Lịch sử khẩn hoang Việt Nam 2 Năm 1879, tố giác kịp thời âm mưu khởi loạn của nhóm Thiên Địa Hội ở Sóc Trăng. — Năm 1881, cùng với một cha sở ở Lương Hòa (Tân An) kịp thời tố giác âm mưu khởi loạn ở Long Hưng, Lộc Thành và ở vùng Thất Sơn. — Năm 1878, điều khiển việc sửa con kinh Nước Mặn, bắt dân ở tổng Lộc Thành Hạ làm xâu, dân vùng này nổi tiếng là cứng đầu. Nhiệm vụ quan trọng của Phương vẫn là dọ thám vùng Chợ Lớn, Cần Giuộc và Tân An. Về mặt chánh quyền, trước tiên làm hộ trưởng (bấy giờ, thành phố Chợ Lớn chia ra làm 20 hộ); năm 1868 Phương trình cho thực dân danh sách những người đáng tin cậy có thể làm chức hội tề. Năm 1872, được chỉ định làm hội viên Hội đồng thành phố Chợ Lớn. Năm 1879, làm phụ tá cho Xã Tây Chợ Lớn. Như ta biết, Chợ Lớn là nơi tập trung thương gia Huê kiều, Phương không bỏ qua cơ hội để làm giàu, giải quyết mọi “áp—phe” giùm cho thương gia, đãi tiệc viên chức Pháp, làm trung gian lo hối lộ. Nhờ vậy mà làm giàu nhanh chóng, uy thế lên cao đến mức quan Toàn quyền Paul Doumer khi vào Nam còn ghé nhà Phương ăn uống, có lẽ nhờ dịp này mà được quan Toàn quyền cho khẩn trưng sở đất ruộng lớn đến 2223 mẫu tây. Trong lúc dọ thám, Phương tỏ ra khéo léo, tránh gây thù oán công khai, nhờ đó mà so với Lãnh binh Tấn và Tổng đốc Lộc, bề ngoài thấy như là Phương hiền lành, cứu người này, bảo lãnh người kia. Nhưng trời bất dung gian đảng, Phương bị mất tín nhiệm vì đã bảo lãnh, xin chứa chấp để theo dõi Thủ khoa Huân trong nhà. Suốt khoảng 3 năm (sau khi bị đày ở Cayenne rồi được ân xá), Thủ khoa Huân biết lợi dụng hoàn cảnh để liên lạc với những Huê kiều theo Thiên Địa Hội ở Chợ Lớn và tới lui vùng Tân An để cổ súy, tổ chức cuộc kháng Pháp. Chuyện vỡ lỡ ra, tưởng chừng Phương mang họa. Bấy lâu ngoài Thủ khoa Huân, Phương đã từng bảo lãnh nhiều người mà thực dân Pháp không tin cậy cho lắm. Kẻ thù của Phương là Tổng đốc Lộc thừa dịp này làm núng, đưa điều kiện là giam lỏng Phương trước khi dẹp loạn Thủ khoa Huân. Nhưng rốt cuộc, Phương vẫn ung dung, càng mau giàu thêm và được thang Tổng đốc — nên hiểu là Tổng đốc hàm — vì theo quy chế quan lại bản xứ do thực dân ở Nam kỳ bày ra, chỉ đến ngạch đốc phủ sứ là hết. Tổng đốc Trần Bá Lộc Đây là tay sai đắc lực số một, vượt hẳn hai nhân vật trên : háo thắng, ham địa vị, ưa tàn sát theo lối phong kiến. Khi Pháp chiếm thành Mỹ Tho, Lộc sốt sắng tìm cơ hội bèn tản cư với chiếc ghe chở đầy tiền kẽm (tiền của ai ?), đến trình diện với Cha Marc, bấy giờ cha sở này kiêm luôn chức tham biện. Năm 1861, ngay sau khi xin việc, Lộc được cấp cho căn nhà lá, gia nhập lính mã tà rồi lập công lên cai, lên đội. Ngoài thời giờ làm lính, Lộc còn lãnh trách nhiệm giữ kho lúa cho nhà nước và được quan tham biện cho ân huệ là đem cơm dư của lính về nhà mà nuôi heo. Nhờ hăng hái điềm chỉ và bắn giết, năm 1865 làm huyện, ngồi tại Cái Bè để canh chừng vùng Đồng Tháp. Cái Bè là vị trí chiến lược trên Tiền giang, có thể đi thẳng lên Cao Miên. Bấy giờ một số quan lại đàng cựu gom về Bình Cách, Thuộc Nhiêu, Cai Lậy, lập đồn để liên lạc với Thiên Hộ Dương trong bưng. Lộc đánh quân sĩ đàng cựu ra khỏi Cai Lậy rồi cuộc tấn công đại quy mô của Pháp diễn ra, Lộc đóng vai trò quan trọng, đánh từ Cần Lố để nối với mấy cánh quân khác đánh từ đồn Hữu (phía Bến Lức) và đồn Tiền (phía Cai Lậy). Năm 1867, thăng làm phủ rồi năm sau góp công đánh đuổi và bắt sống Tổng binh Bút khi ông này đánh vào toán quân Pháp trú đóng tại Sa Đéc (đình làng Tân Qů Đông). Lộc coi huyện Tân Thành (Sa Đéc), sau được gọi về Cái Bè, thăng đốc phủ sứ (15/8/1868). Bấy giờ ở Rạch Giá, Nguyễn Trung Trực khởi nghĩa, tỉnh lỵ này bị tái chiếm, Nguyễn Trung Trực chạy ra đảo Phú Quốc. Pháp kéo binh bao vây đảo. Lộc dùng thủ đoạn cố hữu là bắt giết thân nhân những người trong cuộc. Nguyễn Trung Trực phải ra mặt để cứu sống những người bị bắt làm con tin. Lộc lãnh trách nhiệm điều tra rồi trình cho Pháp danh sách 170 người liên can với Nguyễn Trung Trực. Từ 1868 tới 1871, Lộc góp phần giảy vây đồn Cái Bè, bấy giờ bị bốn ông Long, Thận, Rộng, Đước tấn công (bốn ông này đều bị Lộc giết). Rồi đến vụ tham biện Vĩnh Long là Salicetti bị giết khi đến Vũng Liêm đàn áp cuộc khởi loạn : Lộc đụng với nghĩa quân ở Láng Thé, gồm đa số là người Miên, cuộc chiến khá sôi nổi, nhiều phen tưởng chừng Lộc thua trận nhưng sau rốt nhờ khí giới tốt nên thắng. Năm 1875, lại nổ lực dẹp cuộc khởi nghĩa của Thủ khoa Huân, có Phủ Đức tiếp tay để chận phía cửa Tiểu (đề phòng Thủ khoa Huân trốn theo đường biển). Lộc ruồng vùng còn lại, Thủ khoa Huân bị bắt gần Chợ Gạo. Trận này Pháp giao trọn quyến bắn giết nên lính của Lộc ruồng các lùm bụi, đến mức nai, chồn, cọp chạy tán loạn vào xóm. Năm 1878, dẹp cuộc khởi loạn của Ong và Khả ; hai vị này toan đánh thình lình chợ Mỹ Tho. Năm 1883, đàn áp cuộc khởi nghĩa của người Miên ở Trà Béc (Cao Miên). ở miền Trung bấy giờ Mai Xuân Thưởng nổi lên, Pháp dẹp không nổi nên nhờ bàn tay gian ác của Lộc. Lộc mộ 1050 lính mã tà, đem về thành Ô Ma (Sài Gòn) tập dượt rồi đến chiến trường thi hành thủ đoạn bắt thân nhân của Mai Xuân Thưởng và của những người theo quân khởi nghĩa. Lộc tỏ ra hách dịch, làm việc lấn quyền các sĩ quan Pháp ở địa phương. Lúc hành quân, Lộc dùng con dấu “Thuận Khánh Tổng đốc”, tức là Tổng đốc của hai tỉnh Bình Thuận, Khánh Hòa. Khi xong việc, về Cái Bè vẫn thích dùng con dấu ấy. Lộc lại đề nghị với Pháp tách hai tỉnh này ra khỏi Trung kỳ, nhập vào Nam kỳ vì chính quân sĩ Nam kỳ (tức là của Lộc) đã ra tay dẹp loạn, nhưng đề nghị này khó thi hành ! Về già, Lộc đau ung thư bao tử nhưng vẫn hăng hái ra tài “kinh bang tế thế”. Loạn lạc không còn, Lộc ra tay chỉnh trang vùng Cái Bè. Học được phép đo đạc nên đem áp dụng, phóng mấy con lộ ở chợ này. Lộc lại xin bắt dân xâu để đào kinh trong vùng Đồng Tháp, ban đầu đào thử (kinh bề ngang rộng 3 mét), nhưng lại bắt dân xâu đợt nhì nới rộng ra 10 mét, nối liền từ Bà Bèo tới Rạch Ruộng (1897) gọi là kinh Tổng đốc Lộc (thực dân cho phép đặt tên). Lộc trở thành người điền chủ lớn nhứt của tỉnh Mỹ Tho khi mua lại cù lao Năm Thôn và đất ở cù lao Rồng. Tóm lại, Lộc đóng vai tích cực trong việc đàn áp các phong trào Thiên Hộ Dương, Nguyễn Trung Trực, Thủ khoa Huân, Mai Xuân Thưởng. Pháp dung túng cho Lộc làm những việc dã man, vô nhân đạo mà chúng không muốn làm, sợ mang tiếng xấu về chúng. Nhưng được chim thì treo ná, thực dân lần hồi tỏ ra lạnh nhạt đối với kẻ đã quá sốt sắng với nhiệm vụ — lỗi thời. Pháp cho người nói xấu công khai rằng chức Tổng đốc của Lộc là bất hợp lệ, chỉ dùng ở Trung kỳ chớ không dùng ở xứ thuộc địa, do đó phải sửa lại là “Tổng đốc hàm” (honoraire). Lại còn chức vụ Khâm sai mà Lộc đã tự phong khi in thiệp chúc Tết năm 1888. Lộc cho rằng Khâm sai là chức vụ hợp pháp, vì ông ta thừa lịnh quan Thống đốc Nam kỳ ra ngoài Trung dẹp giặc, nhưng có người tố cáo rằng Lộc tự xưng Khâm sai của triều đình Huế, với dụng ý làm loạn về sau. Lộc thích đánh giặc với đạo quân riêng lúc ban đầu gồm hơn 100 người nhưng về già, thực dân chỉ để cho 5 người lính hầu mà thôi. . Lịch sử khẩn hoang Việt Nam 2 Năm 1879, tố giác kịp thời âm mưu khởi loạn của nhóm Thiên Địa Hội ở Sóc Trăng mức quan Toàn quyền Paul Doumer khi vào Nam còn ghé nhà Phương ăn uống, có lẽ nhờ dịp này mà được quan Toàn quyền cho khẩn trưng sở đất ruộng lớn đến 22 23 mẫu tây. Trong lúc dọ thám, Phương tỏ. (bấy giờ, thành phố Chợ Lớn chia ra làm 20 hộ); năm 1868 Phương trình cho thực dân danh sách những người đáng tin cậy có thể làm chức hội tề. Năm 18 72, được chỉ định làm hội viên Hội đồng thành