Lịch sử Khẩn hoang Vùng Rạch Giá 1 Rạch Giá là hậu bối khá rộng của bờ biển vịnh Xiêm La. Bờ biển từ Rạch Giá (vàm sông Cái Lớn) ăn về phía Nam là khu rừng sác với cây mắm, cây giá, cây cóc, loại cây tạp không đem huê lợi gì đáng kể, trừ huê lợi sáp và mật ong, hoặc cua, ba khía sống nhun nhúc trong bãi bùn (khu vực của cây đước chỉ ở về phía cực Nam tận mũi Cà Mau). Hậu bối tức là sau lưng, giáp vào rừng sác. Có thể nói đất Rạch Giá là rừng tràm minh mông, nhiều phèn và thấp; xa bờ biển hàng đôi chục cây số ngàn vẫn còn là rừng tràm cầm thủy (trầm thủy). Nổi danh nhứt là U Minh Thượng và U Minh Hạ. U Minh Thượng là rừng chồi, có từng lõm “đất cháy” (than bùn) nằm bên tả ngạn sông Cái Lớn. U Minh Hạ là rừng tràm tốt và mọc dày, dọc ven biển chạy dài tới Cà Mau. Đất Rạch Giá khi người Pháp đến hãy còn nhiều cọp, khỉ, sấu, heo rừng, huê lợi chánh vẫn là mật và sáp (nhờ bông cây tràm, cây giá). Ngoài ra còn cây tràm (làm củi, cột nhà), lá dừa nước (để lợp nhà), cá đồng và cá biển. Đáng chú ý là voi thường tới lui cánh đồng nối liền với Cần Thơ mà ăn lau sậy. Hai con sông đáng kể là Cái Bé và Cái Lớn từ đất thấp phía Đông chảy ra vịnh Xiêm La, hiệp lại ở một vàm khá rộng. Hai con sông này chia ra nhiều nhánh nhóc. Ngọn sông Cái Bé ăn qua rạch Cần Thơ, về bờ Hậu giang. Sông Cái Lớn ăn xuống Ba Xuyên, thuộc Sóc Trăng hoặc xuống phía chợ Cà Mau nhưng là những đường liên lạc nhỏ bé, vào mùa nắng có nhiều chặng cạn và hẹp, đầy cỏ. Dân ở vùng Rạch Giá, trước khi đào kinh xáng, phần lớn sống nhờ nước mưa, trừ trường hợp chợ Rạch Giá hứng nước ngọt từ kinh Thoại Hà (đào từ cuối đời Gia Long) nối qua Hậu giang. Giếng có thể đào trên mấy giồng cao ráo, chắc thịt bên bờ sông. Vùng ven biển vịnh Xiêm La định cư được là nhờ nước suối chở từ Hòn Tre. Bên bờ Cái Lớn, Cái Bé và các phụ lưu, rải rác nhiều giồng, nhiều gò, nơi người Miên đến lập từng sốc : những ốc đảo hoang vắng, chung quanh là rừng che kín chân trời. Muỗi mòng, rắn và vô số chim cò tha hồ nẩy nở. Trước đời Gia Long, dân chúng đã chọn lựa vài gò cao lập được bảy xã theo sông Cái Bé và chợ Rạch Giá (tổng Kiên Định), bốn xã theo sông Cái Lớn (tổng Thanh Giang). Nhưng dân số người Miên và diện tích ruộng đất do họ canh tác từ xưa vẫn đáng kể tuy không có con số chánh thức. ít ra họ cũng dư khả năng tự túc về lúa gạo. ở Rạch Giá, người Miên đứng vào hàng đầu (Rạch Giá : 80.000 người, Trà Vinh : 80.000, Sóc Trăng : 50.000, Châu Đốc : 30.000, Bạch Liêu : 23.000). Vĩnh Long mất, Hà Tiên lại mất, thực dân chiếm huyện Kiên Giang không tốn một phát đạn. Viên tham biện đầu tiên là Luro. Paulin Vial đến Rạch Giá thanh tra nhưng năm sau Nguyễn Trung Trực đánh một trận thần tình, giết gần trọn người Pháp vừa lính vừa viên chức ở tỉnh lỵ này (16/6/1868). Dạo ấy, Rạch Giá là hải cảng tấp nập, tàu buồm Hải Nam tới mua bán luân lưu giữa khu vực Cao Miên (thương cảng Kampot), Xiêm (Vọng Các), Tân Gia Ba và Nam Dương. Nhà cửa san sát ở hai bờ rạch sát vàm biển. Thoạt tiên, hạt Rạch Giá bao gồm luôn trọn mũi Cà Mau, tức là huyện Kiên Giang và huyện Long Xuyên thời Tự Đức. Sông rạch nhỏ chằng chịt, tháng nắng dùng không được, chỉ thuận lợi cho ghe xuồng cỡ nhỏ. Nhiều con đường mòn dành riêng cho dân địa phương sử dụng ở nơi đi bộ không được đi xuồng không xong; đó là đường cộ, dùng cộ có trâu kéo (không bánh xe, kiểu cộ trượt tuyết ở Bắc Ñu). Mãi đến năm 1879, vùng Rạch Giá còn trong vòng thám hiểm của thực dân, bản đồ chưa được chính xác, nhiều con rạch dân chúng sử dụng được nhưng chưa ghi, lại còn vị trí nhiều xóm nhỏ ẩn lánh ở ngọn rạch của bọn người đốn củi lậu thuế hoặc ăn ong (lấy sáp và mật). Bọn thợ rừng sử dụng những con đường quanh co để chở củi lậu thuế. Việc cai trị ở thôn quê xa tỉnh lỵ chưa thành nền nếp. Theo báo cáo của tham biện thì năm 1879, tỉnh này tuyệt nhiên chưa có địa bộ, tất cả đất trong tỉnh đều được xem như là công điền. Hương chức làng kê khai diện tích tổng quát, chịu thuế rồi gán ép lại cho dân. Vài người tự nhận là chủ của phần đất đang canh tác, vì chính họ khai phá hoặc do cha mẹ để lại. Trường hợp làng Vĩnh Lộc (vùng Ngan Dừa, còn gọi là Ngan Gừa) : hương chức làng chịu thuế điền là 406 quan để rồi bắt buộc dân gồm đa số là Cao Miên phải đóng gấp đôi gấp ba. Hương chức cứ ở không mà hưởng, đến độ dân địa phương phẫn nộ, đòi tản cư luôn qua Sóc Trăng nếu họ không được phép lập một làng riêng. Đầu năm 1880, tham biện chủ tỉnh làm tờ trình về tình hình thuế khóa và dự án thâu như sau (Rạch Giá và Cà Mau) : — Thuế điền ănm 1879 : 11.068 quan, tính trên tổng số đất ruộng và rẫy là 2.847 mẫu. Dân đinh gồm người Việt và Cao Miên : 2744 người (2.010 Việt và 734 Miên). Mấy giồng chung quanh chợ Rạch Giá trồng xoài, vì lâu năm nên hóa xoài rừng. Người Huê kiều và người Minh Hương làm rẫy rau cải, đất ngoại ô cũng như tại chợ đều không có bộ sổ chi cả. Thuế kiểm lâm thất thâu, dân chúng lén đốn cây tràm trong rừng rồi theo đường quanh nẻo tắt mà chở qua Sóc Trăng thay vì đi ngang qua trạm kiểm soát. Nguồn lợi lớn nhứt của ngân sách vẫn là thuế phong ngạn (đấu giá từng lô rừng cho dân khai thác sáp, mật) : năm 1879 đã thâu : 29.546 quan (trong khi thuế điền chỉ có 11.068 quan). Nguồn lợi thứ yếu là đấu thầu sân chim : năm 1879 đã thâu : 25.000 quan. Tóm lại, năm 1880, Rạch Giá không được chánh phủ Nam kỳ chú ý nhiều. Riêng về sân chim thì các viên tỉnh trưởng xem như là “kỳ quan”. Tuy nhiên, những nguồn lợi sáp mập cùng là sân chim giảm bớt trong những năm sau, dân phá rừng lần hồi để bán cây. Cây tràm tuy không là danh mộc nhưng làm cột nhà rất tốt, bán qua các tỉnh lân cận. Sân chim mỗi lần khai thác là giết cả trăm ngàn con vừa lớn vừa nhỏ để lấy lông kết quạt. Trong khi ấy ở một tỉnh xưa như tỉnh Sa Đéc (tức huyện Vĩnh An, tỉnh An Giang đời Tự Đức, thuộc trấn Vĩnh Thanh đời Gia Long) dân số và bộ điền đã khá rành mạch : Chúng ta thử so sánh tạm. Diện tích ruộng vườn và rẫy, trong bộ sổ của Pháp mới lập : Rạch Giá 2.2847 mẫu Sa Đéc 53.386 Dân đinh ở Rạch Giá, Cà Mau 2.744 người Sa Đéc 128.902 người Vì là tỉnh xưa, ở Sa Đéc nhiều vùng đông đúc, mật độ cao đến 241 người mỗi cây số vuông, đất bị cắt manh mún theo chế độ tiểu điền chủ, những sở đất dưới 5 mẫu chiếm 4/10 của tổng số đất khai thác. Và 6/10 của đất khai thác là đất thổ cư và vườn tược. . Lịch sử Khẩn hoang Vùng Rạch Giá 1 Rạch Giá là hậu bối khá rộng của bờ biển vịnh Xiêm La. Bờ biển từ Rạch Giá (vàm sông Cái Lớn) ăn về phía Nam là khu rừng sác với cây mắm, cây giá, cây. Pháp mới lập : Rạch Giá 2.2847 mẫu Sa Đéc 53.386 Dân đinh ở Rạch Giá, Cà Mau 2.744 người Sa Đéc 12 8.902 người Vì là tỉnh xưa, ở Sa Đéc nhiều vùng đông đúc, mật độ cao đến 2 41 người mỗi cây. lập một làng riêng. Đầu năm 18 80, tham biện chủ tỉnh làm tờ trình về tình hình thuế khóa và dự án thâu như sau (Rạch Giá và Cà Mau) : — Thuế điền ănm 18 79 : 11 .068 quan, tính trên tổng số