1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lịch sử Khai hoang Vùng Bạc Liêu, Cà Mau xa xôi và phức tạp 3 potx

7 308 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 128,12 KB

Nội dung

Lịch sử Khai hoang Vùng Bạc Liêu, Cà Mau xa xôi và phức tạp 3 Theo sự phỏng định lạc quan của chủ tỉnh Caffort thì trong vòng hai năm tới, Bạc Liêu sẽ là vùng giàu có, chỉ cần cho người từ Bắc kỳ vào canh tác với kỹ thuật cổ truyền là đủ làm cho huê lợi tăng lên gấp mười. Tỉnh Bạc Liêu phía giáp Sóc Trăng là nơi Huê kiều và người Cao Miên đông đúc, ruộng tốt, dân chúng thích nói tiếng Triều Châu. Riêng về quận Cà Mau, người Việt đông hơn, gần như là thuần túy, chỉ trừ hai làng có sốc Miên mà thôi. Năm 1887, Lamothe de Carrier trở lại Bạc Liêu làm chủ tỉnh và nhận định rằng tình hình thay đổi khả quan so với nhiệm kỳ trước của ông ta. Việc kiểm tra cho biết ở Bạc Liêu sau người Việt thì đông đảo nhứt là người Cao Miên, kế đến người Minh Hương gốc Triều Châu. Trong 2.500 Huê kiều, người Triều Châu chiếm đến 2000. ở tổng Thạnh Hưng, nhiều gia đình chỉ nói toàn tiếng Triều Châu và các ông hương chức hội tề không biết nói tiếng Việt. Nạn Thiên Địa Hội, ăm trộm trâu, ăn trộm ghe, nhứt là buôn lậu á phiện còn đầy dẫy. Dân hút thêm á phiện nhưng nhà nước bán ra ít hơn năm trước : — Năm 1884, nhà nước bán ra 56.000 đồng. — Năm 1886, nhà nước bán ra dưới 40.000 đồng vì nạn á phiện lậu thuế. Viên chủ tỉnh này lại báo động : điền chủ trong tỉnh mượn của Đông Dương ngân hàng trên 35.000 đồng để làm mùa, nhưng có lẽ họ thua cờ bạc hết rồi. Đề nghị cho dân ngoài bắc vào, cắp đất cho họ. Năm 1882, phỏng định 36.000 dân, nay được hơn 50.000. Đang làm đường nối qua Sóc Trăng, đường ở chợ Bạc Liêu đã tráng đá. Để kiểm soát vùng đất rộng, giao thông khó khăn và dân số phức tạp, thực dân đã cố ý đưa về Bạc Liêu và Cà Mau một số công thần với tác phong kiêu binh và hách dịch. Phủ Đức, từng góp công dẹp loạn lúc trước ở Mỹ Tho đến làm mưa làm gió ở Cà Mau. Cai mã tà tên là Cang, người đã trực tiếp bắt Thủ khoa Huân ở Chợ Gạo được về Bạc Liêu làm chức phó quản mã tà. Lính tập hữu công đã từng viễn chinh ở Bắc kỳ, dẹp loạn ở Cao Miên cũng trở về Bạc Liêu làm chức quan trọng. Một viên thông ngôn từng trấn đóng, cướp giựt, ăn hối lộ ở Hạ Lào đã về tận Bạc Liêu rồi mà chủ nợ ở Hạ Lào vẫn năn nỉ xin nhà nước can thiệp vì số nợ quá nhiều. Lại còn viên chức Pháp chuyên ăn hối lộ, làm ở sở “Tào cáo” (Thương chánh) đã từng có thành tích xấu ở tỉnh khác. Nhà nước chọn người “đáng tin cậy” để làm hương chức làng nhưng bọn này lại xài thâm công quỹ, đánh bài và hút á phiện, đến mức chủ tỉnh nổi giận đề nghị với Thống đốc Nam kỳ đày họ ra Côn đảo để làm gương. Vụ phủ Đức ở Cà Mau là điển hình nhứt. Năm 1897, chủ tỉnh Bạc Liêu nhận định Cà Mau là quận xa xôi và nghèo nàn nên không cần đưa một phó tham biện đến cai trị, vả lại cơ sở quận lỵ thiếu tiện nghi. Phủ Đức đổi tới Cà Mau rồi gặp rắc rối với một công chức Pháp làm nhân viên Công chánh. Tên bồi của viên chức này ra chợ mua đồ, cứ theo thói quen là nửa mua nửa giựt, dân trong chợ phản đối, tên bồi đánh luôn người thầu góp chợ rồi chưởi luôn phủ Đức. Tên bồi này bị bắt, chủ tỉnh giải hắn ta lên Khám lớn Sài Gòn để rồi hắn được tha tội. Viên chức Pháp hồi nghi phủ Đức đã yêu cầu bắt giam người bồi, nên trả thù bằng cách công khai tố cáo phủ Đức là kẻ tiểu tốt vô danh, không biết nói tiếng Pháp mà đòi cai trị Cà Mau với những luật lệ theo quy chế thổ trước, tức là muốn giam ai thì cứ giam. Theo viên chức Pháp này thì chợ Cà Mau là nơi hỗn loạn, dân chúng mở sòng bạc ngay ở ngoài đường, phủ Đức thì tưởng mình nhiều oai quyền như thời đàng cựu, tha hồ ăn hối lộ, chợ phố thì chẳng lo chỉnh trang, đến mức không còn tìm đâu một quán cà—phê, một tiệm tạp hóa cho ra hồn ! Một số thơ rơi gởi đến Thống đốc Nam kỳ để tố cáo phủ Đức (đây là do viên chức Pháp xúi dục, hay dân chúng thừa cơ ra tay tranh đấu ?). Những khoản tố cáo giúp ta thấy lối cai trị thời ấy, ở nơi xa mặt trời : — Phủ Đức cho cất nhà hầu mới (nhà hầu tức là dinh quận) rồi bắt buộc cai tổng, các ông bang Huê kiều và hương chức làng dâng lễ, gồm sáp ong, bốn tấm hoành phi (mỗi tấm đáng giá 20 đồng). Ngoài ra còn một số bạc mặt. — Gọi người Huê kiều và hương chức làng tới nhà hầu để đánh bài với ông ta, để ông ta lấy xâu. Nếu thua thì ông ta xin luôn. — Cho chứa cờ bạc trong xóm, me và bài tây (bài cào), xâu một ngày một đem năm đồng. — Mỗi người dân phải chuộc công sưu nhỏ (tức là phần làm xâu cho tỉnh) là 2 ngày, theo quy định 2 ngày này là 5 cắc, nhưng phủ Đức bắt buộc dân phải đóng 1 đồng bạc, năm cắc dư bỏ túi. — Ngày Chánh Chung (lễ 14/7 của Pháp) lại chứa cờ bạc sau nhà, ông ta lấy xâu 15 đồng một ngày, 4 ngày là 60 đồng. — Trong vòng một năm mà phủ Đức tổ chức kỵ cơm cho ông bà cở năm sáu lần. Mỗi lần như thế, làng phải đi 4 nang sáp và 4 đồng, làng nghèo thì 2 nang (quận Cà Mau gồm 30 làng cả thảy). — Đem về quận hai ghe hát (hát bội), bắt buộc các làng phải mướn hát bao giàn một ngày một đêm là 10 đồng, con của phủ Đức làm kép hát, đến từng nhà mà mượn tiền mỗi nhà một đồng. — Phủ Đức lục lạo thùng thơ trước khi cho gởi, vì vậy các đơn tố cáo đều bị xem trước. — Mỗi tháng phủ Đức chở sáp đem về xứ một lần, mỗi lần chở hai thùng đầy, thùng dài 1 thước rưỡi, cao 1 thước. Lại còn đơn tố cáo phủ Đức có thành tích xấu hồi trấn nhậm ở Sóc Trăng, Rạch Giá, Bạc Liêu. Chủ tỉnh Bạc Liêu binh vực phủ Đức, cho là vu khống (phải chăng vì có ăn hối lộ của phủ Đức) nhưng chủ tỉnh cũng nhượng bộ, yêu cầu cấp trên cho một người Pháp tới thay thế vì phủ Đức đã quá 60 tuổi rồi. Vài nét về tình hình năm 1902 trở về sau Thiên Địa Hội được tổ chức lan tràn khắp Bạc Liêu khiến người Pháp báo động. Một số đông người Việt và Hoa kiều gia nhập, ăn thề với nhau nhưng rốt cuộc dường như Hội chỉ còn hoạt động trong phạm vi cứu tế, vài người lại lợi dụng hệ thống bí mật của Hội để buôn bán á phiện lậu thuế. Tuy nhiên, còn nhiều cán bộ trung kiên của Thiên Địa Hội biết kiên nhẫn chờ thời để phối hợp hành động với toàn Nam kỳ vào năm 1913. ở Cà Mau vào khoảng năm 1910, ông hội đồng Trần Đắc Danh và ông Lâm Mẫn Huệ hoạt động mạnh, bị tù. Thực dân cứ xét bắt, phạt tiền kẻ vô tội mặc dầu chẳng tìm được bằng cớ nào chứng tỏ người Huê kiều ở Bạc Liêu theo đuổi mục đích chính trị chống Pháp. Thực dân cũng cố gắng kiểm soát hàng ngũ lính mã tà và hương chức làng. Những người Việt quá hăng hái thì lén trốn lên vùng Thất Sơn, gia nhập những nhóm Thiên Địa Hội mang tánh chất Việt Nam hơn, nhằm mục đích đánh đổ thực dân. Phong trào tranh đấu đáng kể của đồng bào Bạc Liêu, Cà Mau là việc chống làm xâu. Con đường từ chợ Bạc Liêu nối xuống Cà Mau đã thành hình nhưng nhiều nơi cần phải đắp cao lên, khó khăn nhứt là trải đá. Nhà nước không giao cho nhà thầu vì quá tốn kém. Thay vào đó, bắt dân đốt đất ruộng cho chín rồi đập nát đem trải mặt đường, xài tạm thay cho đá. Thực dân bấy lâu chỉ chú ý tu bổ con lộ ăn từ Bạc Liêu qua phía Sóc Trăng ; theo hệ thống giao thông thời ấy thì công văn, thư từ đưa từ Bạc Liêu đến Sóc Trăng, để rồi từ Sóc Trăng ra Đại Ngãi (Vàm Tấn, bờ Hậu giang) đến đây mới dùng tàu thủy đưa về Sài Gòn. . Lịch sử Khai hoang Vùng Bạc Liêu, Cà Mau xa xôi và phức tạp 3 Theo sự phỏng định lạc quan của chủ tỉnh Caffort thì trong vòng hai năm tới, Bạc Liêu sẽ là vùng giàu có, chỉ. đường ở chợ Bạc Liêu đã tráng đá. Để kiểm soát vùng đất rộng, giao thông khó khăn và dân số phức tạp, thực dân đã cố ý đưa về Bạc Liêu và Cà Mau một số công thần với tác phong kiêu binh và hách. đổ thực dân. Phong trào tranh đấu đáng kể của đồng bào Bạc Liêu, Cà Mau là việc chống làm xâu. Con đường từ chợ Bạc Liêu nối xuống Cà Mau đã thành hình nhưng nhiều nơi cần phải đắp cao lên,

Ngày đăng: 31/07/2014, 09:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w