1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Điều cần biết trong sinh hoạt hằng ngày của người cao tuổi (Phần 2) potx

4 479 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 99,99 KB

Nội dung

Điều cần biết trong sinh hoạt hằng ngày của người cao tuổi (Phần 2) Người cao tuổi không nên kê gối cao khi nằm ngủ. Để hạn chế thiếu máu não đột ngột, đang nằm, nếu muốn ngồi dậy thì không nên nhấc đầu một cách đột ngột mà phải xoay đầu và nghiêng người lại, chống tay dậy từ từ. Việc nằm đọc sách lâu cũng có hại cho mắt, gây mỏi người, mỏi tay, máu dồn xuống thấp và gây bệnh trĩ. Buổi sáng ngủ dậy, nếu hay bị đau lưng, đau khớp gối, khớp các ngón tay, hãy vận động một lúc sẽ thấy dễ chịu. Tuy nhiên, cần đi khám để phòng thoái hóa khớp. Các thuốc chống đau (Cortancyl, Indometacin, Alaxan ) thường có hại cho dạ dày; vì vậy, luyện tập là biện pháp điều trị chủ yếu. Hãy khởi động các khớp trước khi bỏ chân xuống giường, vuốt dọc cơ thắt lưng làm dịu cơn đau cột sống, bóp chặt đầu gối rồi mới cử động. Tốt nhất là dùng bao gối (của các cầu thủ đá bóng) khi đi lại, lên xuống thang gác nếu có hiện tượng thoái hóa đầu gối. Khi ngủ dậy, nếu thấy cảm giác khác thường như tê nửa người, bại một bên chân hoặc tay, cần nằm nghỉ và mời bác sĩ đến khám, không cạo gió, không cố tập thể dục. Đây có thể là một tai biến mạch máu não, nhất là khi có tăng huyết áp, xơ vữa động mạch. Nằm, ngồi và một số hoạt động khác Nên tránh chỗ ngồi có gió lùa. Nếu ngồi quạt thì không để gió thổi thẳng vào gáy và đỉnh đầu. Nên dùng quạt quay để thay đổi hướng gió, không để gió luôn thổi thẳng vào người. Khi mở cửa, chú ý đứng nép mình sau cánh cửa để gió không lùa thẳng vào mặt, dễ bị cảm. Khi ngồi ở nơi có gió mạnh (ban công, bên hồ) nên ngồi ở vị trí để gió thổi vào lưng. Khi lên xuống cầu thang, nếu tức ngực, khó thở khác với bình thường, nên đi khám bệnh. Nếu nhói đau bên ngực trái và khó thở, cần chú ý đến chứng thiếu máu cơ tim. Để giữ cột sống, không nên với tay lấy một vật gì quá tầm, không bê vật quá nặng. Khi mang xách, trọng lượng nên cân đối cả hai bên. Không cúi lom khom khi quét nhà, quét sân, kể cả lúc bê một vật gì đó. Giữ cho lưng thẳng trong mọi trường hợp có thể. Nên kê một gối êm, cao vừa phải vào đoạn cột sống thắt lưng khi nằm để chữa tật còng lưng. Đối với người cao tuổi, hoạt động thể lực và trí lực rất cần thiết nhưng phải thực hiện đều đặn và thường xuyên, tránh tình trạng bữa đực, bữa cái. Não có hoạt động thì lượng máu lên nuôi não cũng nhiều hơn; nếu không, não dễ bị teo nhỏ. Tay chân không hoạt động, cơ bắp sẽ teo nhẽo, khớp đau, dẫn đến suy nhược, lười biếng, rút ngắn tuổi thọ. Đại, tiểu tiện Bình thường, mỗi ngày người cao tuổi có thể đại tiện 3 lần sau các bữa ăn hoặc 2- 3 ngày mới đi một lần. Tổng lượng phân không quá 200 g nếu ăn ít chất xơ. Gọi là đi lỏng nếu đi đại tiện nhiều lần trong ngày và phân lỏng (thường là do rối loạn chức năng đại tràng). Gọi là táo bón nếu 4 ngày mới đi đại tiện một lần, phân khô từng lọn, có nhiều chất nhầy trắng bao bọc bên ngoài. Nếu 1-3 ngày đại tiện một lần, phân khô thì không thể gọi là táo bón. Phân khô là do ăn ít rau, uống ít nước nhưng chưa bù đủ nước cho lượng mồ hôi đã mất sau khi hoạt động thể lực. Người đi phân lỏng phải kiêng cá, mỡ, sữa, trứng trong nhiều năm; cần khám kỹ vì có thể đó là dấu hiệu viêm đại tràng mạn tính do tự ý dùng thuốc kháng sinh. Cần tạo thói quen đi đại tiện hằng ngày, hoặc 1-2 ngày/lần. Nếu phân có máu tươi, cần khám bệnh sớm, yêu cầu thăm khám hậu môn để phát hiện ung thư phần thấp của trực tràng. Không rặn mạnh khi đại tiện để phòng xuất huyết ở một mạch máu đã bị tổn thương trước đó. Có thể tạo phản xạ dễ đi đại tiện bằng cách tập thể dục, xoa day thành bụng từ phải sang trái, uống trước một cốc nước, một ly sữa hoặc một ly cà phê. Việc thay đổi tư thế ngồi lúc đi đại tiện (ngồi xổm, ngồi nghiêng sang bên trái, ngồi ngả ra đằng sau) cũng có thể làm cho cơ thít hậu môn dễ mở hơn. Đi đại tiện xong, không đứng dậy ngay một cách đột ngột mà nên cúi mình ra trước, từ từ ngồi dậy. Nếu thấy chóng mặt, nên vịn vào một chỗ nào đó, chờ hết chóng mặt hãy đứng lên. Đây là tình trạng thiếu máu lên não, thường chỉ thoáng qua; nếu kéo dài thì nằm nghỉ, tốt nhất là có bác sĩ theo dõi. Người cao tuổi bình thường đi tiểu dễ dàng, không buốt, không rắt, không sót lại; tia nước tiểu thẳng, không bị ngắt quãng. Tình trạng hay tiểu tiện đêm có thể do mất ngủ, hoặc có một vài bệnh như viêm đường tiết niệu, bệnh tuyến tiền liệt Khi đi tiểu cũng phải vịn vào một chỗ nào đó. Nếu chóng mặt thì cúi đầu ra phía trước, chờ hết hãy đi vào. Khi đi tiểu, một lượng nhiệt sẽ bị thải ra theo nước tiểu, áp suất trong ổ bụng bị hạ thấp do mất sự chèn ép của bàng quang, lượng máu lên não thiếu. Điều này cũng gây chóng mặt và dễ bị ngã. Kinh nghiệm cho thấy, tai biến mạch máu não ở người cao tuổi dễ gặp về ban đêm, lúc dậy đi tiểu. Do đó, nếu đang đắp chăn ấm, trước khi ngồi dậy, phải mở dần chăn ra để nhiệt độ cơ thể thích nghi với nhiệt độ bên ngoài, đồng thời phải nằm nghiêng một lúc rồi mới từ từ ngồi dậy. Nếu đi tiểu rắt, buốt hay có máu, nên đến khám bác sĩ chuyên khoa. Về ban đêm, tốt nhất là có bô tiểu để cạnh giường, tiện tầm tay với, không phải đi ra khỏi phòng. . Điều cần biết trong sinh hoạt hằng ngày của người cao tuổi (Phần 2) Người cao tuổi không nên kê gối cao khi nằm ngủ. Để hạn chế thiếu máu não đột. thẳng trong mọi trường hợp có thể. Nên kê một gối êm, cao vừa phải vào đoạn cột sống thắt lưng khi nằm để chữa tật còng lưng. Đối với người cao tuổi, hoạt động thể lực và trí lực rất cần thiết. mỗi ngày người cao tuổi có thể đại tiện 3 lần sau các bữa ăn hoặc 2- 3 ngày mới đi một lần. Tổng lượng phân không quá 200 g nếu ăn ít chất xơ. Gọi là đi lỏng nếu đi đại tiện nhiều lần trong ngày

Ngày đăng: 31/07/2014, 03:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w