1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Vị thế đồng Euro qua các giai đoạn potx

37 610 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 797 KB

Nội dung

Chính vì vậy mà liên minh tiền tệ châu Âu được thành lập mà nội dung chính của nó là cho ra đời vàvận hành đồng tiền chung trong toàn khối.. Hệ thống tiền tệ châu Âu bộc lộ những hạn chế

Trang 1

- -Tiểu luận

Vị thế đồng Euro qua

các giai đoạn

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

PHẦN I- TỔNG QUAN VỀ LIÊN MINH TIỀN TỆ CHÂU ÂU VÀ TIẾN TRÌNH HÌNH THÀNH ĐỒNG EURO 3

1 Khái quát về Lịch sử của Liên minh châu Âu EU 3

2 Liên minh tiền tệ châu Âu 4

3 Quá trình hình thành đồng tiền chung châu Âu – Đồng Euro 5

PHẦN II - VỊ THẾ ĐỒNG EURO 8

1 Vai trò của đồng Euro 8

1.1 Đối với các quốc gia thành viên 8

1.2 Đối với nền kinh tế thế giới 10

2 Diễn biến và vị thế đồng Euro từ khi ra đời (1/1/1999) đến nay 14

3.Những kịch bản cho tương lai của đồng Euro 16

PHẦN III - ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG ĐỒNG EURO TỚI VIỆT NAM VÀ N HỮNG BIỆN PHÁP TRONG NHẰM TRÁNH NHỮNG TÁC ĐỘNG XẤU TỚI KINH TẾ VIỆT NAM 18

Nhận xét chung 18

Tỷ giá EUR/USD ở Việt Nam 19

2 Một số giải pháp nhằm xử lý tác động của đồng EURO đối với Việt Nam 22

2.1 Về lĩnh vực xuất nhập khẩu 22

2.2 Về lĩnh vực đầu tư 22

2.3 Về lĩnh vực vay nợ nước ngoài: 23

2.4 Về dự trữ ngoại tệ: 23

2.5 Về tỷ giá hối đoái 23

2.6 Về chính sách lãi suất 24

BÀI THAM KHẢO 25

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, xu hướng liên kết kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa nền kinh tế đang diễn rahết sức mạnh mẽ Sự tham gia vào xu hướng chung đó gần như là lực chọn bắt buộc đốivới mỗi quốc gia nếu như muốn tồn tại và phát triển kinh tế theo kịp trình độ phát triểncủa nền kinh tế thế giới Tuy nhiên, tùy theo điều kiện của từng quốc gia, khu vực màmỗi nước tham gia vào liên kết kinh tế quốc tế ở các mức độ khác nhau, khu vực mậudịch tự do… cho tới liên minh tiền tệ, đỉnh cao của liên kết kinh tế quốc tế

Liên minh Châu Âu ra đời là kết quả của hoạt động liên kết kinh tế quốc tế, là kếtquả của quá trình hợp tác và đấu tranh giữa tranh chấp và thỏa hiệp của các nước thànhviên nhằm đi đến thống nhất và tạo ra sức mạnh tổng hợp từ sự liên kết Năm 1999, đồngEuro chính thức ra đời đã đánh dấu một bước phát triển mới của liên minh Châu Âu nóiriêng và của hoạt động kinh tế quốc tế nói chung Đồng Euro có ảnh hưởng sâu rộng tớiđời sống kinh tế, xã hội của các nước thành viên và các nước có liên quan trong đó cóViệt Nam Vì vậy, việc nghiên cứu về vị thế đồng Euro và ảnh hưởng của nó đối với cácnước là hết sức cần thiết và đang trở thành đề tài đáng quan tâm của các nhà nghiên cứukinh tế hiện nay

Được sự hướng dẫn của PGS.TS Phạm Thị Thu Thảo, nhóm chúng tôi đã lựa chọn

đề tài “Vị thế của đồng Euro qua các giai đoạn” làm đề tài thảo luận nhóm Rất mong cô

và các bạn đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn

Trang 4

PHẦN I- TỔNG QUAN VỀ LIÊN MINH TIỀN TỆ CHÂU ÂU VÀ

TIẾN TRÌNH HÌNH THÀNH ĐỒNG EURO.

1 Khái quát về Lịch sử của Liên minh châu Âu EU

Liên minh Châu Âu có quá trình phát triển lâu dài, ra đời từ sớm so với các khu vựcliên kết kinh tế quốc tế khác Ngay sau đại chiến Thế giới thứ II, các nước châu Âu đãnhận thấy hoạt động liên kết kinh tế quốc tế là hết sức cần thiết

Trong hai cuộc đại chiến nửa đầu thế kỷ XX, Tây Âu và Nhật Bản bị hủy nặng nề

về kinh tế, trong khi đó Mỹ đã giàu lên trong chiến tranh từ việc bán vũ khí cho các nướctham chiến Vì vậy, sau chiến tranh Thế giới Mỹ đã trở thành cường quốc số 1 về kinh tế

và nhanh chóng tận dụng thế mạnh đó để củng cố vị thế của mình Trong bối cảnh đó, cácnước châu Âu đều muốn khôi phục và phát triển kinh tế, xây dựng nền hòa bình tự chủvững chắc Do đó, các nước châu Âu cần tách khỏi sự lệ thuộc vào nước Mỹ, liên kết vớinhau xây dựng liên minh châu Âu, khởi đầu là Cộng đồng than thép châu Âu (CECA).Ngày 18/04/1951, bằng hiệp định Pari, Cộng đồng than thép châu Âu chính thức rađời CECA gồm 6 nước tham gia là: Đức, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Ý và Lucxembua Sau mộtthời gian ngắn, CECA đã đạt được những kết quả đáng mong đợi và đem lạilợi ích kinh

tế chính trị to lớn khiến các nước thành viên tiếp tục phát triển con đường đã chọn bằngviệc xây dựng cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC)

Ngày 25/03/1957, ký kết hiệp định Rome, thành lập cộng đồng kinh tế châu Âu(EEC) và cộng đồng nguyên tử châu Âu (CEEA) Tất cả các thành viên của CECA đềutham gia vào EEC và CEEA

Sau 10 năm hoạt động EEC đã đạt được kết quả đáng kể, tạo điều kiện cho các nướcthành viên có thể hợp tác, liên kết ở mức độ cao Đồng thời EEC đã tỏ ra tương xứng vớithực lực của cộng đồng Do vậy đã đi đến hợp nhất cộng đồng thành Cộng đồng châu Âu(EC)

Ngày 01/07/1967 EC chính thức ra đời dựa trên sự hợp nhất của Cộng đồng thanthép châu Âu, cộng đồng nguyên tử châu Âu và cộng đồng kinh tế châu Âu Tât cả cácthành viên của EEC đều tham gia vào EC Mục đích chính của việc thành lập EC là tạo

ra sự hợp tác, liên kết ở mức độ cao hơn, mở rộng phạm vi liên kết, không chỉ là liên kếtkinh tế

Trang 5

Qua các lần mở rộng, số thành viên tham gia nhiều hơn, Cộng đồng châu Âu lớnmạnh dần về quy mô Tuy nhiên càng mở rộng nhiều thành viên hơn, sự phối hợp sẽ phứctạp hơn và nhiều vấn đề về lợi ích sẽ khó dung hòa hơn Điều đó đã thôi thúc châu Âu đitới hội nghị Maastrich ký ngày 07/02/1992 Cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên MinhChâu Âu và chính thức hoạt động ngày 1/1/1993 EU gồm 15 thành viên, mục đích chínhcủa EU là tạo ra sự thống nhất cao, tạo điều kiện phát triển kinh tế các nước thành viên,củng cố sức mạnh toàn khối tiến tới thành lập khu vực tiền tệ để EU có đủ sức mạnh cạnhtranh và hợp tác có hiệu quả với các nước, các khối liên minh khác Liên minh châu Âu

đã có thị trường chung về hàng hóa và dịch vụ, đã có cự hợp tác liên kết trong lĩnh vực tàichính tiền tệ Song để thị trường chung thực sự trơe nên thống nhất thì các rào cản tiền tệphải được loại bỏ hoàn toàn Điều này chỉ có được khi chỉ có một đồng tiền chung đượclưu hành và được điều hành thống nhất bằng một chính sách tiền tệ chung Chính vì vậy

mà liên minh tiền tệ châu Âu được thành lập mà nội dung chính của nó là cho ra đời vàvận hành đồng tiền chung trong toàn khối

2 Liên minh tiền tệ châu Âu

Liên minh tiền tệ châu Âu là tiến tới hòa nhập các chính sách kinh tế, tiền tệ của cácnước thành viên EU Nó là kết quả trực tiếp của hiệp ước Maastricht ký ngày 07/02/1992,giai đoạn mới của tiến trình liên kết châu Âu

Thực chất tiến trình xây dựng EMU được đề cập từ rất sớm Nhưng trên thực tế, chỉđến sau năm 1971 các nước châu Âu mới thực sự quan tâm vì trước đó tiền tệ của cácnước này vẫn được cố định với đồng USD với hệ thống Bretton Woods Cuối những năm

1970, trước sự suy thoái về kinh tế kéo dài đặc biệt là trước sự sút kém của một Cộngđồng châu Âu phân tán về thị trường tiền tệ Ngày 13/03/1978 hệ thống tiền tệ châu Âu(EMS) đã ra đời với mục đích duy trì tỷ giá cố định trong toàn khối và tỷ giá của cả khối

sẽ thay đổi theo thị trường Đó thực chất là một hệ thống thả nổi có điều tiết Cùng với sự

ra đời của EMS là sự ra đời của đơn vị tiền tệ châu Âu: đồng ECU Đồng ECU có chứnăng nhất định như tính toán, thanh toán, dự trữ, song rất hạn chế trong phạm vi nhấtđịnh

Hệ thống tiền tệ châu Âu bộc lộ những hạn chế trong lúc cục diện thế giới 2 cực đãchấm dứt, các thế lực dồn sức chuẩn bị lực lượng để dành địa vị tối ưu trong tương lai.Trong bối cảnh đó, cộng đồng châu Âu tuy đã đạt được những thành tựu nhất định trongquá trình liên kết song vẫn thua xa Mỹ, Nhật Do đó, trước hết các nước châu Âu phải

Trang 6

thống nhất chặt chẽ để tạo ra sức mạnh tổng hợp, đáp ứng những cơ hội và thách thứcmới Trước tình hình đó, Hiệp ước Maastricht ra đời đã chính thức hóa dự án về đồng tiềnchung Quá trình xây dựng liên minh kinh tế và tiền tệ gồm 3 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Từ 01/07/1990 đến 31/12/1993 với nhiệm vụ phối hợp chính sách tiền

tệ và chính sách kinh tế giữa các nước, hoàn chỉnh quá trình lưu thông và tự do vốn, phốihợp chính sách tiền tệ giữa các nước, đặt nền kinh tế quốc gia dưới sự giám sát nhiều bên.Giai đoạn 2: Từ 01/01/1994 đến 01/01/1999 với nhiệm vụ tiếp tục phối hợp chínhsách kinh tế, tiền tệ nhưng ở mức cao hơn, để chuẩn bị điều kiện cho sự ra đời của đồngEuro

Giai đoạn 3: Từ 01/01/1999 đến 30/06/2002 với nội dung cho ra đời đồng Euro,công bố tỷ giá chính thức giữa đồng Euro và các đồng tiền quốc gia

3 Quá trình hình thành đồng tiền chung châu Âu – Đồng Euro

Euro là tiền tệ thống nhất trong châu Âu có nguồn gốc từ thời kỳ đầu tiên của Liênminh châu Âu và trong lịch sử kinh tế toàn cầu Năm 1968, việc hòa nhập kinh tế thôngqua liên minh thuế quan đã có những bước tiến dài, mặt khác sự sụp đổ của hệ thống tỷgiá hối đoái Bretton Woods dẫn đến việc tỷ giá hối đoái dao động mạnh cản trở thươngmại

Năm 1970, ý tưởng về một liên minh tiền tệ châu Âu được cụ thể hóa lần đầu tiên.Tuy nhiên, năm 1980 mục đích thành lập Liên Minh Kinh tế và Tiền tệ châu Âu với tiền

tệ thống nhất đã thất bại mà một trong những nguyên nhân là sự sụp đổ của hệ thốngBretton Woods Thay vào đó Liên Minh Tỷ giá hối đoái châu Âu được thành lập vào năm

1972

Đến năm 1979, hình thành hệ thống tiền tệ châu Âu (EMS) với nhiệm vụ:

+ Phối hợp thanh toán và chuyển nhượng giữa các đồng tiền trong cộng đồng+ Hướng tới thành lập NHTW cho cả châu Âu

+ Phát hành EUC trái phiếu vào năm 1986-1987

Năm 1988, một Ủy ban xem xét về liên minh kinh tế và tiền tệ dưới sự lãnh đạo củaChủ tịch Ủy ban châu Âu đã soạn thảo đưa ra phương án thành lập Liên Minh kinh tế vàtiền tệ châu Âu hướng tới hình thành đồng tiền chung theo 3 bước:

Trang 7

Bước 1: Ngày 01/07/1990, việc lưu chuyển vốn được tự do hóa giữa các nước trong

Liên Minh Châu Âu

Bước 2: Ngày 01/01/1994 Viện Tiền tệ Châu Âu, tiền thân của Ngân hàng Trung

ương châu Âu (ECB) được thành lập và tình trạng ngân sách quốc gia của các nước thànhviên bắt đầu được xem xét Ngoài ra, ngày 16/12/1995 Hội đồng châu Âu quyết định têngọi của tiền chung là “Euro” Ngày 13/12/1996, các Bộ trưởng Bộ Tài chính của EU điđến thỏa thuận về Hiệp ước Ổn định và Tăng trưởng nhằm đảm bảo các nước thành viêngiữ kỷ luật về ngân sách, qua đó đảm bảo giá trị của tiền tệ chung

Bước 3: Tháng 05/1998 tiến hành lựa chọn những quốc gia hội đủ các điều kiện

Maastricht để trở thành thành viên EMU và đồng thời công bố tỷ giá song phương giữacác đồng tiền thành viên Bước chuyển đổi này được mô tả thông qua 3 thời kỳ:

Thời kỳ 1: Được bắt đầu từ tháng 5 năm 1998, Hội đồng châu Âu xác định nhữngnước hội tụ đủ các tiêu trí hội nhập trong năm 1997 và khả năng hội nhập của từng nướctrong năm 1998 Sau khi các nước đã được lựa chọn trỏa thành thành viên EMU thì Ngânhàng Trung Ương châu Âu cũng đuọc thành lập trên cơ sở Viện Tiền tệ châu Âu vớinhiệm vụ trọng tâm là bảo đảm quá trình chuyển tiếp xảy ra một cách trơn chu và hìnhthành chính sách tiền tệ chung của đồng Euro

Thời kỳ 2: Bắt đầu từ 01/01/1999 bằng việc cố định tỷ giá của các đồng tiền thànhviên với Euro Đồng Euro trỏa thành đồng tiền hợp pháp và thay thế đồng ECU tại mức

tỷ giá chính thức Trong thời kỳ này, đồng Euro chưa xuất hiện ngay dưới hình thức giấybạc và tiền xu, nhưng bảo đảm rằng hầu hết các số dư trên tài khoản ngân hàng và nợquốc gia mới phát sinh phải được ghi bằng đồng Euro Cũng tại thời điểm này, ViệnTiền tệ châu Âu giải thể và Hệ thống Ngân hàng Trung ương châu Âu bao gồm ECB vàcác Ngân hàng trung ương quốc gia bắt đầu hoạt động với đồng Euro Song song với cácđồng tiền quốc gia, Euro được sử dụng rộng rãi trong các giao dịch ngân hàng dựa theonguyên tắc chỉ đạo là “không cấm, không bắt buộc”

Thời kỳ 3: Được bắt đầu từ 01/01/2002, song song với những tờ giấy bạc và tiền xuquốc gia là sự xuất hiện của các tờ giấy bạc và tiền xu bằng Euro trong thời gian tối đa là

6 tháng Cả 2 loại tiền quốc gia và Euro đều là đồng tiền hợp pháp và mọi người đều cóquyền chuyển đổi tự do đồng tiền quốc gia sang Euro tại các Ngân hàng Thương mại haytại Ngân hàng Trung ương quốc gia Tại thời điểm cuối tháng 6/200, những đồng tiềnquốc gia hết hiệu lực là đồng tiền hợp pháp nhưung chúng vẫn tiếp tục được chuyển đổi

Trang 8

thành Euro tại các NHTM, và đồng Euro trở thành đồng tiền hợp pháp duy nhất tại cácquốc gia thành viên EMU.

Trang 9

PHẦN II - VỊ THẾ ĐỒNG EURO

1 Vai trò của đồng Euro

1.1 Đối với các quốc gia thành viên

Đồng EURO ra đời sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước EU, thúc đẩy quá trìnhliên kết kinh tế giữa các nước này, tạo điều kiện thực hiện liên minh kinh tế tiền tệ châu

Âu, tiến tới thống nhất châu Âu về kinh tế và chính trị Đồng tiền chung ra đời sẽ gópphần hoàn thiện thị trường chung châu Âu, góp phần gỡ bỏ những hàng rào phi quan thuếcòn lại, tác động tích cực đến hoạt động kinh tế, tài chính, đầu tư, tiết kiệm chi phí hànhchính Theo bản báo cáo năm 1988 và Uỷ ban châu Âu, việc thực hiện liên minh tiền tệ

có thể đem lại lợi cho các nước EU khoảng 200 tỷ ECU và giúp làm tăng thêm 1% GDPcủa các nước thành viên

Sự ra đời của đồng EURO sẽ giúp cho các nước thành viên tránh được sức ép của việcphá giá đột ngột các đồng tiền quốc gia (sau này sẽ không còn tồn tại) cũng như việc cácnhà đầu cơ tiền tệ tranh thủ sự không ổn định của đồng tiền để đầu cơ làm ảnh hưởng đến

sự phát triển chung của toàn khối

Cuộc khủng hoảng hệ thống tiền tệ châu Âu (EMS) năm 1992 là một ví dụ Để thu hútngoại tệ trang trải cho những tốn kém trong việc khôi phục lại nền kinh tế bị phá sản củaĐông Đức, nước Đức đã áp dụng chính sách giữ lãi suất rất cao làm cho các nhà tư bảnquốc tế bị lợi nhuận quyến rũ đã đổ tiền vào Đức; trong khi đó, với mục tiêu chống lạmphát, Pháp muốn duy trì lãi suất thấp vừa phải Nhưng do tất cả các đồng tiền trong EMSvốn liên quan mật thiết với nhau nên Pháp không thể đơn phương hạ lãi suất mà khônglàm cho đồng phrăng Pháp (FF) hạ giá so với đồng mác Đức (DM) Giới đầu cơ tính toánrằng đã đến lúc đồng FF sẽ phải phá giá và họ đã tập trung vào tấn công đồng FF Hậuquả là đồng FF bị phá giá và làm cho cả EMS bị lung lay Cuộc khủng hoảng hệ thốngtiền tệ châu Âu (EMS) vào năm 1992-1993 đã làm cho hệ thống tiền tệ châu Âu cũng nhưnền kinh tế các nước thành viên bị chao đảo và chịu nhiều thiệt hại Sự bất ổn định của

Trang 10

tiền tệ châu Âu đã làm cho các nước thành viên EU bị mất 1,5 triệu việc làm trong năm1995.

Việc ra đời của đồng EURO với ngân hàng trung ương độc lập - Ngân hàng Trung ươngchâu Âu (ECB) - thay thế các ngân hàng trung ương các nước thành viên, với mục tiêuthực hiện một chính sách tiền tệ theo hướng giữ ổn định sẽ tạo cơ sở cho kinh tế pháttriển không còn lạm phát, đem lại những điều kiện thuận lợi cho việc hoạch định mộtchính sách tài chính vĩ mô cho liên minh, là một bảo đảm giữ cho nền kinh tế ở khu vựcnày ổn định và phát triển hơn trước Trước mắt, người tiêu dùng và các doanh nghiệp ởmỗi nước thành viên sẽ bớt được một khoản chi phí chuyển đổi ngoại tệ trong giao dịchquốc tế mà các nhà kinh tế cho rằng việc này sẽ tiết kiệm được một khoản tiền 100 tỷmác hoặc không dưới 1% GDP của các nước thành viên Hơn nữa, khi đồng EURO đượclưu hành trên thị trường, mọi hàng hoá bày bán trong các nước thành viên đều được niêmyết giá bằng đồng EURO nên sẽ làm giảm sự chênh lệch giá hay phiền phức về tỷ giá hốiđoái giữa các đồng tiền quốc gia

Do buôn bán trong các nước EU chiếm đến 60% ngoại thương của cả khối, nên việc sửdụng một đồng tiền chung sẽ tạo điều kiện đẩy mạnh trao đổi ngoại thương giữa các nước

EU và ít bị ảnh hưởng xấu do sự giao động tỷ giá của đồng USD vì sẽ không còn tìnhtrạng đồng tiền này mất giá so với USD trong khi đồng tiền khác lại lên giá

Tuy nhiên, việc ra đời Liên minh kinh tế tiền tệ châu Âu (EMU) và duy trì đồng tiềnchung ổn định và mạnh không chỉ có những mặt thuận mà sẽ còn gây không ít khó khăncho những nước tham gia EMU;

 Trong việc phối hợp chính sách kinh tế tiền tệ; Việc ngân hàng Trung ương châu

Âu đảm nhiệm chức năng điều hành chính sách tiền tệ của cả khối sẽ làm cho cácnước tham gia EMU mất đi công cụ để điều tiết nền kinh tế và sẽ rất khó khăn chocác nước này mỗi khi kinh tế gặp khủng hoảng

Trang 11

 Việc duy trì được một đồng EURO mạnh là một vấn đề khó khăn cho các nướctham gia vì các nước này có các nền kinh tế phát triển ở những mức độ khác nhau,mỗi nước đều có những khó khăn riêng Việc dung hoà lợi ích của các nước là mộtcuộc đấu tranh gay go đòi hỏi phải có sự thoả hiệp lớn của mỗi nước Mặt khác, đểđảm bảo cho EMU vận hành tốt, các nước tham gia phải tiếp tục phấn đấu đảmbảo các chỉ tiêu EMU áp đặt, buộc chính phủ các nước này phải có những chínhsách ngặt nghèo trong ngân sách chi tiêu, chính sách thuế phải thắt lưng buộcbụng, cắt giảm chi tiêu cho phúc lợi xã hội Điều này có thể gây ra những phảnứng mạnh mẽ trong dân chúng, nhất là trong tầng lớp dân nghèo, trong ngành giáodục, như đã từng diễn ra ở nhiều nước Tây Âu trong mấy năm gần đây, và sẽ gâykhó khăn cho các chính phủ đương quyền mỗi khi các cuộc bầu cử đến gần

1.2 Đối với nền kinh tế thế giới

Tạo sự thay đổi lớn trong hệ thống tiền tệ thế giới.

Hệ thống tiền tệ quốc tế với đồng USD giữ vai trò khống chế trong suốt nửa thế kỷ qua bịthay thế bởi hệ thống tiền tệ với hai đồng tiền quan trọng nhất là đồng USD và đồngEURO chi phối Vào thời điểm hình thành năm 1999, với một nền kinh tế phát triển của

11 nước châu Âu có 290 triệu dân, tổng sản phẩm quốc dân chiếm tới 19,6% của thế giới

và 18,6% thương mại toàn cầu, đồng EURO sẽ trở thành một đồng tiền ngoại tệ lớn và làđối thủ đáng gờm đối với đồng USD Các nước EU có 370 triệu dân với GDP 7.900 tỷUSD, chiếm 20% hàng hoá xuất khẩu trên thế giới Trong khi đó Mỹ có 268 triệu dân vớiGDP là 8.000 tỷ USD lại chỉ chiếm 15% hàng hoá xuất khẩu trên thế giới Nếu đồngEURO giữ được ổn định thì sẽ có sức cạnh tranh mạnh và vị trí truyền thống của đồngUSD sẽ ngày càng bị suy giảm mạnh

Trang 12

Sự thách thức của đồng EURO đối với đồng USD thể hiện trên các lĩnh vực dự trữ ngoại tệ, trao đổi ngoại thương và giá trị cổ phiếu trên các thị trường chứng khoán

Về dự trữ ngoại tệ : Khi EURO ra đời, ngoại thương của các nước tham gia sẽ trở thành

nội thương, nợ giữa các nước thành viên sẽ trở thành nợ bên trong, vì vậy nhu cầu về dựtrữ ngoại tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ giảm mạnh Do đó, nhiều khả năngNgân hàng Trung ương châu Âu sẽ bán đi một số lượng lớn USD Mặt khác khi đồngEURO trở thành đồng tiền chung của một khối kinh tế mạnh thì nhiều nước trên thế giới(nhất là Nhật do hầu hết dự trữ ngoại tệ là USD) sẽ giảm bớt một phần dự trữ bằng đồngUSD để mua thêm đồng EURO (mức độ ít nhiều còn tuỳ thuộc vào khả năng ổn định củađồng EURO) Đây có thể là một nhân tố gây tác động làm giảm giá đồng đô la Mỹ Thêmvào đó nhu cầu dự trữ về vàng cũng sẽ giảm vì trước đây các nước chủ yếu dự trữ bằngvàng và USD, nay lại có thêm một đồng tiền mạnh và ổn định có thể được sử dụng để dựtrữ, do vậy trong tương lai vàng sẽ bị bán ra nhiều nên giá vàng cũng sẽ bị giảm Đây làđiều mà chúng ta phải tính đến trong cơ cấu dự trữ của ta sau này

Về ngoại thương, trao đổi trong nội bộ khối trước đây (chiếm khoảng 60% xuất khẩu)

dùng nhiều USD (ngay cả những nước như Pháp và Hà Lan vốn rất gắn chặt với đồngmác Đức cũng có xu hướng thanh toán với nhau bằng USD hơn là bằng mác Đức) naychuyển sang thanh toán bằng đồng EURO sẽ làm cho kim ngạch thanh toán bằng đồng đô

la Mỹ bị giảm sút đáng kể Hiện nay trong tổng kim ngạch xuất khẩu của EU thì phầntính bằng USD chiếm 48%, bằng tiền của các nước EU chiếm 33% Xét tổng thể, nềnkinh tế các nước EU gần tương đương Mỹ, nhưng tổng giá trị ngoại thương lại vượt hẳn

Mỹ Theo các nhà phân tích kinh tế, sau khi ra đời, đồng EURO có thể chiếm khoảng 40% các khoản giao dịch và buôn bán quốc tế Trong buôn bán với Mỹ, các nước EUcũng sẽ buộc Mỹ phải sử dụng đồng EURO, nên Mỹ cũng sẽ phải dự trữ cả EURO Đốivới thương mại thế giới khi đồng EURO ra đời và được thừa nhận là đồng tiền mạnh và

Trang 13

35-ổn định thì sẽ có xu hướng các nước cũng sẽ sử dụng EURO thay thế USD trong thanhtoán một số giao dịch ngoại thương với nhau và trong buôn bán giữa EU với các nướckhác, do đó sẽ làm giảm nhu cầu sử dụng USD trong thương mại thế giới

Dung lượng và khả năng thị trường tài chính của EU và Mỹ là gần tương đương nhau Trong tổng vốn đầu tư của tư nhân trên thị trường quốc tế, phần đầu tư bằng đô la Mỹchiếm 40%, bằng tiền của EU chiếm 37%, bằng Yên Nhật chiếm 12% Theo dự đoán củamột số chuyên gia tài chính, có khả năng sau năm 2002 có khoảng 3000 tỷ đô la vốn đầu

tư quốc tế sẽ chuyển sang đồng EURO, trong đó có từ 700 đến 1000 tỷ là từ đồng đô la

Mỹ Do đó, khi EURO xuất hiện trên thị trường tài chính thế giới thì trong các giao dịchtại thị trường chứng khoán và trong việc phát hành công trái, các nước trước hết là cácnước EU sẽ dùng EURO, do vậy nhu cầu về USD trên thị trường tài chính sẽ giảm mộtcách đáng kể

Tóm lại, sau khi đồng EURO ra đời hệ thống tài chính thế giới sẽ bị thay đổi cơ bản.Những thay đổi này sẽ bắt đầu từ việc thanh toán các loại dịch vụ và buôn bán quốc tế, kể

cả các giao dịch thị trường chứng khoán, sau đó đến việc giải toả dự trữ ngoại tệ ở cácquốc gia Hơn nữa, bên cạnh việc sử dụng USD như trước đây, trên thị trường sẽ xuấthiện thêm EURO, do đó trong tương lai không xa, nhu cầu sử dụng USD giảm bắt buộc

sẽ dẫn đến việc giảm giá của USD, và như vậy việc ra đời của EURO không chỉ tác độngđến lĩnh vực tiền tệ mà sẽ tác động cả đến lĩnh vực kinh tế và chính sách kinh tế của cácquốc gia

Sự cạnh tranh về tiền tệ giữa đồng USD và đồng EURO có thể sẽ gây ra một số rạn nứt trong quan hệ giữa Mỹ và EU và thúc đẩy xu thế đa cực, đa trung tâm trong quan hệ quốc tế phát triển

Chính phủ Mỹ tuy bên ngoài đã có những tuyên bố hoan nghênh sự ra đời của đồngEURO và EMU, nhưng thực tế bên trong cũng hết sức lo ngại Trước hết như đã phântích, đồng EURO ra đời sẽ là một đối thủ cạnh tranh đáng gờm đối với đồng USD và

Trang 14

từng bước làm giảm vị trí truyền thống của đồng USD Để đảm bảo cho đồng EURO ổnđịnh và vững mạnh, các chính phủ các nước tham gia EMU cũng như Ngân hàng Trungương châu Âu sẽ cần phải có những chính sách bảo vệ và khuyến khích sử dụng đồngEURO, điều này chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng bất lợi cho vị trí của đồng USD ở châu Âu

và do đó sẽ gây một số thiệt hại về lợi ích cho Mỹ ở châu lục này Cuộc đấu tranh vì lợiích và ảnh hưởng kinh tế ở châu Âu giữa Mỹ và Liên minh Châu Âu sẽ trở nên quyết liệthơn

- Sau khi EURO ra đời, do những thuận lợi của thị trường thống nhất có trình độ pháttriển cao và ổn định, khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài của các nước

EU sẽ mạnh hơn trên các mặt hàng công nghệ cao và đòi hỏi vốn lớn Do đó có thể thấytrước được là một phần vốn đầu tư của thế giới sẽ dồn vào các nước EU sau khi đồngEURO ra đời Trong mấy năm qua, các công ty lớn của Mỹ và Nhật đã có những biệnpháp và chuẩn bị cho sự kiện này và họ đã ít nhiều thiết lập được chỗ đứng của mìnhthông qua các đối tác nội địa để tận dụng được lợi thế của việc sản xuất tại chỗ đáp ứngnhu cầu của khách hàng và tránh được thuế nhập khẩu khi liên minh hình thành

- Một trong những vấn đề đặt ra cho các nước bạn hàng và con nợ của các nước thànhviên EMU là tỷ lệ chuyển đổi giữa đồng tiền quốc gia nước chủ nợ với đồng EURO Tuyđồng ECU đã tồn tại trong thanh toán quốc tế được một thời gian và quy định chuyển đổingang bằng với đồng EURO làm dễ dàng phần nào những giao dịch thương mại mới,nhưng những khoản nợ từ viện trợ, đầu tư bằng đồng tiền quốc gia cần có hướng giảiquyết thoả đáng Vì tuy rằng tỷ giá chuyển đổi đồng tiền quốc gia sang đồng EURO là cốđịnh, nhưng lãi suất sẽ có sự khác nhau giữa các nước tham gia EMU Cho nên điều quantrọng là các nước nợ phải có những trao đổi và thương lượng để đi đến thống nhất một tỷ

lệ lãi suất thích hợp sao cho số nợ không bị gia tăng do việc ra đời của đồng EURO./

Trang 15

2 Diễn biến và vị thế đồng Euro từ khi ra đời (1/1/1999) đến nay

Từ 1999 bắt đầu đưa đồng EURO vào lưu hành Giai đoạn đầu từ 1999 đến

1-1-2002 đồng EURO không lưu hành bằng tiền mặt Từ 1-1-1-1-2002 đến tháng 7-1-1-2002 bắt đầulưu hành đồng EURO bằng tiền giấy và tiền kim loại song song với các đồng tiền bảnđịa, và từ tháng 7-2002 các đồng tiền bản địa không còn tồn tại

Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Trung ương châu Âu tỷ lệ của đồng Euro trong dựtrữ ngoại tệ trên toàn cầu tăng từ 13% trong năm 2001 lên 16,4% trong năm 2002 và đến18,7% trong năm 2003, cũng trong cùng thời gian này tỷ lệ của đồng Đô la Mỹ giảm từ68,3% (2001) xuống 67,5% (2002) và trong năm 2003 còn 64,5% Nói chung người ta tinrằng tầm quan trọng của đồng Đô la Mỹ như là tiền tệ dự trữ thế giới sẽ tiếp tục giảm vàđồng Euro sẽ ngày càng quan trọng hơn trong chức năng này Tầm quan trọng ngày càngtăng của đồng Euro cũng thể hiện qua một khía cạnh khác: Trong năm 1999 21,7% tất cảcác giấy nợ quốc tế được tính bằng Euro, trong năm 2001 là 27,4% và trong năm 2003 đã

là 33% Năm 2004 đồng Đô la Mỹ đã chấm dứt vai trò là tiền tệ quan trọng nhất cho cácloại trái phiếu và công trái với lãi suất cố định và lãi suất thả nổi (tiếng Anh: FloatingRate Notes): Trong cuối tháng 9 năm 2004 có trên 12.000 tỉ đô la trái phiếu và công tráiquốc tế lưu hành trên toàn thế giới Trong đó có 5.400 tỉ là đồng Euro, 4.800 tỉ là đồng

Đô la Mỹ, 880 tỉ đồng Bảng Anh, 500 tỉ tiền Yen và 200 tỉ là đồng Franc Thụy Sĩ Tỷ lệcủa đồng Đô la Mỹ trong tổng số tiền gửi tại các tài khoản của các quốc gia OPEC giảm

từ 75% trong mùa hè 2001 xuống còn 61,5% trong mùa hè 2004 Tỷ lệ tiền Euro tăngtrong cùng khoảng thời gian từ 12% lên 20% Trong năm 2003 tỷ lệ mua bán Euro trêncác thị trường ngoại tệ là 25% so với 50% của đồng Đô la Mỹ và 10% cho hai loại tiềnBảng Anh và Yen Nhật Đồng Euro vì vậy là tiền tệ quan trọng đứng thứ nhì hiện thời

Trang 16

Tỷ giá hối đoái EUR/USD

Đô la Mỹ trên 1 Euro

Nguồn: Euro exchange rates in USD, ECB

Có nhiều ý kiến khác nhau về tầm quan trọng kinh tế của một đồng Euro mạnh Một mặtcác nguyên liệu đa phần vẫn tiếp tục được mua bán bằng đồng Đô la Mỹ, vì thế mà mộtđồng Euro mạnh có tác dụng làm giảm giá các nguyên liệu Mặt khác, giá đồng Euro cao

sẽ làm cho xuất khẩu từ vùng Euro trở nên đắt và vì thế một đồng Euro có giá cao sẽ làmcho tăng trưởng kinh tế yếu đi trong một chừng mực nhất định Vì vùng Euro rộng lớnnên tỷ giá hối đoái và các rủi ro về tỷ giá hối đoái do các tiền tệ dao động gây nên khôngcòn có tầm quan trọng như trong thời kỳ còn các tiền tệ quốc gia nữa

Việc đồng Euro liên tục bị xuống giá cho đến năm 2002 có thể là do đồng Euro khôngtồn tại trên thực tế như là tiền mặt, vì thế mà trong thời gian đầu đồng Euro đã bị đánh giáthấp hơn giá trị thực dựa trên những số liệu cơ bản Các vấn đề về kinh tế trong Cộngđồng châu Âu đã đẩy mạnh thêm xu hướng này và làm cho việc đầu tư trong châu Âu

Trang 17

của châu Âu đã không tốt đẹp hơn từ thời điểm đó nhưng ngay sau khi tiền mặt được đưavào lưu hành thì đồng Euro mà cho tới lúc đó là bị đánh giá dưới trị giá thật bắt đầu đượcđánh giá cao hơn Có 3 nguyên nhân có thể giải thích cho điều này:

 Thâm hụt cán cân thương mại và ngân sách quốc gia và kèm theo đó là tăng nợcủa Mỹ

 Chuyển đổi trong dự trữ ngoại tệ của các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật,

Nga và các quốc gia khác

 Các nước xuất khẩu dầu mà trước tiên là Nga ngày càng sẵn sàng chấp nhận đồngEuro như là phương tiện thanh toán cho dầu mỏ

3.Những kịch bản cho tương lai của đồng Euro

Kinh tế khu vực đồng Euro tăng trưởng yếu trong quý một 2010 Trong đó, Ngân hàngTrung ương Châu Âu (ECB) đã buộc phải can thiệp vào thị trường trái phiếu chính phủ -một việc làm chưa từng xảy ra trước đây Vậy, tương lai của đồng EUro sẽ ra sao? Dướiđây là nhận định của các nhà kinh tề về đồng tiền này

Thứ nhất: Đồng Euro sẽ hồi phục: Cuộc khủng hoảng kinh tế trong thời gian qua, buộcchính phủ các nước Châu Âu phải củng cố lại nguồn tài chính, cải thiện nền kinh tế củanước mình và đồng Euro lại trở thành động lực để phát triển kinh tế toàn cầu Thêm vào

đó, các chương trình cứu trợ kinh tế của EU và IMF dành cho Hy Lạp sẽ thúc đẩy nềnkinh tế nước này Các nước khác có thể rút kinh nghiệm, đề phòng từ cuộc khủng hoảngkinh tế của Hy lạp Điều này có thể giúp cho nền kinh tế phát triển ở nhiều nước Trongtương lai, "những mất cân bằng kinh tế" sẽ sớm được giải quyết Các thể chế cũng sẽđược thành lập để giải quyết cuộc khủng hoảng một cách có trật tự và nhanh chóng Dovậy, đồng euro sẽ lại trở thành một thách thức đối với đồng đô la Mỹ trong vài trò là một

dự trữ ngoại tệ mạnh

Trang 18

Thứ hai: Đồng euro sẽ ổn định trở lại Các kế hoạch cứu trợ của các nước Eurozone và

ECB có thể sẽ giúp nền kinh tế thị trường tạm thời ổn định, lòng tin của những nhà đầu tư

tạm thời phục hồi Khu vực đồng tiền chung Châu Âu Eurozone sẽ ổn định trở lại Tuynhiên điều này vẫn không giải quyết được các vấn đề cơ bản trong nội tại, đã được phơibày trong cuộc khủng hoảng Những thay đổi đó không đủ để eurozone tăng trưởng

Thứ ba: Đồng euro yếu Khu vực đồng tiền chung Châu Âu yếu đi vĩnh viễn Việc cứutrợ Hy Lạp có thể sẽ phải kéo dài, thậm chí có thể phải cơ cấu lại nợ tại nước này Mộtloạt các nước bước theo chân Hy lạp như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha Các nước này buộcphải đưa ra chính sách thắt lưng buộc bụng Kéo theo đó là bất ổn xã hội tăng lên Mộtloạt ngân hàng tại các nước Châu Âu bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng Điều này sẽ đe dọatoàn bộ khu vực Châu Âu rơi vào suy thoái Đồng euro mất giá, lạm phát tăng cao

Thứ tư: Đồng Euro tan vỡ Một số nước quyết định rút ra khỏi eurozone và khu vực

eurozone đổ vỡ do căng thẳng quá mức, không thể kiểm soát nổi Nếu kinh tế Hy Lạp sụp

đổ, suy thoái kinh tế và thất nghiệp tăng lên, sự oán giận của công chúng đối với đồngeuro tăng lên, cơn ác mộng này có thể trở thành hiện thực Không ai muốn điều này vàcũng chưa ai nghĩ đến việc chuẩn bị cho kế hoạch eurozone tan vỡ, nhưng điều nàykhông phải không thể xảy ra

PHẦN III - ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG ĐỒNG EURO TỚI VIỆT NAM VÀ N HỮNG BIỆN PHÁP TRONG NHẰM TRÁNH NHỮNG TÁC

ĐỘNG XẤU TỚI KINH TẾ VIỆT NAM

Nhận xét chung

Gần đây người dân VN đã dần chấp nhận đồng euro như một phương tiện để thanh toán,đầu tư và dự trữ Việc trao đổi, mua bán đồng euro tại các ngân hàng và các thị trường

Ngày đăng: 30/07/2014, 14:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng Anh (GBP) - Tiểu luận: Vị thế đồng Euro qua các giai đoạn potx
ng Anh (GBP) (Trang 20)
Bảng 1: Số liệu về thực trạng nợ và thâm hụt ngân sách năm 2009 của - Tiểu luận: Vị thế đồng Euro qua các giai đoạn potx
Bảng 1 Số liệu về thực trạng nợ và thâm hụt ngân sách năm 2009 của (Trang 27)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w