1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

kiến thức nhãn khoa - So sánh hiệu quả điều trị giữa Acyclovir với Valacyclovir doc

6 629 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 198,41 KB

Nội dung

So sánh hiệu quả điều trị giữa Acyclovir với Valacyclovir So sánh hiệu quả điều trị giữa Acyclovir với Valacyclovir trong dự phòng nhiễm tái phát Herpes simplex virus trên mắtHerpes simplex virus (HSV) là nguyên nhân hàng đầu gây đục giác mạc và mất thị giác thứ phát tại Mỹ. Nghiên cứu gần đây nhất tại Pháp cho thấy tỷ lệ mắc viêm giác mạc do Herpes tại mắt là 31,5/ 100.000 dân mỗi năm, trong đó có 13,2/ 100.000 dân là ca nhiễm mới và 18,3/ 100.000 dân là ca nhiễm tái phát. Vấn đề quan trọng nhất và thách thức lớn nhất trên bệnh nhân nhiễm tái phát HSV là hạn chế và ngăn ngừa việc mất thị lực hoàn toàn. Phân tích căn nhiễm Herpes tại mắt cho thấy tỷ lệ tái nhiễm Herpes tăng theo từng giai đoạn: 9,6% sau 1 năm; 22,9% sau 2 năm và 63,2% sau 20 năm. Các phác đồ điều trị dự phòng nhiễm HSV tái phát tại mắt trên thế giới hiện nay thường sử dụng Acyclovir 200mg đường uống kéo dài trong 12 tháng. Tuy nhiên Acyclovir có những bất lợi như sinh khả dụng thấp, tỷ lệ nhiễm virus kháng Acyclovir ngày càng cao, liều uống dự phòng dễ quên (Uống 400mg x 2lần/ngày),… nên các nhà khoa học đang nghiên cứu những thuốc mới để thay thế Acyclovir – trong đó có Valacyclovir. Valacyclovir là tiền chất của Acyclovir, chuyển hoá nhanh thành Acyclovir qua đường uống. Ưu điểm của Valacyclovir là sinh khả dụng cao (gấp 3 - 5 lần Acyclovir), nồng độ cao hơn trong huyết tương của Valacyclovir tương tự như Acyclovir tiêm tĩnh mạch. Valacyclovir đã được FDA (Food Drug Administration) đưa vào danh mục thuốc “Điều trị đặc biệt” tại Mỹ với chỉ định chính là điều trị và dự phòng nhiễm Herpes đường sinh dục. Nghiên cứu trong bài lược dịch này nhằm so sánh hiệu quả tác dụng giữa Acyclovir 200mg (liều: 400mg x 2 lần/ngày) với Valacyclovir 500mg (liều duy nhất 500mg/ngày) trong điều trị dự phòng nhiễm HSV tái phát trên mắt.I - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân- Bệnh nhân trên 18 tuổi, nhiễm tái phát HSV trên 1 hoặc 2 mắt trong 12 tháng Bệnh nhân có rối loạn chức năng gan thận; dị ứng Acyclovir và Valacyclovir; phụ nữ có thai, cho con bú được loại khỏi nghiên cứu Bệnh nhân ở dạng bất hoạt và không được điều trị trong vòng một tháng trước khi bắt đầu điều trị.1.2. Mô tả nghiên cứu- Nghiên cứu được tiến hành dựa trên tỷ lệ nhiễm tái phát HSV giữa nhóm I ( bệnh nhân được dùng Valacyclovir) và nhóm II ( được dùng Acyclovir) Dấu hiệu tái phát nhiễm HSV được phân loại dựa trên các nhiễm khuẩn bề mặt nhãn cầu (viêm bờ mi, viêm kết mạc, viêm giác mạc) và viêm màng bồ đào trước Tác dụng phụ của Acyclovir, Vaclacyclovir được theo dõi trên từng bệnh nhân trong suốt thời gian điều trị.1.3. Phương pháp điều trịBệnh nhân được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm điều trị trong 12 tháng: Nhóm I dùng 1 viên Valacyclovir 500mg/ ngày, Nhóm II dùng Acyclovir 400mg x 2 lần/ngày. Các thống số xét nghiệm (đếm tế bào máu, theo dõi chức năng gan thận) được làm 3 tháng/1 lần trên từng bệnh nhân để đánh giá tác dụng độc của từng thuốc.II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUTổng số 52 bệnh nhân với tiền sử nhiễm tái phát HSV trên mắt được lựa chọn trong nghiên cứu chia ngẫu nhiên thành hai nhóm:- Nhóm I: 26 bệnh nhân dùng 1 viên Valacyclovir 500mg/ngày Nhóm II: 26 bệnh nhân dùng Acyclovir 400mg x 2lần/ngày. Cả hai nhóm được điều trị liên tục trong 12 tháng.2.1. Tỷ lệ tái phát nhiễm HSV Bảng 1: Tỷ lệ nhiễm tái phát HSV của nhóm I và nhóm II Dạng HSV tái phát sau 1 năm điều trị Nhóm I (Valacyclovir ) n=26 Nhóm II (Acyclovir) n=26 Viêm bờ mi kết mạc 1 0 Viêm giác mạc nhu mô 3 1 Tái phát viêm màng bồ đào 2 3 Viêm giác mạc biểu mô 0 2 Tổng số 6 6 Tỷ lệ tái phát (%) 6/26=23,1% 6/26=23,1% Kết quả bảng 1 cho thấy không có sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm tái phát HSV giữa nhóm I và nhóm II.2.2. Theo dõi tác dụng phụBảng 2: Tác dụng phụ được ghi nhận khi dùng thuốc của nhóm I và nhóm II Tác dụng phụ được ghi nhậnsau 1 năm điều trị Nhóm I (Valacyclovir ) n=26 Nhóm II (Acyclovir) n=26 Buồn nôn, nôn nhẹ 3 4 Đau đầu nhẹ 5 3 Đau bụng thoáng qua 2 (trong 2 tháng đầu) 2 (trong 2 tháng đầu) Rụng tóc 0 2 Rối loạn chức năng gan, thận, tế bào máu bất thường 0 0 Tổng số 10 11 Kết quả bảng 2 cho thấy không có tác dụng phụ nào nghiêm trọng xảy ra trong suốt quá trình điều trị và không có bệnh nhân nào phải ngừng điều trị vì tác dụng phụ của thuốc.III- KẾT LUẬNKết quả nghiên cứu đã mở ra một xu hướng mới trong điều trị dự phòng nhiễm tái phát HSV trên mắt, đó là sử dụng đường uống duy nhất 1 viên Valacyclovir 500mg/ ngày liên tục trong 12 tháng để thay thế cho Acyclovir như trước đây. Ths.Ds. Vũ Hồng Minh (lược dịch từ: American Journal of Ophthalmology, 144: 547-551, October 2007) Bệnh loét giác mạc Nếu ví con mắt như một cái máy ảnh, thì giác mạc là một thấu kính quan trọng trong hệ thống quang học của máy ảnh đó. Giác mạc chiếm đến 2/3 lực khúc xạ của mắt, vì vậy những tổn thương rất nặng của giác mạc gây ảnh hưởng trầm trọng đến thị lực là bệnh loét giác mạc Đây là một bệnh khá thường gặp và là một trong những nguthương trên giác mạc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực của người bệnh. Một trong nhyên nhân dẫn đến mù lòa. Loét giác mạc là hiện tượng mất tổ chức giác mạc do hoại tử, gây ra bởi một quá trình viêm trên giác mạc. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra loét giác mạc: do vi khuẩn (tụ cầu, liên cầu, phế cầu, lậu cầu, trực khuẩn mủ xanh, Moraxella,.), do nấm (Aspergillus Fumigatus, Fusarium Solant, Candida Albicans, Histoblasma, ), do virus (Herpes Simplex, Herpes Zoster) hoặc do ký sinh trùng (Acanthamoeba). Khi giác mạc còn nguyên vẹn thì hầu hết các yếu tố gây bệnh không xâm nhập được vào giác mạc. Loét giác mạc thường xuất hiện sau một chấn thương gây tổn hại lớp tế bào biểu mô (lớp tế bào bề mặt của giác mạc). Chấn thương giác mạc có thể từ bên ngoài: chấn thương sinh hoạt, nông nghiệp và công nghiệp, đặc biệt là chấn thương nông nghiệp (do hạt thóc bắn vào mắt hoặc lá lúa quệt vào mắt). Do vậy, trong các mùa gặt số lượng bệnh nhân bị loét giác mạc thường tăng lên. Tổn thương giác mạc cũng có thể do bệnh tại mắt (do lông quặm, lông xiêu cọ vào mắt) hoặc do những phương pháp điều trị phản khoa học: đánh mộng mằt bằng búp tre, đắp nhái vào mắt để điều trị, Khi bị loét giác mạc bệnh nhân sẽ thấy mắt bị đỏ, đôi khi sưng nề, mắt cộm chói, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, rất khó mở mắt. Thị lực bệnh nhân giảm nhiều, trường hợp nặng mắt chỉ còn cảm nhận được ánh sáng. Khám mắt sẽ thấy: mi và kết mạc phù nề, trường hợp nặng có thể gây sụp mi mắt. Trên giác mạc có một ổ loét. Tùy nguyên nhân mà ổ loét có đặc điểm khác nhau. Nếu loét giác mạc do vi khuẩn: ổ loét có ranh giới không rõ, đáy ổ loét thường phủ một lớp hoại tử bẩn, khi nhuộm giác mạc bằng fluorescein 2% ổ loét sẽ bắt màu xanh, nếu ổ loét hoại tử nhiều sẽ có màu vàng xanh. Nếu loét giác mạc do nấm: ổ loét ranh giới rõ, bờ gọn thường có hình tròn hoặc bầu dục, đáy ổ loét thường phủ một lớp hoại tử dày, đóng thành vảy gồ cao, bề mặt vảy khô ráp và khó bóc. Nếu loét giác mạc do virus Herpes: ổ loét có thể có hình cành cây hoặc hình địa đồ. Nếu loét giác mạc do Acanthamoeba (amíp): ổ loét giác mạc thường kèm theo áp xe giác mạc hình vòng. Giác mạc xung quanh ổ loét bị mờ đi (do thâm nhiễm các tế bào viêm và dịch). Tiền phòng có thể có ngấn mủ. Loét giác mạc là một bệnh nặng, khó điều trị và gây ra nhiều biến chứng. Khi điều trị khỏi bệnh sẽ để lại sẹo trên giác mạc gây giảm thị lực. Trường hợp bệnh nặng, điều trị không hiệu quả có thể phải bỏ nhãn cầu. Khi bị loét giác mạc, bệnh nhân cần phải đến khám tại các cơ sở nhãn khoa. Tại đây, nhân viên y tế sẽ nạo ổ loét giác mạc lấy bệnh phẩm, làm xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh và điều trị bằng các thuốc đặc hiệu. Nếu điều trị nội khoa không hiệu quả hoặc trong những trường hợp nặng có thể phải phẫu thuật ghép giác mạc điều trị, với mục đích thay thế giác mạc bệnh lý bằng mô giác mạc lành. Bệnh nhân tuyệt đối không được mua thuốc tại các hiệu thuốc để tự điều trị. Hiện nay, tại các hiệu thuốc có rất nhiều loại thuốc nhỏ mắt có chứa corticosteroid được bán tràn lan. Nếu bệnh nhân bị loét giác mạc mà dùng những thuốc này sẽ làm cho bệnh trở nên trầm trọng và gây ra những biến chứng rất nguy hiểm. Khi bị các chấn thương mắt dù nhẹ bệnh nhân cũng nên đến các cơ sở nhãn khoa để khám và điều trị, tránh để muộn có thể gây ra biến chứng loét giác mạc. Đặc biệt, khi bị bụi bay vào mắt bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để lấy, không nên tự lấy hoặc nhờ người khác lấy ra có thể gây biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân không được dụi mắt sẽ làm cho tổn thương nặng thêm. . So sánh hiệu quả điều trị giữa Acyclovir với Valacyclovir So sánh hiệu quả điều trị giữa Acyclovir với Valacyclovir trong dự phòng nhiễm tái phát Herpes. nhằm so sánh hiệu quả tác dụng giữa Acyclovir 200mg (liều: 400mg x 2 lần/ngày) với Valacyclovir 500mg (liều duy nhất 500mg/ngày) trong điều trị dự phòng nhiễm HSV tái phát trên mắt.I - PHƯƠNG. sở nhãn khoa. Tại đây, nhân viên y tế sẽ nạo ổ loét giác mạc lấy bệnh phẩm, làm xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh và điều trị bằng các thuốc đặc hiệu. Nếu điều trị nội khoa không hiệu quả

Ngày đăng: 30/07/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w