khí quan trong cơ thể Bệnh tích nội quan

do P multocida thi chu yéu phan xoang ngực và thường kèm với bệnh tích của Mycoplasma hyopneumoniae Đặc trưng của bệnh là ở thùy đỉnh và thùy hoành của phổi, có bọt trong khí quản Bệnh tích có sự phân ranh giới rõ ràng giữa vùng tổ chức phổi bị tổn thương và vùng tổ chức phổi bình thường Phần tổn thương của phổi sẽ có sự biến đổi màu sắc từ đỏ sang xám xanh, phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh

Các trường hợp bệnh nghiêm trọng có thể xuất hiện viêm phế mạc và apxe ở các mức độ khác nhau Trong các trường hợp này thường thấy phế mạc dính chặt vào thành xoang ngực và phế mạc có vùng mờ đục, khơ

Nghiên cứu mô, ở thùy phụ thấy có dịch rỉ viêm của phế quản Sự nghiêm trọng của viêm phế quản là sự tăng sản của tế bào nội mô và sự có mặt của rất nhiều tế bào bạch cầu trung tính trong mủ nhầy ở phế quản và phế nang Bệnh tích này khơng đặc trưng

Chẩn đoán

Việc chẩn đoán đúng bệnh do vi khuẩn P mulocida gây ra là hết sức

cần thiết, do đó cần tiến hành đồng thời nhiều phương pháp như: Dịch tễ học, chẩn đoán lâm sàng, giải phẫu bệnh lý và đặc biệt là dựa trên kết quả xét nghiệm vi khuẩn học trong phịng thí nghiệm

Trang 40

dịch này nên để trong môi trường vận chuyển phù hợp Những mẫu phổi phải được đưa đến phịng thí nghiệm càng nhanh càng tốt và tránh bị tạp, tất cả các mẫu phải được bảo quản lạnh (4-8°C) cho đến khi cấy

Nếu được nuôi cấy tốt trực tiếp trên đĩa thạch máu hay thạch Glucose sẽ dễ dàng tìm thấy vi khuẩn Vi khuẩn phân lập được có thể tăng sinh do việc tiêm truyền canh trùng vào xoang bụng của chuột bạch và sau đó cấy lại vi khuan P multocida sau 24 giờ từ bệnh phẩm gan và dịch ổ bụng

Bên cạnh đó cịn có thể sử dụng các phương pháp khác như: Phản ứng kết tủa khuếch tán miễn dich trén gel thach AGID (Agargel Immuno Diffuse)

để xác định kháng nguyên thân (O) từ vi khuẩn phân lập được với kháng huyết

thanh chuẩn, phương pháp ngưng kết nhanh trên phiến kính để định loại kháng nguyên giáp mô (K), phản ứng ngưng kết hồng cầu gián tiếp để xác định kháng nguyên giáp mô, phản ứng ELISA, kỹ thuật PCR (Polymerase Chain

Reaction)

Phòng và trị bệnh - Phòng bệnh

Vệ sinh chăm sóc ni dưỡng tốt để tăng sức để kháng của cơ thể Giữ

chuồng sạch sẽ, khơ ráo, thống mát Sát trùng định kỳ chuồng nuôi và dụng

cu bang Iodine

Khi thời tiết thay đổi cần tăng cường vệ sinh, chăm sóc và ni dưỡng

Hiện nay đã có nhiều loại vacxin vô hoạt dùng để phòng bệnh viêm phổi do P multocida gây ra, có thể tiêm vacxin vào lúc lợn 45 ngày tuổi, sau đó định kỳ 6 tháng lặp lại

6 Việt Nam, Nguyễn Ngọc Nhiên và cộng sự, 1996 [12] đã và đang thử nghiệm vacxin vô hoạt có bổ trợ keo phèn phòng bệnh ho thở của lợn do một

số loại vi khuẩn gây ra trong đó có vi khuẩn P multocida

- Trị bệnh

Ngày đăng: 31/07/2014, 12:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN