1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình - Bệnh học thủy sản - chương 10 docx

6 450 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 411,09 KB

Nội dung

Bệnh học thuỷ sản CHƯƠNG X: BỆNH VI KHUẨN I. Bệnh phát sáng Tác nhân Do vi khuẩn Vibrio đặc biệt là V. harveyi gây ra. Bệnh thường xuất hiện khi môi trường nước giàu dinh dưỡng, nhiều chất hữu cơ, xác bã và có thể xuất hiện quanh năm. Trong sản xuất giống, mầm bệnh được lây truyền chủ yếu từ ruột giữa của tôm mẹ cho ấu trùng trong quá trình sinh sản. Loài nhiễm bệnh Phổ biến ở các loài tôm biển và tôm cành xanh Giai đoạ n nhiễm bệnh Chủ yếu ở giai đoạn tôm ương trong trại như trứng, ấu trùng, tôm bột. Phân bố Phổ biến ở các vùng nước lợ Triệu chứng Tôm nhiễm bệnh bị yếu, thân có màu trắng đục. Tôm sắp chết thường nổi lên mặt nước hay ven mé bờ. Tôm nhiễm bệnh nặng sẽ bỏ ăn, lắng xuống đáy bể, quan sát vào ban đêm sẽ th ấy hiện tượng phát sáng, tôm chết hàng loạt và rất nhanh đến 80-100%. Cơ hay máu tôm sắp chết có rất nhiều vi khuẩn hình que, di động. Gan tụy là nơi bị hoại nặng nhất làm mất chức năng tiêu hóa và gây chết. Chẩn đoán Dựa vào dấu hiệu bệnh Phân lập vi khuẩn trên môi trường phát quang Phòng và trị Phòng bệnh: Xử lý nước ương bằng chlorine 20-25 ppm Tránh hiện tượng môi trường nước quá giàu dinh dưỡng, nhiề u chất hữu cơ, xác bã. Chọn tôm mẹ và tôm giống không nhiễm vi khuẩn phát sáng. Trị bệnh: dùng thuốc đặc trị bệnh phát sáng 149 Bệnh học thuỷ sản II. Bệnh Vibrio Tác nhân Chủ yếu do Vibrio parahaemolyticus, V. alginolitycus, V. harveyi và một số loài khác thuộc giống Vibrio. Loài nhiễm bệnh Tất cả các loài tôm biển, tôm càng xanh và cua Giai đoạn nhiễm bệnh Giai đoạn ấu trùng, tôm bột, giống và trưởng thành Phân bố Phổ biến ở các vùng nước lợ Triệu chứng Tôm nhiễm bệnh thường bơi lội mất phương hướng, các bộ phận nh ư vỏ, phụ bộ chân, râu và mang bị nhiễm khuẩn có màu đen đỏ hay đỏ nâu, vỏ bị ăn mòn, cơ có màu trắng đục. Ấu trùng nhiễm bệnh thường có màu đen trên đỉnh các phụ bộ, tôm bỏ ăn, ruột rỗng. Tôm sẽ chết dần, đôi khi chết 100%. Chẩn đoán Dựa vào dấu hiệu Phân lập vi khuẩn trên môi trường TCBS Phòng và trị Phòng bệnh: Tẩy trùng bể, ao nuôi k ỹ, quản lý môi trường tốt, hạn chế gây sốc và thương tích cho tôm. Trị bệnh: Đối với ấu trùng và tôm bột, dùng formaline 10-25 ppm, erythromycine 0,5-1,3 ppm, oxytetracyline 1-10 ppm. Đối với tôm lớn, dùng oxytetracyline 1,5 g/kg thức ăn. III. Bệnh đốm nâu, đốm đen Tác nhân Vi khuẩn các nhóm Vibrio, Aeromonas, Flavobacterium và Pseudomonas cùng gây bệnh. Các vi khuẩn này có khả năng tiết nhiều loại men làm ăn mòn vỏ và biểu mô tôm. Các yếu tố khác như môi trường dơ bẩn, tôm bị sốc, bị thương tích, mật độ dày, chăm sóc quản lý kém là nguyên nhân đầu tiên cho bệnh phát sinh. 150 Bệnh học thuỷ sản Loài nhiễm bệnh Tất cả các loài tôm biển, tôm cành xanh. Giai đoạn Tất cả các giai đoạn ấu trùng, tôm bột, giống và tôm lớn. Phân bố Khắp các nơi Triệu chứng - Vỏ giáp, phụ bộ và mang tôm có những đốm hay mãng nâu hay đen, đơn độc hay tạo thành đám rộng. - Dưới vỏ xuất hiện những vết phồng chứa dịch keo nhờn, khi bệnh nặng vỏ bị ăn mòn, lở loét đến lớp dưới biểu bì. - Các phụ bộ như râu, chân, càng, chủy cũng bị ăn mòn và có những vết đen ở ngọn. - Những vết lở loét tạo cơ hội cho các mầm bệnh khác tấn công như vi khuẩn dạng sợi, nấm, nguyên sinh động vật hoặc tảo làm bệnh càng thêm trầm trọng. - Bệnh lây lan nhanh và có thể nhiễm bệnh 100% số lượng tôm. Tôm nhiễm bệnh s ẽ kém ăn, bơi lờ đờ, mất thăng bằng, khó lột xác và thường bị dính vào vỏ cũ khi lột gây nên hiện tượng mất phụ bộ, dị tật hay có thể bị chết. Nếu tôm bị bệnh nhẹ sau khi lột lớp vỏ cũ và thay vỏ mới tôm có thể trở lại bình thường, nếu bệnh nặng sẽ để lại vết thương trên vỏ mới. - Tôm nhiễm bệnh cũng trở nên mẫn cảm với sốc môi trường, dễ ăn nhau. Đối với ấu trùng, các đốm đen thường bắt đầu ở mặt lưng của đốt bụng thứ 3 do bị thương tích trong quá trình búng giật ngược và va chạm vào thành bể. Chẩn đoán • Dựa vào dấu hiệu bệnh • Phân lập vi khuẩn trên môi trường chọn lọc Phòng và trị Phòng bệ nh: Giữ môi trường nuôi tốt, đầy đủ dinh dưỡng. Tránh gây sốc hay thương tích cho tôm, nuôi mật độ quá dày. Trị bệnh: Có thể dùng thuốc kháng sinh đặc trị 151 Bệnh học thuỷ sản IV. Bệnh vi khuẩn dạng sợi Tác nhân Do vi khuẩn Leucothrix sp. gây ra. Các tế bào vi khuẩn có hình trụ, dài khoảng 3µm với sợi tơ rất dài đến khoảng 5mm. Sợi tơ không màu. Vi khuẩn dính vào bề mặt vật rắn, có tính cử động, hiếu khí. Ngoài ra một số vi khuẩn dạng sợi khác như Thiothrix sp. Flexibacter sp., Cytophaga sp., và Flavobacterium sp. Cũng có thể xuất hiện. Các vi khuẩn này sống tự do hay hội sinh trên bề mặt vật chủ . Ngoài ra, điều kiện nuôi như nước ao giàu dinh dưỡng cũng tạo điều kiện cho bệnh xuất hiện. Loài nhiễm bệnh Tất cả các loài tôm biển, tôm hùm, tôm cành xanh và cua biển. Giai đoạn nhiễm bệnh Tất cả các giai đoạn phát triển của tôm Phân bố Rộng khắp, cả nước ngọt hay lợ, mặn. Triệu chứng Ở trứng nhiễm bệnh vi khuẩn bám thành thảm dày trên vỏ, làm cản trở hô hấp hay sự nở của trứng. Ở ấu trùng và tôm bột, vi khuẩn dạng sợi phát triển trên bề mặt cơ thể, nhất là trên các lông của phụ bộ. Ở tôm lớn, vi khuẩn hiện diện trên các lông tơ của chân đuôi, chân bụng, chân ngực, vảy râu, phụ bộ miệng và mang. Tôm nhiễm bệnh nặng mang sẽ có màu vàng đến xanh tùy theo loại rong tảo mắc vào đám vi khuẩ n. Vi khuẩn dạng sợi làm cản trở hô hấp, lột vỏ, bắt mồi, hoạt động của tôm, gây chậm lớn hay gây chết tôm. Bệnh có thể gây chết 80% hay hơn, trong vòng vài ngày đến vài tuần. Chẩn đoán Xét nghiệm trực tiếp mẫu tươi dưới kính hiển vi. Mẫu là ấu trùng, các phụ bộ chân, râu, mang của tôm giống và tôm lớn. Phòng và trị Phòng bệnh: Giữ môi trường nuôi tốt, dinh dưỡng tốt. Trị bệnh: Thuốc tím (KMnO 4 ) 2,5-5ppm trong 4 giờ; Formaline 10- 25ppm; Chloramine T 5ppm; Oxytetracyline 100ppm; Neomycine 10ppm; Streptomycine 1-4ppm. 152 Bệnh học thuỷ sản Vi khuẩn phát quang trên môi trường Luminescen Vi khuẩn dạng sợi trên thân tôm (Trích Quản lý sức khỏe ao nuôi tôm, 2002) Hình 10.1. Bệnh vi khuẩn trên tôm sú 153 Bệnh học thuỷ sản Tài liệu tham khảo Đỗ Thị Hoà, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng, 2004. Giáo trình Bệnh học Thuỷ sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 423 trang. 1. Manual of diagnostic Tests for Aquatic Animals, 2003. http://www.oie.int 2. Nguyễn Lân Dũng, 2000. Vi sinh học. Nhà xuất bản giáo dục. 3. Nguyễn Ngọc Nhiên, 1992. Phương pháp nghiên cứu vi sinh vật gây bệnh 4. Quản lý sức khỏe ao nuôi tôm. Khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ dịch. 2002. 154 . Phòng bệnh: Giữ môi trường nuôi tốt, dinh dưỡng tốt. Trị bệnh: Thuốc tím (KMnO 4 ) 2, 5-5 ppm trong 4 giờ; Formaline 1 0- 25ppm; Chloramine T 5ppm; Oxytetracyline 100 ppm; Neomycine 10ppm; Streptomycine. sợi, nấm, nguyên sinh động vật hoặc tảo làm bệnh càng thêm trầm trọng. - Bệnh lây lan nhanh và có thể nhiễm bệnh 100 % số lượng tôm. Tôm nhiễm bệnh s ẽ kém ăn, bơi lờ đờ, mất thăng bằng, khó. Dũng, 2000. Vi sinh học. Nhà xuất bản giáo dục. 3. Nguyễn Ngọc Nhiên, 1992. Phương pháp nghiên cứu vi sinh vật gây bệnh 4. Quản lý sức khỏe ao nuôi tôm. Khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ dịch. 2002.

Ngày đăng: 30/07/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN