Truyền thông, khoa học và … doanh nghiệp ppsx

8 239 0
Truyền thông, khoa học và … doanh nghiệp ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Truyền thông, khoa học và … doanh nghiệp Nguyễn Văn Tuấn Mối tương tác giữa khoa học và truyền thông thường diễn ra theo một một qui ước bất thành văn gọi là “Qui ước Ingelfinger” theo thứ tự sau đây: nhà khoa học, tập san khoa học, và truyền thông. Hệ thống truyền thông chuyển tải những thành quả nghiên cứu khoa học đã được bình duyệt và công bố trên tập san do nhà khoa học soạn thảo. Theo qui ước này, sau khi hoàn tất một công trình nghiên cứu, nhà khoa học soạn báo cáo và gửi cho một tập san khoa học; ban biên tập tập san gửi bản thảo bài báo cho các chuyên gia trong ngành để bình duyệt (hay phản biện); và qua đề nghị của các chuyên gia bình duyệt, ban biên tập tập san có thể chấp nhận cho công bố bài báo. Sau khi bài báo được công bố trên tập san, giới truyền thông mới có quyền đưa tin về công trình nghiên cứu. Trong thời gian bài báo còn trong vòng bình duyệt và phản biện (thường kéo dài từ 3 tháng đến 12 tháng), hay đã duyệt xong nhưng chưa in trên tập san, nhà nghiên cứu không được tiếp xúc với báo chí để nói về kết quả của công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, trong thực tế thỉnh thoảng vẫn xảy ra những trường hợp mà các nhà khoa học vì lí do nào đó không tuân hành theo qui ước trên và để lại vài hệ quả nghiêm trọng. Tháng 4 năm ngoái, tập san New England Journal of Medicine (NEJM, một tập san y khoa số 1 trên thế giới), thi hành kỉ luật giáo sư Martin Leon, một chuyên gia tim mạch nổi tiếng của Mĩ, vì ông tiếp chuyện với giới truyền thông về một nghiên cứu của ông trong khi nghiên cứu đó chưa được NEJM công bố chính thức trên mặt báo. Câu chuyện Avandia bên Mĩ … Mới đây, một trường hợp khác xảy ra cũng thu hút chú ý của công chúng và giới truyền thông liên quan đến thuốc Avandia, một thuốc được dùng phổ biến điều trị bệnh đái tháo đường. Ngày 21/5/2007 tập san NEJM công bố một phân tích tổng hợp của hai tác giả Steve Nissem và Kathy Wolski (Trung tâm y khoa Cleveland, Ohio, Mĩ) cho thấy bệnh nhân đái tháo đường được điều trị bằng thuốc rosiglitazone (Avandia) có nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim cao hơn bệnh nhân nhóm đối chứng (placebo) đến 43%, và nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch tăng 64%. Bài báo của Nissen và Wolski gây ra nhiều tranh cãi gay gắt trong giới chuyên môn về phương pháp phân tích, về cách tiếp cận vấn đề, và cách diễn giải số liệu. Người viết bài này cũng có bình luận về phương pháp nghiên cứu của hai tác giả. Dù công trình nghiên cứu bị chỉ trích nhiều, nhưng Cục quản lí thuốc và thực phẩm Mĩ (FDA) ra lệnh cho công ti sản xuất thuốc GlaxoSmithKline phải thêm phần cảnh báo trên hộp thuốc về khả năng thuốc có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Sau khi NEJM công bố công trình nghiên cứu với kết quả bất lợi cho thuốc Avandia, thu nhập của công ti từ thuốc Avandia giảm gần 40% trong vòng 3 tháng! Chẳng những thế, giá cổ phiếu của GlaxoSmithKline trên thị trường chứng khoáng cũng giảm 13%! Nhưng sự việc không dừng ở đó, vì tuần qua có một tiết lộ liên quan đến vấn đề đạo đức khoa học. Trước khi NEJM công bố bài báo của tác giả Nissen và Wolski, theo thông lệ, ban biên tập NEJM nhờ 3 chuyên gia bình duyệt. Một trong 3 chuyên gia đó là giáo sư Steven Haffner thuộc Đại học Texas, một chuyên gia bệnh đái tháo đường nổi tiếng của Mĩ. Giáo sư Haffner là một cố vấn khoa học cho công ti GlaxoSmithKline và từng có kinh nghiệm với thuốc Avandia. (Cũng cần mở ngoặc ở đây để nói thêm rằng theo qui định chung, hai tác giả Nissen và Wolski không biết những người đồng nghiệp bình duyệt bài báo của mình là ai.) Thay vì bình duyệt bài báo, giáo sư Haffner gửi (qua fax) bản thảo bài báo cho công ti GlaxoSmithKline. Đây là một vi phạm đạo đức khoa học nghiêm trọng. Một trong những qui định đạo đức khoa học là người bình duyệt không có quyền gửi bản thảo bài báo mình duyệt cho bất cứ ai, không được tiết lộ chi tiết của bài báo cho bất cứ ai, và sau khi bình duyệt bản thảo bài báo phải được hủy bỏ. Sự việc được báo chí phanh phui, và gây chấn động trong giới y khoa. Quốc hội Mĩ cũng vào cuộc. Khi được hỏi tại sao ông tiết lộ cho GlaxoSmithKline, giáo sư Haffner lúng túng không trả lời được. Ông nói một câu nói trở thành nổi tiếng: “Tại sao tôi gửi đi là một điều bí ẩn. Tôi thật sự không hiểu nỗi. Lúc đó tôi cảm thấy không khỏe khoắn trong người. Đó là một sai lầm về phán đoán” (nguyên văn: Why I sent is a mystery. I don’t really understand it. I wasn’t feeling well. It was a bad judgment.) Công ti GlaxoSmithKline cho rằng giáo sư Haffner nghi ngờ về phương pháp thống kê của giáo sư Nissen và Wolski, nhưng ông không có khả năng bình duyệt, nên nhờ các chuyên gia trong công ti GlaxoSmithKline giúp đỡ và cho ý kiến. Tuy nhiên, công ti cho biết họ không trả lời giáo sư Haffner, và do đó, họ không vi phạm đạo đức khoa học. Nhưng cũng có người nghi ngờ rằng rất có thể ông muốn báo cho “phe ta” (tức công ti GlaxoSmithKline) biết trước một tin không tốt, để công ti có thì giờ chuẩn bị ứng phó. Có dấu hiệu cho thấy iáo sư Haffner không “mặn mà” với công trình của Nissen và Wolski. Sau khi bài báo được NEJM công bố, ông mỉa mai bình luận rằng “Ba cái tập san y khoa lớn ngày nay đã trở thành những tờ báo lá cải kiểu Ăng Lê, chỉ có cái khác là các tập san này chưa in hình phụ nữ phơi bày vú trên trang 3 mà thôi”! Vấn đề y đức và mâu thuẫn quyền lợi cũng được nêu lên. Giáo sư Haffner không dấu diếm rằng là một nhà khoa bảng và chuyên gia, ông từng nói chuyện trong các hội nghị do công ti GlaxoSmithKline tổ chức, và nhận thù lao lớn từ các cuộc nói chuyện này, nhưng ông không chịu tiết lộ “lớn” là bao nhiêu. Đồng nghiệp của giáo sư Haffner hỏi ông làm việc cho trường đại học, vì bệnh nhân, hay làm việc cho công ti thuốc. Trong bối cảnh quan hệ phức tạp giữa các giáo sư và công ti thuốc ngày nay, câu chuyện Avandia được quá nhiều báo chí phân tích và phanh phui, gieo vào công chúng một nghi ngờ về tính khách quan của các vị giáo sư mang danh nhà khoa học. Sự việc còn trong vòng điều tra. Tập san NEJM sẽ mở cuộc điều tra. Đại học Texas cũng sẽ điều tra. Dù kết quả điều tra ra sao, uy tín của giáo sư Haffner chắc chắn sẽ bị tổn hại. Trong tương lai, ông sẽ không được công bố nghiên cứu và không được bình duyệt cho tập san NEJM nữa. Ngoài ra, khoa học lại có thêm một bài học giáo khoa căn bản về cách không nên làm trong hoạt động khoa học. Đến chuyện tế bào gốc ở nước ta Câu chuyện về qui trình làm việc trong khoa học vừa nêu trên có ý nghĩa và liên quan với một câu chuyện làm khoa học ở nước ta. Như đề cập trong phần đầu, Qui ước Ingelfinger (nhà khoa học chỉ được quyền công bố trước công chúng sau khi đã công bố trên các diễn đàn khoa học và đã qua phản biện) đã được giới khoa học quốc tế chấp nhận và tuân thủ rất nghiêm chỉnh. Tuy nhiên ở nước ta, có quá nhiều nghiên cứu chưa bao giờ (và nhiều trường hợp, không bao giờ) được công bố trên một tập san khoa học nào, thậm chí chưa qua bình duyệt hay phản biện bởi các đồng nghiệp, nhưng nhà khoa học đã tiếp xúc với báo chí và tuyên bố nhiều điều có thể gây ra hiểu lầm đáng tiếc. Tiêu biểu cho trường hợp truyền thông đại chúng đi trước diễn đàn khoa học là câu chuyện nghiên cứu tế bào mầm. Vài tuần qua, báo chí nước ta đưa tinviệc các nhà khoa học Việt Nam thành công trong việc ứng dụng kĩ thuật tế bào gốc để điều trị một bệnh nhân bị hỏng mắt (hội chứng Stevens – Johnson). Đây là một tin vui, vì nếu thật sự thành công, công trình này có thể là một điểm son cho khoa học Việt Nam vốn vẫn còn trong giai đoạn non trẻ, nhất là đối với công nghệ sinh học. Tuy nhiên, một số chuyên gia trong hội đồng nghiệm thu tỏ ra e ngại không biết kết quả đạt được của công trình nghiên cứu là một thành công hay là một sự hiểu lầm do thiếu thông tin. Kể ra, đây là một nghịch lí, bởi vì thành viên nghiệm thu đáng lẽ phải là các chuyên gia có kinh nghiệm. Càng khó hiểu hơn, vì trước khi công trình được duyệt cấp kinh phí thì hẳn đã qua bình duyệt bởi các chuyên gia có kinh nghiệm! Như vậy, có thể nói quá trình bình duyệt đề cương nghiên cứu chưa được hoàn chỉnh. Có thành viên trong hội đồng nghiệm thu đề nghị các chuyên gia nước ngoài bình duyệt và phản biện. Điều này có thể thực hiện được, vì trong thực tế, phần lớn các đề cương nghiên cứu đều được bình duyệt và phản biện qua mạng. Nhưng trong trường hợp này, tôi e rằng các chuyên gia nước ngoài cũng rất khó mà kiểm chứng các thông tin và thành quả của công trình nghiên cứu, bởi vì các tác giả chưa công bố kết quả nghiên cứu trên một tập san chuyên ngành nào! Đây là một trường hợp có lẽ không bất thường ở nước ta, nhưng rất bất thường đối với giới khoa học quốc tế. Và bài học thương hiệu Trong vài năm gần đây, các nhà quản lí khoa học đã nhận ra rằng nghiên cứu khoa học ở nước ta chưa đem lại những thành quả tương xứng so với số tiền do Nhà nước đầu tư. Một trong những lí do là do hoạt động khoa học ở nước ta chưa đạt được những chuẩn mực quốc tế. Một chuẩn mực trong hoạt động khoa học là phải công bố kết quả nghiên cứu trên các diễn đàn khoa học quốc tế (gọi tắt là “công bố quốc tế”). Hai chữ “diễn đàn” ở đây bao gồm các tập san khoa học có uy tín và các hội nghị khoa học quốc tế. Công bố quốc tế là một bước tất yếu trong nghiên cứu khoa học. Một công trình nghiên cứu khoa học không thể xem là kết thúc nếu công trình đó chưa được báo cáo trên các diễn đàn khoa học, nơi đó có những chuyên gia và đồng nghiệp có khả năng đánh giá công trình khoa học. Nếu kết quả chưa qua bình duyệt và phản biện, công chúng không thể biết công trình đó có đạt các chuẩn mực khoa học hay không. Nhưng rất tiếc là cho đến nay, một bộ phận lớn giới khoa học trong nước vẫn chưa có hay chưa tạo nên một văn hóa “công bố quốc tế”. Do đó, đề nghị của các chuyên gia trong hội đồng phản biện là nên công bố kết quả của công trình nghiên cứu tế bào gốc là hoàn toàn hợp lí. Nhưng tôi e rằng vấn đề không đơn giản như thế, vì trong khoa học, nếu không có những chuyên gia có tiếng (tức từng có công bố quốc tế) đứng tên tác giả thì rất khó mà công bố một công trình như nghiên cứu tế bào mầm từ Việt Nam. Lí do đơn giản là chúng ta chưa tạo được một “thương hiệu” khoa học trong ngành này, nên giới khoa học quốc tế vẫn còn dè dặt khi bình duyệt một công trình nghiên cứu từ nước ta. Xin nhắc lại một câu chuyện [chẳng mấy hay ho] rằng khi giáo sư Woo Suk Hwang (Hàn Quốc) muốn công bố công trình nghiên cứu tế bào mầm, vì tự biết mình chưa có “thương hiệu” rất khó có thể công bố bài báo, nên ông phải nhờ đến một chuyên gia người Mĩ là giáo sư Gerald Schatten đứng tên tác giả. Trong khoa học, hiện tượng này được gọi là “gift authorship” (quà tác gia). Khi công trình nghiên cứu bị các đồng nghiệp tiết lộ là một sự ngụy tạo thì giáo sư Schatten cũng bị vạ lây, nhưng ông cố “chạy tội” nói rằng ông chẳng dính dáng gì trong công trình nghiên cứu, ngoài vai trò biên tập tiếng Anh! Qua bài học Woo Suk Hwang và Gerard Schatten, ngày nay rất ít ai dám đứng tên bảo trợ cho một công trình nghiên cứu mà không biết tác giả là ai và vị thế khoa học ra sao. Ngày nay, có thể nói rằng nghiên cứu khoa học cũng giống như một doanh nghiệp nhỏ về tri thức. Trong doanh nghiệp này, giám đốc là người đứng đầu một nhóm nghiên cứu; nhân viên viên là nghiên cứu sinh và nhà nghiên cứu; và sản phẩm là thành tựu nghiên cứu, bao gồm thông tin khoa học, bài báo khoa học, và bằng sáng chế. Cũng như doanh nghiệp cần có vốn và thu nhập, nhóm nghiên cứu khoa học cũng cần có tài trợ và phải thường xuyên sản xuất ra sản phẩm. Nếu không sản suất ra sản phẩm hay dịch vụ thì doanh nghiệp nên đóng cửa. Nếu doanh nghiệp cần phải xây dựng một thương hiệu đề tồn tại trong thương trường, thì nhóm nghiên cứu khoa học cũng cần phải tạo cho mình một vị trí hay một “thương hiệu” trong trường khoa học quốc tế. Nếu doanh nghiệp tạo thương hiệu bằng sản phẩm có chất lượng cao và uy tín của người giám đốc, thì nhóm nghiên cứu khoa học cũng phải có những công trình nghiên cứu có ảnh hưởng lớn và người đứng đầu nhóm nghiên cứu phải có uy danh. Ngoài ra, giám đốc doanh nghiệp là một người chẳng những quán triệt về qui trình sản xuất và buôn bán mà còn phải giỏi về quản lí tài chính; tương tự, người đứng đầu nhóm nghiên cứu chẳng những nắm vững chuyên môn, mà còn phải là một nhà quản lí công trình giỏi. Nghiên cứu khoa học và doanh nghiệp ngày nay có rất nhiều điểm tương đồng. Nghiên cứu khoa học Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực công nghệ sinh học và di truyền học, cần thời gian để gầy dựng một thương hiệu trên trường khoa học quốc tế qua những công trình nghiên cứu có chất lượng cao và được đồng nghiệp quốc tế công nhận. Muốn như thế, hoạt động nghiên cứu khoa học không nên làm theo kiểu “đánh du kích” hay “đi tắt đón đầu”, mà phải tuân theo các chuẩn mực mà cộng đồng khoa học chấp nhận, kể cả việc công bố quốc tế, qua quá trình phản biện, trước khi công bố trên hệ thống truyền thông đại chúng. . Truyền thông, khoa học và … doanh nghiệp Nguyễn Văn Tuấn Mối tương tác giữa khoa học và truyền thông thường diễn ra theo một một qui ước. đây: nhà khoa học, tập san khoa học, và truyền thông. Hệ thống truyền thông chuyển tải những thành quả nghiên cứu khoa học đã được bình duyệt và công bố trên tập san do nhà khoa học soạn thảo nghiên cứu, bao gồm thông tin khoa học, bài báo khoa học, và bằng sáng chế. Cũng như doanh nghiệp cần có vốn và thu nhập, nhóm nghiên cứu khoa học cũng cần có tài trợ và phải thường xuyên sản xuất

Ngày đăng: 31/07/2014, 05:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan