Lịch sử khẩn hoang Việt Nam 6 potx

7 232 0
Lịch sử khẩn hoang Việt Nam 6 potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lịch sử khẩn hoang Việt Nam 6 Phía Chí Hòa, Hòa Hưng, Phú Thọ xưa kia là làng xóm trù mật mà dân đã tản cư từ khi Nguyễn Tri Phương cho đắp thành Chí Hòa (ăn từ Chí Hòa đến tận Bà Quẹo). Phần đất này lại chia ra từng lô từ 20 mẫu đến 35 mẫu, bán hoặc cho mướn dài hạn, chỉ dành riêng cho người Pháp mà thôi. Vùng bên kia sông, thuộc Khánh Hội và Thủ Thiêm cũng phân lô, bán từ năm 1861. Mấy chợ nhỏ ở mé sông Sài Gòn ngày xưa bị dẹp bỏ, dành cất phố xá và công sở. Quyết định ngày 12/8/1864 cho phép cất một nhà chợ ở đầu cầu Ông Lãnh, công việc không trôi chảy như ý muốn, mãi đến tháng 6/1874 chợ này mới cất xong. Một số đất tốt được cấp vô điều kiện cho thân hào nhân sĩ hữu công vào năm 1873 để cất nhà. Tháng 8/1880, cho đấu giá đất thổ cư Chợ Lớn và Bình Tây, đa số người mua được là Huê kiều và ấn kiều. Thể thức mà người Pháp dùng bấy giờ là cho đấu thầu mọi dịch vụ, quan lại tha hồ tham nhũng và thương gia giỏi chạy áp phe thì làm giàu nhanh chóng. Thương gia Pháp và Đức kiều tha hồ làm mưa làm gió, nào là đấu giá xây cất đồn bót, dinh thự ở Quy Nhơn, ở Bắc kỳ, Hải Phòng, cung cấp mùng mền cho bọn lính sơn đá, đèn thắp ngoài đường, thức ăn cho lính, cho tù, cho bệnh viện, nhứt là cung cấp vôi, xi măng, cây, ván, gạch. Người Trung Hoa nhiều thế lực nhứt là Wang Tai. Lại còn nhiều dịch vụ đấu thầu khác mà người Trung Hoa chiếm ưu thế : khi chiếm ba tỉnh miền Tây vừa xong, công ty Hoa kiều Ban Hop nắm độc quyền về bán á phiện ở ba tỉnh này (28/8/1867). Và số tiền kẽm thu thuế của dân cũng được Hoa kiều đấu giá mua lại : Công ty Tang Keng Sing và Ban Hop mua 90000 quan tiền kẽm ở kho bạc Sa Đéc (1868), mua luôn 120000 quan ở Mõ Cày, 25000 quan ở Mỹ Tho. Hoa chi góp chợ, bến đò ở Sài Gòn và các tỉnh thường lọt vào tay người ấn. Từ 1861, riêng vùng Chợ Lớn, Pháp cho đấu thầu hoa chi sòng bạc, quy định là mười sòng, cuối năm ấy lại áp dụng cho vùng Sài Gòn, năm sau (1862) cho toàn ba tỉnh miền Đông. Người Trung Hoa rành về tổ chức sòng bạc nên nắm độc quyền khai thác. Người Trung Hoa được ưu đãi, vì đã giúp đắc lực để xuất cảng lúa gạo và phân phối các sản phẩm nhập cảng. Không nên chê trách dân Nam kỳ thuở ấy không biết nắm độc quyền to lớn này, ta nên thấy rõ vấn đề : người Trung Hoa đã tạo lập hệ thống buôn bán từ khi mới khẩn hoang, lập chợ cù lao Phố, chợ Sài Gòn. Dầu cho người Việt muốn tranh thương thì cũng chẳng tài nào làm nổi. Huê kiều ở Chợ Lớn dính líu với các nhóm tài phiệt ở Tân Gia Ba. Và những Huê kiều chuyên mua lúa gạo ở Tân Gia Ba đến Chợ Lớn lại được phép thành lập một bang riêng, với ít nhiều tánh chất tự trị. Người Huê kiều có vốn lớn đem từ ngoại quốc sang mà tung khắp hang cùng ngõ hẻm. Để cờ bạc, thưởng thức nhan sắc của ca nhi, họ được phép thành lập nhà “xẹc” riêng để giải trí, bàn chuyện đầu cơ, chuyện lo hối lộ với bọn Pháp hoặc là buôn lậu. Hàng chục nhà “xẹc” khác trở thành nơi tụ tập riêng của từng tổ hợp: nào của người Phước Kiến, của Nhóm thương gia Huê kiều ở Tân Gia Ba, Thương gia chuyên mua bán lúa gạo, Nhóm thương gia chuyên mua lúa gạo Quảng Đông, Thương gia Huê kiều ở Chợ Lớn hoặc Thương gia Huê kiều ở Chợ Lớn thuộc quốc tịch Anh Họ cất chành trữ lúa, mỗi nhóm giữ quyền lợi riêng, hoặc lập nhà máy xay lúa, mua ghe chài. Luật lệ về công thổ Danh từ công thổ chỉ những loại đất còn hoang, hoặc có chủ khai khẩn rồi bỏ phế trở thành vô thừa nhận. Ngày trước, đất là của Vua. Người Pháp đến, xác nhận ruộng đất là của Thuộc địa, mặc nhiên nhà nước làm chủ tất cả đất đai trong toàn cõi thuộc địa, muốn là sở hữu chủ phải có sự chấp nhận về mặt pháp lý của Thống đốc Nam kỳ, ở tỉnh thì chủ tỉnh là người được ủy quyền của quan Thống đốc trong phạm vi nhỏ. Nhiều nghị định liên tiếp ra đời rồi điều chỉnh lại vì sự thi hành không trôi chảy như ý. Đại khái, nghị định 30/3/1865 và 29/12/1871 định rằng nhà nước sẽ đo đạc, điều tra về đất đai để lần hồi cho dân khẩn. Những điền chủ cũ có ghi tên trong địa bộ hồi đời Tự Đức phải trình diện để khiếu nại trong vòng 3 tháng để từ ngày dán yết thị tại địa phương và đăng trên Công báo, quá thời hạn trên thì đất ấy thuộc về nhà nước, xem là công thổ. Nhà nước bán theo giá thuận mãi với giá là 10 quan mỗi mẫu tây. Riêng những ngừười hữu công với nhà nước, đất có thể cấp không. Người dính líu đến việc chống Pháp, trong điều kiện ấy làm sao dám trình diện ? Một số đất có chủ lại trở thành công thổ. Những người không dính dấp gì tới quốc sự cũng bị thiệt thòi quyền lợi, họ tiếp tục đệ đơn khiếu nại mặc dầu thời gian ba tháng niêm yết đã trôi qua. Họ không biết chữ, hương chức làng lắm khi giấu giếm bảng yết thị đó để thủ lợi, hoặc người chủ đất tản cư qua vùng khác, khi hay biết thì về quá trễ (châu tri của Giám đốc Nội vụ ngày 7/5/1879). Trong tờ phúc trình lên Hội đồng quản hạt đề ngày 11/10/1881 của Giám đốc Nội vụ thì cách chức khẩn đất hiện hữu quá rắc rối. Trước kia, thời đàng cựu hễ ghi tên vào bộ điền, đóng thuế là làm chủ đất. Theo luật mới, khi khẩn trưng 10 mẫu đất xong, muốn làm chủ thiệt thọ thì phải mua với giá 10 quan mỗi mẫu và nộp bản đồ (gọi nôm na là bông đồ) đo đạc chính xác theo phương pháp mới và được quan Thống đốc chuẩn phê. Như vậy là bất lợi cho dân và cho nhà nước, nhà nước thiếu nhân viên chuyên về khám đạc (gọi nôm na là họa đồ, kinh lý) để đi khắp các tỉnh các làng; tiền vốn vẽ bản đồ, tiền in tờ bằng khoán lại cao hơn giá bán 10 quan mỗi mẫu. Nghị định năm 1878 cho phép dân khẩn đất được miễn thuế bốn năm đầu tiên nên người nghèo vào đơn xin trưng khẩn quá nhiều. Nay cứ đặt ra điều kiện dễ dãi, hễ ghi tên vào bộ điền, chịu đóng thuế là coi như đã làm chủ, nhưng người khẩn đất chỉ được miễn thuế trong năm đầu mà thôi, năm sau phải đóng đủ. Tờ phúc trình này cũng khuyến cáo các tham biện chủ tỉnh không nên cấp những lô đất to hơn 20 mẫu, đề phòng nảy sinh ra giai cấp đại điền chủ. Năm 1885, nhìn chung là ít ai chịu khẩn đất với diện tích rộng hơn 20 mẫu (đa số dân nghèo đều làm đơn xin trưng khẩn dưới 10 mẫu) vì sợ đóng thuế không nỗi. Kẻ nào xin khẩn sở đất to là nhắm vào đất tốt để đầu cơ, bán lại. Từ năm 1882 đến 1885 số đất được dân xin khẩn là 9055 mẫu. Về công điền, tên tham biện Nicolai đã làm tờ phúc trình dứt khoát để tước đoạt không cho hương chức làng hưởng quyền hạn rộng như xưa. Nicolai trình bày : — Theo nghị định 29/10/1871 và 22/8/1882 hễ phần đất nào không ghi vào địa bộ với sở hữu chủ rõ rệt thì phải theo quy chế đất công thổ. Trước khi người Pháp đến, hương chức làng có quyền đối với đất hoang trong địa phận họ cai trị, quan Bố chánh chỉ can thiệp khi đất ấy đã có người canh tác nhưng người ấy không đóng thuế hoặc đóng thuế ít so với diện tích. Hương chức làng ngày xưa được quyền gọi dân tới khẩn, bắt buộc họ làm đơn, vẽ bản đồ sơ sài rồi chịu thuế. Nicolai nhắc lại những nguyên tắc của nghị định 1871 : — Đất hoan, chưa vô bộ, chỉ có quan Thống đốc Nam kỳ mới được phép cho trưng khẩn, bán hoặc đổi. — Chỉ có tham biện chủ tỉnh, thừa ủy quyền của Thống đốc Nam kỳ mới được phép quy định ranh giới công thổ. — Đất nào có chủ thời đàng cựu, nhưng sau ba tháng truyền rao trên Công báo mà chủ không nhìn nhận, hoặc thiếu bằng cớ cần trưng ra khi nhìn nhận, thì sẽ không được tranh chấp nữa và trở thành công thổ. Tóm lại, công thổ (đất hoang, vô chủ trong địa phận mỗi làng) không phải là đất của làng, dẫu là về mặt tinh thần, tượng trưng. Hương chức không có quyền cấp đất hoang, hoặc cho dân tạm khẩn hoặc cày cấy tạm. Quyền ấy là của tham biện chủ tỉnh, thay mặt cho nhà nước. Bấy lâu vì chưa hiểu nguyên tắc ấy, nhiều nơi hương chức còn tự ý cấp đất hoang. Quan Toàn quyền Đông Dương đã ký nghị định 2/1/1892 để ngăn cản tình trạng trên. Với sự quy định ấy, thôn xóm chỉ còn tự trị về mặt hình thức mà thôi, vì trong thực chất, hương chức làng chẳng còn quyền hạn gì đối với đất đai bỏ hoang cả. Ngay đến sở đất gọi là công điền của làng, phải được nhà nước thừa nhận thì mới là hợp pháp. . Lịch sử khẩn hoang Việt Nam 6 Phía Chí Hòa, Hòa Hưng, Phú Thọ xưa kia là làng xóm trù mật mà dân đã tản cư. cảng. Không nên chê trách dân Nam kỳ thuở ấy không biết nắm độc quyền to lớn này, ta nên thấy rõ vấn đề : người Trung Hoa đã tạo lập hệ thống buôn bán từ khi mới khẩn hoang, lập chợ cù lao Phố,. 1885, nhìn chung là ít ai chịu khẩn đất với diện tích rộng hơn 20 mẫu (đa số dân nghèo đều làm đơn xin trưng khẩn dưới 10 mẫu) vì sợ đóng thuế không nỗi. Kẻ nào xin khẩn sở đất to là nhắm vào đất

Ngày đăng: 31/07/2014, 09:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan