1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

HƯỚNG DẪN HÀNH NGHỀ - Nghề hớt tóc docx

5 396 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 194,23 KB

Nội dung

Nghề hớt tóc Học nghề này là cần phải khỏe mạnh, càng trẻ càng tốt vì cần có mắt tốt, tay khéo và cần có sức khỏe đứng lâu không mỏi. Nhiều tuổi lắm khi rất khéo tay, nhưng thường mau mệt và chậm hơn thanh thiếu niên. Ở các nước tân tiến như Âu Mỹ, và nay ở VN, phụ nữ cũng làm nghề hớt tóc và rất khéo tay. Muốn học nghề hớt tóc phải lưu ý tới công việc sau đây : 1. Sắm dụng cụ. 2. Học tập đứng cho có điệu bộ. 3. Học sử dụng đồ dùng. 4. Học hớt tóc. 5. Phương pháp hành nghề. Dụng cụ: Dụng cụ hay là đồ nghề của người thợ hớt tóc gồm có: - 2 cái tông đơ ( tondeues). Một chiếc để dùng xén tóc cứng , một chiếc để dùng xén tóc mềm. - 2 dao cạo tốt, khi lựa dao muốn biết dao nào sắc bén, tốt, thì lấy ngón tay búng vào bên lưỡi , thấy kêu "boong " , tiếng ấy là dao làm bằng thép tốt. - 1 bình xịt nước hoa. - 3 cái lược lớn và nhỏ, hẹp bản. - 1 bàn chải lông trắng có chuôi cầm. - 1 miếng da liếc dao. - 2 kéo cắt , lưỡi dài và nhọn - 1 đá mài mài dao - 2 chiếc khăn vải trắng để choàng - 2 chiếc gương soi Nếu muốn lấy ráy tai cho khách hàng thì phải sắm một bộ đồ lấy ráy gồm có mấy cái nạo, cái díp, cặp, tăm bông. Nếu mở tiệm thì có 6 ghế , trang bị phòng hớt tóc và sắm đồ dùng cần thiết Học tập hớt tóc - Sự học cần thiết của 1 thợ học viên hớt tóc là học cách đứng, vì làm nghề hớt tóc là phải đứng luôn luôn. Nguời thợ không thể ngồi ghế. Khi một người hớt tóc cầm kéo, tông-đơ hay lược mà làm việc thì phải tập có một dáng điệu đứng cho lịch sự, đẹp đẽ, không cứng cỏi quá, mà cũng không được đứng vẹo người hay cúi lom khom quá, nom không có vẻ thanh lịch nhưng cũng phải làm sao cho tiện hoạt động cho chân tay. Như vậy hớt tóc sẽ không mệt mỏi và làm việc dễ dàng. Khi đứng phải cách xa khách hớt tóc, không nên đứng sát vào người ta, hoặc ôm choàng lấy khách, vừa không đẹp lại làm khách khó chịu.Vì phải đứng gần khách hàng cho nên thợ hớt tóc phải mặc quần áo sạch sẽ thơm tho. Một cái áo khoác trắng , dài cụt tay ( bờ- lu) rất cần cho người thợ . Một điều nên lưu ý là vì đứng gần để hớt tóc, cạo mặt, thợ hớt tóc không nên thở vào mặt hoặc thở vào cổ , vào gáy khách hàng, phải dùng bàn chải mà chải tóc, phấn đi. Học sử dụng đồ dùng như thế nào? -Muốn thành nghề hớt tóc phải biết sử dụng các đồ dùng. Sử dụng đúng thì sẽ hớt được cái đầu đẹp, gọn gàng như kiểu đã định và mới làm cho khách hàng thoải mái, dễ chịu, không biết sử dụng đồ dùng sẽ làm hỏng mái tóc: Dùng tông-đơ sai sẽ đứt tóc, làm đau đầu khách không biết cầm con dao sẽ làm đứt mặt đứt môi không biết dùng kéo sẽ tỉa hết cả tóc trên đầu! Vậy công việc cần nhất của người thợ là cầm và sử dụng các đồ nghề Đây là những điều căn dặn để theo: Tông-đơ: Tông đơ là một thứ kéo có hai hàng răng sắc bén kẹp chặt lấy nhau và dùng để cắt tóc, có thể cắt sát da đầu và cũng có thể xén ở xa chân tóc được. Có hai loại tông-đơ, một loại lớn xén tóc cứng và dùng lúc đầu mới hớt, một loại nhỏ để xén chỗ tóc mềm và thường dùng để sửa lại mái tóc cho phẳng phiu, đều đặn. Phải cầm tông-đơ tay phải, ngón nhỏ cầm một càng, bốn ngón kia cầm càng thứ hai. Cầm cho chắc tay, khi hớt phải bóp hai càng cho đều và phải buông tay để nhả tông đơ ra đúng nhịp gõ hầu khỏi kẹt tóc và dứt tóc chưa bị xén nhưng mới lọt vào hàng răng. Lúc mới hớt thi bắt đầu đưa tông đơ sát vào da đầu rồi đưa dần dần lên trên. Trên thị trường có bán một thứ tông đơ điện, nhưng khó sử dụng hơn kiểu tông đơ thường. Kéo: Cách cầm cái kéo để xén tóc như sau: xỏ ngón tay cái vào một lỗ của tay kéo, xỏ ngón tay đeo nhẫn vào lỗ kia còn ngón tay trỏ và ngón giữa dùng để học tập đánh tách, nghĩa là đánh hai lưỡi và hai tay chuyển vận lưỡi kéo. Muốn loại tóc ra khỏi lưỡi kéo thì phải khéo đánh tách cho ròn, đúng nhịp cho rơi tóc ra. Có 2, 3 loại kéo. Có thứ đầu nhọn, có thứ đầu tầy, có thứ lớn lại có kiểu nhỏ, tùy theo công việc mà dùng từng thứ. Dao cạo: Cầm con dao cạo cho chắc tay, cầm để con chuôi dao cho có điệu. Phải luyện lâu sẽ cạo được xuôi hay ngược, lối cạo ngược là lối rất khó lúc cạo một tay lấy ngón tay mà vuốt cho căng da ra, còn một tay thì cạo ngược rất nhẹ nhàng. Những nơi phải lưu ý đặc biệt khi cạo là cạnh tai, trong vành tai, môi trên v.v… Phương pháp chỉ dùng dao cạo để xén tóc, không dùng tông-đơ là một lối hớt tóc do những thợ giỏi, nhiều kinh nghiệm và khéo tay mới làm được. Lược: Có hai loại lược: lược thưa có răng thưa và có lược mau răng ở gần nhau hơn. Mỗi thứ có mỗi công dụng. Lược thưa để chải tóc khi còn rối, khi chải tóc cho mượt thì dùng lược có răng mau, dầy để cho tóc được mịn. Cách cầm lược như sau: Cầm lược cho thăng bằng bởi ngón tay trỏ và ngón tay cái, giơ ngón tay giữa, ngón đeo nhẫn và ngón út lên để lấy điệu và không đụng vào tóc. Công việc khó nhất là cầm lược để sửa tóc cho phẳng bằng một cái lược vừa chải vừa đưa tóc lên để cái tông đơ xén. Bàn chải: Phải khéo tay là chải tóc đã xén rồi để không rơi vào mặt khách chải ngang và xuôi chứ không được chải ngược. Khăn quàng: khăn quàng làm bằng vải trắng rộng, dài 1 thước, có dây quàng mấy vòng vào cổ, khi nhuộm tóc đen cho khách hàng thì dùng một khăn quàng màu đen để thuốc nhuộm tóc không dính vào quần áo trắng. Khăn quàng sử dụng như sau: Lúc đầu, đứng sau lưng khách, rũ hết tóc và bụi rồi khẽ đưa về phía trước từ trái sang phải, qua mặt rồi quàng vào cổ khách, đoạn buộc dây. Lúc hớt xong lấy khăn quàng ra cũng như lúc quàng vào. Còn việc sử dụng những đồ dùng khác như bát cao su để gạt xà bông khi cạo mặt xong, bình xịt nước hoa … học ít lâu sẽ quen. Học hớt tóc như thế nào? Sau khi đã học đứng, học cầm và sử dụng đồ dùng rồi thì thợ hớt tóc phải học hành nghề. Học hành nghề trước tiên phải học sử dụng dao cạo. Phải cạo mặt, cạo trọc đầu trẻ em và người lớn sau khi gội cho tóc ướt tóc , vì cạo tóc khô bằng dao sẽ làm rát da đầu . Học cạo đầu xong phải học lối nhấn tóc ở hai bên thái dương và sau tai, sau gáy, rồi đến cạo râu, cạo xuôi và cạo ngược, cạo thế nào cho được nhẵn nhụi. Học cạo rồi đến việc sử dụng tông-đơ để cắt tóc trẻ em, rồi hớt tóc người lớn. Việc hớt tóc khó nhất là húi cao, trắng gáy và trắng hai bên đầu, vì phải húi đầu gần sát mặt da húi làm sao cho đều tay để khỏi làm tóc xén bị nham nhở hay gợn sóng thành bậc. Thoạt đầu phải dùng tông-đơ lớn, sau rồi sẽ sử dụng tông-đơ nhỏ để sửa gáy, sửa thái dương. Nên biết những mánh khóe nhà nghề sau đây : - Dùng bột (talc) chấm lên tóc để biết tóc xén, cắt có đều không. Mỗi ngày phải mài dao cạo bằng đá mài dao cho bén. Dao bén cạo sẽ dễ dàng, êm dịu da mặt khách. Khi liếc dao phải đưa dao cho khéo kẻo đứt tay. Hớt xong phải bơm một ít nước hoa để cho thơm đầu. Khi cạo xong nên lấy miếng phèn chua chấm nước mà thoa lên mặt cho khỏi rát . - Học hớt tóc phải biết hớt theo các kiểu. Những kiểu hớt là : Hớt cao - Hớt thấp gọi là hớt nhận - Hớt cao tròn chung quanh - Hớt chải lật tóc lại phía sau - Hớt rẽ giữa - Hớt rẽ bên - Hớt vuông , tóc cắt ngắn trên phẳng gọi là húi ca-rê - Hớt tóc ngắn, trên đầu để hình móng bò - Hớt trọc, cắt sát da đầu và ngày nay có người để tóc dài chùm gáy. Ta xem như trên thì nghề hớt tóc là một nghề thủ công, ít vốn chỉ đòi hỏi một thời gian học tập ngắn, rất thích hợp cho những người kiên nhẫn, có mắt tốt và khéo tay. . là : Hớt cao - Hớt thấp gọi là hớt nhận - Hớt cao tròn chung quanh - Hớt chải lật tóc lại phía sau - Hớt rẽ giữa - Hớt rẽ bên - Hớt vuông , tóc cắt ngắn trên phẳng gọi là húi ca-rê - Hớt tóc. tập hớt tóc - Sự học cần thiết của 1 thợ học viên hớt tóc là học cách đứng, vì làm nghề hớt tóc là phải đứng luôn luôn. Nguời thợ không thể ngồi ghế. Khi một người hớt tóc cầm kéo, tông-đơ. dùng rồi thì thợ hớt tóc phải học hành nghề. Học hành nghề trước tiên phải học sử dụng dao cạo. Phải cạo mặt, cạo trọc đầu trẻ em và người lớn sau khi gội cho tóc ướt tóc , vì cạo tóc khô bằng

Ngày đăng: 31/07/2014, 03:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN