Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
216,5 KB
Nội dung
Kinh tế Vi Mô BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ K35 LỚP 16 Tiểu luận ĐỀ TÀI: NHỮNG BẤT ỔN GIÁ CỦA THỊ TRƯỜNG ĐƯỜNG VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn : Cô Hoàng Hương Giang Thành phố Hồ Chí Minh LỜI MỞ ĐẦU Mía đường từ xa xưa đã được coi là mặt hàng thiết yếu trong đời sống con người. Đường có vị ngọt mang tính lành, là một trong những vị quan trọng Trang 1 Kinh tế Vi Mô trong các vị: đắng, cay, mặn, chát của thực phẩm mà con người dùng đến. Do đó, đường rất tốt cho sức khỏe con người nếu được sử dụng đúng cách và phù hợp. Đường đã có mặt trong ngành công nghiệp thực phẩm, chế biến để ngày càng phát triển cho tới giai đoạn hiện nay. Hiện nay, mía đường được xem là một trong những mặt hàng thiết yếu và vì thế giá của nó sẽ ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến đời sống của con người. Mà khi nói đến đó, điều chúng ta muốn biết liệu mía đường có ảnh hưởng như thế nào đến cung, cầu, giá cả thị trường hay không? Tức đó là lúc, chúng ta cần phân tích về đường cung, đường cầu trong kinh tế vi mô. Bài tiểu luận “Những bất ổn giá của thị trường đường Việt Nam” dưới đây bao gồm ba phần: I/ Tình hình mía đường hiện nay II/ Dự báo trong tương lai gần và tương lai xa về giá đường. III/ Giải pháp khắc phục. Bài tiểu luận của nhóm chắc chắn sẽ còn nhiều sai sót, khuyết điểm. Kính mong cô và các bạn sẽ bỏ qua những sai sót, khuyết điểm ấy, đồng thời góp ý, nhận xét một cách chân tình, thẳng thắng, vì điều đó sẽ giúp nhóm rút ra những kinh nghiệm, sửa sai và cố gắng, nổ lực nhiều hơn ở những bài tiếp theo. Xin chân thành cảm ơn cô và các bạn đã dành ra chút thời gian để đọc bài tiểu luận của nhóm! Xin chân thành cám ơn! Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh Khoa Quản Trị Nhóm biên soạn DANH SÁCH NHÓM (TÁC GIẢ) : 1. Lê Tuấn Anh 1055060009 Trang 2 Kinh tế Vi Mô 2. Nguyễn Thị Ngọc Anh 1055060014 3. Nguyễn Thuỳ Linh 1055060077 4. Ngô Thị Cẩm Loan 1055060080 5. Phạm Thảo Ngọc 1055060094 6. Trần Minh Hoàng 1055060062 7. Tống Việt Hà 1055060047 8. Cao Trung Hiếu 1055060058 9. Phạm Thành Công (NTr) 1055060023 10. Bùi Hoàng Lộc 1055060083 11. Huỳnh Minh Huyền 1055060202 Nhóm biên soạn: Phần I: Tình hình mía đường hiện nay Nguyễn Thị Ngọc Anh, Huỳnh Minh Huyền, Ngô Thị Cẩm Loan, Phạm Thảo Ngọc. Phạm Thành Công, Tống Việt Hà, Cao Trung Hiếu, Bùi Hoàng Lộc, Nguyễn Thùy Linh. Phần II: Dự báo trong tương lai gần và tương lai xa về giá đường. Phạm Thành Công, Lê Tuấn Anh Trần Minh Hoàng. Phần III : Giải pháp khắc phục. Lê Tuấn Anh, Trần Minh Hoàng. Tổng hợp: Phạm Thành Công. NHỮNG BẤT ỔN GIÁ CỦA THỊ TRƯỜNG ĐƯỜNG VIỆT NAM Trang 3 Kinh tế Vi Mô I. TÌNH HÌNH MÍA ĐƯỜNG HIỆN NAY: 1. Tình hình mía đường thế giới 10 nước và khu vực sản xuất đường lớn nhất thế giới bao gồm: Brazil, các nước Châu Âu, Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ, Mexico, Cộng Đồng Nam Phi, Australia, Thái Lan và Nga. (biểu đồ minh họa, đơn vị 1000 tấn). Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội mía đường thế giới (ISO) thì sau 2 năm tổng cầu tiêu dùng đã vượt tổng cung, lượng đường tồn kho đang ở mức thấp và phải cần ít nhất 2 năm nữa mức tồn kho mới như trước đây. Hiện giá đường thế giới đang giảm nhất là sau khi đạt kỷ lục trong 30 năm vào tháng 2/1011, hiện nay giá đường liên tục giảm mạnh. Dưới đây, là biểu đồ giá đường từ tháng 5 năm 1981 đến tháng 5 năm 2010. Biểu đồ giá đường thế giới (đơn vị: USD cents/lb) Trang 4 Kinh tế Vi Mô Nguồn: Index mundi. Theo giá cập nhật mới nhất của năm 2012 thì giá đường thô tại thị trường New York trong quý 1/2012 ở mức 24 cent/lb, dự báo sẽ giảm xuống 22 cent/lb trong quý 2 và 3, tới quý 4 chỉ còn 21 cent/lb. Giá đường giảm theo quý là do thời gian sắp tới các nước sản xuất đường sẽ tăng mạnh sản lượng đường, trong khi đó lượng cầu về đường chỉ tăng nhẹ và ở mức vừa phải. 2. Tình hình mía đường Việt Nam Giá đường hiện nay ở việt nam đang diễn biến phức tạp lúc tăng lúc giảm, một phần do ảnh hưởng của giá đường thế giới. Trước tết 2012 thì giá đường vào khoảng hơn 18.000đ/kg, thì sau tết giá đường đã giảm còn trên dưới 16.500đ/kg. Nếu xét về sự biến động giá đường trong thời gian dài thì giá mía đường Việt Nam hiện nay đang có xu hướng giảm, do ảnh hưởng của giá đường thế giới. Theo đánh giá của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, năm 2012, sản lượng đường của cả nước có khả năng đạt hơn 1,57 triệu tấn, trong đó các nhà máy sản xuất khoảng 1,4 triệu tấn, còn lại là lượng tồn kho năm trước và nhập khẩu theo thỏa thuận của WTO. Sau khi cân đối nhu cầu thị trường và mức luân chuyển cuối năm, dự kiến ngành sẽ dư khoảng hơn 70.000 tấn. Thực tế con số dôi dư ra cao hơn nhiều do một lượng đường rất lớn nhập lậu vào thị trường điều này dẫn tới lượng đường tồn kho nhiều và sẽ góp phần làm ứ đọng vốn của các doanh nghiệp sản xuất đường, điều này đã khiến không ít nhà máy Trang 5 Kinh tế Vi Mô đường gặp rất nhiều khó khăn về vốn sản xuất, dẫn tới họ sẽ phải sản xuất cầm chừng. Giá đường không ổn định cũng đã dẫn tới nguồn cung không đảm bảo, người trồng mía càng thêm những mối lo sợ vì bị ép giá từ các doanh nghiệp hoặc vì các doanh nghiệp giờ đây đã yếu thì khó có thể lo cho họ được. Trong năm 2012 tình hình giá đường có nhiều khả năng sẽ còn giảm do các nguyên nhân chủ yếu sau: • Sản lượng đường thế giới tăng. Chủ yếu là sự gia tăng sản lượng của Brazil và Thái Lan, hai quốc gia xuất khẩu đường hàng đầu thế giới sau khi vượt qua khủng hoảng. • Trong khi đó sản lượng đường Việt Nam tăng trên 1.450.000 tấn (theo hiệp hội mía đường việt nam). • Đường tồn kho từ năm trước với số lượng lớn cộng với đường nhập khẩu. • Tình hình kinh tế thế giới vẫn còn khó khăn ảnh hưởng đến sức mua người tiêu dùng đối với các loại hàng hoá sử dụng nhiều đường như bánh kẹo, sữa, nước giải khát suy giảm. Hậu quả của giá tác động đến đời sống người trồng mía, và các nhà máy sản xuất mía đường: Từ bốn nguyên nhân trên chúng ta có thể nhận thấy nguồn cung đường trong năm 2012 có xu hướng tăng mạnh còn ngược lại sức mua có chiều hướng giảm. Với việc cung vượt cầu thì nhiều khả năng giá đường trong năm 2012 sẽ giảm. Việc giảm giá đường trước hết sẽ ảnh hưởng đến người dân vùng trồng mía cũng như các nhà máy sản xuất đường của Việt nam. Để khắc phục khó khăn cho ngành mía đường nhà nước cần đề ra một số giải pháp kịp thời. 3. Những nguyên nhân chính tác động đến sự bất ổn của giá mía đường trong thời gian tới: Thứ nhất: do cung và cầu mất cân bằng, đã dẫn tới giá lúc tăng lúc giảm. Lượng cầu về đường bình quân/người của Việt Nam những năm gần đây có xu hướng tăng khoảng từ 30 – 40%. Để đảm bảo lượng cầu ngày càng tăng đáng lẽ nhà sản xuất đường cũng phải tăng lượng cung tương ứng. Nhưng thực Trang 6 Kinh tế Vi Mô tế sản lượng đường của Việt Nam đang có xu hướng giảm xuống. Trong niên vụ 2009/2010, sản lượng đường chỉ đạt khoảng 916 nghìn tấn và nếu tính cả lượng đường nhập khẩu theo hạn ngạch là 200 nghìn tấn thì Việt Nam vẫn thiếu hụt một lượng đường rất lớn. Những nguyên nhân không tăng cung được nhà sản xuất đưa ra đó là vẫn dư hàng tồn kho, vốn không đủ để sản xuất tiếp tục, vì thế nhà máy hoạt động cầm chừng chờ giá lên, và hoạt động bán những hàng tồn kho ra để thu hồi vốn. Những nguyên nhân khách quan được cho là nguyên nhân chính dẫn tới giá đường đang giảm dần là do sức ép đường lậu từ Thái Lan qua, điều này dẫn tới nguồn cung đường cát luôn dồi dào mặc dù các doanh nghiệp trong nước vẫn đang sản xuất cầm chừng và thu hồi vốn sản xuất. Thứ hai: thiếu hụt nguồn nhiên liệu mía, điều này dẫn tới giá mía đường tăng nhẹ vào tùy thời điểm trong thời gian ngắn. Niên vụ 2009/2010, do xảy ra tình trạng thiếu mía nguyên liệu nên giá mía tăng cao. Vào thời điểm tháng 1/2010, giá mía ở Hậu Giang chỉ vào khoảng 800-1.000 đồng/kg thì đến giữa tháng 3 mức giá này đã tăng lên 1.200-1.250 đồng/kg. Theo tính toán của các nhà máy, chi phí nguyên liệu chiếm tới 60- 65% tổng giá thành đường, do vậy, giá mía tăng đã ảnh hưởng rất lớn đến chi phí sản xuất đường. Thứ ba: Giá đường thế giới tăng và giảm ảnh hưởng tới giá đường Việt Nam trong vài những tháng cuối năm 2011 và đầu năm 2012. Diện tích mía thế giới có xu thế giảm, do những nguyên nhân khách quan từ các nước lớn sản xuất đường trên thế giới. Đồng thời, mía được sử dụng để sản xuất ethanol thay cho nhiên liệu hóa thạch ngày một tăng nên làm sản lượng đường thế giới giảm. Năm 2010, theo ước tính của các tổ chức quốc tế, cầu về đường sẽ vượt cung khoảng 6-7 triệu tấn. Sự mất cân bằng này đã đẩy giá đường thế giới tăng lên, tại các thị trường lớn như NewYork, LonDon, Thái Lan, giá đường trung bình tăng 11,08-22,13% so với năm 2009. Trong khi đó, Việt Nam hiện vẫn có thể đáp ứng đủ lượng cầu trong nước nhưng do vấn nạn nhập lậu hàng hóa từ Thái Lan, Trung Quốc và nhiều tháng trong năm nguồn Trang 7 Q E 0 E 1 Kinh tế Vi Mô cung không bảo đảm, vì thế Việt Nam vẫn phải nhập một lượng lớn đường để đảm bảo tiêu dùng trong nước. Do vậy, khi giá đường thế giới thay đổi, tất yếu sẽ kéo theo giá đường trong nước thay đổi theo. 4. Ảnh hưởng đến đường cung-cầu, giá đường thị trường: a) Cầu cố định. Cung thay đổi S 1 S 2 P 0 P 1 D Q 0 Q 1 Biểu đồ Cung-Cầu, giá cả đường. Nhận xét: Các yếu tố làm đường cung dịch chuyển đó là: giá các yếu tố đầu vào giảm, trong khi đó trình độ công nghệ của các nhà máy sản suất đường ngày càng phát triển và tinh vi, đồng thời các chính sách, quy định của chính phủ đã ưu đãi hơn cho các doanh nghiệp và người trồng mía đã làm cho quy mô sản xuất của ngành tăng và mở rộng. Các yếu tố này góp phần vào việc làm tăng lượng cung mặc dù lượng cầu không đổi. Quan sát biểu đồ. Ở đây, cầu thị trường đường có thể xem là ổn định, mặc dù ở một vài thời điểm cầu có thay đổi chút ít, do sở thích, thị hiếu người người tiêu dùng, do hàng hóa thay thế có liên quan , nhưng đó chỉ là một lượng nhỏ không đáng kể, vì mặt hàng đường vẫn được xem là một trong những mặt hàng thiết yếu. Cầu chỉ trượt trên đường cầu. Do đó, khi cầu đường không đổi và cung đường tăng thì khi đó cung lớn hơn cầu (Q S > Q D ), sẽ tạo ra thặng dư hàng hóa đường (Q=Q 1 - Q 0 ), điều này dẫn tới giá đường sẽ cân bằng tại một điểm mới thấp hơn (E 1 ) điểm cân bằng cũ (E 0 ). Lúc này, nhìn biểu đồ ta có thể thấy Trang 8 P D 1 D 2 E 0 E 1 Q 0 Q P 0 P 1 Q 1 Kinh tế Vi Mô đường cung dịch chuyển sang phải một khoảng, làm giá đường giảm từ P 0 → P 1 . b) Cung cố định, Cầu thay đổi Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ ta thấy, ban đầu giá đường cân bằng tại điểm E 0 (Q 0; P 0 ). Nguyên nhân đưa ra cho việc không tăng cung đường của nhà sản xuất đó là do vẫn còn dư hàng tồn kho, vốn không đủ để tiếp tục sản xuất. Mặt khác, một số yếu tố dẫn đến việc đường cầu dịch chuyển đó thu nhập của người tiêu dùng ngày càng tăng dẫn đến sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng có tâm lý ưa chuộng sử dụng loại đường ngoại nhập, có mức giá tương đối, lại ngon và chất lượng hơn đường trong nước. Chính điều này đã làm cho cầu về đường trong nước có xu hướng giảm, làm đường cầu dịch chuyển sang trái, gây dư thừa một lượng đường là Q= Q 0 - Q 1 (Q 0 > Q 1 ). Với lượng cung của các doanh nghiệp, nhà sản xuất không đổi kèm theo việc sản lượng đường dư thừa trên thị trường đã làm thị trường cân bằng tại mức giá và lượng cân bằng thấp hơn trước. Chính nguyên nhân này đã làm giá đường giảm từ mức cân bằng cũ là P 0 →P 1 c) Cung – Cầu thay đổi Trang 9 S P Q 2 Q 1 P 2 P 1 P E 2 E 1 D 1 P 1 Q Kinh tế Vi Mô Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ ta có nhận xét sau: Cung đường tăng là do trên thực tế, đường đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên vật liệu cho ngành thực phẩm và nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng hằng ngày. Đồng thời, nguồn cung đường đang tăng là do những nguyên nhân sau: các nhà sản xuất đường không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân công, đổi mới máy móc, trang thiết bị và công nghệ tối đa hóa năng suất nhằm đạt được sản lượng cao để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và cạnh tranh với các sản phẩm đường ngoại nhập. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, ngành đường được sự ưu đãi về thuế và các chính sách của Chính phủ nên hạn chế được những rủi ro của thị trường, tạo động lực cho các doanh nghiệp không ngừng sản xuất. Tốc độ tăng trưởng GDP cao được chứng minh từ thực tế là dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều làm thu hút đầu tư mới vào ngành mía đường. Hơn nữa, ở Việt Nam chi phí nhân công tương đối rẻ và thị trường tiêu thụ rộng lớn thúc đẩy nhà sản xuất mở rộng quy mô nhà máy nâng cao hiệu quả và chất lượng đường. Cùng với việc tăng cung thì cầu cũng tăng nhẹ là do thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng. Ngành mía đường thế giới đang trên đà phục hồi, đồng thời đòi hỏi về chất lượng ngày càng nghiêm ngặt từ khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu. Do đó, sự dự đoán về giá đường trong thời gian tới Trang 10 S 1 S 2 D 2 [...]... có nhu cầu sử dụng đường Nhưng giá đường vẫn chịu ảnh hưởng sức ép từ giá đường thế giới, đặc biệt là giá đường Thái Lan 2 Tương lai xa: Dự báo trong khoảng thời gian dài, 1 đến 2 năm tới hoặc xa hơn nữa khi mà Việt Nam làm theo cam kết đã ký với WTO, thì giá đường sẽ cạnh tranh hơn, khi đó cung cầu sẽ ổn định ở mức giá cân bằng, nhưng khi đó người nông dân và các nhà sản xuất Việt Nam sẽ trở nên khó... kg đường Chỉ cần giá 5.000 đ/kg thôi cũng đã có 2,5 triệu, 4 cây vị chi 10 triệu đồng Vài trăm cây thì thu mỗi năm hàng trăm triệu Rõ ràng một nguồn lợi đang bị bỏ quên d/ Các loại đường của thế giới: Các loại đường như đường Thái Lan, đường Trung Quốc, đường từ các nước như Mĩ, CuBa được nhập vào Việt Nam qua đường biên giới Những loại đường này cũng được xem là các mặt hàng thay thế hữu ích khi giá. .. mía, cung cấp mía nguyên liệu cho các nhà máy đường Hiệp hội mía đường Việt Nam phải tích cực hơn nữa trong việc phân tích thị trường đường để tạo ra mức giá đường cân bằng và phù hợp với thực tế để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp biết mức giá đường để phù hợp điều chỉnh sản xuất, đảm bảo lượng cung và lượng cầu cân bằng nhau Hiệp hội mía đường Việt Nam cần tổ chức các hội thảo về thời cơ và thách... thay thế hữu ích khi giá đường Việt Nam thay đổi Thúc đẩy giá cạnh tranh và tiến về trạng thái cân bằng hơn Mặc dù, có nhiều mặt hàng thay thế cho đường, để nhằm san sẻ bớt đến lượng cầu tiêu dùng đường để nhằm làm giảm giá, và đưa giá đường về mức bình ổn Nhưng đó không phải là giải pháp về lâu về dài để thay thế đường Vì mặt hàng đường vẫn được xem là mặt hàng thiết yếu của ngành thực phẩm nước ta... ta II DỰ BÁO TRONG TƯƠNG LAI GẦN VÀ TƯƠNG LAI XA VỀ GIÁ ĐƯỜNG: 1 Tương lai gần: Trong một vài tháng tới, giá đường sẽ giảm do lượng cung vẫn lớn hơn lượng cầu, những lí do được đưa ra thứ nhất đó là những tháng này vẫn là mùa vụ thu hoạch mía đường của nông dân (tháng 11 - tháng 4 năm sau), lượng tồn Trang 12 Kinh tế Vi Mô kho của các nhà máy mía đường vẫn còn lớn, các nhà sản xuất muốn bán ra hết... hai đó là vấn nạn đường lậu vẫn tràn lan trên thị trường ảnh hưởng đến giá, thứ ba là các mặt hàng như bánh kẹo, sữa, nước giải khát, vẫn đang trong tình trạng chưa muốn sản xuất hết công suất Bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 11 giá đường trong nước mới bắt đầu khởi sắc bằng việc giá đường sẽ tăng chút ít từ 500-1.200đ/kg, những lí do được đưa ra đó là tình trạng lạm phát, đồng tiền mất giá, mùa thu hoạch... cầu của người tiêu dùng tăng là do lượng đường nhập khẩu về nhiều hơn so với nhu cầu thực tế của người dân, đồng thời lượng đường dồi dào trên thị trường là do sức ép đường nhập lậu từ Thái Lan Như vậy, khi cung và cầu đều thay đổi nhưng mức tăng cung khá lớn trong khi cầu chỉ tăng ít thì giá cân bằng sẽ giảm xuống (P 1→P2) và lượng cân bằng tăng (Q1→Q2) 5 Những mặt hàng có thể thay thế cho mía đường, ... khi cần): Những giải pháp hàng hóa thay thế được đưa ra để nhằm bình ổn giá đường trong thời gian sắp tới được đề cập như: a/ Đường củ cải: - Khác với đường bình thường tinh chế từ cây mía, đường chiết xuất từ củ cải đường có năng lượng rất thấp (2 kcal/g), vị ngọt thanh nhưng độ ngọt chỉ bằng nửa đường bình thường Tại châu Âu và các nước Mỹ, Nhật… người dân đã rất quen thuộc với sản phẩm đường Isomalt... Isomalt chiết xuất từ củ cải đường, dành cho người tiểu đường, người béo phì, người cần giảm mỡ trong máu… Người tiêu dùng nước ngoài chỉ dùng Isomalt để ăn kiêng mà rất ít dùng các loại đường hoá học vì sản phẩm chiết xuất từ cây củ thiên nhiên bao giờ cũng an toàn hơn Ở Việt Nam, đường Isomalt được Công ty Vikybomi nhập khẩu từ Đức đưa vào thị trường ăn kiêng từ cuối năm 2005 Đường Isomat rất dễ dùng... 31.000đ-32.000đ/gói b/ Đường phèn: Trang 11 Kinh tế Vi Mô - Đường ăn kết tinh(RE) dạng bột - Đường phèn kết tinh dạng cục - Đường ăn kết tinh đục - Đường phèn kết tinh trong hơn c/ Đường thốt nốt: Đường thốt nốt ngon lại thông dụng như mía Đường màu trắng xanh là ngon nhất, để lâu được, màu vàng là đường cũ, bị lọt gió, mau chảy, không thể để lâu Tuy nhiên, đường nào cũng ngọt dịu, thơm ngon Chỉ cần 4 cây thốt . giá đường. Phạm Thành Công, Lê Tuấn Anh Trần Minh Hoàng. Phần III : Giải pháp khắc phục. Lê Tuấn Anh, Trần Minh Hoàng. Tổng hợp: Phạm Thành Công. NHỮNG BẤT ỔN GIÁ CỦA THỊ TRƯỜNG ĐƯỜNG VIỆT NAM Trang. Kinh tế Vi Mô BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ K35 LỚP 16 Tiểu luận ĐỀ TÀI: NHỮNG BẤT ỔN GIÁ CỦA THỊ TRƯỜNG ĐƯỜNG VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn :. 60- 65% tổng giá thành đường, do vậy, giá mía tăng đã ảnh hưởng rất lớn đến chi phí sản xuất đường. Thứ ba: Giá đường thế giới tăng và giảm ảnh hưởng tới giá đường Việt Nam trong vài những tháng