1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Khuyến cáo trong điều trị sốt rét pps

6 246 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 126,78 KB

Nội dung

Khuyến cáo trong điều trị sốt rét Khảo sát thực tế tình hình tại một số cơ sở y tế ở tuyến đầu, khi phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét; các cơ sở điều trị chỉ biết thực hiện theo phác đồ thuốc quy định. Nhiều trường hợp không biết rõ việc điều trị thành công hay thất bại vì không theo dõi kết quả đúng quy trình đã được khuyến cáo. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xây dựng phương pháp đánh giá đáp ứng điều trị áp dụng cho tất cả các cơ sở điều trị bệnh sốt rét. Phương pháp này chỉ cần theo dõi kết quả điều trị bệnh nhân trong thời gian 14 ngày vì hầu hết người bệnh sốt rét đều sống trong vùng sốt rét lưu hành, có sự lây truyền tại chỗ. Việc theo dõi kết quả điều trị với mục đích đánh giá đáp ứng điều trị để phân loại điều trị thất bại sớm (ETF: Early Treatment Failure), điều trị thất bại muộn (LTF: Late Treatment Failure) và điều trị có kết quả, có nghĩa là điều trị thành công (ACR: Adequate Clinical Response). Nếu không thực hiện quy trình đánh giá này, không thể nào biết được việc điều trị thành công hay thất bại để có biện pháp xử trí bổ sung một cách kịp thời, hiệu quả nhằm giúp bệnh nhân chóng khỏi bệnh và chủ động ngăn ngừa sốt rét thể thông thường có thể chuyển thành sốt rét thể ác tính gây hậu quả tử vong. Điều trị thất bại sớm Đánh giá xác định điều trị thất bại sớm (ETF) nếu trong 3 ngày đầu tiên điều trị qua quá trình theo dõi, bệnh nhân xuất hiện một trong những dấu hiệu sau: - Xuất hiện những dấu hiệu nguy hiểm hoặc có biểu hiện sốt rét nặng vào ngày D1, D2 hoặc D3 và còn ký sinh trùng trong máu trên lam máu xét nghiệm. Ngày D0 là ngày bắt đầu điều trị sau khi phát hiện, chẩn đoán bệnh. - Mật độ ký sinh trùng sốt rét trong máu ở ngày D2 cao hơn ngày D0. - Mật độ ký sinh trùng sốt rét trong máu vào ngày D3 bằng hoặc lớn hơn 25% mật độ ký sinh trùng sốt rét ở ngày D0. Điều trị sốt rét tại Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới Quốc gia. Ảnh: NH Điều trị thất bại muộn Đánh giá xác định điều trị thất bại muộn (LTF) nếu trong thời gian theo dõi từ ngày D4 đến ngày D14, bệnh nhân xuất hiện một trong những dấu hiệu mà trước đó không phát hiện được một dấu hiệu nào của việc điều trị thất bại sớm (ETF) như: - Xuất hiện những dấu hiệu nguy hiểm và có biểu hiện sốt rét nặng sau ngày D3, có ký sinh trùng sốt rét trong máu trên lam máu xét nghiệm cùng chủng loại ký sinh trùng sốt rét với ngày D0. - Bệnh nhân quay lại khám không đúng quy định tư vấn, hướng dẫn theo dõi, quản lý điều trị của nhân viên y tế vì tình trạng lâm sàng của người bệnh bị xấu đi và khi xét nghiệm máu phát hiện có ký sinh trùng sốt rét. - Có ký sinh trùng sốt rét trong máu xuất hiện vào bất kỳ ngày nào theo quy định của việc xét nghiệm máu vào ngày D7 hoặc ngày D14. Ký sinh trùng sốt rét phát hiện phải có cùng chủng loại ký sinh trùng sốt rét với ngày D0. Điều trị có kết quả Đánh giá xác định điều trị có đáp ứng, còn gọi là điều trị có kết quả hay điều trị thành công (ACR) khi bệnh nhân không có một dấu hiệu nào xuất hiện xác định điều trị thất bại sớm (ETF) hoặc điều trị thất bại muộn (LTF) và sạch ký sinh trùng trong suốt thời gian theo dõi. Khuyến cáo Như vậy, để đánh giá xác định được việc điều trị thất bại sớm, điều trị thất bại muộn và điều trị thành công; ngoài các triệu chứng bệnh lý của bệnh nhân sốt rét cần theo dõi trên lâm sàng, các cơ sở y tế phải thực hiện một bộ lam máu xét nghiệm tối thiểu theo dõi cho người bệnh vào các ngày D0, D2, D3, D7 và D14. Ngoài ra, có thể thực hiện thêm các lam máu xét nghiệm khác vào ngày trước khi bệnh nhân xuất viện, ngày người bệnh quay trở lại không đúng thời gian hướng dẫn hoặc có biểu hiện bệnh lý xấu đi. Thực tế hiện nay, phần lớn các cơ sở y tế, kể cả cơ sở y tế tuyến trên; trong hồ sơ bệnh án của bệnh nhân sốt rét thường chỉ có hai lam máu, một lam máu xét nghiệm vào ngày D0 khi bệnh nhân vào viện và một lam máu xét nghiệm vào ngày trước khi người bệnh xuất viện. Các lam máu lấy vào các ngày khác như D2, D3, D7, D14 hầu như không có y lệnh chỉ định nên xét nghiệm viên không thực hiện, bỏ sót. Nếu không thực hiện đúng theo quy trình đã được WHO khuyến cáo, các cơ sở y tế không thể xác định được việc điều trị sốt rét thành công hay thất bại, chất lượng điều trị sẽ bị hạn chế và không chủ động ngăn ngừa sốt rét ác tính xảy ra gây tử vong do điều trị sốt rét thể thông thường không đáp ứng. Một vấn đề cũng cần quan tâm, trong Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét đã được Bộ Y tế ban hành, nếu không theo dõi được việc điều trị thất bại sớm hoặc điều trị thất bại muộn thì không thể áp dụng, sử dụng các loại thuốc điều trị thay thế (second line) thay cho các loại thuốc điều trị ưu tiên (first line) như quy định. Nói cách khác, muốn sử dụng các loại thuốc điều trị thay thế, các cơ sở y tế phải chứng minh được việc dùng các loại thuốc điều trị ưu tiên bị thất bại có tính khoa học, căn cứ vào dấu hiệu lâm sàng và kết quả theo dõi bằng bộ lam máu xét nghiệm. TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh . Khuyến cáo trong điều trị sốt rét Khảo sát thực tế tình hình tại một số cơ sở y tế ở tuyến đầu, khi phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét; các cơ sở điều trị chỉ biết. cả các cơ sở điều trị bệnh sốt rét. Phương pháp này chỉ cần theo dõi kết quả điều trị bệnh nhân trong thời gian 14 ngày vì hầu hết người bệnh sốt rét đều sống trong vùng sốt rét lưu hành,. ngừa sốt rét thể thông thường có thể chuyển thành sốt rét thể ác tính gây hậu quả tử vong. Điều trị thất bại sớm Đánh giá xác định điều trị thất bại sớm (ETF) nếu trong 3 ngày đầu tiên điều trị

Ngày đăng: 31/07/2014, 06:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w