Giáo trình - Bệnh học thủy sản - chương 7 pot

14 664 1
Giáo trình - Bệnh học thủy sản - chương 7 pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bệnh học thuỷ sản CHƯƠNG VII: BỆNH DO NGÀNH GIÁP XÁC VÀ CÁC PHI SINH VẬT KHÁC I. BỆNH DO NGÀNH GIÁP XÁC Lớp giáp xác Crustacea thuộc ngành chân đốt Arthropoda có số lượng giống loài rất phong phú. Cơ thể của giáp xác phân đốt, các đốt có kích thước và hình dạng khác nhau. Cơ thể chia làm 3 phần: Đầu, ngực, bụng, có chân và chân gồm nhiều đốt. Giữa các đốt có các khớp làm cho các đốt rất linh động. Cơ thể được bao bằng vỏ kitin do đó mà sự tăng trưởng của giáp xác phải qua sự lộ t xác. Cơ quan tiêu hoá phát triển, một số đã có dạ dày. Giáp xác sống trong nước biển, nước lợ và nước ngọt. Phần lớn có lợi cho con người, có thể làm thức ăn cho người, cho cá, tôm và động vật nuôi, làm phân bón cho nông nghiệp nhưng một số có hại gây bệnh cho tôm cá ảnh hưởng đến sinh trưởng và có thể làm cho tôm cá chết hàng loạt. Giáp xác ký sinh trên cá chủ yếu thuộc 3 bộ: Copepoda, Branchiura, Isopoda. 1.1 Bệnh trùng mỏ neo - Lernaeosis Trùng mỏ neo là ký sinh trùng tương đối phổ biến và rất nguy hiểm đối với nhiều loài cá. Trùng dùng móc bám cắm sâu vào thân, vây, hốc mắt của cá, gây bệnh hàng loạt cho cá, tỷ lệ tử vong khá cao, làm chết rất nhiều cá hương và cá giống. a. Tên bệnh và tác nhân gây bệnh Trùng gây bệnh là Lernaea, thuộc lớp Crustacea J.Lamarck ,1801, Bộ Copepoda M.Milne Edwards,1834-1840, Họ Ergasilidae Thorell,1859, Giống Ergasilus Nordmann,1832. Cấu tạo của trùng mỏ neo chia làm 3 phần: đầu, ngực và bụng. Do đời sống ký sinh nên cấu tạo củ a trùng biến đổi cho thích hợp như đầu biến thành móc bám (giống mỏ neo tàu) dùng để ký sinh. Hình dạng móc bám là căn cứ để phân loại. Ngực do 6 đốt hợp thành ống, ranh giới các đốt không rõ ràng. Trên mỗi đốt có đôi chân bơi, nhưng chân bị thoái hóa. Đốt thứ 6 có cơ quan sinh dục. Bụng không phân đốt, có 2 túi trứng khá phát triển và cuối cùng có gai đuôi. Lernaea đẻ trứng vào nước. Trứng nở ra ấu trùng bơi lội tự do trong nước. Quá trình phát triể n gồm 10 lần lột xác. Khi trưởng thành, sau khi giao phối xong, con cái bám ký sinh trên cá, con đực bơi lội tự do trong nước vài ngày rồi chết. Sự phát triển vòng đời trùng mỏ neo phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó nhiệt độ đóng vai trò quan trọng nhất. Nhiệt độ nước thích hợp cho sự phát triển của trùng là 26 -28 o C, một trùng cái trong vòng 28 ngày sinh ra 10 đôi túi trứng. Mỗi đôi có từ 60 -400 trứng. Trong các ao nuôi cá thường có nhiệt độ này, vì vậy chúng phát triển rất nhanh, nên khi nuôi cá phải hết sức chú ý theo dõi chúng và cần phải có biện pháp phòng bệnh Lernaeosis tích cực. 118 Bệnh học thuỷ sản Hình 7.1. Trùng mỏ neo (Lernaea) ký sinh trên cá Hình 7.2. Các giai đoạn phát triển của trùng mỏ neo (Lernaea) b. Phân bố, loài cá và giai đoạn nhiễm bệnh Trùng mỏ neo phân bố hầu như khắp thế giới. Trên tất các loài cá nuôi và tự nhiên. Tỷ lệ cảm nhiễm ký sinh trùng tương đối cao, nhất là cá mè hoa và cá vẩy mềm. Ở nhiều vùng nước ngọt trùng ký sinh từ cá con đến cá lớn. Do kích thướ c trùng lớn, nhìn thấy rõ bằng mắt thường, nên dễ nhận ra bệnh. c. Dấu hiệu bệnh lý Trùng dùng móc đâm sâu vào thân cá, vào các gốc vây, hốc mắt cá làm thành những vết thương xưng tấy đỏ, chảy máu. Chung quanh vết thương thường có nấm thủy mi phát triển và vi trùng trong nước có điều kiện xâm nhập làm bệnh thêm trầm 119 Bệnh học thuỷ sản trọng. Đầu trùng đâm sâu thủng bụng cá, gây hiện tượng loét thối làm chết cá. Trên thân một cá mè hoa 15cm có khi đến hàng trăm trùng bám. Do kích thước trùng lớn, nhìn thấy rõ bằng mắt thường, nên dễ nhận ra bệnh. d. Mùa vụ xuất hiện bệnh và mức độ gây thiệt hại Bệnh phát triển vào cuối xuân, đầu hạ. Nhưng ở nước ta hầu như có thể gặp trùng mỏ neo quanh năm. Tỷ lệ cảm nhiễm ký sinh trùng tươ ng đối cao, nhất là cá mè hoa và cá vẩy mềm. Ở nhiều vùng nước ngọt trùng ký sinh từ cá con đến cá lớn. e. Chẩn đoán bệnh Dựa vào dấu hiệu bệnh lí, quan sát mẫu dưới kính giải phẩu hoặc kính hiển vi. f. Cách phòng Dùng vôi tẩy ao số lượng 800 -1000 kg/ha những vùng không bị ảnh hưởng của đất phèn thì nên kết hợp phơi đáy ao 3 - 5 ngày để diệt trứng và ấu trùng Lernaea trước khi ương nuôi cá. g. Cách trị Dùng mộ t trong những biện pháp sau: - Dùng lá xoan bón xuống ao với số lượng 0,3 - 0,5 kg/m 3 nước. Chú ý: sau 3 - 4 ngày đầu lá xoan phân hủy mạnh, nước thiếu oxy, cá thường nổi đầu. Hiện tượng này từ ngày thứ 5 trở đi giảm dần. - Dùng phân chuồng ủ bón lượng tăng gấp 2 - 3 lần làm thay đổi môi trường sống đột ngột, Lernaea sẽ chết và thoái hóa. Ví dụ: 100m 2 ao thường bón 70 kg trong tuần. Khi cá bệnh mỏ neo thì bón 140 - 210 kg cho 100m 2 . Mức nước ao sâu trung bình là 1 m. Trong 3 cách chữa trị bệnh Lernaea, thì cách dùng lá xoan bón xuống ao là có kết quả tốt hơn cả, tỉ lệ diệt trùng khoảng 80 - 90% Hiện nay trong một số tài liệu nước ngoài có khuyến cáo sử dung một loại hoá chất có tên gọi là dimilin, có khả năng diệt giáp xác dựa vào khả năng ức chế quá trình hình thành võ chitin của nhóm này. Chất này có ưu điểm là an toàn hơn những nhóm thuốc diệt giáp xác đã từng đượ c sử dụng. 1.2 Bệnh Ergasilosis a. Tên bệnh và tác nhân gây bệnh Trùng gây bệnh là Ergasilus và một số loài khác như: Sinergasilus, Neoergasilus, Paraergasilus chúng thường ký sinh ở mang cá trong các vùng nước tự nhiên và trong ao nuôi cá. Cấu tạo cơ thể trùng gồm 3 phần: đầu, ngực và bụng. 120 Bệnh học thuỷ sản - Đầu: hình bầu dục có 6 đôi chi phụ, 2 đôi râu. Đôi thứ nhất có 6 đốt, chủ yếu là để vận động, đôi râu thứ 2 có 5 đốt, dùng để bám ký sinh. Đốt cuối cùng của 2 đôi râu tương đối nhọn. Có 1đôi răng hàm lớn, 2 đôi răng hàm nhỏ và 1 đôi chân hàm hẹp lại thành miệng. - Phần ngực có 6 đốt, giữa ngực và đầu có đốt giả (hay gọi là đốt đầu ngực). Th ường đốt thứ 5 bé nhất. Đốt thứ 6 lớn gọi là đốt sinh sản. Ở Ergasilus sieboldi, đốt thứ 2 - 5 có 4 đôi chân bơi. Ergasilus briani không có chân bơi. - Phần bụng: có 3 đốt, đốt cuối cùng kéo dài phần sau gồm 2 nhánh. Cơ quan sinh dục cái: Là buồng trứng nằm giáp phần đầu ngực, sau đó là tử cung tương đối dài. Có túi thụ tinh, giao phối một lần dự trữ tinh trùng. Có 2 túi trứng và tuyến bảo hộ. Quá trình phát triể n: trứng nở thành ấu trùng không đốt, trãi qua 4 lần lột xác, đến lần lột xác thứ 5 trở đi ấu trùng có đốt. Qua 4 lần lột xác nữa, đến lần lột xác thứ 10 thì thành trùng trưởng thành. Khi trùng trưởng thành, con cái và con đực giao phối. Sau đó, con cái sống ký sinh, còn con đực sống tự do trong nước một thời gian rồi chết. Hình 7.3. Giống Ergasilus sp ký sinh ở mang cá. b. Dấu hiệu bệnh lý Ergasilus ký sinh vào mang cá, phá hoại t ổ chức tế bào mang, làm phần cuối tia mang bị viêm, sưng to, tia mang bị đứt, bị nát, mạch máu bị phá hoại, bị đứt. Vi trùng có cơ hội xâm nhập vào làm bệnh càng thêm nghiêm trọng. Cá mắc bệnh nặng thì hô hấp khó khăn, ít bắt mồi, thường bơi lờ đờ, chậm chạp trên mặt nước, nhảy, đớp nước nhiều . c. Mùa vụ xuất hiện bệnh và mức độ gây thiệt hại 121 Bệnh học thuỷ sản Bệnh do Ergasilus xuất hiện quanh năm, phát triển nhiều nhất vào cuối xuân, đầu hạ. Nó là bệnh nguy hiểm đối với cá sống trong vùng nước tự nhiên như ao, hồ, sông ngòi mặt nước lớn. d. Chẩn đoán bệnh Quan sát mẫu dưới kính hiển vi nhận dạng kí sinh trùng. e. Cách phòng Dựa vào tính chọn lọc tương đối cao của trùng, chúng thích hợp ký chủ nào thì chỉ ký sinh trên ký chủ đó, người ta thay đổi đối tượng nuôi khi cá trong vùng nướ c tự nhiên mắc bệnh. f. Cách trị Cách phòng trị bệnh Ergasilus trong ao nuôi cá cũng giống như đối với bệnh Lernaeaosis. 1.3 Bệnh rận cá – Argulosis Rận cá là loài ký sinh trùng ký sinh ở da cá, gây bệnh làm chết cá hương, cá giống. Rận cá không có khả năng làm chết cá thịt, cá bố mẹ, nhưng nó bám trên thân cá, hút máu cá, tiết chất độc vào thân cá làm cá bị tổn thương, cơ thể bị suy yếu, tạo điều kiện cho vi trùng và nấm thủy mi phát tri ển, làm cho bệnh càng thêm nghiêm trọng, đi đến chết cá. a. Tên bệnh và tác nhân gây bệnh Trùng gây bệnh là loài rận cá Argulus. Rận cá có màu sắc giống da cá, kích thước tương đối lớn, khoảng 5 -10 mm, có thể nhìn rõ bằng mắt thường. Phần đầu ngực của trùng to nhất, có mai che. Mặt dưới hơi lõm vào, miệng biến thành vòi hút, có 2 giác bám và 5 đôi chân bơi. Phần bụng gồm 2 mai dính liền nhau tạo thành đuôi. Cơ quan sinh dục:Argulus thuộc loại đơn tính. Khi còn nh ỏ ở con cái trứng nằm thành 2 dãy ở 2 bên cơ thể. Khi lớn trứng tập trung ở giữa. Có 2 túi thụ tinh và 2 gai thụ tinh. Con đực có tinh hoàn, ống dẫn tinh và túi chứa tinh. Con cái thường lớn hơn con đực. Chúng chỉ giao phối một lần, rồi giữ tinh dịch trong túi thụ tinh. Rận cá đẻ trứng lên cỏ, đá. Mỗi con cái đẻ từ 25 -235 trứng. Thời gian phát triển trứng phụ thuộc vào nhiệt độ nước. Thường thì sau 4 - 7 ngày tr ứng nở thành ấu trùng. Sau 48 giờ, ấu trùng lột xác 5 lần rồi thành trùng trưởng thành. 122 Bệnh học thuỷ sản Hình 7.4. Đặc điểm cấu tạo của rận cá (Argulus) b. Phân bố, loài cá và giai đoạn nhiễm bệnh Rận cá khắp nơi trên thế giới và ký sinh ở da, trên nhiều loài cá như: chép, diếc, mè, trôi, trắm, rô phi, bống, tra Ký sinh trên tất cả giai đoạn của cá. c. Dấu hiệu bệnh lý Rận cá bơi lội tự do trong nước, khi gặp cá thì bám ký sinh trên thân, dùng vòi hút máu cá và tiế t nộc độc vào trong thân cá, làm cho vết thương trên da bị sưng đỏ. Cá bị ký sinh nhiều thường hoạt động rất mạnh, vì ngứa ngáy và đau nhức. Cá bị bệnh nặng thì hoạt động yếu dần, trên thân cá nhiều vết rận đốt sưng tấy đỏ. d. Mùa vụ xuất hiện bệnh và mức độ gây thiệt hại Hàng năm rận cá gây nhiều thiệt hại cho nghề nuôi cá bè, nhất là cá lóc bông. e. Chẩn đ oán bệnh Quan sát mẫu bằng mắt thường và kính giải phẩu. 123 Bệnh học thuỷ sản f. Cách phòng, trị Phòng bệnh này trong ao nuôi cá giống như đối với bệnh Lernaeosis. Để chữa bệnh này có thể dùng thuốc tím KMnO 4 nồng độ 10 - 20 ppm tắm cho cá trong thời gian 15 - 30 phút. II. BỆNH DO CÁC SINH VẬT KHÁC 2.1 Bọ gạo (chùm chụp) Bọ gạo là loài côn trùng nhỏ như hạt gạo, tên khoa học là Notonecta. Bọ gạo có cánh mềm, có thể bay từ ao này sang ao khác. Chúng có đôi mắt kép, miệng biến thành vòi hút, có 4 chân nhỏ bắt mồi và 2 chân lớn để chèo. Nhờ 2 chân chèo bọ gạo bơi rất mau trong nước. Hình 7.5. Bọ gạo Notanecta Đặc điểm của b ọ gạo là cứ 1 - 2 phút sống trong nước phải nổi lên mặt nước để thở. Nếu quá 7 phút mà bọ gạo không ngoi lên mặt nước để thở, thì sẽ chết ngạt. Bọ gạo nguy hiểm nhất đối với cá bột. Chúng bơi rất nhanh đuổi bắt cá bột, dùng 4 chân nhỏ để giữ cá, dùng 2 chân chèo gạt nước để bơi. Bọ gạo dùng vòi hút máu cá, làm chết nhiều cá bột. Trong 12 giờ một con bọ gạo có thể làm chết từ 11-18 cá chép bột 1 ngày tuổi. Trong 18 giờ 1 con bọ gạo có thể diệt từ 6 - 10 con cá chép bột 3 ngày tuổi. Cách trị Dầu lửa: làm khung bằng tre nứa hay bẹ chuối có kích thước bằng chiều ngang của ao. Cho dầu lửa vào trong khung thành lớp váng dầu mỏng trên mặt nước, rồi dịch dần khung dầu khắp ao, mỗi chỗ để 5 - 10 phút. Chú ý: Cần tiến hành lúc trời mát và yên gió để giảm bớt sự bốc hơi của dầu lửa. Tuy cách này diệt được nhiều bọ gạo và bắp cày nhưng không triệt để vì chúng có thể bơi tránh từ chỗ có dầu đến chỗ không dầu, hoặc bay sang ao khác. Cần phải định kỳ diệt 124 Bệnh học thuỷ sản diệt bọ gạo trong ao uong ca bột, đặc biệt là trong khoảng 15 ngày đầu sau khi thả cá vào ao. 2.2 Bắp cày (Dytiscus) Bắp cày là ấu trùng của niềng niễng (con điên điển). Thân dài chia làm nhiều đốt. Khi bơi đuôi cong lên mặt nước. Ở đầu bắp cày có 2 càng bằng kitin rất khỏe và sắc. Bắp cày nguy hiểm nhất đối với cá ở giai đoạn bột và hương. Trong 1 giờ 1 con bắp cày có thể tiêu diệt 8 -10 con cá 6 ngày tuổi. Chúng dùng càng kẹ p chết cá, làm cá đứt làm đôi. Ngoài ra ấu trùng chuồn chuồn cũng góp phần gây hại đối với ao cá nuôi Hình 7.6. Ấu trùng chuồn chuồn Odonata 2.3 Tiểu cầu tảo Tiểu cầu tảo là một số loài thanh tảo đơn bào sống tập đoàn bên ngoài có chất keo bao bọc như: Volvox, Phodorina, Macocystis, Chlorococus cá ăn rất khó tiêu. Chúng phát triển trong nước có độ pH cao. Sự sinh sản và phát triển của những loài tảo này phát triể n rất mau, nhiệt độ nước thích hợp cho chúng là 28 -30 o C. Tảo có màu xanh lục. Khi phát triển nhiều, tảo nổi dầy trên mặt nước gọi là hiện tượng nở hoa, có màu nâu. Tảo phát triển quá nhiều thường gây ra sự thiếu oxy khoảng nửa đêm về sáng. Khi tảo chết phân hủy ra chất độc có hại cho cá. 2.4 Rong hình lưới (Hydrodictyon reticulatum) Rong hình lưới phát triển ở dạng quần thể lớn có màu xanh lục thẩm, thích hợp chỗ nước nóng và trong. Rong hút mất nhiều chất dinh dưỡng trong ao. Cá bột, cá h ương nhỏ bơi lội mắc vào trong rong không ra được, vùng vẫy cho đến khi hết sức rồi chết. Cách phòng trừ 125 Bệnh học thuỷ sản Trong ao nuôi cá có rong phát triển nhiều, hàng ngày vào buổi sáng rong nổi lên mặt nước, cần phải vớt rong bỏ đi. Tát nước mới vào ao và quấy dẻo làm đục nước ao, bùn đất bám vào rong sẽ kéo rong xuống đáy ao, cản trở quang hợp, dần dần rong bị chết. Thường sau trận mưa rào số lượng rong tảo trong ao giảm đi rất nhiều. Trong ao nuôi cá rong tảo phát triển quá nhiều thì dùng CuSO 4 nồng độ 0,5 - 0,7ppm hòa tan trong nước phun hoặc rãi xuống ao để diệt rong tảo. Sau 3 - 4 ngày rong tảo tàn lụi dần. 2.5 Phi sinh vật Cá sống và phát triển tốt khi điều kiện môi trường phù hợp với nhu cầu của cá. Ngược lại, môi trường sống không phù hợp gây cho cá nhiều tác hại đáng kể như: - Có thể làm cá chết hàng loạt. - Cá chậm lớn, thậm chí ngừng sinh trưởng và không sinh sản được. - Làm cá gầy yếu, sức đề kháng bệnh giảm tạo điều kiện cho nhân tố gây bệnh xâm nhập vào cá. Môi trường sống của cá là một tập hợp các yếu tố vô sinh và hữu sinh. Các yếu tố vô sinh tác động đến đời sống của động vật thuỷ sản nuôi bao gồm 4 vấn đề sau: a. Những vấn đề dinh dưỡng Thức ăn không đủ protein sẽ làm cho cá giảm tăng trưởng, sinh sản kém, dễ bị nhiễ m bệnh. Việc thiếu chất béo và acid béo sẽ làm cá chậm tăng trưởng, sinh sản kém và da không có màu bình thường. Thức ăn thiếu chất bột đường và chất khoáng thì ít xảy ra. Tuy nhiên, hiện tượng thiếu iode sẽ làm tuyến giáp của cá sưng lên, Từ đó sẽ làm rối loạn quá trình trao đổi chất của cá. Thức ăn thiếu vitamin cũng thường xảy ra. Các triệu chứng thiếu vitamin của cá gồm: sự co giật, sức tăng tr ưởng giảm. Da cá bị vẩn đục và có một lớp nhờn màu lam, cá lờ đờ, da bị mất màu và các gai vây bị biến dạng. Thức ăn không cân đối, khi có quá nhiều protein, chất béo và chất bột đường sẽ làm cho gan và thận không lọc hết. Cá bơi lội chậm chạp, ngừng ăn và bụng bị trương lên như các loài động vật sống trên cạn khác. Sự dư thừa chất bột đường, việc tích trữ chất béo quá nhiều trong gan và các cơ quan nội tạng, cá sẽ dễ bị nhiễm bệnh, bụng trương lên và mang có màu nhợt nhạt, trứng có thể thoái hóa. Độc tố trong thức ăn có thể do các vi sinh vật tiết ra làm cá ngừng ăn, các chất béo đã bị hôi dầu (bị oxy hoá) cũng làm gan hoạt động bất bình thường hoặc gây cho cá bệnh và chậm lớn. 126 Bệnh học thuỷ sản Aspergillus flavus là loài nấm mốc mọc trên các loài ngũ cốc, nó tiết ra độc chất aflatoxin, trong đó aflatoxin B 1 (AFB 1 ) có độc tính rất cao. Động vật, kể cả con người, nếu ăn phải thức ăn chứa AFB 1 , hoặc sử dụng nguyên liệu thức ăn có nguồn gốc từ ngũ cốc bị nhiễm Aspergillus flavus có thể nguy hại đến tính mạng. Cá ăn phải thức ăn có AFB 1 ở nồng độ cao (hơn 10 ppm) có thể bị chết. Ở nồng độ thấp (dưới 100ppb) trong thức ăn, AFB 1 làm rối loạn chức năng tiêu hóa, gây bệnh mãn tính, làm cá chậm lớn và trở nên mẫn cảm hơn với các loại bệnh tật và các yếu tố môi trường (thường cá bị khối u ở gan). b. Cá chết ngạt Trong quá trình nuôi cá, nước thường thiếu oxy do nước thối bẩn, chứa nhiều chất hữu cơ. Quá trình phân giải chất hữu cơ sẽ tiêu hao nhiều oxy trong nước và thải ra nhiều khí cacbonic. Và nhiều khí độc như metan, ammoniac, sulfua hydro. Trong nước ao, quá trình phân giải chất hữu cơ càng mạnh khi nhiệt độ càng cao. Các hồ ao nuôi cá trong các làng mạc mà nhân dân dùng nước vào mục đích sinh hoạt thì hàm lượng các chất dinh dưỡng trong ao rất cao. Từ dó, nhiều thực vật phù du, thực vật thuỷ sinh phát triển. Ban ngày thực vật quang hợp thải ra nhiều oxy có khi trên mức bão hòa, gây ảnh hưởng không tốt đối với cá bột, cá hương. Nhưng ban đêm chúng hô hấp, sử dụng nhiều oxy trong nước và thải ra cacbonic, làm cá bị ngạt và có thể chết. + Hiện tượng bệnh Khi quá trình thiếu oxy và thừa cacbonic xảy ra từ từ thì cá bị ngạt thở, nổi đầu. Hiện tượng này thường xảy ra ở ao ít hoặc không có khả năng thay đổi nước thường xuyên, chất hữu cơ tích tụ nhiều ở đáy ao, mật độ thả quá cao. Dần dần lượng oxy trong nước trở nên thiếu nghiêm trọng. Tình trạng này kéo dài, cá càng bị ngạ t thở, nhịp thở càng gấp hơn. Sau một thời gian cá yếu dần rồi chết. Nếu trong ao nuôi, cá nổi đầu từ chập tối hoặc gần trưa nắng lên mà cá vẫn nổi đầu là ao thiếu oxy nghiêm trọng, cần phải tiến hành cứu chữa ngay. Phương pháp phòng trị: Muốn phòng cá chết ngạt vì thiếu oxy, ta cần giữ vệ sinh ao hồ không để nước quá thối bẩn, không để cây cỏ và động v ật chết mục nát quá nhiều trong ao, không tháo nước bẩn vào ao nuôi cá quá 1/3 thể tích nước có trong ao. Khi nước trong ao hồ thiếu oxy, cá nổi đầu, ta phải tìm mọi biện pháp cứu chữa kịp thời, tăng cường thêm oxy cho ao cá như bơm thêm nước sạch vào ao, tháo bớt nước cũ ra ngoài. Xử lý lớp hữu cơ đáy ao bằng vôi bột hoặc Zeolite. c. Cá trúng độc Cá trúng độc do 2 nguyên nhân: + Trúng độc do thực vật gây ra. 127 [...]... một số loài khác Nhiệt độ cao làm tăng trao đổi chất, do đó tăng tiêu hao Oxy Cá cũng tăng sự mẫn cảm đối với vi khuẩn gây bệnh trong điều kiện nhiệt độ cao Nguyên nhân của sự mẫn cảm này chưa được biết rõ nhưng nó được cho rằng đó là do các tác nhân gây bệnh tăng sinh sản hoặc sản xuất các men chống lại với cơ chế miễn nhiễm ở cá Khi nhiệt độ tăng tính độc của kim loại nặng cũng tăng Cùng với sự tăng... Coppera Khí (gas) bảo hòa Hydrogen sulfide (H2 S) Sắt (Fe) Lead Thủy ngân (Hg) Nitrate (NO 3-) Nitrite (NO2 -) Oxygen (O2) Selenium Tổng chất rắn hòa tan Tổng chất rắn không hòa tan Độ trong của nước Kẽm Tài liệu tham khảo 1 Brown L, 1993 Aquaculture for veterinarians fish husbandry and medicine.1st Ed Pergamon veterinariary handbook series 4 47 pages 2 Roberts R J, 1985 Fish pathology Bailliere tindal London... người ta lấy nước bẩn vào ao chứa 5 - 7 ngày rồi mới bơm nước này vào ao nuôi cá, hoặc lấy trực tiếp nước bẩn vào ao với lượng khoảng 1/3 thể tích nước trong ao Nhưng nước thải từ các nhà máy như nhà máy luyện kim, hóa chất, dệt, xà bông, giấy, xưởng phim mang nhiều chất độc đối với cá Nếu nước thải này không được chảy qua hệ thống lọc sẽ làm nhiễm bẩn cả khúc sông, các thủy sinh vật của vùng sông đó có... và khả năng đề kháng bệnh của cá thấp hơn rất nhiều so với cá sống trong khoảng nhiệt độ thích hợp + Oxy hòa tan Hàm lượng Oxy thích hợp là rất cần thiết cho một ao nuôi cá thâm canh Ở nồng độ thấp hơn mức cho phép ( < 2mg/l) cá vẫn bắt mồi nhưng sử dụng thức ăn không hiệu quả và có thể bị sốc, tăng tính cảm nhiễm bệnh Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) tăng và khả năng xuất hiện bệnh sẽ tăng Nếu hàm lượng... Lượng Hóa Chất Cho Phép Trong Ao Nuôi Cá Chỉ tiêu Acidiry Arcenic Alkaliniry(Độ kiềm) Aluminium (Al) Hàm lượng cho phép pH 6 - 9 20 mg/l ( như CaCo3) . kể như: - Có thể làm cá chết hàng loạt. - Cá chậm lớn, thậm chí ngừng sinh trưởng và không sinh sản được. - Làm cá gầy yếu, sức đề kháng bệnh giảm tạo điều kiện cho nhân tố gây bệnh xâm. tạo điều kiện cho vi trùng và nấm thủy mi phát tri ển, làm cho bệnh càng thêm nghiêm trọng, đi đến chết cá. a. Tên bệnh và tác nhân gây bệnh Trùng gây bệnh là loài rận cá Argulus. Rận cá. mắc bệnh. f. Cách trị Cách phòng trị bệnh Ergasilus trong ao nuôi cá cũng giống như đối với bệnh Lernaeaosis. 1.3 Bệnh rận cá – Argulosis Rận cá là loài ký sinh trùng ký sinh ở da cá, gây bệnh

Ngày đăng: 30/07/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan