Hoằng Nghị Đại Vương - Thân phụ Thái sư Trần Thủ Độ 4 docx

6 405 0
Hoằng Nghị Đại Vương - Thân phụ Thái sư Trần Thủ Độ 4 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hoằng Nghị Đại Vương - Thân phụ Thái sư Trần Thủ Độ 4 Dạy dân trồng dâu, chăn tằm dệt vải và mở chợ Quan sát đồng đất khu Bến Trấn xưa, Phương La - Xuân La - Trác Dương nay, ta thấy đó là vùng đất phù sa được các con sông bao quanh bồi đắp mà tạo thành. Loại đất thổ nhưỡng này, từ khi mới được khai khẩn đã thích hợp với hai loại cây trồng chính là: Lúa và dâu. Từ lâu đời, người dân Phương La và kể cả một số làng lân cận đều ghi nhớ: Cụ Trần Hoằng Nghị là người đã truyền dạy cho dân làng biết trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt vải lụa. Đương nhiên, cũng cần nói rõ, Trần Hoằng Nghị chỉ là người đem nghề dệt vải lụa dạy cho người dân nơi đây, chứ không phải là Ông Tổ nghề dệt tại Phương La. Nghề dệt sợi bông và sợi tơ tằm đã phát triển tại nước ta từ lâu đời. Sử sách xưa còn để lại cho ta nhiều dấu ấn về các loại cây này: Sách Hán Thư viết; “Người Lạc Việt biết trồng dâu nuôi tằm”. Sách An Nam chí lược và An Nam chí (nguyên) đều chép: “Mỗi năm có hai vụ lúa và 8 lứa tằm, dâu gai có đầy đồng nội”. Sứ giả nhà Nguyên là Trần Phu (Trần Cương Trung) ghi chép trong tập An Nam tức sự: “Những vườn dâu nho nhỏ, mỗi nhà có năm, ba mẫu”. Vào đầu thế kỷ XV, khi viết bộ Dư địa chí làm sách giáo khoa địa lý để dạy vị vua nhỏ Lê Thái Tông (1435), Nguyễn Trãi cho biết: “Cả lộ (Sơn Nam) nhiều vải nhỏ (10). Lộ Sơn Nam đầu thời Lê gồm đất các tỉnh Hà Nam, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định ngày nay. Nghề dệt vải nhỏ nói ở đây, chính là nghề dệt vải, nghề thủ công truyền thống tồn tại trong các làng quê Việt Nam. Sự phát triển thủ công nghiệp vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả cho việc mở rộng sự trao đổi hàng hoá. Khá nhiều các loại chợ: chợ thôn, chợ huyện, chợ chính, chợ xép, chợ phiên, chợ chiều mở ra khắp nơi ở nông thôn, chứng tỏ sự trao đổi hàng hoá nhộn nhịp giữa các làng xã. Hoạt động này không thể không bao gồm và chịu sự tác động của thủ công nghiệp. Chúng ta thấy qui luật của sự phát triển thủ công nghiệp và kinh tế hàng hoá nói trên, cũng từng chi phối đời sống của người dân làng Mẹo dưới thời cụ Trần Hoằng Nghị. Ngày nay, hầu hết người dân Phương La đều ghi nhớ và kể rất rõ câu chuyện cụ Trần Hoằng Nghị đã nhận lời thách đố của dân làng Then (Trác Dương) chỉ với một gánh trên vai, mà gánh được toàn bộ ngôi chợ (bao gồm mọi mặt hàng, từ rau, thịt cá, gạo đến nồi niêu, vải vóc thứ nào ra thứ ấy) về đặt tại làng Mẹo. Từ đấy, làng Then mất chợ, và làng Mẹo thì có chợ như ngày nay. Chúng tôi cho rằng đây là một câu chuyện huyền thoại đẹp về một nhân vật có tài năng trác việt là Trần Hoằng Nghị. Tuy nhiên, mọi câu chuyện thần thoại này hay huyền tích, nếu bóc tách đi cái phần hoang đường phủ bên ngoài, chúng ta sẽ phát hiện ra hạt nhân hợp lý của nó. Vây, câu chuyện gánh chợ của cụ Trần Hoằng Nghị thực chất phản ánh một sự thực lịch sử gì? Chúng tôi tán thành cách lý giải của nhà nghiên cứu văn hoá Ngô Xuân Thông về vấn đề trên. Khi về điền dã nghiên cứu tại làng Then (Trác Dương), ông Ngô Xuân Thông cho biết ở làng này còn vết tích các lò gốm cổ còn dấu tích của miếu thờ Bà Chúa Lò (tức chủ các lò gốm trước kia). Vào cuối thời Lý, khi nghề gốm sứ tại làng Then phát triển, một chợ làng được hình thành, gọi là Chợ Lò (vì toạ lạc bên các lò gốm). Nhưng việc nghề dệt vải lụa của làng Mẹo phát triển mạnh, cùng với việc làm ăn sa sút của nghề gốm tại làng Then, một quy luật kinh tế tự nhiên đã đưa tới hệ quả tất yếu là xảy ra việc “chuyển chợ” từ đây về bên Mẹo. Chợ Mẹo giữ vị trí trung tâm trao đổi hàng hoá của cả vùng đất vì nó được đặt tại một làng có đời sống kinh tế khá cao, nhu cầu tiêu thụ mạnh hơn làng Then và kể cả làng Xuân La. Nhưng vì sao, người dân lại gắn việc chuyển chợ từ Then sang Mẹo cho cụ Trần Hoằng Nghị? Điều đó, theo chúng tôi có thể giải thích bởi hai lý do: - Từ nguyên dân gian muốn giải thích từ “Mẹo”, tên làng mình, nhưng không hiểu là gì? nên họ đã tạo ra câu chuyện “mưu mẹo gánh chợ” của Trần Hoằng Nghị để cắt nghĩa chữ Mẹo, nhằm thoả mãn phần nào nhu cầu hiểu biết của dân địa phương Qua câu chuyện gánh chợ nói trên, một lần nữa họ muốn “thần thánh hoá” nhân vật mà họ tôn kính, nhớ ơn, đó là Trần Hoằng Nghị. Trần Hoằng Nghị một danh nhân lịch sử có công lao thật đáng ghi nhận trong quá trình dựng nghiệp của dòng họ Trần, đặc biệt ở thời kỳ chuẩn bị tiềm lực kinh tế, quân sự và chính trị để gánh vác trọng trách mà quốc gia Đại Việt giao phó vào thế kỷ XIII. Từ cụ Trần Hấp sinh ra Trần Lý và Trần Hoằng Nghị, đã hình thành nên 2 ngành họ Trần cư trú tại đất Long Hưng, sau này là Nhân Hưng, Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Từ ngành Trần Lý sinh ra Trần Thừa, Trần Tự Khánh, Trần thị Dung và Trần thị Tam Nương. Trần Thừa sinh ra Trần Cảnh (vua Trần Thái Tông), vị vua mở đầu vương triều Trần. Từ ngành Trần Hoằng Nghị sinh ra Trần An Quốc, Trần An Hạ, Trần An Bang (tức Trần Thủ Độ). Trần Thủ Độ chính là người đặt Trần Cảnh, 8 tuổi lên ngai vàng, sáng lập triều Trần Có điều ngành cụ Trần Lý là trực hệ của vua Trần Thái Tông nên được sử sách nhắc đến, còn người em trai của cụ là Trần Hoằng Nghị, hầu như không được ghi chép một dòng nào trong sử cũ. Chúng tôi thiết nghĩ, đó là điều bất công đối với một bậc tiền nhân có công lao đáng kể đối với lịch sử dân tộc là Trần Hoằng Nghị. Tuy nhiên, nhân dân thường là người “ghi chép lịch sử” khách quan hơn các sử gia. Chúng ta đã thấy, cụ Trần Hoằng Nghị, cho dù chưa được ghi chép trong chính sử, nhưng đã được nhân dân “ghi chép” trong tâm khảm và tự nguyện lập đền thờ phụng, sùng bái. 1. Sở Văn hoá Thông tin Thái Bình: Thái Bình với sự nghiệp thời Trần, Thái Bình, 2001, tr 91. 2. Nhiều tư liệu ghi tên cụ thân sinh ra Trần Thủ Độ là: a - Trần Hoàng Nghị b - Trần Hoằng Nghị c - Trần Hồng Nghị d - Trần Hoành Nghị 3. Trần Xuân Sinh - Thuyết Trần - sử nhà Trần - NXB Hải Phòng, 2003, tr9. 4. Đại Việt sử ký toàn thư - NXB KHXH. H - 1998 - tập 2, tr 34. 5. Đại Việt sử ký toàn thư - Sđd, tập 1, tr.338. 6. Đại Việt sử ký toàn thư - Sđd, tập 1, tr.430 7. Khâm Định Việt sử thông giám cương mục. NXB Giáo dục - H. 1998 Tập 1, tr 285, 8. Nt - Sđd. Tập 1, tr.287 8. Nt - Sđd. Tập 1, tr 287 9. Bản Thần tích - Thần sắc này có ký hiệu T-TS, FQ4 18/VIII - 13 hiện lưu giữ tại Thư viện nghiên cứu Hán Nôm. 10. Nguyễn Trãi toàn tập - NXB KHXH. H - 1976, tr 223. . Hoàng Nghị b - Trần Hoằng Nghị c - Trần Hồng Nghị d - Trần Hoành Nghị 3. Trần Xuân Sinh - Thuyết Trần - sử nhà Trần - NXB Hải Phòng, 2003, tr9. 4. Đại Việt sử ký toàn thư - NXB KHXH. H -. Hoằng Nghị Đại Vương - Thân phụ Thái sư Trần Thủ Độ 4 Dạy dân trồng dâu, chăn tằm dệt vải và mở chợ Quan sát đồng đất khu Bến Trấn xưa, Phương La - Xuân La - Trác Dương nay,. ngành Trần Lý sinh ra Trần Thừa, Trần Tự Khánh, Trần thị Dung và Trần thị Tam Nương. Trần Thừa sinh ra Trần Cảnh (vua Trần Thái Tông), vị vua mở đầu vương triều Trần. Từ ngành Trần Hoằng Nghị

Ngày đăng: 31/07/2014, 09:21

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan