1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lịch sử khẩn hoang Việt Nam 9 pptx

6 259 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 129,33 KB

Nội dung

Lịch sử khẩn hoang Việt Nam 9 * Nhận hối lộ của hương chức khi làng lập bộ thuế đinh và thuế điền, khai thêm khai bớt cho nhẹ thuế : 300 đồng. * Cho chứa cờ bạc, mỗi tháng thâu 50 đồng. * Én hối lộ rải rác khi đi thăm các làng : 200 đồng. * Bắt dân làm công nhựt, tức là làm xâu cho cá nhân : làm ruộng, phát cỏ vườn, đào mương vườn, chèo ghe thí công. * Én hối lộ khi xử kiện, 700 đồng một năm. Ai lo tiền nhiều là thắng kiện. * Chứa chấp bọn ăn trộm, chia tiền bạc với chúng. * Cướp đoạt ruộng đất của dân để cho mướn lại. lại. * Ai muốn làm đám giỗ phải làm đơn, muốn được phép phải lo tiền. * Bọn tay sai của cai tổng (biện, người chạy giấy) tha hồ tống tiền hương chức, hưởng huê hồng riêng là 17 phần trăm. Bọn này trở nên giàu có. * Vài viên cai tổng có từ 10 đến 15 bà vợ, tất cả đều do các ông trợ cấp. * Cai tổng thường lạm quyền, khám xét thơ từ của dân hoặc tờ trát của quan trên gởi về làng. — Đề nghị cho các ông cai tổng đổi vùng để bớt những tệ đoan nói trên Mười phần thế nào cũng có tám chín hoặc hơn nữa. Đây là tiếng nói của một viên chức thân Pháp, tuy còn máu phong kiến nhưng bất mãn, vì thực dân đã tỏ ra “phong kiến hơn phong kiến” với hình thức giả hiệu tự do, bình đẳng, bác ái. Đáng chú ý là chuyện cướp đoạt ruộng đất. Trường hợp một vụ người Việt cướp đất của người Việt Tài liệu rút từ bản báo cáo của đốc phủ sứ Trần Tử Ca, đề ngày 29/11/1869 (hai năm sau khi mất ba tỉnh miền Tây), xảy ra ở tỉnh Vĩnh Long. Phủ Ca là người tận tụy với người Pháp, về sau bị giết ở Hóc Môn, ấy thế mà vẫn bất bình và can thiệp không được. Người bị tố cáo là cai tổng Nguyễn Văn Dõng thuộc tổng Bình Chánh, huyện Vĩnh Trị, tỉnh Vĩnh Long (Vũng Liêm), năm trước loạn quân còn hăng hái hoạt động. Phủ Trực được thực dân tinh cậy giao cho huyện này. Tổng Dõng xin với phủ Trực cho mộ 30 người để làm lính giữ trật tự trong vùng, nhưng lại dùng số người này để phục dịch việc riêng tư. Bấy giờ phủ Trực cho khai con kinh tại Bưng Trường, hai bên bờ đất tốt, phát cỏ rồi cấy là xong, khỏi cày. Phủ Trực truyền cho dân lậu ở các làng cứ đến đó mà khẩn đất, sau ba năm thì nộp thuế, lập làng mới, giống như thời đàng cựu. Dân lậu kéo đến làm ruộng, lập được 3 tổng, tính hơn 20 làng (mỗi làng 10 tên dân, khẩn ruộng 20 mẫu). Một số dân khác cũng tới con kinh này vì đất ở quê quán quá xấu, họ làm ruộng thêm, lấy huê lợi đem về đóng thuế ruộng ở quê quán. Vì là cơ hội để khẩn đất nên số lính mà tổng Dõng đã mộ trước kia bèn trốn tới kinh này làm ruộng, gia nhập vào các làng mới lập. Tổng Dõng kêu nài, phủ Trực lần sau chỉ cấp cho 5 người tùng giả, do dân làng nạp (tùng giả là người sai vặt, cận vệ của cai tổng hoặc hương chức làng, theo quy chế xưa, có ăn lương tượng trưng). Tổng Dõng quá khôn, nhân cơ hội này làm đơn đến tham biện chủ tỉnh, xin khẩn riêng đất hoang 20 mẫu (tức là diện tích quy định cho một làng), phần đất này giáp Bình Thắng thôn (Đông), Bình Thọ thôn (Tây), Thạnh Mỹ thôn (Nam), Long Khánh thôn (Bắc). Đơn được chấp thuận, phủ Trực đã chỉ rõ ranh giới phần đất như trên cho tổng Dõng biết. Vì mẹ chết nên phủ Trực nghỉ phép ba tháng, thừa cơ hội ấy, tổng Dõng trở thành vua một cõi, từ sở đất vừa được phép khai khẩn ông ta lấn ranh qua thôn Bình Thắng phía Đông, lấn 150 mẫu dành cho bà con bên vợ làm. Tổng Dõng bèn dâng đơn lên quan phó tham biện mà tố cáo : Vì có đào kinh mới nên dân đã bỏ làng do ông vừa lập mà đi, xin quan trên ra lịnh cho dân trở về làng cũ. Quan phó tham biện chấp thuận và cho Dõng một tờ trát để đuổi dân. Dân mới làm ruộng đang lúc bắt mạ (gieo mạ) nên do dự, không chịu về, Dõng bắt họ mà đóng trăng (một thứ gông làm bằng ván khoét) và đánh đập. Đỗ Hữu Phương (sau này là tổng đốc Phương) bấy giờ là đốc phủ sứ ở tại chợ Vĩnh Long lo việc dẹp loạn, bèn thâu lại lịnh đuổi ấy giao cho phủ Trực vừa mãn thời gian nghỉ phép, trở lại nhiệm sở. Bấy giờ dân làng Bình Thắng giáp ranh đất của Dõng lại đâm đơn tố cáo Dõng về tội lấn đất làng họ. Phủ Trực đòi Dõng tới, nhưng Dõng lánh mặt rồi đi thẳng lên tỉnh mà tố cáo phủ Trực với phó tham biện. Trở về, tổng Dõng khoe với dân rằng phó tham biện dạy làng Bình Thắng phải thường cho ông ta mỗi công đất là 8 giạ lúa và 8 quan tiền; ruộng 1638 công (tức là non 150 mẫu mà Dõng đã lấn ranh) bồi thường với giá 10944 quan, năm sau đất tốt hơn, phải bồi thường đến 13680 quan. Bấy giờ (có lẽ phủ Trực làm hậu thuẫn bên trong vì khi cho đào kinh, ông ta đã có tham vọng chiếm đất), dân làng Bình Thắng tố cáo Dõng 13 khoản, làng Long Hội tố cáo 27 khoảng, làng An Hội tố cáo 21 khoản. Quan tham biện giao cho phủ Ca xét xử. Phủ Ca đến huyện Vĩnh Trị, hai làng khác tố cáo thêm. Và khi đến làng Bình Thắng lại nhận đơn tố cáo khác. Tổng Dõng không chịu đến để giáp mặt với làng. Phủ Ca đành đến Mân Thít (nguyên văn ghi là Mơn Thích) gặp tổng Dõng. Cuộc điều tra của phủ Ca cho thấy rõ tổng Dõng phạm vào các tội : Chiếm làng Bình Thắng 150 mẫu, chiếm của làng Bình Thọ hơn 100 mẫu. Dõng còn mượn tiền bạc, lúa gạo của làng và của dân 512 quan mà không trả. Nhưng tham biện Vĩnh Long chỉ cho phép phủ Ca xử vụ chiếm đất làng Bình Thắng mà thôi, các khoản khác đều bỏ qua. Phủ Ca đề nghị tịch thâu cây súng riêng của Dõng, đày Dõng lên Sài Gòn hoặc Trảng Bàng một năm “để sửa mình”. Phủ Ca cho biết thêm là Dõng lợi dụng những người “theo nghịch” mà Dõng tha tội cho, sau khi thông dâm với mẹ của tội nhân, và bắt tội nhân làm đày tớ riêng. Lại còn bắt dân làm đày tớ riêng cho vợ bé, bắt hương chức làng đóng thuế cho phần đất của anh vợ. Ai muốn được cử hương thân, hương hào phải lo hối lộ mỗi người 5 quan, bằng không thì đánh 40 hoặc 50 roi, và nhiều khoản khác. Sự việc kết thúc ra sao ? Ai phải ai quấy ? Điều chắc chắn là bọn theo Pháp thời bấy giờ giành giựt quyền lợi, ăn thua nhau và dựa vào những gốc to là bọn Pháp. Bọn Pháp sử dụng dân bản xứ trong việc trừ nội loạn và đồng thời cũng thích ăn hối lộ. Chỉ tội cho người dân chịu oan khổ, nào quan tây, quan ta, tốn công khẩn hoang ; luật lệ, nghị định của các quan Thống đốc chỉ là hình thức. Điển hình một vụ người Pháp lập tiểu quốc ở cù lao Năm Thôn: công ty Taillefer Trước khi chiếm ba tỉnh miền Tây, nhà nước đã kêu gọi người Pháp nên mua đất ruộng vì là dịch vụ có lời nhanh chóng, thí dụ như ruộng ở làng Bình Lập (Tân An) vào 1865 mỗi mẫu (ha) đem lại lợi tức 140 quan mỗi năm, nhưng bán chỉ có 100 quan mỗi mẫu. Thực dân tiên đoán : gạo xuất cảng dễ và cao giá nên nhứt định giá ruộng sẽ tăng lên. Khi trước mỗi mẫu đem lại lợi tức từ 30 đến 40 quan, nhưng từ khi hương cảng Sài Gòn mở cho tàu buôn ngoại quốc vào, giá gạo tăng gấp bốn lần hồi đàng cựu. . Lịch sử khẩn hoang Việt Nam 9 * Nhận hối lộ của hương chức khi làng lập bộ thuế đinh và thuế điền, khai thêm. cướp đoạt ruộng đất. Trường hợp một vụ người Việt cướp đất của người Việt Tài liệu rút từ bản báo cáo của đốc phủ sứ Trần Tử Ca, đề ngày 29/ 11/18 69 (hai năm sau khi mất ba tỉnh miền Tây), xảy. tham biện chủ tỉnh, xin khẩn riêng đất hoang 20 mẫu (tức là diện tích quy định cho một làng), phần đất này giáp Bình Thắng thôn (Đông), Bình Thọ thôn (Tây), Thạnh Mỹ thôn (Nam) , Long Khánh thôn

Ngày đăng: 31/07/2014, 09:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w