1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lịch sử Khẩn hoang Vùng Rạch Giá 2 pdf

6 217 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 124,48 KB

Nội dung

Lịch sử Khẩn hoang Vùng Rạch Giá 2 Sáu năm sau, năm 1886, tình hình tỉnh Rạch Giá bắt đầu khả quan hơn. Báo cáo của tham biện ngày 8/8/1886 nêu vài chi tiết : — Trong 7 người dân, tỷ lệ là 4 người Cao Miên, 3 người Việt. — Biến cố ở Kinh thành Huế (vụ Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi 1885) chẳng gây xúc động gì rõ rệt trong dân gian; — Đường bộ quá ít, dân chúng ao ước đường thủy phát triển thêm. Mọi việc xê dịch đều dùng đường thủy. — Dân ra chợ mua bán thường dùng đường biển cho nhanh hơn. ở vùng Cái Lớn (Mũi Gảnh) nạn chìm ghe thường xảy ra. — Năm 1883, đã bắt dân xâu đào con kinh, gọi là kinh Ông Hiển, để đi từ sông Cái Bé, từ rạch Tà Niên ra chợ mà khỏi vượt biển. Kinh này tiếp tục đào đến năm 1886. Đường liên lạc từ Rạch Giá đến Châu Đốc gần như không có, dân chúng dùng xuồng nhỏ, theo đường quanh len lỏi giữa rừng tràm. — Đào xong con kinh từ Cạnh Đền ăn xuống Cà Mau (kinh Bạch Ngưu), dùng dân xâu làng Vĩnh Lộc. — Con lộ chiến lược quan trọng nhứt trong tỉnh chạy từ chợ Rạch Giá vô Minh Lương (khoảng 15 cây số). Minh Lương làm xóm sung túc từ lâu đời, gồm đa số người Miên. Lộ này vạch sẵn hồi xưa, nay tu bổ lại để đem thơ từ, chạy ngựa. — Trường học tại tỉnh lỵ lợp lá, ngưng dạy từ mấy năm qua đang bắt đầu hoạt động trở — Năm 1885, trong toàn tỉnh có 6 trường tổng, trường ở Minh Lương không đem lại kết quả vì thiếu giáo viên. — Dân bộ chịu thuế năm 1883 là 8.000 người, năm 1886 là 10.000 người. Kết quả này thâu được là nhờ lập bộ kỹ lưỡng hơn trước. — Bộ điền năm 1883 : 8000 mẫu; năm 1886 : 10000 mẫu. Đất ruộng khó kiểm soát vì dân làm ruộng không đều, hễ thất mùa thì họ dời chỗ. Nhiều vùng đất 3 năm mới có làm một mùa ruộng. Tại chợ, từ 4 năm qua đã lập một lò gạch nhưng xấu về phẩm chất. Vì chưa cấp bằng khoán thổ cư nên chẳng ai dám xây nhà gói, sợ sau này bị đuổi. — Việc mua bán xáo trộn vì giá tiền kẽm bị sụt. Tiền điếu (bằng đồng phiếu) lại khó xài, nhà nước phát ra khi dân lãnh ngân phiếu, nhưng dân đem tiền điếu đóng trở lại cho “công xi” khi mua á phiện và rượu. Tóm lại, tỉnh Rạch Giá (gồm luôn Cà Mau) là miếng mồi khó nuốt so với các tỉnh miền Tiền giang như Sa Đéc, Mỹ Tho, Vĩnh Long hoặc Long Xuyên. Huê lợi, thuế khóa quá thấp kém. Các viên tham biện không rành về hành chánh, những bản phúc trình chánh thức gởi về cho Giám đốc Nội vụ về hình thức cũng như nội dung gần như là thơ riêng gởi cho bạn, viết tháu, báo cáo đại khái vài nét, nhận xét tùy hứng, không thứ tự. Trong thực tế, muốn báo cáo kỹ lưỡng cũng không được vì tỉnh này vừa khi mới thành lập đã thiếu người hợp tác; các tỉnh Tiền giang dầu sao đi nữa cũng thừa một số người lịch lãm biết chữ nho hoặc chữ quốc ngữ, am hiểu địa phương. Sau cuộc đánh úp đồn chợ Rạch Giá vào năm 1868, người Pháp nghi kỵ tất cả người Việt vì đa số lính mã tà, đến viên quản mã tà cũng đều làm nội ứng. Thực dân không muốn xài người Việt ở Rạch Giá và nhân dịp tu chỉnh lại bộ máy cai trị, chúng cố ý dùng người Miên để trị người Việt, cổ xů chia rẽ. Vài người hữu công được nâng lên làm huyện, bấy giờ đóng vai phụ tá của tham biện để cai trị, đi điều tra miền quê. Đây là những người kém văn hóa, háo sát, ham danh vọng. Những người Miên hoặc Miên lai Tàu này đều lấy tên họ như người Việt : — Phó quản mã tà người Miên tên là Cao Thiên gọi nôm na là phó quản Thiên làm phủ, lập công sau cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực bằng cách điềm chỉ, bắt giết. Năm 1873, nghỉ việc vì già (60 tuổi), Pháp cho chức phó quản là để tưởng lệ công lao, chẳng có năng lực chuyên môn gì cả. — Huyện Xiêu được làm huyện sau khi Nguyễn Trung Trực rút khỏi Rạch Giá, kiêu hãnh tới mức dám tố cáo chuyện xấu của tham biện Rạch Giá lên quan trên. Tám tháng sau khi nhận chức thì bị Pháp cách chức. — Huyện Trần Lương Xuân, cũng người Miên được tin cậy cho trấn nhậm vùng Minh Lương, khu vực đông dân và phì nhiêu. Tự xưng trong công văn “Kiên Giang huyện, Tri huyện Trần Lương Xuân”, được giữ một khẩu súng lục, 2 khẩu súng hai lòng, 1 khẩu súng 1 lòng, 4 cây giáo, 1 khẩu súng Le Faucheux. lại. — Trịnh Lục Y, người Miên, từng được cựu trào phong chức cai tổng, cư ngụ vùng áp lục (Rạch Tìa, Thủy Liễu) rồi theo Pháp. Sau thời gian làm cai tổng dài dẵng là 48 năm, thấm mệt xin nghỉ, được huy chương bạc hạng nhứt. — Cai tổng Hà Mỹ Phiến (tên ngoài là Phến) người Tàu lai Miên làm vua một cõi ở tổng Kiên Hảo, chữ nghĩa kém, được sắm 4 cây mác thông cho bọn hộ vệ khi đi hầu quan vì đường sá còn rừng rậm (con và cháu đều làm cai tổng nối tiếp đến năm 1945). — Cai tổng Trần Quang Huy (con của cai tổng Trần Quang Sô) cũng người Miên, làm phó tổng Kiên Hảo. Cai tổng Sô tận tụy với thực dân từ buổi đầu, bị nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực giết. Sau đó, Pháp ban chức phó tổng cho Huy là nghĩ tới công lao của cha. Ngày trước, Pháp cho tổng Sô hai cây súng, súng này giao lại cho Huy. Người Việt Nam duy nhứt được Pháp tin cậy ban chức cai tổng là Nguyễn Văn Nguơn, coi tổng Kiên Định, ngụ ở Tân Hội, một làng đông dân khi Pháp đến và có công lớn là báo tin trước cho tên tham biện Rạch Giá về việc Nguyễn Trung Trực sắp tấn công nhưng tên tham biện không tin lời (vì oán xã Nguơn nên nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đã giết lây một số người công giáo ở Tân Hội, xóm của Nguơn cư ngụ). Cai tổng Nguơn làm chúa một vùng, được cấp cho 6 khẩu súng, đặc biệt là 1 khẩu thần công mà quân sĩ của Nguyễn Trung Trực bỏ rơi lại. Với bọn cộng sự viên như thế, các tham biện ở giai đoạn đầu tỏ ra chán nản. Chung quanh chợ, ngoài vài xóm đông đúc là rừng rậm, họ không muốn đi thanh tra. Mãi đến năm 1901, viên bếp trạm (đi thơ từ công văn, ngạch bếp) còn kêu nài để xin được giữ cây súng vì vùng Ngan Dừa (làng Vĩnh Lộc) là nơi nguy hiểm, khó di chuyển, đi trát cho làng nọ làng kia thì đường đi rừng bụi vắng vẻ quá, “có nhiều lần tôi gặp cọp nó làm dữ với tôi, thì tôi cũng nhờ có cây súng tôi bắn nó chết, có khi nó ra phá xóm làng thì người ta tới kêu tôi cùng đi cứu giúp mà bắn cho đặng bình an trong xóm”. Vì không thấy có huê lợi dồi dào về thuế má trong tương lai gần nên vào khoảng 1889, hạt Rạch Giá bị sáp nhập vào hạt Long Xuyên cho đỡ tốn kém về mặt bố trí cơ sở hành chánh cùng là lương bổng nhân viên. Rạch Giá lúc bấy giờ trên con dấu chánh thức là “Kiên Giang huyện” của tỉnh Long Xuyên, còn con dấu của tham biện Long Xuyên ghi “Arrondissement de Long Xuyên” chính giữa là “Long Xuyên, Rạch Giá”. Nhưng đôi năm sau, Rạch Giá tách trở lại làm một tỉnh như trước, chánh phủ đang trù liệu kế hoạch khai thác quy mô vùng Hậu giang với ngân sách của chánh quốc cho mượn : đào kinh nối liền từ vịnh Xiêm La lên Sài Gòn. . Lịch sử Khẩn hoang Vùng Rạch Giá 2 Sáu năm sau, năm 1886, tình hình tỉnh Rạch Giá bắt đầu khả quan hơn. Báo cáo của tham biện ngày 8/8/1886. Xuyên” chính giữa là “Long Xuyên, Rạch Giá . Nhưng đôi năm sau, Rạch Giá tách trở lại làm một tỉnh như trước, chánh phủ đang trù liệu kế hoạch khai thác quy mô vùng Hậu giang với ngân sách của. lai gần nên vào khoảng 1889, hạt Rạch Giá bị sáp nhập vào hạt Long Xuyên cho đỡ tốn kém về mặt bố trí cơ sở hành chánh cùng là lương bổng nhân viên. Rạch Giá lúc bấy giờ trên con dấu chánh

Ngày đăng: 31/07/2014, 09:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN