Nghề làm chổi lông gà Sản phẩm này có một danh từ đặc biệt, gọi chung là chổi lông gà. Chổi lông gà có hai loại: - Loại chổi phẩy bụi cán cầm ngắn và lông gà mềm - Loại chổi phất trần cán cầm dài và lông gà cứng. Dù chổi phẩy bụi hay chổi phất trần, nguyên liệu và các thức chế tạo cũng như nhau. 1. Nguyên liệu: - Nguyên liệu chính là lông gà mái và lông gà trống. - Mây: mây tầu và mây cắt - Dây nylon - Dây chỉ trắng số 6 - Nhựa đường - Kim, chỉ * Lông gà: Lông gà nào làm cũng được miễn là lông sạch, mượt, không bị cháy và mục nát. Lông gà mái cũng như lông gà trống mềm, nhỏ dùng để làm phẩy bụi nhỏ. Những lông mềm là lông lưng, ức và bụng. Còn lông cánh, lông đuôi, nhất là của gà trống thì dùng để làm phát trần vì cần có lông cứng. Đem lựa lông gà phân loại rồi ngâm vào nước lã mà rửa cho sạch, đoạn đem phơi nắng cho khô. * Mây: Tay cầm chổi lông gà làm bằng cây mây, mây ở trên các rừng Việt Nam có rất nhiều và người ta lấy về bán trên thị trường cùng với song. Tại rừng Việt nam có 21 giống mây, nhưng có hai thứ mây thường dùng để làm chổi lông gà là: - Mây loại tốt, dài, lớn đều, sợi già vỏ nhẵn. Thường thường 10 sợi mây dài 7, 8 thước có thể làm được 70, 80 tay phất trần - Mây cắt là loại mây thường, thân nhỏ hơn, ít đều đặn và vỏ kém nhẵn. 10 sợi mây cắt cũng được 70, 80 tay phất trần. Khi mua mây về thì rửa cho sạch. Sợi mây được cắt ra thành đoạn dài 50 đến 60 phân. * Dây nylon: Dùng để quấn ra ngoài mây cho đẹp khi chổi đã làm xong. Nhưng làm chổi thường thì không cần quấn dây nylon. * Dây chỉ: Dây chỉ trắng số 6 dùng để xâu các lông gà thành xâu dài từng thước. Khi xâu lông gà rồi thì quấn vào chung quanh tay mây. Một cuộn chỉ số 6 có thể quấn được 80 cái chổi lông gà. * Nhựa dính lông: Nhựa dùng để dính lông đã được xâu thành từng xâu vào tay chổi là nhựa rải đường (Asphalt) . Có thể dùng nhựa cao su crêpe hòa tan trong xăng để thay nhựa đường mà quấn chỉ lông gà, công việc dễ làm hơn. * Kim chỉ: Dùng để xâu cuống lông gà thành xâu dài. Kim dùng là loại kim nhỏ, chỉ là chỉ sợi thường. Cách thức làm chổi: Cách làm chổi phẩy bụi hay chổi phất trần cũng giống nhau và gồm có những công đoạn sau: -Cắt mây làm tay chổi. -Xâu chỉ lông gà -Quấn lông -Phết nhựa đường -Quấn tay chổi bằng nylon 1/ cắt mây: Đem cắt cây mây ra từng đoạn dài ngắn tùy theo kiểu chổi có tay dài hoặc ngắn. Trung bình tay phủi bụi dài 80 phân. Tay chổi phất trần lớn (để quét mạng nhện và bụi trên tường vách trần nhà) làm bằng cây tre, trúc hay tầm vông nhỏ. Mây tầu hay mây ta, mây cắt đều chia ra thành đoạn ngắn. 10 sợi mây cắt được 70 đến 80 tay chổi dài 7 hay 8 tấc. Trước khi sử dụng, tay mây được rửa sạch, lau chùi và nếu vỏ đen thì dùng giấy nhám (ráp) mà chùi cho sạch, bóng. 2/ Xâu chỉ: Lấy kim có xâu chỉ sợi số 6 rồi luồn qua chân ống của từng cái lông gà mà xâu dây dài. Một người xâu 1 ngày được từ 4 thước đến 7 thước. 