Kinh Nghiệm Học Môn Vẽ Kỹ Thuật. Có 1 số bạn sv khi bắt đầu học ở ĐHBK HN đều choáng vì môn học Hình Họa và vẽ kỹ thuật. Quả thực tôi cung đã từng bị như vậy. Có cách nào học môn học này tốt không ? Mỗi bạn sẽ có những kinh nhiệm học môn này riêng. Với tôi có một số ý tưởng học môn Vẽ kỹ thuật như sau: Môn này thực chất là vẽ mô hình (chi tiết) sau khi chiếu nó lên các mặt phẳng hình chiếu (theo quy ước). Các câu hỏi thường là: vẽ thêm 1 hình chiếu, vẽ hình phối cảnh, hoặc khó nhất là vẽ tách (vẽ 3 hình chiếu của 1 chi tiết trong 1 cụm chi tiết) Cách đầu tiên mà khỏi phải suy nghĩ là sử dụng phần mềm CAD (Solidworks, Cimatron, ) để dựng hình 3D rồi kết xuất ra bản vẽ 2D (bạn có thể tham khảohttp://www.bkmech.com.vn/cd.htm ). Tất nhiên cách này không dùng để đi thi nhưng nó sẽ giúp bạn biết là bạn đã vẽ 2D đúng hay sai khi làm bài tập vẽ kỹ thuật. Có thể coi nó là 1 ông thầy "dễ tính và luôn sẵn sàng" để giúp bạn. Cách thứ 2: luyện khả năng "vẽ tay" 3 điểm mấu chốt để có thể vẽ được các hình chiếu chi tiết là: - Xác định tọa độ các đỉnh của chi tiết trên các hình chiếu. Kinh nghiệm hay là chọn trước 1 vài điểm trên chi tiết làm điểm cơ sở còn các điểm khác được xác định thông qua các điểm trên (khoảng cách tương đối). - Xác định cách nối giữa các đỉnh trên. Thường thì chỉ có thẳng và tròn mà thôi. Nếu là thẳng thì cứ yên tâm kẻ thẳng giữa 2 đỉnh là OK. Còn nếu đường nối là cung tròn thì trên hình chiếu có thể vẫn là tròn (nếu chiếu thẳng góc) hoặc hình ellipse (nếu chiếu nghiêng góc). - Xác định nét khuất: cái này hơi khó trình bày. Thường để vẽ nét khuất trên hình chiếu đứng thì phải nhìn hình chiếu bằng xem đường đó có nằm sau bề mặt nào hay không và ngược lại. Sau khi vẽ được, 1 điểm nữa cần quan tâm là "phải vẽ đúng". "Vẽ đúng" ở đây có nghĩa là vẽ đúng theo quy ước của vẽ kỹ thuật và đầy đủ các kích thước cần thiết kèm dung sai. Một số quy ước cơ bản như: ren, cắt trích, không cắt trục và gân, vẽ ổ bi, Kích thước: thường ghi kích thước bao, kích thước lắp ghép, còn lại thì cần chú ý kẻo ghi thừa. Có 1 điểm nhỏ nữa hay mắc khi vẽ tách: các chi tiết bao giờ cũng được thiết kế có tính công nghệ. Ví dụ: khoan rồi ren thì chiều dài phần có ren bao giờ cũng phải ngắn hơn chiều sâu lỗ khoan, phần thoát đá mài khi mài trụ trong và ngoài, Các bạn khác có ý kiến gì hay về cách học môn Vẽ Kỹ thuật không ? Vẽ kỹ thuật là một loại “ngôn ngữ” của các ngành thiết kế. Học môn vẽ trước hết là để có thể đọc được các bản vẽ thiết kế rồi tiến tới tự lập các bản vẽ thiết kế trong công việc của mình. Ở khoa mình, học vẽ có thể chia làm mấy phần: Hình họa: Phần này cung cấp kiến thức cơ sở về các phép chiếu, các nguyên tắc và phương pháp dựng hình biểu diễn của các vật thể, từ các đường mặt cơ bản cho đến các giao.Thật ra, nó không xa lắm đối với phần hình không gian và dựng hình trong trường phổ thông. Bạn cần nắm vững các định lý cơ sở, chẳng hạn như là 2 mặt bậc 2 giao nhau cho một đường bậc 4, các phương pháp tìm giao tuyến của đường với