1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lê Thánh Tông - vị vua hiền tài, nhà văn hóa lớn của dân tộc ppt

5 818 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 126,58 KB

Nội dung

Lê Thánh Tông - vị vua hiền tài, nhà văn hóa lớn của dân tộc Lê Thánh Tông là miếu hiệu của Lê Tư Thành, con thứ tư, cũng là con út của vua Lê Thái Tông.. Còn bộ bản đồ thời Hồng Đức,

Trang 1

Lê Thánh Tông - vị vua hiền tài, nhà văn hóa lớn của

dân tộc

Lê Thánh Tông là miếu hiệu của Lê Tư Thành, con thứ tư, cũng là con út của vua Lê Thái Tông Ông còn có tên là Hạo, hiệu là Thiên Nam Động chủ, sinh ngày 27/ 7/ 1442, tại nhà ông ngoại ở mạn tây nam Quốc Tử Giám, nay là khu đất chùa Huy Văn, Hà Nội Sau khi Nhân Tông bị hãm hại rồi Nghi Dân bị lật đổ, ông được lên ngôi lúc mới 18 tuổi Lê Thánh Tông làm vua 38 năm với hai niên hiệu Quang Thuận (1460 - 1469) và Hồng Đức (1470 - 1497), là bậc vua anh hùng, tài lược, dù

Vũ Đế nhà Hán, Thái Tông nhà Đường cũng không hơn được (Toàn thư)

Là vị vua thứ năm của triều Lê, là con thứ 4 của vua Lê Thái Tông và bà Tiệp

dư Ngô Thị Ngọc Dao Vốn bà Tiệp Dư có mang Tư Thành bị bà phi Nguyễn Thị Anh mưu hại Nguyễn Trãi và vợ là Nguyễn Thị Lộ đã cứu giúp và đưa đi lánh nạn, sinh ra ông ở chùa Huy Văn (quận Đống Đa, Hà Nội) Thuở nhỏ Tư Thành sống ngoài cung, 4 tuổi được bà Nguyễn Thị Anh (lúc ấy là nhiếp chính cho vua

Lê Thánh Tông) đón về phong vương, cho học hành cùng các thân vương Cuối năm 1459, Nghi Dân cùng phe đảng giết chết mẹ con Nhân Tông đoạt ngôi vua Giữa năm 1960, triều thần làm chính biến phế Nghi Dân lập Tư Thành Ông lên ngôi năm 38 tuổi, đặt niên hiệu là Quang Thuận (1460-1469) và Hồng Đức (1470-1497) Sử gia đời sau coi Thánh Tông là vị vua “tư trời cao siêu, anh minh quyết đoán, có hùng tài đại lược” (Vũ Quỳnh) Lê Thánh Tông là người yêu thơ văn, ông

Trang 2

đã đề xướng các cuộc xướng họa cung đình, triệu tập 28 văn thần tạo thành tao đàn nhị thập bát tú Ông là một nhà vua anh minh, có nhiều cuộc cải cách cả về chính trị lẫn văn hóa đánh dấu một giai đoạn phát triển rực rỡ của đất nước

Là người yêu dân yêu nước thiết tha, khi ở ngôi, Thánh Tông tỏ ra là nhà tổ chức vô cùng tài giỏi, có tinh thần cải cách táo bạo và một ý chí tự cường dân tộc hết sức mạnh mẽ Hành chính nước Đại Việt với 5 đạo từ thời Lê Thái Tổ, Thánh Tông chia thành 15 đạo, rồi đổi thành thừa tuyên Dưới thừa tuyên là phủ, huyện, châu, tổng, xã Hệ thống quan lại cũng được đặt lại từ trung ương xuống địa phương, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước Nhờ vậy, sự quản lý lãnh thổ chặt chẽ, biên cương được bảo vệ vững chắc Trình độ quản lý đất nước đạt đến đỉnh cao, thể hiện rõ trong việc biên vẽ bản đồ quy mô toàn quốc Các thư tịch

cổ cho biết, từ thời Lý đã tiến hành việc đo đạc và biên vẽ bản đồ, thật tiếc là không còn lưu lại được đến nay Còn bộ bản đồ thời Hồng Đức, dẫu chỉ còn lại những bản sao chép của các đời sau, nhưng cũng đủ để chúng ta thấy một trình độ đáng khâm phục Có thể thấy rõ trình độ vẽ bản đồ thời Hồng Đức đạt đến đỉnh cao của nhân loại đương thời, qua việc sau hai thế kỷ, Alexandre de Rhode đã đến nước ta và vẽ bản đồ nước ta Đã có được kỹ thuật đồ bản phương Tây thế kỷ XVII, A Rhode vẫn phải chịu ảnh hường rất nhiều, và trong chừng mực nào đó, còn không bằng bản đồ vẽ vào thời Hồng Đức Bản đồ của A.Rhode vẽ không đặt theo trục Bắc - Nam như bản đồ của người phương Tây, mà cũng đặt chiều đứng theo trục Tây -Đông giống bản đồ Hồng Đức!

Trang 3

Cũng dưới triều Lê Thánh Tông, các chính sách mang tính khai phóng đã được tiến hành, như mở mang đồn điền, khai khẩn đất đai, khuyến nông, nuôi dưỡng sức nước trong việc làm tăng trưởng sức dân tất cả đã tạo nên những thay đổi căn bản của quốc gia Đại Việt Vệ quốc phòng, Thánh Tông cho tổ chức quân đội lại chặt chẽ và cơ động, thường xuyên được học tập binh pháp Thánh Tông cho ban hành 43 điều luật quân đội, đưa quân đội vào một quy chế chặt chẽ và có sức chiến đấu cao Thật là đặc biệt, Lê Thánh Tông canh tân mọi mặt một cách căn bản và đặt trên nền tảng cai trị bằng luật pháp Một đỉnh cao tiêu biểu của pháp trị thời Lê Thánh Tông là cho ban hành bộ luật Hồng Đức Ông đã nói với các đại thần: Pháp luật là phép công của Nhà nước, ta và các ngươi phải cùng tuân theo Câu nói đó thể hiện một nét vĩ đại của tư tưởng Lê Thánh Tông Bộ luật Hồng Đức chia làm 6 quyển, gồm 13 chương với 722 điều Nhà bác học Phan Huy Chú từng đánh giá luật pháp thời Lê: Thật là cái mẫu mực để trị nước

Đến đầu thế kỷ XIX, vua Gia Long khi cho soạn bộ Hoàng Việt luật lệ cũng đã tham khảo và đánh giá rất cao bộ luật Hồng Đức Đến những năm 90 của thế kỷ

XX, trường Đại học Ohio, nước Mỹ đã cho dịch bộ luật và xuất bản bằng tiếng Anh toàn bộ văn bản cùng sự khảo cứu rất kỹ bộ luật Hồng Đức dày 3 tập Và giáo

sư Oliver Oldman, chủ nhiệm khoa Luật Á Đông của Đại học Harvard đánh giá rất cao luật Hồng Đức, coi nó là hệ thống luật tiến bộ với nhiều sự tương đương về chức năng so với những quan niệm luật pháp Tây phương cận hiện đại

Trang 4

Thời kỳ Lê Thánh Tông trị vì, xã hội phát triển mọi mặt, đất nước đạt tới đỉnh cao cường thịnh, để lại một dấu ấn đậm nét trong lịch sử dân tộc với những giá trị văn hóa xã hội vô cùng lớn: Hồng Đức thiên hạ bản đồ, Hồng Đức hình luật, Thiên Nam dư hạ tập, Hồng Đức quốc âm thi tập Một việc có ý nghĩa lịch sử, ông làm năm 1464, là rửa oan cho Nguyễn Trãi, cho sưu tầm thơ văn Nguyễn Trãi

để lưu lại hậu thế, và Lê Thánh Tông như đã tạc bia cho Nguyễn Trãi bằng câu thơ: Ức Trai tâm thượng quang khê tảo (Tâm hồn Ức Trai rực rỡ văn chương) Có thể nói, Thánh Tông đã có công lao tạo lập cho thời đại ông một nền văn hóa với diện mạo riêng, khẳng định bước phát triển mới của lịch sử văn hóa dân tộc Nền giáo dục khoa cử nước ta thịnh đạt đặc biệt và vai trò của trí thức được đề cao chưa có thời nào được như thời Lê Thánh Tông Ngoài Hàn Lâm viện, Quốc Sử viện, Nhà Thái học, Quốc Tử Giám là các cơ quan văn hóa giáo dục lớn của đất nước, Thánh Tông còn cho xây Kho bí thư để chứa sách, và lập Hội Tao đàn do ông làm Tao Đàn nguyên súy, vừa sáng tác văn thơ, vừa nghiên cứu, phê bình Những trước tác của Hội Tao đàn được ghi chép trong bộ sách đồ sộ Thiên Nam

dư hạp tập, và trong các sách Quỳnh uyển cửu ca, Minh lương cẩm tú, Hồng Đức quốc âm thi tập Trong đó, không chỉ ghi chép thơ văn, mà còn ghi chép về lý luận phê bình văn học, về lịch sử, kinh tế, quan chế, địa lý Thánh Tông là người dẫn đầu phong trào lạ lùng cả về nghệ thuật thể hiện, cả về tư tưởng triết học Thánh Tông di thảo là dấu mốc quan trọng ghi nhận bước trưởng thành của truyện

ký nước ta viết bằng chức Hán, ra đời trước cả tập Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn

Dữ (thế kỷ XVI)

Trang 5

Về thơ, Lê Thánh Tông là một thi sĩ mang tầm vóc thời đại Thơ ông là tiếng nói của một nhân cách lớn, một nhà tư tưởng lớn, một trái tim chứa đựng bát ngát núi sông và tràn đầy tự hào dân tộc: Nắng ấm nghìn trượng tỏa trên ngọn cờ… Phóng hết tầm mắt nhìn núi sông muôn dặm (Bài Buổi sớm từ sông Cấm đi tuần

về phía đông) Và bài Qua sông Bạch Đằng vừa hào sảng vừa có chiều sâu lịch sử: Cửa biển Bạch Đằng trời nước một màu - Nhớ mãi công cần vương của Hưng Đạo xưa Ngày ấy xã tắc nhà Trần không suy chuyển - Núi sông nước Việt một thời vẫn như xưa Trong một bài thơ Nôm, Lê Thánh Tông tự trình bày mình:

Trống dời canh còn đọc sách

Chiêng xế bóng chửa thôi chầu

Thật đẹp đẽ biết bao, hình ảnh một ông vua đứng đầu quốc gia với bao quốc sự

bề bộn mà tay luôn cầm quyển sách, và có thể, phải đọc vào những buổi canh khuya Nhà bác học Phan Huy Chú (1782-1840) đã ghi nhận về Lê Thánh Tông: tay không rời sách, Kinh sử, dịch số, toán chương đều tinh thông, văn thơ càng giỏi hơn các bề tôi (là vị vua) văn vũ tài lược hơn cả các đời

Lê Thánh Tông thực sự là nhà văn hóa lớn của dân tộc Và có lẽ, trên hết cả, bao trùm tất cả, là tấm lòng ông, là ý thức và trách nhiệm của ông trước dân tộc và đất nước, ước vọng và hoài bão của ông là: Thiên Nam vạn cổ sơn hà tại Đó là câu thơ trong bài thơ khắc ở đá núi bài thơ Quảng Ninh Câu thơ viết hơn năm trăm năm trước chắc mãi còn rung động lòng người hậu thế, bởi câu thơ đó mang khẩu khí một bậc đế vương hiền tài và xúc cảm của tâm hồn lớn

Ngày đăng: 31/07/2014, 09:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w