1 ký lông gà xâu được thành 15 đến 17 thước dây lông và trung bình mỗi một thước dây lông quấn được 1 chổi phẩy bụi. 3/ Quấn lông: Sau khi đã xâu dây rồi thì lấy nhựa đường nấu cho chảy ra. Lấy bút lông phết một lượt nhựa lên hai phần ba tay cầm. Đoạn bắt đầu buộc chặt một đầu dây của lông gà vào đầu tay mây rồi quấn lần lần theo hình xoáy trôn ốc. Quấn được mấy vòng thì lại lấy nhựa mà phết lên dây và cứ làm như vậy cho đến hết 1 thước dây, nghĩa là kín hai phần ba chiều dài của tay chổi lông. 4/ Phết nhựa đường: Dùng nhựa đường phết lên các vòng dây xâu lông gà và đến khi đã quấn hết thì thắt nút dây lại để phết lần chót nhựa đường lên. 5/ Quấn Nylon: Tùy theo loại chổi, sau khi quấn hết dây lông rồi phết lần nhựa cuối cùng thì có thể chỉ lấy một miếng giấy đỏ mà quấn lên cho đẹp. Lấy dây nylon màu mà quấn một phần tay hay cả tay chổi. Năng suất: Một người vừa cắt mây, xâu chỉ lông, quấn dây, phết nhựa, nghĩa là tự làm tất cả các công việc thì có thể làm được 10 cái phất trần hay 8 cái phủi bụi. Nếu có hai người làm việc thì một người có thể xâu được 3 thước dây lông người chuyên quấn dây vào tay mây thì có thể quấn được 70 – 80 cây phủi bụi. Nghề làm nhang cúng Nghề làm nhang dùng nguyên liệu có sẵn trong nước, cách thức giản dị, vốn ít, nhân công gia đình từ trẻ tới già ai cũng có thể góp phần vào được. Nguyên liệu: Nguyên liệu dùng trong nghề làm nhang đều có dư ở trong nước: 1. Bột vỏ cây Ô-đước mọc theo mé sông, bờ suối trong rừng vùng Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Biên Hoà, Bà Rịa. Ô-đước tên khoa học là cinnamomun argenteun thuộc về loại Lauracées, không lớn lắm, đường kính thân cây độ 25-30 phần, lá lớn như lá xoài voi, tượng và mặt trên láng bóng. Trong vỏ cây ô-đước có chất nhớt, dính như keo. 2. Cây tre đủ loại, cây để chẻ làm chân nhang. 3. Gỗ trầm, bạch đàn, cây quế có nhiều ở tỉnh miền Trung như Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam. 4. Phẩm vàng, phẩm đỏ xanh, đen để nhuộm chân nhang, giấy bao nhang. Dụng cụ: Dụng cụ làm nhang rất giản dị. Làm nhang thường hay nhang ma, nhang đất chỉ cần cái bàn dài, mấy chậu sành và một cái bàn tròn bằng cây hay bằng tôn làm nhang thơm hay nhang thẻ thì dùng thêm một miếng ván cây nhỏ có núm để cầm và dùng để lăn nhang. Nếu làm nhang vòng thì có một cái khuôn bằng cây gỗ phẳng, trên có đục một rãnh hình cái nhang vòng xoáy trôn ốc, lớn nhỏ tùy theo cỡ nhang dự định làm. Cách thức làm nhang: Có ba loại nhang là nhang đất, nhang thẻ và nhang vòng cho nên cách thức làm hơi khác nhau, nhưng trừ lối làm hương vòng còn đối với hai loại nhang nén thì có công việc chính là: - Chẻ chân nhang - Làm bột nhang - Làm mình nhang - Bó nhang và đóng thẻ. 1. Chẻ chân nhang - Việc đầu là phải chẻ chân nhang. Chân nhang làm bằng tre, nứa, cần lựa thứ tre nào dầy như tre tầm vong chẳng hạn và cây tre phải không non quá và cũng không già quá. - Cây tre mua về đem cưa ra từng đoạn ngắn bằng cây nhang đoạn dùng dao sắc mà chẻ ra thành thanh nhỏ, ( đem ngâm nước rồi phơi khô để nhang cháy đượm). Sau đó lại chẻ các thanh ấy ra chân nhang các chân nhang sau khi chẻ ra được vào lỗ có đục ở miếng tôn hay sắt tây và đóng vào bàn gỗ, như dùng để vuốt tre, mây cho nhẵn và tròn. Nhưng đối với nhang thường nghĩa là nhang ma, nhang đất thì không cần vuốt nhẵn, cứ để nguyên như lúc chẻ cũng được. - Chân nhang được bó thành bó một muôn ( mười vạn hay 100 ngàn) để bán. Chân nhang chẻ xong được nhuộm đỏ phía dưới để cắm vào bát hương trước khi làm mình que nhang, hoặc về sau mới nhuộm. 2. Làm bột nhang - Bột để se mình nén nhang lấy vỏ cây ô-đước. Người ta mua hay vào rừng vạt đẽo ở cây ô - đước đem về phơi khô, rồi dùng cối đá mà giã (đâm ) nát ra bột. Đem bột ấy mà rây cho nhỏ, mịn, bột nào còn to thì bỏ vào cối mà giã lần thứ hai. Bột mịn nhuyễn gọi là bột áo để bao phía ngoài nén nhang và làm bằng gỗ mục tán và rây thật nhỏ còn bột to gọi là bột hồ để se phía trong. Khi chế loại nhang thơm hay là nhang thẻ thì phải dùng gỗ trầm, gỗ bạch đàn, quế chi, chẻ nhỏ ra và tán nhỏ rồi rây kỹ. 3. Làm mình nhang Lúc se mình nhang bằng bột ô-đước và bột khác thì lấy một cái bàn độ dài 2 thước, trên bàn để 3 đống bột: - Đống thứ nhất là bột hồ ô-đước - Đống giữa là nửa hồ nửa áo - Đống thứ ba là bột hồ và hai phần bột áo Lấy chân tre chia ra từng nắm (chét) nhỏ, dùng một cây cơ cặp vào để trừ phía dưới chân nhang, đoạn nhúng phần nhang sẽ bọc bột vào thùng nước lạnh cho ngập tới đầu cây cơ chân nhang. Nhúng nước rồi, kéo tre ra mà vẩy cho thật ráo nước. Đemmvùi đầu tre đã nhúng nước lạnh vào đống hồ thứ nhất, nhúng vào bột xong bỏ ra ngay và rũ cho rơi bớt bột xuống bàn đồng thời phải cầm tách các cây nhang ra cho khỏi dính chùm vào nhau nhúng vào bột, kéo ra, rũ bột, làm như thế đ65 ba lần, khi nào không thấy nước ngấm ra ngoài cây nhang nữa là được. Đem để nắm nhang ấy lên giá gác cho khô rồi lấy nắm khác mà nhúng bột. Thường thương nhúng luôn một muôn cái chân, rồi lúc này lấy nắm đã nhúng nước, nhúng bột đầu mà nhúng lại vào nước lạnh, đoạn đem vùi vào đống bột thứ hai (có một nửa bột hồ, một nửa bột áo). Lần này ở cây tre nhang đã có bột ô-đước rồi, gặp nước sẽ có thể rời ra, nên phải cầm đầu cây nhang tách ra một chút, và nhúng xuống nước cũng nên lấy ra ngay đoạn đem vùi nhang vào đống bột thứ 3 (có 1 phần bột hồ và 2 phần bột áo). Lần này nên cầm xòe chân nhang ra như cái quạt, rồi để nằm xuống bàn mà rắc bột đống số 3 lên, xong nắm chụm tre lại mà rũ bột thừa đã bám vào nhang, nhúng xong đem gác lên giá, phên mà phơi cho khô. Cái chân tre nhúng được 3 lần nước, 3 lần bột thì lớn bằng chiếc đũa, nhưng bột thoa chưa được chặt, phảin lăn thì nó mới se mình lại. Khi làm nhang ma, nhang đất rẻ tiền thì phải lấy một cái thùng đựng đinh cũ, hoặc kiếm cái thùng bằng tôn, kẽm, sắt tây có đáy cao độ 40 phân. Đem xếp nhang, đầu xuống đáy thùng, để thùng nằm ngang xuống, rồi lấy tay mà lăn đi lăn lại để cho nhang mới làm xong được chắc mình lại. Lăn độ 15, 20 phút, đoạn đem để lên giàn mà phơi nắng cho khô. Nhang này được xếp thành ó 200 cây để bán. Nhang ma, nhang đất không thơm lắm, vì không có bỏ hương gì trong nhang ấy cả. Nhang đất để không mà bán chứ không cần bỏ vào bao. Cách làm nhang thơm hay nhang thẻ Nhang thơm là loại nhang trong có trộn gỗ thơm như trầm, bặch đàm, quế chi, thường thứ nhang này đựng trong bao hay thẻ, mổi bao có 60 cây, nên người ta gọi là nhang thẻ. Nguyên liệu làm nhang thẻ cũng như làm nhang đất, nhưng cách làm cũng có khác. Một phần là bột hồ trộn với bột thơm, hòa với nước lạnh. Một phần nữa là bột thơm trộn với ít bột hồ, rây thật mịn rồi để khô dùng làm bột áo. Bột thơm làm bằng gỗ cây trầm, bạch đàn, quế chi được tán nhỏ và rây kỹ. Cách làm: Sau khi trộn, nhồi bột rồi thì lấy tay mà se bột thành một cục nhỏ, tròn như đuôi chuột. Lấy một que nhang mà đặt cái đuôi chuột bằng bột ấy rồi lăn cho bột bọc kín lấy chân nhang. Muốn se cho đều và nhang được tròn thì lấy một miếng cây dẹp, ngang 10 pần, dọc 20 phân, dày 1 phân, phía lưng có núm cầm, cầm cái núm ấy mà lăn lên mình cây nhang, lăn đi lăn lại vài lần cho tròn và nhẵn. Khi nhang đã nhẵn rồi thì vùi vào đống bột áo khô se lại lần nữa để cho bột ăn vào cây nhang, như vậy cây nhang mới đẹp, mùi thơm ngát. Se xong đem phơi nắng cho khô xong đem nhúng chân vào bao, thường mỗi bao có 60 cây nhang. Nhang thơm làm tốn công nên giá bán phải cao hơn nhang thường. Loại nhang rất thơm và bán đắt tiền là nhang Huế và nhang Ấn Độ. Nhang Ấn Độ thơm một mùi đặc biệt, rất mạnh, chỉ hợp với người Ấn quen dùng nhang này để cúng bái, nhu cầu của ta ít đòi hỏi loại nhang này. Nhang này chân nhỏ và mình cũng nhỏ. Còn nhang Huế thì chân và mình cũng nhỏ hơn nhang thường nhưng rất thơm vì chế tạo bằng gỗ trầm, giã-hương, hoàng đàn và nhữa trám. Nếu có nguyên liệu và phương tiện kỹ thuật thì cũng nên chế tạo loại nhang này để bán. Làm nhang vòng Nhang vòng thuộc loại nhang đặc biệt, ít dùngnhơn hai loại nhang ma và nhang thơm. Bột làm nhang vòng là bột làm nhang thơm, nhưng cách thức làm khác. Hoặc lấy bột nhang thoa vào cái khuôn bằng cây (gỗ) có đục máng nhỏ theo đường xoáy trôn ốc hoặc se bột thành sợi dây dài rồi cuốn vào một miếng gỗ hình nón, cuốn theo hình xoáy trôn ốc. Cuốn xong thì đẩy nhang vòng ra ngoài cho ép thành hình nhang rồi phơi khô. Khi nào khô, gói giấy bỏ hộp cho kín thì nhang không mất mùi thơm. Có thể làm nhang vòng bằng cách khác, nhưng hai cách trên là đơn giản hơn cả. . Nghề làm chổi lông gà Sản phẩm này có một danh từ đặc biệt, gọi chung là chổi lông gà. Chổi lông gà có hai loại: - Loại chổi phẩy bụi cán cầm ngắn và lông gà mềm - Loại chổi phất. mây cắt - Dây nylon - Dây chỉ trắng số 6 - Nhựa đường - Kim, chỉ * Lông gà: Lông gà nào làm cũng được miễn là lông sạch, mượt, không bị cháy và mục nát. Lông gà mái cũng như lông gà trống. đoạn sau: -Cắt mây làm tay chổi. -Xâu chỉ lông gà -Quấn lông -Phết nhựa đường -Quấn tay chổi bằng nylon 1/ cắt mây: Đem cắt cây mây ra từng đoạn dài ngắn tùy theo kiểu chổi có tay dài hoặc