Quản lý dinh dưỡng cho cây lúa - Các loại phân bón Một số phân hữu cơ và vô cơ chính * Phân hữu cơ... Bằng các phương thức chế biến khác nhau, phân hữu cơ được Nông dân sử dụng làm phâ
Trang 1Quản lý dinh dưỡng cho cây lúa -
Các loại phân bón
Một số phân hữu cơ và vô cơ chính
* Phân hữu cơ
Trang 2Là các chất thải hưu cơ động vật, thực vật, rơm rạ và chất độn Bằng các phương thức chế biến khác nhau, phân hữu cơ được Nông dân sử dụng làm phân bón cho cây trồng
- Các chất thải hữu cơ gồm: từ trâu, bò, ngựa, lợn và gia cầm các loại
- Chất độn và phụ gia: có nguồn gốc từ thực vật như Rơm, rạ, vỏ trấu, thân ngô và cỏ các loại Vôi bột khoảng 100 kg
- Cách chế biến:
+ Thu gom các chất thải hữu cơ
+ Đổ phân thành lớp, mỗi lớp phân dày 40- 60cm và giữa các lớp phân
là vôi bột
+ Kích thước đống phân: dài 3- 4m, rộng 2- 3m, cao 1,5- 2,5m
+ Dùng bùn ao hoặc đất thịt để trát kín đống phân
+ Thời gian ủ: 3- 5 tháng hoặc lâu hơn tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng
* Phân vô cơ
Phân Đạm: - Urê (NH2 )2 CO, hàm lượng đạm 46%
- Đạm NitratAmôn NH4NO3 , hàm lượng đạm 35%
- Đạm Amônsunfat ( NH4 )2 SO4 , hàm lượng đạm 20%
Phân Kali: KaliClorua, hàm lượng Kali 51- 60%
Trang 3Phân Lân: SupeLân Ca( H2PO4 )2 , hàm lượng Lân 18%
Trang 4Phân tổng hợp
Phân hỗn hợp NPK
Có đầy đủ các thành phần Đạm , Lân, Kali (Khi bón xem kỹ hướng dân
trên bao bì)
Trang 5Phân vi sinh và phân bón qua lá
1 Phân vi sinh
Là chế phẩm chứa các vi sinh vật sống có hoạt lực cao đã được tuyển chọn Thông qua các hoạt động của nó tạo ra các chất dinh dưỡng cho đất và cây trồng
Dựa vào mật độ vi sinh vật hữu ích để chia phân vi sinh thành 2 loại:
- Phân vi sinh vật có mật độ VSV hữu ích cao ( > 108 tế bào/ gam), VSV tạp thấp (< 106 tế bào/ gam) Liều lượng bón thấp, từ 300-
3000g/ha
- Phân vi sinh vật có mật độ VSV hữu ích thấp ( < 107 tế bào/ gam), VSV tạp khá cao Liều lượng bón từ 100- 1000 kg/ ha Chất mang là các hợp chất vô cơ (bột Photphorit, bột xương ) hoặc các chất hữu cơ (than bùn, bã nấm, phế thải nông nghiệp )
Các loại phân vi sinh cho lúa thông dụng:
- Azogin
- Phân vi sinh phân giải lân Photphobacterin
- Phân vi sinh phân giải chất hữu cơ Estrasol ( Nga), Manna ( Nhật, Philipin)
Trang 6- Phân vi sinh tổng hợp Tian- Li – Bao ( Trung Quốc, Hồng Kông)
2 Phân bón qua lá
Phân bón qua lá là những hợp chất dinh dưỡng có nguyên tố Đa lượng, hoặc Trung lượng, hoặc Vi lượng, được hoà tan trong nước và phun lên cây để cây hấp thu
Hiệu quả: Cây sử dụng gần 95% chất dinh dưỡng bón qua lá Trong khi
đó, bón qua đất cây chỉ sử dụng được 45- 50% chất dinh dưỡng
Các loại phân bón qua lá cho lúa thông dụng:
+ NitraMa ( Magneesium Oxide 15%, Nitrate 11%), bón 2,7 kg/ha + Bortrac ( Bo 15%), 2,7 lít/ha
+ Đầu trâu 502 ( NPK: 30, 12, 10; các vi lượngkhác: Ca, Mg, Zn, Cu,
Bo, Fe, Mn, Mo ), bón 2,7 kg/ha
+ Thiên nông: được sản xuất tại Mê Linh, Vĩnh Phúc Hàm lượng NPK
là 20-10-10; 10-20-20 hoặc 10-30-25
+ YOGEN ( Con én đỏ): do Công ty phân bón Miền Nam sản xuất Chủng loại YOGEN gồm: dạng bột, dạng lỏng, Lân hữu cơ, khoáng hữu cơ cao cấp, MKP, MAP, KHO,
+ K- HUMATE: do Công ty ViNacal Hoa Kỳ sản xuất
Một số lưu ý khi bón phân qua lá:
Trang 7- Hoà loãng phân theo đúng tỷ lệ ghi trên bao bì
- Không nên dùng phân bón qua lá ( dễ làm rụng lá), khi độ ẩm không khí thấp và đất bị hạn nặng
- Không nhầm lẫn giữa phân bón lá với chất kích thích sinh trưởng
- Không nên sử dụng phân bón lá khi cây đang ra hoa, trời đang nắng