Hoằng Nghị Đại Vương - Thân phụ Thái sư Trần Thủ Độ 1 UBND tỉnh Thái bình phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức Hội nghị khoa học về “Hoằng Nghị đại vương và việc bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử - văn hoá Phương La - Thái Phương - Hưng Hà - Thái Bình” tại Thành phố Thái Bình. Ban tổ chức nhận được hơn 30 bản tham luận khoa học của các nhà nghiên cứu Trung ương và địa phương (Thái Bình, Nam Định ). Nhằm có được một cái nhìn khách quan, khái quát về công lao, sự nghiệp của Hoằng Nghi đại vương - thân phụ của Thái sư Trần Thủ Độ, chúng tôi xin trích đăng một số bài trong tập Kỷ yếu Hội nghị khoa học nói trên, để bạn đọc tham khảo. Trần Thủ Độ (1194 - 1264), nhà chính trị xuất sắc có công sáng lập và củng cố vương triều Trần (1225 - 1400), quê tại Bến Trấn, Long Hưng, nay là thôn Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Sớm theo nghề võ, tham gia đánh dẹp các thế lực cát cứ giúp nhà Lý, được phong chức Điện tiền chỉ huy sứ. Nhân cơ hội nhà Lý suy yếu, ông đã dùng nhiều mưu lược, sắp đặt việc Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho cháu mình là Trần Cảnh (tức Trần Thái Tông), vào cuối năm 1225, lập nên triều Trần. Gần 40 năm đầu triều Trần (1225-1264), Trần Thủ Độ giữ chức Thái sư, nắm mọi quyền hành ở triều đình, giúp nhà vua nhỏ tuổi, đánh thắng quân xâm lược Mông - Nguyên lần thứ 1 (1258). Trần Thủ Độ là người có bản lĩnh, quyết đoán nhiều mưu kế, tận tuỵ trong công việc, luôn đề cao phép nước, cư xử nghiêm minh, không vị nể tình riêng. Một con người có danh vọng và công lao to lớn đối với lịch sử dân tộc như vậy, nhưng bởi nhãn quan hẹp hòi của các sử gia phong kiến trước đây, nên những dòng ghi chép trong sử cũ về Trần Thủ Độ thật hạn chế, nhiều khi sai lạc, thiếu khách quan, không tương xứng với tầm vóc của ông. Có thể nói còn một khoảng trống lớn khi tìm hiểu về quê hương, dòng họ, cũng như con cháu của vị Thái sư đứng đầu triều Trần này. Giới sử học Việt Nam biết quá ít về quá trình hình thành tài năng quân sự cũng như chính trị - tức thời tuổi trẻ của Trần Thủ Độ. Và còn nhiều câu hỏi khác đặt ra đối với chúng ta như: Thân phụ của Trần Thủ Độ là ai ? Thân thế và sự nghiệp của Cụ như thế nào? Từ khi mới sinh ra cho đến khi làm quan với nhà Lý, trong thời gian gần 30 năm (1194 - 1224) Trần Thủ độ sinh sống và đào luyện tài năng ở vùng đất nào ? Trong khoảng 40 năm lại đây, các nhà nghiên cứu lịch sử, và nghiên cứu văn hoá dân gian ở Hà Nội, cũng như ở Thái Bình, Nam Định - tức xứ Sơn Nam Hà xưa - đất phát tích của triều Trần, đã bỏ nhiều tâm lực và thời gian để trả lời những câu hỏi trên. Với cố gắng của nhiều nhà nghiên cứu, lớp bụi thời gian phủ lên thân thế, gia đình, dòng họ, và quê hương của Thái sư Trần Thủ Độ dần dần được xoá bỏ. Và từ đó, chúng ta có được dòng thông tin quí báu dưới đây về thân phụ, gia đình Trần Thủ Độ. Năm 2001, trong lần tái bản tập kỷ yếu Hội thảo khoa học Thái Bình với sự nghiệp thời Trần (tổ chức tại thị xã Thái Bình ngày 9 - 10/4 - 1986), các tác giả Dương Quảng Châu và Phạm Hoá trong bài nghiên cứu khá công phu Đất và người Tinh Cương - Long Hưng trong sự nghiệp phù Trần (bổ sung bài viết đã công bố năm 1995) cho biết về cụ Trần Hoằng Nghị, thân phụ của Trần Thủ Độ như sau: “Chi phái họ Trần giờ đây ở