Đất và người Thái Bình với việc hình thành tính cách Trần Thủ Độ ppsx

8 592 0
Đất và người Thái Bình với việc hình thành tính cách Trần Thủ Độ ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đất và người Thái Bình với việc hình thành tính cách Trần Thủ Độ Chiến thắng Đông Bộ Đầu là chiến thắng đầu tiên đánh bại quân xâm lược Mông – Nguyên ở thế kỷ XIII của quân dân ta thời Trần. Nói đến nhà Trần, nói đến chiến thắng Đông Bộ Đầu không thể không nói đến Trần Thủ Độ, người kiến trúc sư kiệt xuất kiến tạo nên Vương triều Trần, một vị tướng kiên trung, dũng cảm trong chiến tranh giữ nước. Công lao của Trần Thủ độ với triều Trần với dân với nước đã được sử sách ghi nhận, song 745 năm qua, kể từ ngày ông qua đời, tài năng, bản lĩnh và tính cách khác thường của ông vẫn là đề tài hấp dẫn các nhà nghiên cứu. Trần Thủ Độ sinh ra và lớn lên ở Thái Bình. Từ Thái Bình, Trần Thủ Độ cùng anh em trong dòng tộc liên kết với một số dòng họ có thế lực lúc đó ở Thái Bình khởi nghiệp và tạo dựng Vương triều Trần. Vậy đất và người Thái Bình đã ảnh hưởng gì đến tính cách của ông. Quá trình hình thành đất đai và cư dân Thái Bình Đất đai Thái Bình hình thành sớm muộn khác nhau, có vùng có lịch sử 2000 – 3000 năm, có vùng 1000 – 2000 năm thậm chí có vùng hình thành muộn mới có lịch sử 100 – 200 năm. Đất Thái Bình do phù sa sông Hồng, sông Thái Bình và các sông Luộc, sông Hoá, sông Trà Lý bồi lắng nên màu mỡ, phì nhiêu. Thái Bình là vùng đất ven biển, có nhiều sông, sông Luộc, sông Hoá ở phía Đông, Đông Bắc; sông Hồng (Đại Hoàng Giang) ở phía Tây và Nam; vịnh Bắc bộ ở phía Đông. Sông biển không chỉ bao quanh, biến đất Thái Bình thành một hòn đảo mà còn chạy dọc chạy ngang khắp mọi miền trong tỉnh, sông Trà Lý (Tiểu Hoàng Giang) chảy từ Tây sang Đông chia cắt đất Thái Bình làm hai phần Nam - Bắc, sông Tiên Hưng (Đức Cương), sông Diêm cũng chảy từ Tây sang Đông qua hầu hết các huyện ở phía Bắc tỉnh. Ngoài những sông kể trên (do thiên tạo) còn cả một hệ thống sông ngòi dày đặc do con người tạo lập nên. Ngoài giá trị kinh tế, sông biển còn làm cho vùng đất Thái Bình có vị trí chiến lược quan trọng trong lịch sử cũng như hiện đại. Trong sách Vân Đài loại ngữ, Lê Quý Đôn đã viết về tình hình Trung Quốc do loạn lạc người phương Bắc chạy xuống phương Nam lãnh nạn, chiếm ruộng sa quần ở Quảng Châu sinh lợi, theo ông: “Người vùng biển làm giàu về ruộng cát, có người có trăm mẫu mà sinh lợi mấy trăm mẫu, họ đua nhau đổ về mạn biển mua đất và khai khẩn đất”. Ông so sánh “ở nước Nam cái lợi sa châu (đất bãi) còn to lớn gấp mấy lần sa quần, từ mạn trên Sơn Tây xuống đến Đông Hải, nam giáp Thanh Hoá, ruộng cát cửa biển nổi lên không kém mấy chục vạn mẫu, trồng dâu, trồng mía, cấy lúa rất nhiều, ruộng ở Hải Tần (ven biển) lại còn trồng cói cũng thu được nhiều lợi”. Ghi chép trên đã khẳng định giá trị kinh tế của vùng đất ven biển, trong đó có Thái Bình. Vì vậy dân cư Thái Bình ngày nay có nguồn gốc từ nhiều vùng miền trong nước tới, nhiều người từ miền trung du, từ các tỉnh Sơn Tây, Kinh Bắc, Hà Nội xuống, một bộ phận lớn dân cư từ các tỉnh miền Trung (mà nhiều nhất là ở Thanh Hoá) ra. Lại có một bộ phận dân cư từ các tỉnh lân cận chuyển đến. Việc tìm thấy những đồ đồng (mũi tên, trống, các đồ trang sức) có cùng niên đại với đồ đồng Đông Sơn nói rằng 2.500 năm trước con người đã có mặt trên vùng đất này. Ngoài các hiện vật bằng đồng Thái Bình còn tìm thấy hàng trăm các ngôi mộ cổ có niên đại cách ngày nay từ 2.000 đến 1.700 năm cho biết các thành phần cư dân ở Thái Bình thời xa xưa, ngoài người Việt có người Hán, ngoài tầng lớp bình dân có quý tộc. Thái Bình hiện có hơn 80 tên họ xếp theo vần A, B trong đó có những họ gắn với những sự kiện lịch sử hơn 2.000 năm trước như họ Phan, gắn với truyền thuyết Phạm Hải tướng của Hùng Duệ vương, bạn của Tản Viên sơn thánh, con Phạm Hải là Phạm Thị Ngọc sinh ra Phạm Tài đều làm tướng giúp Hùng Vương thứ 18 đánh giặc Họ Chử ở Ô Mễ (Tân Phong – Vũ Thư), gắn với truyền thuyết Chử Đồng Tử cùng Tiên Dung công chúa sau khi học đạo thành tiên đã đi chu du khắp thiên hạ giúp đời, cứu người. Khi đến vùng đất này thấy nhân dân đói rét ông đã ở lại ban cho dân giống lúa vỏ đen, hạt rắn chắc nhưng ăn no lâu. Vì thế nên làng có tên Ô Mễ. Ông lại đem giống lúa ấy gieo vãi khắp nơi về sau thóc nhiều như núi, từ đó có thêm làng Mễ Sơn. Họ Trình, họ Triệu ở Đồng Xâm, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương lại gắn với truyền thuyết Triệu Đà đi tuần du phương Nam đến đảo Vông sau là Đồng Xâm gặp Trình Nương vừa xinh đẹp vừa hát hay “mới trông thấy đã mê”, nên đến xin được làm rể họ Trình. Khi làm vua nước Nam Việt, Triệu Đà phong cho Trình Nương làm Hoàng hậu. Hiện nay đền thờ Triệu Đà và Trình Hoàng hậu vẫn được giữ ở Đồng Xâm và nhiều làng trong huyện. Họ Mã ở Động Trung (Vũ Trung - Kiến Xương) kể lại về nguồn gốc dòng họ của mình: Vào năm Canh Thìn (1940) trong khi cải táng tình cờ người ta đào được một chiếc tiểu bằng đồng tại cánh đồng Khuây, trên nắp tiểu có chữ: “Mã Viện chi thiếp” (vợ bé của Mã Viện). Ông Mã viết, người làng nhận ngôi mộ ấy là người dòng họ mình xin trông nom. Ngôi mộ ấy còn mãi đến những năm 60, như vậy họ Mã là con cháu Mã Viện (ở Trung Quốc) đã sang đây từ những năm đầu Công nguyên. Sử sách đã ghi về ông Thi Sách chồng bà Trưng Trắc sống vào nửa đầu thế kỷ I. Ở Thái Bình có truyền thuyết về ông Thi Vân (em Thi Sách), ông được cử về trấn giữ cửa Vô Hối (lúc ấy cửa biển còn ở đây, nay đã là cửa sông Diêm). Ông lấy bà Đào Thị Thành sinh ra ả Nương… Ông Thi Vân chết, ả Nương theo về với bà Trưng khởi nghĩa, được bà cử về thay cha tiếp tục trấn giữ cửa Vô Hối (nay thuộc xã Thuỵ Thanh, huyện Thái Thuỵ). Những dẫn chứng trên cho thấy: Lịch sử hình thành đất đai cũng như lịch sử của người Thái Bình. Trong các yếu tố hình thành nên tính cách người Thái Bình có yếu tố nguồn gốc dân cư, động cơ thúc đẩy bộ phận dân cư đó tìm về lập nghiệp ở Thái Bình. Tổ tiên xa xưa của người Thái Bình ngày nay tìm về vùng đất này với các lý do khác nhau: 1. Những người tình nguyện đến Thái Bình với động cơ đi tìm vùng đất mới, ngư trường mới để tạp lập cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Bộ phận dân cư này khá đông, đặc điểm của bộ phận dân cư này là quyết đoán, dám thay đổi cuộc sống, chấp nhận cuộc sống mới đầy khó khăn đang chờ ở phía trước, xoay sở tìm mọi cách để thích nghi với môi trường mới, cuộc sống mới. 2. Những người tìm về Thái Bình để dựa vào vị thế chiến lược của vùng đất này tụ nghĩa chống xâm lược, chống áp bức. Trong số này có người là thủ lĩnh, có người là nghĩa sĩ. Đặc điểm của bộ phận dân cư này là tinh thần bất khuất, dũng cảm chống áp bức xâm lược, chống sự rằng buộc, muốn tự do, tự chủ. 3. Những người tìm về Thái Bình do chính sách xây dựng điền trang, ban cấp ruộng lộc (lộc điền), xây dựng hậu phương cho các cuộc chiến tranh giữ nước. Bộ phận dân cư này gồm các vương hầu, tướng suý, các nhà tu hành của các triều Đinh, Lê, Lý, Trần (có cả tù binh chiến tranh của hai triều Lý, Trần). Đây là những trí thức của xã hội phong kiến, những người có tài tổ chức, tập hợp, lãnh đạo quần chúng. Có tài trong việc tổ chức sản xuất, đem lại giống lúa, giống cây, đem nghề, đem chữ viết, đem phong tục, lễ nghi đến cho người Thái Bình. Môi trường sống với việc hình thành tính cách Trần Thủ Độ Trần Thủ Độ sinh ra và lớn lên trên đất Thái Bình, từ Thái Bình đi mở nghiệp, kiến lập nên Vương triều Trần. Vì vậy, đất và người Thái Bình đã ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình hình thành tài năng, phẩm chất chính trị và nhân cách của ông. Đại Việt sử ký toàn thư đánh giá: “Trần Thủ Độ… có tài thao lược hơn người”, “làm Tể tướng nhưng mọi việc không việc gì không để mắt tới”. Thái Bình với rất nhiều yếu tố tự nhiên thuận lợi, nhưng trong buổi đầu dựng cơ nghiệp người dân phải vượt bao khó khăn, phải chịu thương chịu khó, cần cù lao động mới có nhà cửa, có cuộc sống no đủ… Ngày nay, nhiều cuốn lịch sử làng xã đã ghi lại những khó khăn trong buổi đầu mở đất. Lịch sử làng Phương Mai, xã Đông Cường, huyện Đông Hưng ghi: “Xưa, khi bãi biển còn hoang vu, cồn lau bãi sú còn hoang hoá, chỉ lác đác có vài mái cỏ, lân sống bằng nghề bắt cá là chính, còn việc gieo bắp, vãi hạt mới chỉ làm nhất thời trên một số gò cao, bãi cạn. Cuộc đời khi ấy còn lam lũ, vất vả thiếu thốn đủ điều…”. Tú tài Phạm Vậng Chinh quê làng Động Trung (nay là thôn Hanh Cù, xã Vũ Quý, huyện Kiến Xương) dựa theo cuốn Trần biên bị khảo đã viết về quê mình: “Thôn Thọ Vực thời Tiền cổ, nước bao quanh, phù sa bồi đắp thành gò đống… truyền rằng gò này rất cao và bằng phẳng, cây cỏ um tùm, các giống chim trời tụ tập về đây. Những người dân đánh cá ở các nơi về trú ngụ… về sau người đến gò này đông dần, dựng nhà cửa tụ tập thành làng xóm”. Lịch sử làng Nghìn (nay thuộc thị trấn An Bài - huyện Quỳnh Phụ) cũng ghi: “Hàng ngàn năm trước làmg Nghìn còn là một vùng đầm hồ nước ngập mênh mông, chỉ có một vài gò cao nhô lên mặt nước… khắp nơi cỏ cây, lau sậy mọc um tùm. Những người đầu tiên đến vùng đất này, một số sống trên các gò cao, khai phá đầm cạn cấy lúa, một số sống ở sông hồ trên các thuyền mủng bắt tôm, bắt cá phơi khô, làm mắm đem bán… Thuở ban đầu có vài chục nhà, vài chục người sau đông dần thành làng, gọi nôm na là làng Nghìn”. Từ buổi đầu hoang sơ, sau hàng ngàn năm khai phá dựng xây, vào thời Lý - Trần, Thái Bình đã có những làng quê trù phú, những cánh đồng màu mỡ, tốt tươi. Triều liệt đại phu, Hàn lâm viện học sĩ Tri chế cáo thượng kỵ đô uy Đỗ Nguyên Chương đã ghi lại: “Làng Man Để châu Hoàng (nay là thôn An Để, xã Hiệp Hoà, huyện Vũ Thư) có chùa ông Lâu biển đề là “Phúc Minh tự”. Chùa do Linh nhân Thái hậu (nhà Lý) xây dựng, phía đông có đường thôn bao quanh, phía tây có ngôi đạo quán, phía nam kế bên có con đường lớn, người qua lại không ngớt, phía bắc có một dòng sông chảy hoài vô tận, không ngừng. Bởi thế đã tạo nên đây thành một vùng thanh u lâu đời” (Bia chùa Ông Lâu khắc dựng năm 1377). Cũng vào thời Trần, bia chùa Từ Ân (thôn Đồng Hải, xã Đông Vinh, huyện Đông Hưng) do Vinh Lộc đại phu tri thẩm hình viện sự Hồ Tông Thốc soạn lời, khắc dựng vào năm 1318 có đoạn: “Tây Quan thuộc hương Cổ Lũ, phía đông có dòng sông lớn chảy từ Kinh đô cho tới cửa biển. Nước sông đầy tràn mênh mông thấm nhuần muôn khoảnh. Dòng sông lượn như đóng như mở, quanh về phía đông là khe Phí, chảy về phía bắc là khe Chuỷ. Những dòng nước đó thường chảy vòng vèo rồi ngưng đọng lại một chỗ, trở thành đầu nguồn của những dòng nước đẹp ở đất Tây Quan”. Ở Thái Bình, tổ tiên nhiều người xưa có nguồn gốc có từ nghề đánh cá, theo biển theo sông, theo gió nồm nam mà vào Thái Bình, nhưng khi đã đến vùng đất phù sa màu mỡ này, dần dần họ đã bỏ nghề cá, nghề sông biển chuyển sang cấy lúa. Từ thời Lý đã cho đào sông đắp đê, đến thời Trần, Trần Thủ Độ cũng đã cho đào sông ở huyện Ngự Thiên (nay là huyện Hưng Hà) quê hương ông. Truyền thống lao động cần cù thông minh, sáng tạo, ý thức coi trọng nghề nông, coi trọng sản xuất nông nghiệp của nhân dân Thái Bình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Trần Thủ Độ. Trần Thủ Độ là người năng động, xông xáo, tận tuỵ với công việc từ trẻ cho đến lúc đã vào tuổi 70, ông quan tâm đến nông nghiệp, quan tâm đến các yếu tố làm cho nông nghiệp phát triển. Phần đông làng ở Thái Bình có nhiều họ. Làng Nghìn buổi đầu chỉ có “Bát tính thị tiên tổ” nay đã có hơn 40 họ, làng Lại Nhìn khi mở làng cũng chỉ có “ngũ tộc” nay có gần 40 họ. Ngay trong những làng mang tộc danh cũng chỉ có một số ít làng có nhiều người mang tộc danh ấy (làng Nguyễn ở Nguyên Xá – Đông Hưng có gần 40 chi họ Nguyễn), số còn lại là những làng có nhiều họ… Dù nhiều họ tộc trong một làng nhưng người dân vẫn sống với tình làng nghĩa xóm. Đất Thái Bình lại lắm mưa nhiều lão, lụt lội hạn hán luôn đe doạ cuộc sống, nhiều vùng quê mười năm, thì chín năm có thiên tai “thập niên cửu đạo”. Cuộc đấu tranh để chống lại hoặc khắc phục những hậu quả do thiên nhiên gây ra, để xây dựng làng xóm sớm giúp người Thái Bình nhận ra rằng phải có sức mạnh tập thể, phải gắn bó đoàn kết với nhau. Phải luôn luôn học hỏi vươn lên tự khẳng định mình trước cuộc sống đầy khó khăn phức tạp. Nếp sống của người Thái Bình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Trần Thủ Độ. Mọi việc làm của Trần Thủ Độ trong những năm làm Thống quốc Thái sư là chăm lo đến sự đoàn kết, quan tâm đến việc xây dựng làng xã, quan tâm đến mọi tầng lớp nhân dân. Từ quê cũ đến quê mới, người Thái Bình đã chấp nhận một sự thay đổi, lại sống ở vùng đất 3 mặt bị sông lớn bao bọc, một mặt là biển, người Thái Bình từ xưa đã biết bám đất không thể bỏ đất mà đi, hướng ra biển mở đất, làm ăn. Cuộc sống “ăn sóng, nói gió” đã tạo nên tinh thần dũng cảm, tính quyết đoán và tư duy đổi mới của người Thái Bình, đã bồi đắp nên Trần Thủ Độ, tính cách đó đã giúp ông hành xử khi ở cương vị giúp vua dựng nước. Trần Thủ Độ sinh ra tại Bến Trấn, huyện Ngự Thiên, lộ Long Hưng (nay là thôn Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà). Từ quê hương, ông cùng anh em trong dòng tộc tập hợp binh chúng phò Thái tử Sảm dẹp loạn, để bước vào vũ đài chính trị. Ông là “kiến trúc sư” thiết lập nên Vương triều Trần, thực hiện nhiều cải cách để củng cố vương triều vững mạnh. Công lao của ông với đất nước, với dân tộc là rất lớn, trong cái chung cả nước ấy có phần quê hương ông, song Trần Thủ Độ cũng dành cái riêng cho quê hương. Công lao trực tiếp của Trần Thủ Độ với quê hương là đào sông mà dân gian thường gọi là sông Thái sư, con sông này có nhiều tác dụng to lớn: là đường giao thông thuận lợi từ Thăng Long về Tinh Cương, nơi có ngôi mộ phát tích của nhà Trần (sau này còn có Lăng mộ và Đền thờ các vua Trần). Sông Thái sư còn có vị trí chiến lược quan trọng giúp quân dân nhà Trần cơ động đánh địch, điều này đã được chứng minh trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ hai (1285) và lần thứ III (1288). Sông Thái sư còn đem nước phù sa tưới cho đồng ruộng Ngự Thiên tươi tốt. Sinh ra từ Thái Bình, 18 - 20 tuổi đã dấn thân vào con đường chính trị, 30 tuổi đã là vị chỉ huy đội quân cấm vệ triều Lý, đến triều Trần ông làm Thống quốc Thái sư, Trần Thủ Độ đã dành trọn vẹn cuộc đời cho đất nước, năm 71 tuổi Trần Thủ Độ qua đời, theo nguyện vọng của ông lại được đưa về yên nghỉ tại quê nhà. Từ sau ngày Trần Thủ Độ mất, nhiều nơi ở Thái Bình đã lập đền thờ ông. Tên ông đã được đặt cho một đường phố phía Bắc thành phố Thái Bình vắt qua phường Tiền Phong và phường Phú Xuân. Đền thờ và lăng mộ ông đang được xây dựng lại tương xứng với những đóng góp của ông cho đất nước, cho dân tộc. . cho người Thái Bình. Môi trường sống với việc hình thành tính cách Trần Thủ Độ Trần Thủ Độ sinh ra và lớn lên trên đất Thái Bình, từ Thái Bình đi mở nghiệp, kiến lập nên Vương triều Trần. . tạo dựng Vương triều Trần. Vậy đất và người Thái Bình đã ảnh hưởng gì đến tính cách của ông. Quá trình hình thành đất đai và cư dân Thái Bình Đất đai Thái Bình hình thành sớm muộn khác. nghiên cứu. Trần Thủ Độ sinh ra và lớn lên ở Thái Bình. Từ Thái Bình, Trần Thủ Độ cùng anh em trong dòng tộc liên kết với một số dòng họ có thế lực lúc đó ở Thái Bình khởi nghiệp và tạo dựng

Ngày đăng: 31/07/2014, 09:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan