Nấu đèn cầy (Nến) Tại những vùng nông thôn không có điện, tại các chùa chiền, tư gia khi cúng giỗ đều dùng đèn cầy. Vì vậy, số đèn cầy tiêu thụ trong nước cũng khá nhiều. Muốn chế ra đèn cầy phải dùng 2 loại nguyên liệu: - Chất pa-ra-phin hay bạch lạp là sản phẩm từ dầu mỏ - Chất sít-te-rin lấy từ mỡ bò. Làm đèn cầy bằng chất pa-ra-phin thì dễ dàng hơn vì chất liệu này nhập khẩu rất sẵn. Nhưng nếu làm đèn cầy bằng chất sít-tê-rin thì có lợi vì mỡ bò có sẵn trong nước và giá rẻ hơn pa-ra-phin. I/ làm bằng pa-ra-phin Pa-ra-phin nguyên chất có màu trắng trong, có thể dùng làm đèn cầy ngay được. Đèn cầy làm bằng pa-ra-phin thắp sáng, không khét, nhưng có nhược điểm là hay chảy, hay cong, khi đốt hay bị gục xuống. Làm đèn cầy gồm 3 công việc: - Làm tim đèn (bấc đèn) - Pha màu vào pa-ra-phin - Đổ khuôn 1. Tim đèn cầy làm bằng sợi chỉ vải, se vê sợi chỉ lại với nhau như là se thắt dây, thắt bím. Trước khi se phải nấu sợi trong bồ tạt cho mềm, khi se thành tim rồi lại đem hơ mau tay trên ngọn đèn để đốt cháy hết những sợi lùi sùi. Đọan ngâm tim bấc vào toa thuốc dưới đây trong một giờ, mục đích cho tim dễ cháy, ngọn lửa sáng tỏ, trong xanh và cháy hết không để lại tro. Nếu có tàn tro thì đèn cầy sẽ bị chảy một bên và cây đèn sẽ gục xuống. Toa thuốc như sau: - Nước lã nửa lít - Axít bô-ric 5 gam - Phân diêm (sulfate d’ammoniague) 5 gam Ngâm xong vớt ra, vắt hết nước rồi phơi khô. 2. Lấy phẩm màu đỏ hay xanh, loại màu hóa học tan trong dầu, trộn vào chất pa- ra-phin khi đun chảy chất này. Quậy đều tay để màu ăn đều. Nếu không nhuộm thì đèn cầy có màu trắng. 3. Khuôn đèn cầy làm bằng kẽm, hình tròn như cây đèn cầy, một đầu ở dưới thì túm lại, một đầu ở trên thì khoét rộng ra như hình cái rẵnh tròn. Trong rãnh ấy để một miếng kẽm tròn để đậy bít lại. Giữa miếng kẽm có khoét một lỗ nhỏ tròn để luồn dây tim đèn, căng cho thẳng. Hai đầu dây tim đèn thì một đầu luồn ở phía dưới khuôn, chỗ túm lại, còn một đầu thì xỏ vào giữa miếng kẽm trên. Chung quanh lỗ xỏ tim ở miếng kẽm có khoét nhiều lỗ để rót sáp pa-ra-phin vào. Cho pa-ra-phin vào thùng tôn, nấu ấm khoảng 50-60 độ cho sáp chảy ra rồi lấy muỗng múc rót vào khuôn. Chung quanh khuôn có nước lạnh bao bọc, sáp sẽ nguội dần. Để độ nửa giờ, sáp sẽ cứng lại và tóp đi nên lấy ra rất dễ dàng. Rút đèn cầy ở khuôn ra, lấy miếng nỉ hay bông gòn tẩm rượu 90 độ bôi lên sáp, đèn sẽ bóng láng, trông rất đẹp. Cắt gọt cho sạch rồi cho vô bao, dán nhãn hiệu để bán. II/ Làm bằng mỡ bò stesarine Ngoài phương pháp làm đèn cầy bằng pa-ra-phin, chúng ta có thể dùng