làng Mẹo, xã Thái Phương vẫn kêu là “Hoằng Nghị đại vương”, mỗi khi giỗ chạp, lễ tế. Như có duyên với đất ấy, Trần Hoằng Nghị lớn lên đã bỏ hẳn nghề chài lưới ven sông, để làm nông nghiệp. Con cháu họ Trần hiện nay ở Thái Phương vẫn còn truyền khẩu về 4 người vợ của cụ Hoằng Nghị mang tên huý hiệu là: Tô Thị Nàng, Quê Huê Nàng, Dong Huê Nàng và Hoàng Đức Mây” (1). Trong bộ sách Thuyết Trần - sử nhà Trần, ấn hành năm 2003, tác giả Trần Xuân Sinh, khi chép về Nguồn gốc nhà Trần, có viết: “Trần Kinh sinh ra Trần Hấp, có thể còn có con khác nữa mà phả cũ không chép. Trần Hấp sinh năm 1135, theo cha từ An Sinh sang lập nghiệp tại Tức Mặc, kế nghiệp hành nghề đánh cá biển và làm ruộng càng thêm thịnh vượng. Trần Hấp sinh Trần Lý và Trần Hoằng Nghị (2) (Hoằng Nghị sinh ra An Quốc, An Hạ và An Bang, tức Trần Thủ Độ) (3). Có lẽ, chúng ta cần ghi nhận đây là lẩn đầu tiên một tác giả chính thức chép rõ “thân phụ của Trần Thủ Độ là Trần Hoằng Nghị” trong một bộ lịch sử dòng họ Trần. Trong lời đề Tựa sách Thuyết Trần - sử nhà Trần của Hoà Thượng Thích Thanh Tứ (Trần Văn Long) - Trưởng Ban Liên lạc họ Trần Việt Nam, đã ghi nhận tính xác thực và khoa học của tập sách này: “Thuyết Trần là cuốn lịch sử họ Trần do cụ Trần Xuân Sinh 91 tuổi (sinh năm 1912) dày công biên soạn. Đây là cuốn sách “Trần sử” khá đầy đủ, nhiều tư liệu quý báu ” (4). Qua những tư liệu vừa dẫn trên đây, chúng ta có thể khẳng định: Trần Hoằng Nghị (hay Hoằng Nghị Đại Vương) là người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng, dạy dỗ Thái sư Trần Thủ Độ – một danh nhân lịch sử, vị anh hùng dân tộc trong kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên lần thứ nhất (1258), người sáng lập nên vương triều Trần, một triều đại với võ công oanh liệt và văn trị rực rỡ trong lịch sử dân tộc ta. Thật may mắn là trong nhiều đợt đi điền dã về Thái Bình, Nam Định và Hà Nam, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ vô cùng quý báu của các bạn đồng nghiệp, đặc biệt là hậu duệ của cụ Hoằng Nghị đại vương sinh sống tại thôn Phương La, xã Thái Phương, Hưng Hà ngày nay. Dưới đây là những ghi nhận của chúng tôi qua các đợt điền dã và khảo cứu trong thư tịch về cụ Trần Hoằng Nghị. Về quê hương và gia đình của Trần Hoằng Nghị Như trên chúng ta đã biết quê hương của Trần Hoằng Nghị, cũng tức là quê gốc của Trần Thủ độ là khu Bến Trấn - nay thuộc xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Tại thôn ứng Mão (tức làng Mẹo) xưa, nay là Phương La còn lại một ngôi miếu nhỏ, toạ lạc bên gốc đa cổ thụ, nên người dân địa phương quen gọi là Miếu Gốc Đa. Miếu thờ cụ Trần Hoằng Nghị, trước đây khoảng 40 năm, còn khá to lớn nên gọi là Đền Nhà Ông. Vì sao lại gọi là đền Nhà Ông? . Hoằng Nghị Đại Vương - Thân phụ Thái sư Trần Thủ Độ 1 UBND tỉnh Thái bình phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức Hội nghị khoa học về Hoằng Nghị đại vương và việc. của Hoằng Nghi đại vương - thân phụ của Thái sư Trần Thủ Độ, chúng tôi xin trích đăng một số bài trong tập Kỷ yếu Hội nghị khoa học nói trên, để bạn đọc tham khảo. Trần Thủ Độ (11 94 - 12 64),. nhường ngôi cho cháu mình là Trần Cảnh (tức Trần Thái Tông), vào cuối năm 12 25, lập nên triều Trần. Gần 40 năm đầu triều Trần (12 2 5 -1 264), Trần Thủ Độ giữ chức Thái sư, nắm mọi quyền hành ở triều