mặt, mặt với mặt, nhớ được các dạng giao và cách tìm giao của những hình khối cơ bản: trụ, cầu, hình hộp… Ngoài ra cũng nên nhớ đến một số đường và mặt cơ bản để còn học các môn chuyên ngành về sau. Ví dụ như là đường thân khai để học bánh răng, mặt hêlicôít để học ren … Khi vẽ, những hình dung ban đầu, nếu có thể được, là điều tốt nhưng không phải là tất cả, để vẽ đúng và đủ nghiệm hình thì bạn phải dựa vào lý luận logic và các phép dựng hình, phép biến đổi hình chiếu. Tài liệu tuyệt vời nhất cho môn này là quyển bí kíp võ công toàn thư của thầy Nguyễn Văn Hiến, khá dầy, giá gốc trên 50k cho nên cứ ra ngoài đường mà mua sách photo thôi. Học môn này thì cốt yếu là luyện tập nhiều, nên dành cho nó ít nhất một buổi một tuần, đến tuần thứ 10 thì lôi đề thi về mà vẽ thử. Đề thi rất cơ bản, yên tâm là làm vài cái bạn sẽ chán ngay thôi. Vẽ kỹ thuật cơ sở: Trọng tâm là các quy ước về đường nét, cách lập 3 hình chiếu vuông góc, và hình chiếu trục đo. Đối với 2 hình chiếu đầu thì không có gì đáng ngại, vì người ta cho sẵn rồi mà!. Để dễ lập được hình chiếu còn lại từ hai hình chiếu đã cho thì cần nhớ một số kiến thức Hình họa như là: gióng từ 2 hình chiếu để tìm nó trên hình chiếu thứ ba, cách vẽ các giao tuyến giữa các đường và mặt. Chủ yếu là giao của mặt phẳng với mặt cong như trụ, cầu và giao giữa 2 mặt cong là trụ với trụ hoặc trụ với cầu. Đầu tiên là xác định các biên của đường cong giao phải tìm, nó nằm trên các đường sinh biên hoặc đường giới hạn của hình ban đầu, bạn tìm thêm điểm giữa cung cong, cẩn thận nữa thì tìm thêm 2 điểm 2 bên, rồi dùng thước cong lựa đoạn nào đẹp đẹp mà phệt cho nó một nhát là xong. Vẽ mặt cắt cũng là một yêu cầu quan trọng, cần chọn chỗ cần cắt cho hợp lý, biểu diễn được nhiều nhất mà không thừa. Thường thì đó là trên hình chiếu đứng vì hình chiếu đứng cũng đã được chọn sao cho biểu diễn được nhiều nhất. Chú ý là trục thì không cắt dọc trừ chỗ trích ren hoặc lắp then, cánh mỏng cũng không cắt vì dễ gây nhầm lẫn với nón…Kích thước cần được ghi theo quy cách và đầy đủ. Trong các bản vẽ chế tạo Cơ khí tiêu chuẩn không có hình chiếu trục đo, hình chiếu trục đo đôi khi được thêm vào trong một số tài liệu chỉ để minh họa cho bản vẽ thêm dễ hiểu, còn trong chương trình thi thì hình chiếu trục đo là chỗ mà các thầy xem xem bạn có hiểu và hình dung được chi tiết hay không. Để vẽ, trước hết bạn phải xem là nên vẽ hình vuông góc đều hay xiên góc cân. Loại đầu tiên là thường gặp nhất và nói chung là dùng nó hết thì cũng được nhưng đôi khi gặp hình có nhiều vòng tròn đồng tâm, trụ đồng trục hay các khối hộp chữ nhật thì dùng loại thứ hai hiệu quả hơn. Đến đây thì có 2 phương pháp phân tích, một là phân tích theo mặt: bạn đi từ hướng quan sát vào hình vẽ và vẽ từng mặt một theo thứ tự trên hướng nhìn ấy, mặt nào biểu diễn bằng những đường nào, mặt nào suy biến thành đường nào, nét nào thấy vẽ luôn nét liền, nét nào khuất thì vẽ nét mờ (đừng vội bỏ đi vì có thể nó sẽ cần sau này); hai là phân tích theo khối: tách các vật thể thành từng khối tại những chỗ giao cơ bản. Nên phân tích theo mặt thì dễ hiểu hơn, áp dụng cho cả khi vẽ hình chiếu cạnh. Cũng như môn Hình họa, bạn nên nắm được các giao cơ bản, tài liệu tốt nhất là ở các hàng photo trong trường, hay bán tập hình các giao cơ bản và các tập đề có giải mẫu một số hình. Chú ý các dạng giao Monger đặc biệt như hai trụ có cùng đường kính giao nhau là 2 elíp và trên các hình chiếu thẳng góc 2 elip ấy suy biến thành 2 đoạn thẳng… Trong quá trình học, đây là lúc các bạn bắt đầu được học các kiến thức thực tế rất thú vị về cấu tạo của các chi tiết máy như: gân, cánh, then bán nguyệt, các yếu tố có tính công nghệ như vật đúc thì thường có thành dày đều về các phía, một số cạnh, góc lượn hay được mài để tránh tập trung ứng suất… Nếu các bạn vẽ bài tập tốt thì đi thi có thể được cộng điểm. Việc chịu khó rèn luyện kỹ năng và tích cực hỏi thầy những thắc mắc sẽ giúp bạn tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho công việc sau này. Khi thi, có một vài kinh nghiệm về “quân trang, quân dụng” như thế này: Chì bạn nên dùng loại xịn xịn một tí, khoảng 5k/1hộp thì vẽ mới ngon không bị hằn vết trên giấy, tẩy dễ dàng, loại chì này cũng không hay gẫy như chì 2k/hộp, rất khó chịu. Bạn nên có thêm một mẩu giấy ráp nhỏ, độ mịn hơi cao một chút, khi cần vẽ nét liền đậm thì bạn dựng đứng bút chì, còn khi cần nét mảnh thì bạn mài qua giấy ráp một chút, đặc biệt là khi dùng compa thì cho những nét rất đẹp và sạch.Tẩy thì nên dùng các cục tẩy mềm, có màu xanh đỏ và thơm. Bạn lấy dao cắt vát ra một vài miếng có cạnh sắc và nhỏ để tẩy những chi tiết nhỏ và tỉ mỉ trong bản vẽ. Nên dùng một tờ giấy trắng che lên những phần đã vẽ để tránh dây bẩn ra bản vẽ. Cạnh thước sau khi vạch chì có nhiều vụn chì thì quệt vào cổ tay cho sạch trước khi đặt lên giấy vẽ tiếp. Khi thi nhớ mang theo 2 kẹp giấy để kẹp chặt giấy thi vào đề bài mà can đề, đề đã được in đúng tỷ lệ 1:1. Để vẽ được các elip to hơn trong thước elip thì dùng AutoCAD vẽ lấy những kích thước 60, 65 … 120, 125 …rồi in 1:1. Cách vẽ rất đơn giản, bạn cứ vẽ hình tròn, tô đậm nét lên rồi đổi góc nhìn sang trục đo là xong. Phần AutoCAD kỳ này học những thao tác vẽ cơ bản. Tài liệu CAD có thể dùng quyển CAD cũng của thầy Hiến, viết rất gọn gàng và đầy đủ, có bán trên bộ môn. Vẽ tách: Phần đầu của kỳ này là học những cách vẽ quy ước về ren, các loại vít, đai ốc, then và bánh răng. Các tiết máy này trừ trường hợp cần trích cho rõ một số hình dạng đặc biệt ngoài ra không được vẽ đặc tả mà vẽ theo quy ước. Các bạn bắt đầu làm quen với các hình dạng và cách chế tạo một số tiết máy cơ bản, bắt đầu tra các bảng tiêu chuẩn và các chuẩn vẽ quy ước. Phần này không có gì ngoại trừ một vài chú ý nhỏ về các mối ghép dùng vít cấy vẽ ở trạng thái không biến dạng các chi tiết ghép, chú ý trình tự gia công, ở bánh răng thì chú ý bánh dẫn và bánh bị dẫn. Cũng là lúc các bạn biết thêm tại sao một số chi tiết lại chế tạo dầy ở vành ngoài và mỏng ở phần đĩa bên trong, lỗ ren thì có một đoạn thừa do khoan, tại sao đai ốc lại thường có 6 cạnh lục lăng, ren phải hay dùng ở đâu còn ren trái hay dùng ở đâu, rồi thì rãnh thoát dao khi tiện các chi tiết trụ… Các phần trên là để phục vụ cho vẽ tách, cũng là nội dung thi. Như thầy giáo dạy mình nói, nhiều năm trước thì có cho sinh viên tháo bơm thật, kích thật ra mà vẽ tách. Giờ thì kích với bơm cất trong kho còn sinh viên thì học chay. Chả ai cần phải nỗ lực để chúng ta được học nhiều hơn cả! Cái cảm giác nhìn thấy cái bàn máy mình từng vẽ trên giấy trong xưởng cơ khí thật là kinh khủng… Thay vì ở kỳ trước người ta cho sẵn hai hình chiếu, bắt các bạn vẽ hình chiếu còn lại và hình trục đo thì kỳ này từ một cơ cấu máy bạn phải tách ra một chi tiết nào đó và cũng biểu diễn ba hình chiếu và hình trục đo. Khi phân tích bản vẽ lắp, để phân biệt các chi tiết nên chú ý đến các nét gạch mặt cắt, chú ý đến tính đối xứng của tiết máy và một phần cũng rất quan trọng là bạn phải hiểu chức năng của chi tiết máy ấy trong cơ cấu cũng như tính công nghệ của nó. Các chi tiết ở kỳ này hay có những nét nhỏ hơn kỳ trước và vì vậy bạn đừng ngại vẽ tay ở những chỗ ấy, nhanh hơn nhiều là tỉ mẩn dùng thước. Thêm nữa chi tiết hay có các lỗ đối xứng để lắp ghép không cẩn thận thì có thể nhầm khi bạn quan sát từ các góc nhìn khác nhau. Điểm thú vị nữa ở kỳ này là bạn được biết thêm nhiều cơ cấu như cam, cóc… Phần AutoCAD kỳ này tập trung vào tổ chức các layer. Bài kiểm tra CAD có thể là điều kiện thi. Vẽ lắp: Kỳ trước bắt tháo ra, bây giờ thì bắt lắp vào. Bài tập ròng rã cả kỳ là khoảng 2 đến 3 bản vẽ lắp. Người ta cho tất cả các chi tiết của một máy hoặc bộ phận máy nào đó và sinh viên có nhiệm vụ lắp chúng lại với nhau. Đến kỳ này thì các bạn cũng đã dày dạn kinh nghiệm trận mạc rồi. Tuy vậy vẫn còn một vài chú ý về tính công nghệ của các chi tiết lắp và trạng thái làm việc của máy. Bản vẽ lắp là bản vẽ máy đang ở chế độ hoạt động. Bạn phải hình dung hai quá trình tương đối như sau, một là lắp ráp và điều chỉnh sao cho được một cỗ máy hoạt động ổn định; hai là quá trình hoạt động của máy. Ở quá trình thứ nhất, bạn cần biết được các chi tiết được lắp với nhau bằng cách nào, và với cách lắp đó chi tiết được chế tạo bằng vật liệu gì, chế tạo như thế nào, các yêu cầu lắp ghép ra sao. Ví dụ như mối ghép có độ dôi ở đầu một cái van, mình chắc các bạn cũng sẽ vẽ nó thôi, thì chi tiết bên trong làm bằng đồng, bên ngoài bằng thép, lắp vào nhau cho khít, thì cái bên trong mềm hơn được đóng vào bằng búa gỗ, sau đó khoan và làm ren chỗ mặt tiếp xúc để bắt vít thêm cho chắc. Ở quá trình thứ hai, cơ cấu đang ở trạng thái còn hoạt động được, ở trạng thái này bạn phải xem xem chi tiết đang vẽ nó có vai trò gì, chịu lực ra sao, vị trí của nó trong cơ cấu ở trạng thái còn hoạt động được. Nếu không để ý có thể vẽ cái đai ốc chèn đã vặn hết cỡ, khi đó thì nó cũng đã hết khả năng làm việc rồi còn đâu. Chú ý những rãnh dầu để đảm bảo điều kiện bôi trơn hay tản nhiệt… Trình bày bản vẽ lắp phải chú ý các ghi chú, các chỗ đánh số chi tiết phải đặt thẳng nhau cho gọn gàng và sáng sủa, chú ý cắt cho hợp lý, không thừa, chú ý vẽ trích nếu thấy cần thiết. Tóm lại là như mình đang thiết kế cho người khác xem. Nội dung thi là cho bản vẽ lắp có sẵn 2 hình chiếu, vẽ hình chiếu còn lại, cắt hợp lý và trích nếu thấy cần thiết. Bài này cũng có nhiều chi tiết nhỏ nên vẽ tay cho nhanh. AutoCAD của kỳ này là vẽ 3D. Bạn vẽ từng chi tiết thật, lắp nó lại với nhau, cắt và chiếu để có được bản vẽ lắp, gạch mặt cắt và ghi kích thước hoàn chỉnh bản vẽ. Về cơ bản, các thao tác vẽ trên các mặt được đưa về từng mặt phẳng tương ứng và ta vẽ phẳng bình thường. Các thao tác vẽ không gian thì chỉ chuyển góc nhìn phù hợp và dùng các lệnh biến hình như cộng, trừ khối, extrude… Chú ý cách chỉnh mật độ lưới, cách quản lý màu các layer cho dễ nhìn và dễ thao tác. Để vẽ được hiệu quả và tốn ít thời gian, bạn nên vạch một trình tự công việc trước khi vẽ. Một vấn đề các bạn hay thắc mắc là việc vẽ ren thực trong không gian. Lệnh Extrude không thực hiện được với đường hêlicôít và nói chung không cần vẽ tả thực mà cũng chỉ vẽ quy ước để khi bạn lắp và cắt để tạo bản vẽ lắp là có ren theo quy ước thôi. Tuy không dùng Extrude được, nhưng bạn có thể dùng một vài mẹo nhỏ (array chẳng hạn, trong quyển của Nguyễn Hữu Lộc có đấy). Muốn vẽ ren thực thì có thể dùng Cimatron, Solidwork… Bộ môn Cơ học ứng dụng có tổ chức dạy các phần mềm này trên tầng 3 nhà C3. Bài tập CAD là điều kiện thi, mỗi nhóm chừng 15 người sẽ làm một bài vẽ lắp, mỗi người phụ trách một hoặc một vài chi tiết sau khi đã thống nhất kích thước rồi lắp lại với nhau. Bài cũng khá khoai, nếu chỉ một người làm thì phải ròng rã một, hai ngày trời mới xong. AutoLisp không được dạy, bạn có thể học sau khi học môn Chi tiết máy cũng được. Dung sai và lắp ghép: Phần này được dạy thành một môn riêng nhưng nó cũng là phần cơ sở quan trọng trong công tác thiết kế. Riêng trong việc lập bản vẽ, nó quy định cách ghi kích thước, dung sai hình dạng, vị trí và độ nhám bề mặt, cách tính, giải các chuỗi kích thước kết hợp với tính công nghệ để ghi kích thước bản vẽ. Học vẽ rất vui và thú vị, bạn tích lũy kinh nghiệm từng chút một và học được nhiều điều qua từng bản vẽ. Đây là những gì mà mình và các bạn cùng lớp đã trải qua trong quá trình học môn Vẽ, hy vọng nếu có bạn nào khóa sau cảm thấy lăn tăn với môn vẽ thì có thể tìm thấy điều gì đấy hữu ích. . Kinh Nghiệm Học Môn Vẽ Kỹ Thuật. Có 1 số bạn sv khi bắt đầu học ở ĐHBK HN đều choáng vì môn học Hình Họa và vẽ kỹ thuật. Quả thực tôi cung đã từng bị như vậy. Có cách nào học môn học này. về cách học môn Vẽ Kỹ thuật không ? Vẽ kỹ thuật là một loại “ngôn ngữ” của các ngành thiết kế. Học môn vẽ trước hết là để có thể đọc được các bản vẽ thiết kế rồi tiến tới tự lập các bản vẽ thiết. môn học này tốt không ? Mỗi bạn sẽ có những kinh nhiệm học môn này riêng. Với tôi có một số ý tưởng học môn Vẽ kỹ thuật như sau: Môn này thực chất là vẽ mô hình (chi tiết) sau khi chiếu nó lên