Bài tập nhóm: Thị trường sơ cấp doc

7 490 1
Bài tập nhóm: Thị trường sơ cấp doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thị trường sơ cấp I. Khái niệm, chức năng 1. Khái niệm thị trường sơ cấp Thị trường sơ cấp là nơi diễn ra quá trình mua bán lần đầu các chứng khoán mới phát hành. Thị trường sơ cấp còn được gọi là thị trường cấp một hay thị trường phát hành. 2. Chức năng của thị trường sơ cấp Thị trường sơ cấp thực hiện chức năng quan trọng nhất của thị trường chứng khoán, đó là huy động vốn cho đầu tư. Thị trường sơ cấp vừa có khả năng thu gom mọi nguồn vốn tiết kiệm lớn nhỏ của từng hộ dân cư, vừa có khả năng thu hút nguồn vốn to lớn từ nước ngoài; các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, chính phủ tạo thành một nguồn vốn khổng lồ tài trợ cho nền kinh tế, mà các phương thức khác không thể làm được. • Như vậy, thị trường sơ cấp tạo ra môi trường cho các doanh nghiệp gọi vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, giúp Nhà nước giải quyết vấn đề thiếu hụt ngân sách thông qua việc phát hành trái phiếu, có thêm vốn để xây dung cơ sở hạ tầng. Nó cũng trực tiếp cải thiện mức sống của người tiêu ding bằng cách giúp họ chọn thời điểm cho việc mua sắm của mình tốt hơn. Đặc điểm • Thị trường chứng khoán sơ cấp là bộ phận cấu thành hữu cơ và không thể tách rời của thị trường chứng khoán. Thị trường sơ cấp là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán. • Thị trường chứng khoán sơ cấp là thị trường phát hành chứng khoán mới hay còn được gọi là thị trường phát hành. • Hoạt động của thị trường sơ cấp tạo ra một kênh huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế. Ở thị trường sơ cấp, người phát hành nhận được tiền từ việc bán chứng khoán. Qua hoạt động này ở thị trường sơ cấp, các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, trong các tổ chức kinh tế, xã hội được chuyển thành vốn đầu tư dài hạn cho người phát hành chứng khoán. Thị trường sơ cấp là một kênh phân bổ vốn có hiệu quả. Chính vì vậy, thị trường sơ cấp không những đóng vai trò tập hợp các nguồn vốn mà còn là công cụ hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế. • II. Các phương pháp phát hành chứng khoán Có 2 phương pháp phát hành chứng khoán trên thị trường sơ cấp. Đó là phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng. 1. Phát hành riêng lẻ Phát hành riêng lẻ là quá trình trong đó chứng khoán được bán trong phạm vi một số người nhất định (thông thường là cho các nhà đầu tư có tổ chức), với những điều kiện (khối lượng phát hành) hạn chế. Việc phát hành chứng khoán riêng lẻ thông thường chịu sự điều chỉnh của Luật công ty. Chứng khoán phát hành theo phương thức này không phảI là đối tượng giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán. 2. Phát hành ra công chúng Phát hành ra công chúng là quá trình trong đó chứng khoán được bán rộng rãi ra công chúng, cho một số lượng lớn người đầu tư, trong tổng lượng phát hành phải giành một tỷ lệ nhất định cho các nhà đầu tư nhỏ và khối lượng phát hành phải đạt được một mức nhất định. Những công ty phát hành chứng khoán ra công chúng được gọi là các công ty đại chúng. Có sự khác nhau giữa phát hành cổ phiếu và phát hành trái phiếu ra công chúng: * Phát hành cổ phiếu ra công chúng được thực hiện theo một trong hai hình thức sau: - Phát hành lần đầu ra công chúng (IPO): là việc phát hành trong đó cổ phiếu của công ty lần đầu tiên được bán rộng rãi cho công chúng đầu tư. - Chào bán sơ cấp (phân phối sơ cấp): là đợt phát hành cổ phiếu bổ sung của công ty đại chúng cho rộng rãi công chúng đầu tư. * Phát hành trái phiếu ra công chúng được thực hiện bằng một hình thức duy nhất, đó là chào bán sơ cấp (phân phối sơ cấp). Việc phát hành chứng khoán ra công chúng phải chịu sự chi phối của pháp luật về chứng khoán và phải được cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán cấp phép. Những công ty phát hành chứng khoán ra công chúng phải thực hiện một chế độ báo cáo, công bố thông tin công khai và chịu sự giám sát riêng theo qui định của pháp luật chứng khoán. ở Việt Nam, việc phát hành chứng khoán ra công chúng để niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán phải tuân theo các qui định tại Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Nghị định này qui định việc phát hành chứng khoán ra công chúng để niêm yết tại thị trường giao dịch tập trung phải được Uỷ ban chứng khoán cấp phép trừ việc phát hành trái phiếu Chính phủ. Các chứng khoán này sau khi được phát hành ra công chúng sẽ được niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán. Mục đích của việc phân biệt hai hình thức phát hành (phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng như trên là nhằm có các biện pháp bảo vệ cho công chúng đầu tư, nhất là những nhà đầu tư nhỏ không hiểu biết nhiều về lĩnh vực chứng khoán. Nhằm mục đích này, để được phép phát hành ra công chúng, tổ chức phát hành phải là những công ty làm ăn có chất lượng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đáp ứng được các điều kiện do cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán (Uỷ ban chứng khoán nhà nước) qui định. thị trường thứ cấp. I. Khái niệm, chức năng 1. Khái niệm thị trường thứ cấp. . Tổ chức và hoạt động của thị trường thứ cấp Sau khi chứng khoán mới được phát hành trên thị trường sơ cấp, chúng sẽ được giao dịch trên thị trường thứ cấp. Khác với thị trường sơ cấp, tiền bán chứng khoán trên thị trường thứ cấp thuộc về các nhà đầu tư và nhà kinh doanh chứ không thuộc về các công ty phát hành chứng khoán. Xét về phương thức tổ chức và giao dịch, thị trường chứng khoán bao gồm 3 loại: Sở giao dịch chứng khoán, Thị trường phi tập trung (OTC), và thị trường thứ 3. Thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng khoán): Là thị trường trong đó việc giao dịch mua bán chứng khoán được thực hiện tại một địa điểm tập trung gọi là sàn giao dịch (trading floor). Các chứng khoán được niêm yết tại Sở giao dịch thông thường là chứng khoán của những công ty lớn, có danh tiếng, đã qua thử thách của thị trường. Phương thức giao dịch tại Sở giao dịch là phương thức đấu giá, trong đó các lệnh mua, bán được ghép với nhau để hình thành giá cả cạnh tranh tốt nhất. 2. Thị trường phi tập trung (OTC): Là thị trường trong đó việc giao dịch mua bán chứng khoán không diễn ra tại một địa điểm tập trung mà thông qua hệ thống computer nối mạng giữa các thành viên của thị trường. Các chứng khoán được giao dịch trên thị trường phi tập trung là chứng khoán của các công ty vừa và nhỏ. Phương thức giao dịch tại thị trường OTC là phương thức thoả thuận, giá cả chứng khoán được xác định trên cơ sở thoả thuận giữa các thành viên của thị trường. 3. Thị trường thứ 3: Là thị trường, trong đó hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán không được thực hiện thông qua hệ thống đấu giá của các Sở giao dịch và hệ thống computer của thị trường OTC. I. Sở giao dịch chứng khoán 1. Hình thức sở hữu của Sở giao dịch Sở giao dịch chứng khoán là một tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập theo quy định của pháp luật. Lịch sử phát triển Sở giao dịch chứng khoán các nước đã và đang trải qua các hình thức sở hữu sau đây: - Hình thức sở hữu thành viên: Sở giao dịch chứng khoán do các thành viên là công ty chứng khoán sở hữu, được tổ chức như một công ty trách nhiệm hữu hạn, có Hội đồng quản trị mà thành phần đa số do các công ty chứng khoán thành viên cử ra. VD: Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc, Newyork, Tokyo, TháiLan. - Hình thức công ty cổ phần: Sở giao dịch chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần đặc biệt do các công ty chứng khoán thành viên, ngân hàng, công ty tài chính, bảo hiểm sở hữu với mục tiêu là lợi nhuận theo qui định của Luật công ty. VD: Đức, Malaysia, London, Hongkong… - Hình thức sở hữu nhà nước: Sở giao dịch chứng khoán do Nhà nước sở hữu (phần lớn hoặc toàn bộ) như trường hợp Sở giao dịch chứng khoán Warsawar, Istabul, Việt Nam… Trong các hình thức trên, hình thức sở hữu thành viên là phổ biến nhất. Hình thức này cho phép Sở giao dịch chứng khoán có quyền tự quản ở mức độ nhất định, nâng cao được tính hiệu quả và sự nhanh nhạy trong vấn đề quản lý hơn là hình thức sở hữu nhà nước. Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định, việc Chính phủ nắm quyền sở hữu và quản lý Sở giao dịch sẽ cho phép ngăn ngừa sự lộn xộn, không công bằng khi hình thức sở hữu thành viên chưa được bảo vệ bằng hệ thống pháp lý đầy đủ và rõ ràng. Ví dụ như trường hợp của Hàn Quốc, Sở giao dịch chứng khoán được thành lập từ năm 1956 nhưng đến năm 1963 bị đổ vỡ phải đóng cửa 57 ngày do các thành viên sở hữu Sở giao dịch chứng khoán gây lộn xộn trong thị trường, sau đó Nhà nước đã phải đứng ra nắm quyền sở hữu Sở giao dịch chứng khoán trong thời gian khá dài từ năm 1963 đến 1988. 2. Mô hình tổ chức của Sở giao dịch: a. Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị bao gồm các đại diện là những người có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến thị trường chứng khoán. Nói chung, thành viên Hội đồng quản trị gồm đại diện của các công ty chứng khoán thành viên, và một số người bên ngoài như đại diện các công ty có chứng khoán niêm yết, các tổ chức công nghiệp, các nhà chuyên môn và đại diện của Chính phủ. b. Các vụ chức năng: thông thường các Sở giao dịch chứng khoán các nước có khoảng 20 – 30 Vụ chức năng. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, các sở có mức tối thiểu khoảng 7 vụ chức năng như sau: - Các Vụ chuyên môn: Vụ giao dịch; Vụ niêm yết; Vụ kinh doanh. - Các Vụ phụ trợ: Vụ công nghệ tin học; Vụ nghiên cứu và phát triển; Vụ kế toán; Văn phòng. 3. Thành viên Sở giao dịch chứng khoán: Thành viên Sở giao dịch chứng khoán là các công ty chứng khoán được Uỷ ban chứng khoán cấp giấy phép hoạt động và được Sở giao dịch chứng khoán chấp nhận là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán. a. Tiêu chuẩn để trở thành thành viên: Các Sở giao dịch chứng khoán khác nhau có những tiêu chuẩn khác nhau trong việc kết nạp thành viên. Sự khác nhau này do trình độ phát triển thị trường qui định. Dưới đây là một số tiêu chuẩn chính trong việc kết nạp thành viên. - Yêu cầu về tài chính: Các chỉ tiêu về vốn cổ đông, vốn điều lệ, và tổng tài sản có là những chỉ tiêu chủ yếu thường được sử dụng khi xem xét kết nạp thành viên. Vốn cổ đông là tổng tài sản có trừ tài sản nợ của công ty. Vốn cổ đông bao gồm vốn cổ phần, thặng dự vốn và các khoản lợi nhuận giữ lại. Tại Mỹ, vốn cổ đông quy định tối thiểu là 250.000 USD, ở Thái Lan là 200 triệu Baht. Ngoài ra, tỷ lệ nợ trên vốn cổ đông và thu nhập trên cổ phiếu cũng là những chỉ tiêu hay được tính đến khi xét kết nạp thành viên. Thông thường tỷ lệ nợ trên vốn cổ đông không được vượt quá 1,5 lần và thu nhập trên cổ phiếu phải đạt một tỷ lệ nhất định trong vòng 2-3 năm. - Tiêu chuẩn về nhân sự: Công ty chứng khoán thành viên phải có đội ngũ cán bộ kinh doanh có đủ trình độ, có hiểu biết trong kinh doanh chứng khoán và tư cách đạo đức tốt. - Cơ sở vật chất kỹ thuật: Công ty xin làm thành viên phải có địa điểm và trang thiết bị điện tử cần thiết cho quá trình nhận lệnh, xác nhận kết quả giao dịch và hệ thống bảng điện tử. b. Quyền hạn và trách nhiệm của thành viên: Tuỳ theo hình thức sở hữu của Sở giao dịch chứng khoán, thành viên có các quyền hạn sau đây: - Quyền bỏ phiếu quyết định các vấn đề quan trọng của Sở giao dịch chứng khoán. - Quyền được giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán. - Quyền được nhận các dịch vụ do Sở giao dịch chứng khoán cung cấp. - Quyền bầu đại biểu đại diện cho thành viên tại Hội đồng quản trị. Ngoài các quyền hạn trên, các thành viên phải có trách nhiệm tuân thủ các quy định của Sở giao dịch chứng khoán, phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và báo cáo bất thường theo quy định. Hệ thống giao dịch Hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán được khởi đầu bằng việc đặt lệnh mua bán tại Văn phòng giao dịch của Công ty chứng khoán đặt tại các địa điểm khác nhau trong cả nước. Trước khi đặt lệnh, khách hàng phải làm thủ tục mở tài khoản tại Công ty chứng khoán. Lệnh của khách hàng được chuyền từ Văn phòng công ty chứng khoán đến người đại diện của công ty tại sàn giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán. Các lệnh mua bán được đấu giá với nhau. Kết quả giao dịch sẽ được thông báo lại cho công ty chứng khoán và khách hàng của công ty. Những lệnh được thực hiện sẽ chuyển sang hệ thống thanh toán và lưu ký chứng khoán làm các thủ tục thanh toán chuyển giao chứng khoán và tiền. Khách hàng < > Côthị trường thứ cấp ng ty CK < > Sở giao dịch CK • SO SANH • Thị trường chứng khoán sơ cấp là thị trường hoạt động không liên tục, nó chỉ hoạt động khi có đợt phát hành chứng khoán mới. • Tham gia vào thị trường chứng khoán sơ cấp chủ yếu là các nhà phát hành, các nhà đầu tư và các nhà bảo lãnh (trường hợp phát hành chứng khoán theo phương thức bảo lãnh phát hành). • Tiền bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp thuộc về các nhà phát hành, do đó hoạt động ở thị trường này đã làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế. • Khối lượng và nhịp độ giao dịch ở thị trường sơ cấp thấp hơn nhiều so với thị trường thứ cấp • . . Thị trường sơ cấp I. Khái niệm, chức năng 1. Khái niệm thị trường sơ cấp Thị trường sơ cấp là nơi diễn ra quá trình mua bán lần đầu các chứng khoán mới phát hành. Thị trường sơ cấp còn. trường sơ cấp còn được gọi là thị trường cấp một hay thị trường phát hành. 2. Chức năng của thị trường sơ cấp Thị trường sơ cấp thực hiện chức năng quan trọng nhất của thị trường chứng khoán, đó là. định. thị trường thứ cấp. I. Khái niệm, chức năng 1. Khái niệm thị trường thứ cấp. . Tổ chức và hoạt động của thị trường thứ cấp Sau khi chứng khoán mới được phát hành trên thị trường sơ cấp,

Ngày đăng: 31/07/2014, 02:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. Khái niệm, chức năng

    • 1. Khái niệm thị trường sơ cấp

    • thị trường thứ cấp.

    • I. Khái niệm, chức năng

      • ng ty CK <---> Sở giao dịch CK

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan