Hoằng Nghị Đại Vương - Thân phụ Thái sư Trần Thủ Độ 3 ppt

6 424 0
Hoằng Nghị Đại Vương - Thân phụ Thái sư Trần Thủ Độ 3 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hoằng Nghị Đại Vương - Thân phụ Thái sư Trần Thủ Độ 3 Có thể đoán định rằng: Trần Thủ Độ đã được chính cha của mình là Trần Hoằng Nghị dạy cho các bài học đầu tiên về quân sự và chính trị. Tài năng xuất chúng về đánh giặc cũng như cai trị đất nước của Trần Thủ Độ, chắc chắn được gieo mầm và vun xới, tưới tắm từ mảnh đất Bến Trấn – ứng Mão - Phương La quê ông. Vào đầu triều Trần, khi ông nói với vị vua nhỏ, cháu mình (Trần Thái Tông) rằng: “Ta tuy là chú nhưng không biết chữ nghĩa gì, còn phải rong ruổi đông tây để chống giặc cướp” (6), ấy là chỉ muốn bảo rằng ông không được học Nho giáo (Tứ thư, Ngũ kinh) và không đọc được chữ Hán - cái thứ chữ ngày xưa phải bỏ ra hàng gần 10 năm đèn sách mới có thể đọc và hiểu nghĩa, chứ không phải là ông chưa từng được đọc gì. Về công lao sự nghiệp của Trần Hoằng Nghị đối với quê hương và lịch sử Theo chúng tôi, vùng đất Sơn nam Hạ xưa, tỉnh Thái Bình và Nam Định nay, có 4 vùng đất, tựa như 4 cột trụ tạo dựng nên vương triều Trần, đó là: Tức Mặc (Nam Định), Lưu Xá, Thái Đường và Bến Trấn (Thái Bình). Sử sách của ta đã bàn nhiều về vị trí quan trọng của 3 vùng đất trên (Tức Mặc - Lưu Xá - Thái Đường), nhưng cho đến gần đây, vẫn ít chú ý tới vị thế của Bến Trấn. Khu Bến Trấn tức vùng đất Phương La - Xuân La - Trác Dương xã Thái Phương ngày nay là một khu vực kinh tế phồn thịnh, làm hậu phương vững chắc cho dòng họ Trần. Họ Trần tạo dựng thế lực, tiến tới thay thế nhà Lý, công lao ấy, đầu tiên phải kể tới công lao, tài trí của cụ Trần Hoằng Nghị, người cha tài năng của Trần Thủ Độ. Chúng ta cần chi nhận công sức của cụ trên các lĩnh vực nổi bật dưới đây: Phát triển nghề nông tại khu Bến Trấn Ký ức dân gian vùng đất này đèu ghi nhận cụ Trần Hoằng Nghị là người đầu tiên tổ chức dân chúng khai canh, lập ấp, lập nên khu Bến Trấn trù mật. Tương truyền để tránh sự xâm canh của cư dân làng khác với vùng đất mới khai khẩn, cụ Trần Hoằng Nghị đã đem cối đá lỗ giăng: “Thượng chí Vô Tè; hạ chí Cống Cách Tây chí Tú Mậu - Đồng Trang” để làm mốc giới. Toàn bộ vùng đất này, khá rộng, ước chừng vài km2. Nếu lấy Đền Nhà Ông làm tâm điểm, quay một bán kính khoảng 1,5km là ôm trọn đất hoang xưa của cụ Trần Hoằng Nghị. “Thượng chí Vô Tè”, có nghĩa phía Bắc giáp với Làng Tè, xã Phú Khánh; “Hạ chí Cống Cách” có nghĩa phía Nam giáp với khu Cống Cách (nay thuộc làng Diêm, xã Minh tân), “Tây chí Tú Mậu - Đồng Trang”, tức phía Tây đến thôn Tú Mậu, thôn Đồng Trang, thuộc xã Hồng An. Một vấn để được đặt ra là khu Bến Trấn vừa được khai khẩn vào cuối đời Lý nằm trong loại hình sở hữu ruộng đất nào? Như chúng ta đã biết, ngay từ khi thành lập, nhà Lý (1010-1225) đã thừa hưởng được di sản ruộng đất quốc hữu của các triều đại Đinh và Tiền Lê trước đó. Hanh vi của vua Lý Thái Tổ sau khi lên ngôi xa giá đến châu Cổ Pháp (Đình Bảng, Tiên Sơn – Bắc Ninh) sai các quan đo đất vài mươi dặm làm cấm địa thuộc sơn lăng” (7), và sau đó, năm 1011, “xá thuế ba năm cho cả nước, phàm những thuế các năm trước còn thiếu đều xoá bỏ cả” (8), thể hiện rõ quan niệm về quyền sở hữu của Nhà nước đối với toàn bộ đất đai trong nước đã ăn sâu vào tiềm thức của giai cấp thống trị đương thời. Sự tồn tại của chế độ sở hữu Nhà nước về ruộng đất ở thời Lý - Trần là một thực tế được khẳng định. Tuy vậy bên cạnh đó, sự tồn tại một số trang ấp nhỏ như trang ấp của Trần Hoằng Nghị vừa kể trên, chứng tỏ rằng, nhà Lý vẫn cho phép tồn tại hình thức sở hữu tư nhân về ruộng đất. Như vây, điều đáng chú ý ở đây là, trong khi khẳng định quyền sở hữu tối cao của mình đối với toàn bộ lãnh thổ đất nước, chính quyền Lý, cũng như Trần vẫn cho phép nhân dân sử dụng, hưởng thụ mọi hoa lợi của núi rừng và khai khẩn đất hoang để làm ruộng tư hay ruộng công làng xã. Như vây, có thể thấy Bến Trấn, hoặc làng Mẹo là trang ấp riêng của Trần Hoằng Nghị trong buổi dầu khai canh lập ấp. Không phải ngẫu nhiên, tại đây có tới 12 dòng họ: Trần, Vũ, Đoàn, Đinh, Lê, Phạm, Nguyễn, Đỗ, Đào, Đặng, Bùi, Linh, thì họ Trần là họ có số người đông nhất (12 chi họ) và cũng cư trú lâu đời nhất. Cũng không phải ngẫu nhiên, ngoài làng Mẹo (ứng Mão - Phương La) còn một số di tích, ký ức tồn tại ở nơi khác cũng nhắc đến cụ Trần Hoằng Nghị. Ở ngay hai làng bên cạnh làng Phương La là Xuân La và Trác Dương cũng đều thờ cụ làm thành hoàng. Tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán – Nôm, hiện còn lưu giữ được một tư liệu quý liên quan đến vấn đề này. Đó là Bản khai Thần tích – Thần sắc (9) của xã Xuân La, tổng Lập Bái, huyện Hưng Nhân, tỉnh Thái Bình do viên Lý trưởng (không rõ tên) và viên Chánh hội Hoàng Văn Chẩn thực hiện theo yêu cầu của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp tại Hà Nội (EFEO) vào khoảng 1935. Theo như lời khai của viên Lý trưởng và viên Chánh hội xã Xuân La thì xã này và xã Trác Dương (tức làng Then) ở bên cạnh, đều thờ cụ Trang Nghị Đại Vương làm thần thành hoàng. Trong bản Thần tích - Thần sắc được kê khai năm 1938, có tới 8 đạo sắc phong: 3 đạo sắc phong cho Đức Trang Nghị Đại Vương; 3 đạo sắc phong cho Đức Trấn Quốc Đạo Vương và 2 đạo sắc phong cho Thiên Quan Đại Vương. Vào khoảng cuối tháng 6 năm 2006, chúng tôi đã trực tiếp về nghiên cứu ngôi đình thôn Xuân La và đọc các sắc phong còn lưu giữ tại đây. Ngày nay các cụ cố lão của Xuân La chỉ còn giữ được 3 đạo sắc: 1 đạo phong cho Đức Trang Nghị Đại Vương, vào niên đại Cảnh Hưng thứ 44 (1738) đời vua Lê Hiển Tông, 1 đạo phong cho Trấn Quốc đại vương, vào niên đại Khải Định thứ 9 (1924) và 1 đạo phong cho đức Thiên Quan đại vương cũng có niên đại Khải Định thứ 9 (1924). Trong sắc phong của thôn Xuân La, tên Hoằng Nghị Đại Vương đều được ghi là Trang Nghị Đại Vương, đấy là gọi theo một mỹ tự mới mà triều đình phong cho Ngài. Vả lại, trong đạo sắc này, ngay dưới mỹ hiệu Trang Nghị Đại Vương, ngài còn được ban hai chữ Cương Nghị, vì thế nếu gọi ngài là Cương Nghị đại Vương cũng chẳng sai. Có thể khẳng định Trang Nghị Đại Vương được thờ làm thần thành hoàng ở đình thôn Xuân La, không thể là ai khác, ngoài Hoằng Nghị Đại Vương, vì một lẽ đơn giản đất này, xưa kia nằm trong phạm vi “Thượng chí Vô Tè, hạ chí Cống Cách ”, tức là trang ấp của Ngài. Hơn nữa, chúng ta nên chú ý: hai vị thần Trấn Quốc Đại vương và Thiên Quan Đại vương cũng là hai vị trong “Lục vị thành hoàng” được thờ tại đình Phương La Cần ghi nhận rằng, đất đai của cả một vùng rộng lớn ôm trùm lấy ba làng: Phương La - Ứng Mão(Mẹo) - Xuân La và Trác Dương (Then) trở nên “thục điền”, đất đai màu mỡ, lúa dâu tốt tươi là bởi tài năng, nghị lực to lớn của cụ Hoằng Nghị Đại Vương đem lại. Và chính việc các làng xã này, từ xưa thờ Cụ làm thần thành hoàng đã chứng minh điều nhận định trên đây. . Hoằng Nghị Đại Vương - Thân phụ Thái sư Trần Thủ Độ 3 Có thể đoán định rằng: Trần Thủ Độ đã được chính cha của mình là Trần Hoằng Nghị dạy cho các bài học đầu. đều thờ cụ Trang Nghị Đại Vương làm thần thành hoàng. Trong bản Thần tích - Thần sắc được kê khai năm 1 938 , có tới 8 đạo sắc phong: 3 đạo sắc phong cho Đức Trang Nghị Đại Vương; 3 đạo sắc phong. phong cho đức Thiên Quan đại vương cũng có niên đại Khải Định thứ 9 (1924). Trong sắc phong của thôn Xuân La, tên Hoằng Nghị Đại Vương đều được ghi là Trang Nghị Đại Vương, đấy là gọi theo một

Ngày đăng: 31/07/2014, 09:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan