1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

HƯỚNG DẪN HÀNH NGHỀ - Thợ hồ pot

5 542 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 126,72 KB

Nội dung

Thợ hồ Thợ hồ, thợ xây, thợ nề là những từ đồng nghĩa với nhau. Hiện nay thợ hồ là một trong những nghề mang tính tự do. Rất ít thợ được đào tạo qua trường lớp, phần đông đều tự học qua công việc. Những người thợ đi lên bằng con đường tự học thường bắt đầu bằng công việc lao động phổ thông. Công việc của người lao động phổ thông bao gồm: xách nước, xách hồ, khuân gạch, đào đất, vác cây, vác tôn… từ những việc nặng nhọc đến những việc linh tinh. Tiền lương thường được lãnh theo ngày. Khi đã quen với việc lao động phổ thông, họ dần dần biết trộn hồ, phụ quét vôi, phụ đóng trần… Những người thợ chính hoặc cai sẽ kèm cặp và đưa dần họ lên thành thợ phụ. Thời gian từ lao động phổ thông lên thành thợ phụ thường từ 6 tháng đến 1 năm. Nếu người học việc chăm chỉ, biết nhận xét, hòa đồng với mọi người thì thời gian học việc sẽ nhanh hơn. Trong công trình có những lúc công việc rất căng và sẽ dẫn đến tình huống thiếu thợ chính. Lúc đó, những người thợ phụ được đào tạo cấp tốc để làm thợ chính, bắt đầu làm từ việc dễ đến khó dần. Giai đoạn này rất quan trọng, ai vượt qua sẽ được công nhận là thợ chính, nếu không vượt qua được thì phải tiếp tục làm thợ phụ. Thợ chính cũng được chia thành nhiều bậc, tùy theo mức lương. Khi thành thợ chính, người thợ thường phải tự học thêm về cách đọc bản vẽ. Lúc này ai có được trình độ phổ thông cấp 2-3 thì sẽ tiến bộ thấy rõ. Người thợ lúc này rất cần bổ sung kiến thức về đọc dự toán, đọc bản vẽ kiến trúc, đọc bản vẽ kết cấu. Thường có thể học ngay tại công trường do cai hoặc các kỹ sư chỉ lại. Ai có điều kiện thì đến trường học thêm buổi tối về các kiến thức đó. Công việc của người thợ hồ rất đa dạng, bắt đầu từ hố móng của công trình đến lúc hoàn thiện, bao gồm: - Đào móng: Công việc đào móng rất đơn giản, đó là công việc lao động phổ thông. Tuy vậy, cần có người thợ chính để lấy độ cao của công trình, xác định độ sâu của móng, xác định vị trí móng, cân móng cho vuông góc, song song. Khi đào móng thì người thợ làm sắt phải bắt đầu. Người thợ chính phải chỉ cho họ cần loại sắt nào để làm sắt vỉ móng, cổ móng, đà kiềng. - Khi đã hoàn tất móng và đà kiềng, bắt đầu vào sắt cột và đổ cột. Người thợ chính phải làm việc với thợ sắt và thợ cốp-pha để chuẩn bị sắt, khuôn cho việc đổ cột bê tông. Đổ cột xong, có thể xây tường bao ngay. Lúc này cũng là lúc thợ sắt và cốp- pha bận nhất vì phải lo việc đổ sàn. - Công việc cứ diễn tiến, còn phải lắp đặt cửa, làm cầu thang (đây là một việc khó nhất), chạy các chỉ tường, mũ cột, làm các công trình phụ, tô tường, quét vôi, sơn, lát gạch nền, ốp gạch tường…. Nghề thợ sơn Nghe đến nghề “thợ sơn”, chúng ta hình dung ngay chiếc áo thợ nhằng nhịt, loang lỗ những mảng màu. Công việc không nhẹ nhàng lắm, nào là chà nhám, leo trèo suốt cả ngày, lúc thì cầm cọ sơn, lúc thì bình sơn phun… phải làm việc liên tục trong môi trường bụi bặm và hơi xăng. Tuy là cực như thế, nghề thợ sơn vẫn được nhiều người lựa chọn. Để hành nghề thợ sơn, hầu hết là tự học trong công việc và thợ học lẫn nhau. Nếu bạn thích nghề thợ sơn, cần chú ý các điểm sau: 1/ Chọn sơn: Sơn dầu trên thị trường hiện nay có nhiều loại khác nhau. Loại sơn chất lượng thấp nhất là sơn tổng hợp, được bán theo từng can (thùng) 10 lít. Loại sơn nào đi nữa cũng không được đóng cục trong thùng, lớp màng sơn phải đều, hạt bột sơn mịn, khi quậy đều phải sánh. Khi nhúng cọ vào sơn, sơn hòa quện lấy cọ, không được chảy thành giọt. Sau khi sơn, mặt sơn phải mau khô, mặt bóng, không có hạt, sờ không dính tay. 2/ Cọ sơn: Nên chọn cọ dẹt, bằng lông ngựa đủ cứng, khi quét, lớp sơn dễ đều, ít sọc. 3/ cách sơn: Trước khi sơn cần làm sạch và láng bề mặt cần sơn bằng giấy nhám. - Sơn bằng cọ (painter): Nhúng ngập phần cọ vào sơn, tránh nhúng quá sâu sơn bám nhiều dễ nhễu làm dơ và hao phí. Khi nhấc cọ lên, quệt nhẹ vào miệng hộp sơn để lấy vừa đủ lượng sơn cần thiết. Quét đều tay lên bề mặt cần sơn, nên sơn từng lớp mỏng, lớp này khô rồi mới sơn lớp khác. Tránh để sơn dồn vào các góc cạnh, các mặt lõm. Thao tác sơn: đưa tay đều từ trên xuống dưới, dịch chuyển từ trái sang phải. Cọ sơn hợp với mặt sơn một góc nghiêng khoảng 45 độ. Sau khi sơn xong, muốn bảo quản sơn dư trong thùng, hãy đổ một lớp dầu mỏng lên mặt sơn rồi đậy kín nắp thùng sơn lại. Với cọ sơn cần rửa sạch bằng dầu và ngâm đầu cọ trong dầu. Nếu lỡ để cọ sơn đóng cứng, hãy đặt cọ vào một lon có giấm, đun sôi trên bếp để lớp sơn bong ra và cọ cũng sẽ mềm như lúc đầu. - Sơn phun (spray paint): Muốn dùng cách sơn phun, bạn phải đầu tư khá nhiều. Phải có một máy nén khí, bình sơn phun (airless spray gun). Sơn phun cho bề mặt sơn đều và đẹp. Thông thường với những công trình lớn hoặc bề mặt sơn lớn, dùng cách sơn phun sẽ nhanh và tiết kiệm được nhiều sơn. Nếu bạn có bộ đồ nghề sơn phun thì nên chọn thêm một thợ phụ. Hãy đến các công trình xây dựng để xin nhận khoán các công việc về sơn. Nếu có việc và siêng làm hai người thợ có thể kiếm được từ ba đến sáu triệu một tháng. Nên làm quen với nhiều tay thầu xây dựng để có việc làm liên tục. Chúc bạn thành công. . Thợ hồ Thợ hồ, thợ xây, thợ nề là những từ đồng nghĩa với nhau. Hiện nay thợ hồ là một trong những nghề mang tính tự do. Rất ít thợ được đào tạo qua trường lớp,. xăng. Tuy là cực như thế, nghề thợ sơn vẫn được nhiều người lựa chọn. Để hành nghề thợ sơn, hầu hết là tự học trong công việc và thợ học lẫn nhau. Nếu bạn thích nghề thợ sơn, cần chú ý các điểm. được công nhận là thợ chính, nếu không vượt qua được thì phải tiếp tục làm thợ phụ. Thợ chính cũng được chia thành nhiều bậc, tùy theo mức lương. Khi thành thợ chính, người thợ thường phải tự

Ngày đăng: 31/07/2014, 03:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w