mỡ bò để chế biến ra axit sitêric hay sít-tê-rin để nấu đèn cầy. Đèn cầy làm bằng sít-te-rin có màu trắng đục, không trong như đèn cầy pa-ra-phin. Thường người ta trộn một phần pa-ra-phin với một phần sit-tê-rin, đôi khi cho thêm sáp ong để chế ra các hạng đèn cầy khác nhau. * Cách thức chế ra sit-tê-rin: Lấy 100 ki lô mỡ bò đặc, bỏ vào thùng sắt mặt trong bọc chì. Đổ thêm 100 lít nước lã. Pha riêng 15 ki lô vôi bột đã quậy lỏng sẵn với 15 lít nước lạnh đoạn rót từ từ nước vôi ấy vào mỡ bò, và quậy luôn tay cho mỡ bò và vôi ăn với nhau thành một thứ xà bông không tan trong nước. Thôi không đun nữa và để cho mỡ, nước nguội, xà bông sẽ đông cứng lại. Vớt xà bông ấy ra. Còn nước đọng dưới đáy thì đem nấu cô lại để lấy chất gờ-ri-sê-rin. Đem đập xà bông ra từng miếng nhỏ rồi lại bỏ vào thùng sắt bọc chì để nấu sôi với 28 ki lô axit sunphuric đã pha với 40 lít nước lạnh. Axit phải rót vào nước từ từ và không được làm ngược lại. Khi rót axit phải quậy luôn luôn cho đều. Dần dần axit sẽ ăn lấy vôi tạo nên chất thạch cao và lắng xuống đáy thùng, còn chất sit-tê-rin sẽ nổi lên mặt nước. Khẽ vớt mỡ sit-tê- rin ra và làm từ từ, đừng để lộn nước với thạch cao. Xong đem loại sạch vôi còn sót trong mỡ bằng cách đem đổ lại sit-tê-rin với một ít axit sunphuric, đun nóng và quậy đều. Vớt sít-tê-rin ra rồi cho vào nước lã và đun sôi thêm 2 lần nữa để xả cho thật sạch vôi và axit còn đọng lại. Đem đun sôi chất sit-tê-rin để rót vào khuôn bằng thiếc, tô, để 24 giờ cho nguội, lấy bao bố mà bọc lại rồi để lên máy cho nước và mỡ lỏng thoát ra. Mỡ lỏng dùng nấu xà bông, phần mỡ đặc còn lại là sit-tê-rin nguyên chất. Chất ấy dùng để làm đèn cầy. Có thể để nguyên sit-tê-rin để làm hoặc trộn với pa-ra-phin, hoặc trộn thêm với một phần năm sáp ong trắng. Muốn làm cho sáp ong trở nên trắng thì cứ 10 ki lô sáp ong đem nấu cho chảy lỏng rồi pha với 2,5 ki lô dầu thông, quậy đều, đoạn đổ ra nong, vải mà phơi nắng nhiều ngày. Cách thức pha màu, làm tim đèn bằng chỉ sợi có tẩm thuốc axit bôric và cách rót sit-tê-rin vào khuôn để đúc thành đèn cầy cũng giống như làm đèn cầy bằng chất pa-ra-phin. Đánh bóng bàn ghế bằng vẹc-ni tăm-bông Đồ dùng như bàn ghế bằng gỗ (cây) không thể để mộc được mà cần phải phủ một lớp sơn bóng, vừa tăng vẻ mỹ thuật, vừa làm cho gỗ được bền, đỡ bị mọt, mối. Sơn bóng đồ gỗ bằng vẹc-ni tăm-bông cũng có thể thành một nghề dễ làm và ít vốn. Nghề này cần biết hai công việc: - Chế sơn vẹc-ni - Sơn cho bóng. 1.Chế sơn vẹc-ni tăm-bông Sơn vẹc-ni tăm-bông làm bằng cánh kiến (gommelacque) và rượu đốt (alcool à bruler). *Cách pha vẹc-ni như sau: Lấy một ít rượu đốt đèn mạnh 90 độ. Lấy 200 gam cánh kiến tốt. Bỏ cánh kiến vào chậu thủy tinh, đoạn để rượu cồn lên cách kiến, ngâm 24 giờ cho cánh kiến tan với rượu. Đoạn dùng vải dày mà lọc để loại bụi cát, chất dơ bẩn. Đóng vẹc-ni vô chai, đậy kín để cồn khỏi bốc đi. 2.Sơn cho bóng Trước hết lấy giấy nhám mà đánh mặt gỗ cho thật nhẵn và sạch. Nếu gỗ quá cũ thì dùng đá bọt mà đánh trước, sau đó sẽ đánh một, hai lượt bằng giấy nhám nhỏ cát cho mặt gỗ được thật nhẵn bóng. Trên mặt gỗ có chất nhờn của dầu gỗ, lấy cồn đốt đèn nguyên chất mà chùi lên cho sạch. Mặt gỗ còn có nhiều lỗ nhỏ, lấy mai hay nang con mực mà đánh một lượt, hoặc xoa phấn hoạt thạnh (bột tan) lên mặt gỗ, mục đích trám bít hết lỗ lại. Lấy một nắm bông gòn bọc vô giữa khăn tay vuông 20 phân bằng vải trắng cũ, (vì vải cũ không có lông sổ) thật sạch, kéo bốn đầu lại thành một bọc lớn bằng hột trứng gà, vịt. Để vẹc-ni ra chén (bát), đem bọc gòn nhúng vào vẹc-ni, lúc đầu bông gòn thấm cồn. Nắm túi vải thật chặt lại hoặc lấy dây gai bộc túm cho chặt rồi đánh bóng lên mặt gỗ, theo hình số 8 hay hình tròn, đánh đến khi nào thấy vải ngoài khô là được, nhúng lại vào vẹc-ni, rồi tiếp tục đánh bóng và vẹc-ni phủ khắp nơi. Lúc ấy nhúm túm bông vào vẹc-ni rồi lại đánh bóng. Khi đánh, nếu thấy rít tay thì phải nhễu (rỏ) vài giót dầu phông hay dầu paraffine lên vải. Lúc đánh đừng để có vết tay lên mặt gỗ, và không để cái bọc gòn ở yên một chỗ khi nghỉ tay, vì làm như vậy vải sẽ dính vào mặt bàn, sau sẽ để lại vết hoen trông sẽ xấu đi. Mặt gỗ đánh vẹc-ni nhiều lần càng bóng, đẹp. nên đánh vẹc-ni làm hai ngày thì mặt gỗ sẽ bóng láng. Hôm trước đánh vẹc-ni để tới hôm sau dầu khô rồi lấy vẹc-ni đánh hai lần nữa thì sơn sẽ hết sức bóng, trông rất đẹp. Muốn pha vào dầu vẹc-ni màu gì thì lựa thứ màu nào tan trong rượu, đem pha vào rượu mạnh, khi nào dùng thì rót cồn có màu ấy vào cánh kiến, lựa đúng màu nào mà mình thích. . làm đèn cầy bằng pa-ra-phin, chúng ta có thể dùng mỡ bò để chế biến ra axit sitêric hay sít-tê-rin để nấu đèn cầy. Đèn cầy làm bằng sít-te-rin có màu trắng đục, không trong như đèn cầy pa-ra-phin làm đèn cầy bằng chất sít-tê-rin thì có lợi vì mỡ bò có sẵn trong nước và giá rẻ hơn pa-ra-phin. I/ làm bằng pa-ra-phin Pa-ra-phin nguyên chất có màu trắng trong, có thể dùng làm đèn cầy ngay. gỗ bằng vẹc-ni tăm-bông cũng có thể thành một nghề dễ làm và ít vốn. Nghề này cần biết hai công việc: - Chế sơn vẹc-ni - Sơn cho bóng. 1.Chế sơn vẹc-ni tăm-bông Sơn vẹc-ni tăm-bông làm bằng