1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

công trình triển khai hệ thống scm trên nền tảng phần mềm quản lý scm

61 1,5K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 3,16 MB

Nội dung

Các doanh nghiệp hiện đã dùng nhiều giải pháp để làm tăng tính cạnh tranh chodoanh nghiệp, trong đó nổi tiếng có thể kể tên một số như giải pháp ERP EnterpriseResource Planning, CRMCusto

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT

-000 -Hồ sơ đăng ký đề tài NCKH sinh viên Nhà khoa học trẻ trường đại học Kinh Tế - Luật

Tên công trình:

Hệ thống thông tin quản lý SCM và ứng dụng vào việc hỗ trợ giảng dạy và học

tập tại Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG HCM

TP HỒ CHÍ MINH THÁNG 6/2012

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT

-000 -Hồ sơ đăng ký đề tài NCKH sinh viên Nhà khoa học trẻ trường đại học Kinh Tế - Luật

Tên công trình:

Hệ thống thông tin quản lý SCM và ứng dụng vào việc hỗ trợ giảng dạy và học

tập tại Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG HCM

TP HỒ CHÍ MINH THÁNG 6/2012

Trang 3

Hệ thống thông tin quản lý SCM và ứng dụng vào việc hỗ trợ giảng dạy và học

tập tại Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG HCM

Mục Lục

CHƯƠNG MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1

1 Tính Cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Đối tượng nghiên cứu 3

6 Dự kiến sản phẩm và ứng dụng 3

7 Tổng quan về tình hình nghiên cứu 3

8 Kết cấu của đề tài 4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SCM 5

1.1.Khái niệm về SCM 5

1.1.1 Khái niệm về chuỗi cung ứng SC 5

1.1.2 Cấu trúc căn bản và các hoạt động chính của SC 6

1.1.2.1 Cấu trúc SC 6

1.1.2.2 Các hoạt động cơ bản của chuỗi cung ứng 7

1.2.Khái niệm về SCM 8

1.3.Lịch sử hình thành SCM 9

1.3.1 Logistics – Tiền thân của SCM 9

1.3.1.1. Khái niệm về logistics 9

1.3.1.2 Những tiền đề đầu tiên về logistics 10

1.3.1.3 Quá trình phát triển của SCM 10

1.4.Vai trò và lợi ích của SCM 11

1.4.1 Tăng thông lượng đầu vào, giảm lượng tồn kho và chi phí vận hành 11

1.4.2 Quản lý đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp một cách hiệu quả 11

1.4.3 Tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp 11

1.5.Hệ thống thông tin quản lý SCM 12

1.5.1 Các thành phần cơ bản của một hệ thống thông tin quản lý SCM 12

1.5.1.1 Hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ chuỗi cung ứng 12

1.5.1.2 Các khuynh hương mới trong ứng dụng công nghệ vào chuỗi cung ứng 14

Trang 4

1.5.2 Lợi ích mang lại từ hệ thống thông tin quản lý SCM 15

1.6.Thực trạng và xu hướng ứng dụng SCM ở Việt Nam và trên thế giới 15

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ CỦA SCM 16

2.1 Quy trình thiết kế và đưa vào vận hành hệ thống SCM 16

2.1.1 Thiết kế hệ thống SCM 16

2.1.2 Lập báo cáo tiền khả thi 16

2.1.3 Đánh giá rủi ro cho SCM 17

2.1.4 Vận hành hệ thống SCM 17

2.2 Quy trình nghiệp vụ của hệ thống SCM 18

2.2.1 Quản lý Hoạch định 18

2.1.1.1 Dự báo lượng cầu 19

2.1.1.2 Định giá sản phẩm 22

2.1.1.3 Quản lý lưu kho 23

2.2.2 Tìm kiếm nguồn hàng 23

2.2.3 Quản lý sản xuất 24

2.2.4 Quản lý phân phối 25

Chương 3: KHẢ NĂNG HỖ TRỢ CỦA HỆ THỐNG HT-SOFT CHO SCM 27

3.1.Giới thiệu phần mềm HT-Soft Bizman.Net 27

3.1.1 Giới thiệu HT-soft Bizman.Net 27

Hình 3.1 Sơ đồ quy trình của HTSoft 28

3.1.2 Giao diện chương trình 31

3.2.Khả năng hỗ trợ của hệ thống thống HT-soft cho SCM 32

3.2.1 Hoạch định 32

3.2.2 Tìm nguồn cung cấp 34

3.2.2.1 Quản lí khách hàng và nhà cung cấp 35

3.2.2.2 Quản lý Đơn đặt hàng (SO-Sale Order) và Đơn mua hàng (PO-Purchase Order) 37

3.2.2.3 Quản lí đơn đặt hàng (SO-Sale Order) 46

3.2.3 Sản xuất 46

3.2.3.1 Thiết kế sản phẩm 46

3.2.3.2 Lập lịch trình sản xuất 47

3.2.3.3 Quản lí cơ sở vật chất 48

3.2.4 Phân phối 48

3.2.4.1 Quản trị đơn đặt hàng 48

3.2.4.2 Lập lịch trình giao hàng 49

Trang 5

3.2.4.3 Hàng hoá thu hồi-trả hàng 49

3.3.Đánh giá khả năng hỗ trợ của HT-soft cho SCM 51

CHƯƠNG 4: TỔNG KẾT 54

4.1.Kết quả của đề tài 54

4.1.1 Ưu điềm 54

4.1.2 Hạn chế 54

4.2.Ý kiến và đề xuất 54

** Tài liệu tham khảo 56

Trang 6

CHƯƠNG MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1 Tính Cấp thiết của đề tài

Trong giai đoạn hội nhập toàn cầu của Việt Nam ngày nay, tính cạnh tranh trên nhiềumặt, đặt biệt là kinh tế ngày càng trở nên khốc liệt hơn Để tồn tại, bằng mọi cách cácdoanh nghiệp phải ngày càng nâng cao sức cạnh tranh của mình

Các doanh nghiệp hiện đã dùng nhiều giải pháp để làm tăng tính cạnh tranh chodoanh nghiệp, trong đó nổi tiếng có thể kể tên một số như giải pháp ERP (EnterpriseResource Planning), CRM(Customer Relationship Management) Tuy nhiên có một giảipháp hữu hiệu để làm việc này nhưng vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiểu

và ứng dụng rộng rãi đó là vận dụng hệ thống quản trị chuỗi cung ứng (Supply ChainManagement – SCM) vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Thực tiễn đã chứng minh, việc vận dụng thành công chuỗi cung ứng SCM vào hoạt độngkinh doanh đã giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí toàn hệ thống hoạt động trong khivẫn thõa mãn những yêu cầu về mức độ phục vụ cho khách hàng SCM đã trở thành bíquyết thành công cho rất nhiều công ty, trong đó có những công ty lớn hàng đầu thế giới

Ở Việt Nam, việc vận dụng giải pháp này vào quản lý hoạt động kinh doanh còn hạnchế do đó chưa khai thác được nhiều lợi ích mà SCM mang lại Ngoài nguyên nhân thiếunguồn nhân lực có chất lượng cao, việc thiếu kiến thức thực tiễn trong lĩnh vực này đãdẫn đến quá trình ứng dụng SCM đạt hiệu quả chưa cao Ngoài ra, công tác đào tạo SCM

ở nước ta còn đặt nặng vấn đề lý thuyết, nguồn tài liệu giảng dạy còn hạn chế, chủ yếu là

do đúc kết từ kinh nghiệm nên còn nhiều hạn chế và chưa có nhiều tài liệu nghiên cứuchuyên sâu

Với đặc điểm và mục tiêu đào tạo của mình, nhu cầu cấp thiết đặt ra cho Khoa Tinhọc quản lý là phải có những nghiên cứu chuyên sâu về SCM, nhanh chóng triển khaiđưa SCM vào phục vụ công tác giảng dạy và học tập của sinh viên, giúp sinh viên nhanhchóng nắm bắt kiến thức về giải pháp hữu hiệu này, mở ra một hướng nghề nghiệp mới

Trang 7

cho sinh viên trong ngành, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, ngoài ra còn tạocho sinh viên khoa có thể tiếp cận môi trường thực tế về SCM.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Xây dựng bộ tài liệu hoàn chỉnh về hệ thống thông tin SCM giúp sinh viên ngành

hệ thống thôngtin quản lí tiếp cận nhanh và vận dụng vào quá trình học tập vànghiên cứu

- Nghiên cứu về việc ứng dụng qui trình nghiệp vụ của SCM trên hệ thống phầnmềm HT – Soft để giúp cho người đọc hiểu được một phần mềm hỗ trợ SCMtrong quản trị doanh nghiệp

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu lý thuyết về SCM và quy trình nghiệp vụ của hệ thống SCM

- Khảo sát những kinh nghiệm thực tiễn từ quá trình triển khai hệ thống của nhữngdoanh nghiệp đã thành công với SCM

- Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ SCM được triển khai trên phần mềm HTsoft.Xây dựng bộ tài liệu hoàn chỉnh về SCM cả về lý thuyết và ứng dụng hệ thống phầnmềm quản lí

4 Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu lý thuyết: để có cái nhìn tổng quan về hệ thống SCM, những ứng dụng

và khả năng áp dụng của hệ thống SCM

- Phương pháp phân tích – tổng hợp: Để nhìn thấy rõ bản chất từng quy trình cụ thể,

cũng như tổng kết toàn bộ quy trình một cách đồng bộ nhất

- Phương pháp hỏi ý kiên chuyên gia: Để có được những sự hướng dẫn kịp thời và

chuyên sâu về SCM

- `Phương pháp phân tích, thiết kế, xây dựng và triển khai hệ thống thông tin trong

doanh nghiệp

Trang 8

5 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng: Lý thuyết và quy trình nghiệp vụ về hệ thống thôngtin quản lí SCM, hệ

- Tổ chức buổi Seminar được lồng ghép vào môn Hệ thống thông tin quản lý đểhướng dẫn sinh viên về qui trình, nghiệp vụ cũng như là vận hành và khai thác hệthống

7 Tổng quan về tình hình nghiên cứu

- Trên thế giới đã có khá nhiều tài liệu về SCM nhưng chủ yếu được viết bằng tiếngAnh, ở Việt Nam cũng có một số sách về SCM nhưng chủ yếu là dịch lại từ sáchnước ngoài, những sách này đa phần nói về tính quan trọng của SCM, khái quátmột cách chung chung về quy trình nghiệp vụ SCM

- SCM ngày càng được các công ty trên thế giới tận dụng một cách hiệu quả hơn,trong đó có những công ty hàng đầu thế giới như: Wal – Mart, Dell, Nike nhiềucông ty đã coi việc ứng dụng giải pháp SCM hiệu quả như là chìa khóa thành côngtrong quá trình cạnh tranh, chính vì vậy những công ty này đã đầu tư để nâng caohiệu quả sử dụng SCM, tuy nhiên những nghiên cứu đó chỉ phục vụ cho những đặctrưng nội bộ các công ty, tổ chức này Và thường không được tổng kết thành mộttài liệu phục vụ rộng rãi cho việc giảng dạy

Trang 9

- Tại trường đại học Kinh Tế - Luật vẫn chưa có nhiều những nghiên cứu về SCM,

nguồn tài liệu giảng dạy về SCM chủ yếu là từ sách tham khảo về lý thuyết, chưa

có nhiều ứng dụng thực tế

- Chính vì vậy trong quá trình nghiên cứu nhóm sẽ cố gắng tổng kết tất cả nhữngmục tiêu nghiên cứu thành một tài liệu sao cho vừa có tính khoa học và đúc kếtđược tính thực tế để phục vụ vào công tác giảng dạy, học tập Trong đó xoáy sâuvào quy trình nghiệp vụ của HTsoft

- Quá trình nghiên cứu triển khai SCM còn phải phụ thuộc vào đặc trưng từng tổchức Ở đề tài này nhóm sẽ tổng kết những quy trình căn bản nhất làm bộ khungcho việc triển khai SCM vào một tổ chức bất kỳ Trên cơ sở đó có thể dễ dàngnghiên cứu hoàn thiện quy trình sao cho phù hợp với đặc điểm của tổ chức mình

để mang lại hiệu quả cao nhất

8 Kết cấu của đề tài

Đề tài gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về SCM

Chương 2: Quy trình nghiệp vụ của SCM

Chương 3: Triển khai SCM với sự hỗ trợ của hệ thống HT-soft

Chương 4: Ý kiến và đề xuất

Trang 10

1.1.1 Khái niệm về chuỗi cung ứng SC

Có nhiều khái niệm khác nhau nói về chuỗi cung ứng:

Trong quyển sách: “Giới thiệu về Quản trị chuỗi cung ứng”, hai tác giả Ganeshan

và Harrison đã viết:

“Chuỗi cumg ứng là mạng lưới các nhà xưởng và những lựa chọn phân phối nhằm thực hiện chức năng thu mua nguyên vật liệu, chuyển những nguyên vật liệu này bán thành phẩm và thành phẩm, phân phối những thành phẩm này đến khách hàng”.

Trong nguyên tắc cơ bản của Quản trị Logistics của Lambert, Douglas M., James R.Stock, Lisa M Ellram cũng khái niệm về chuỗi cung ứng:

“Chuỗi cung ứng là sự liên kết giữa các công ty chịu trách nhiệm mang sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường”

Trong trang web erpvietnam.express.vn nêu khái niệm về SCM như sau:

“Chuỗi cung ứng là luồng nguyên liệu, thông tin, tài chính, dịch vụ từ những nhà cung cấp nguyên liệu thô đến các nhà máy, kho hàng và khách hàng Chuỗi cung ứng bao gồm các tổ chức và các quá trình để tạo ra và phân phối sản phẩm, thông tin và dịch vụ đến khách hàng cuối cùng”.

Như vậy: mặc dù có những khái niệm khác nhau về chuỗi cung ứng nhưng vấn

đề cốt lõi ở đây mà người nghiên cứu muốn nói đến đó là một hệ thống gồm các bộphận có sự phối hợp chặt chẽ về hoạt động giữa chúng: nhà cung cấp nguyên liệu, nhàsản xuất, phân phối để đưa sản phẩm đến người tiêu dùng Thông qua chuỗi cung ứng,

Trang 11

Nhà cungcấp

Đơn Vị Sản Xuất

Khách Hàng

Nhà Cung Cấp

nguồn nguyên vật liệu thô được chế tạo thành sản phẩm mà người tiêu dùng có nhucầu và mua chúng

1.1.2 Cấu trúc căn bản và các hoạt động chính của SC

1.1.2.1 Cấu trúc SC

Với những đặc trưng cơ bản cũng như quy mô của các doanh nghiệp tham gia vào

SC, có nhiểu cách tổ chức các SC để đáp ứng cho các đặc trưng đó Tuy nhiên bất kỳ một

SC nào cũng bao gồm 3 yếu tố: Nhà cung cấp, bản thân đơn vị sản xuất và khách hàng.Trong các chuỗi cung ứng phức tạp hơn có sự tham gia của nhà cung cấp các dịch vụ hỗtrợ chuỗi cung ứng

Hình 1.1 Cấu trúc SC đơn giản

Hình 1.2 Cấu trúc SC mở rộngMặc dù trong SC mở rộng có sự tham gia của các công ty chuyên cung cấp dịch

vụ tuy nhiên thành phần cấu trúc chính của SC mở rộng vẫn gồm 3 thành phần cơ bản:Nhà cung cấp, đơn vị sản xuất, khách hàng

- Nhà cung cấp: là các công ty bán sản phẩm dịch vụ là nguyên liệu đầu vàocần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh

Nhà cung

cấp

Đơn vịsản xuất

Kháchhàng

KháchhàngNhà cung cấp dịch vụ

Trang 12

- Đơn vị sản xuất: Nơi sử dụng nguyên liệu, dịch vụ đầu vào và áp dụng cácquá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng

- Người sử dụng sản phẩm của đơn vị sản xuất

1.1.2.2 Các hoạt động cơ bản của chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng vận động bao gồm năm hoạt động cơ bản Các hoạt động nàythực hiện các chức năng khác nhau trong SC, nhưng tất cả các hoạt động đó giúp SCtrở thành một chuỗi liên hệ khép kín

- Sản xuất (Làm gì, như thế nào, khi nào).

- Vận chuyển (Khi nào, vận chuyển như thế nào).

- Tồn kho(Chi phí sản xuất và lưu trữ).

- Định vị (Nơi nào tốt nhất để làm cái gì).

- Thông tin (Cơ sở để ra quyết định).

Sản xuất: Sản xuất là khả năng của dây chuyền cung ứng tạo ra và lưu trữ sản

phẩm Phân xưởng, nhà kho là cơ sở vật chất, trang thiết bị chủ yếu của thành phầnnày Trong quá trình sản xuất, các nhà quản trị thường phải đối mặt với vấn đề cân

bằng giữa khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.

Vận chuyển: Đây là bộ phận đảm nhiệm công việc vận chuyển nguyên vật

liệu, cũng như sản phẩm giữa các nơi trong dây chuyền cung ứng Ở đây, sự cân bằnggiữa khả năng đáp ứng nhu cầu và hiệu quả công việc được biểu thị trong việc lựachọn phương thức vận chuyển Thông thường có 6 phương thức vận chuyển cơ bản:

- Đường biển: giá thành rẻ, thời gian vận chuyển dài và bị giới hạn về địa điểmgiao nhận

- Đường sắt: giá thành rẻ, thời gian trung bình, bị giới hạn về địa điểm giao nhận

- Đường bộ: nhanh, thuận tiện

- Đường hàng không: nhanh, giá thành cao

Trang 13

- Dạng điện tử: giá thành rẻ, nhanh, bị giới hạn về loại hàng hoá vận chuyển (chỉdành cho dữ liệu, âm thanh, hình ảnh…).

- Đường ống: tương đối hiệu quả nhưng bị giới hạn loại hàng hoá (khi hàng hóa

là chất lỏng, chất khí )

Tồn kho: Tồn kho là việc hàng hoá được sản xuất ra tiêu thụ như thế nào Chính

yếu tố tồn kho sẽ quyết định doanh thu và lợi nhuận của công ty bạn Nếu tồn kho íttức là sản phẩm của bạn được sản xuất ra bao nhiêu sẽ tiêu thụ hết bấy nhiêu, từ đóchứng tỏ hiệu quả sản xuất của công ty bạn ở mức cao và lợi nhuận đạt mức tối đa

Định vị: Giúp trả lời các câu hỏi tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu sản xuất ở

đâu? Nơi nào là địa điểm tiêu thụ tốt nhất? Đây chính là những yếu tố quyết định sựthành công của dây chuyền cung ứng Định vị tốt sẽ giúp quy trình sản xuất được tiếnhành một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn

Thông tin: Thông tin chính là “nguồn dinh dưỡng” cho hệ thống SCM của bạn.

Nếu thông tin chuẩn xác, hệ thống SCM sẽ đem lại những kết quả chuẩn xác Ngượclại, nếu thông tin không đúng, hệ thống SCM sẽ không thể phát huy tác dụng Bạn cầnkhai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và cố gắng thu thập nhiều nhất lượngthông tin cần thiết

1.2 Khái niệm về SCM

Cũng như SC, SCM cũng có nhiều khái niệm khác nhau:

“SCM là Sự kết hợp mang tính chiến lược, có hệ thống các chức năng kinh doanh truyền thống đồng thời đề ra sách lược phối hợp các sách lược phối hợp các chức năng này trong một công ty cụ thể cũng như liên kết các doanh nghiệp trong một chuỗi cung ứng nhằm nhằm mục đích nâng cao năng lực của từng công ty và toàn bộ chuỗi cung ứng trong dài hạn” – “Định nghĩa chuỗi cung ứng”, tạp chí Bussiness

Logicstics, tập 22, số 2, trang 18

“Quản lý chuỗi cung ứng là việc phối hợp hoạt động sản xuất, lưu kho địa điểm

và vận tải giữa các thành viên của chuỗi cung ứng nhằm mang đến cho thị trường mà

Trang 14

bạn đang phục vụ sự kết hợp tiện ích và hiệu quả tốt nhất” – “Michael

Hugos-Essentials of Supply chain Management”, Nhà xuất bản tổng hợp tp Hồ Chí Minh

Ở khía cạnh chức năng, nói một cách dễ hiểu nhất SCM bao gồm các hoạt độngnhằm giúp cho chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả nhất, từ đó có thể tạo ra lợi thếcạnh tranh lớn cho doanh nghiệp

Khi nhắc đến SCM có nhiều người nhầm lẫn SCM là logistics(hậu cần) Tuy nhiênSCM bao gồm tất cả các hoạt động hậu cần truyền thống và còn mở rộng đến cả khâumarketing, phát triển sản phẩm mới, tài chính và chăm sóc khách hàng Nó đưa raphương pháp tiếp cận hệ thống để nắm bắt và quản lý các hoạt động cần thiết cho việcđiều phối lưu lượng sản phẩm và dịch vụ nhằm phục vụ cho khách hàng cuối cùngđược chu đáo nhất nhờ việc tiết kiệm được chi phí hoạt động và nắm bắt nhanh chóngnhu cầu thị trường

1.3 Lịch sử hình thành SCM

1.3.1 Logistics – Tiền thân của SCM

1.3.1.1 Khái niệm về logistics

“Logistics là quá trình xây dựng kế hoạch, cung cấp và quản lý việc chu chuyển

và lưu kho có hiệu quả hàng hoá, dịch vụ và các thông tin liên quan từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ vì mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng” – “World Marintime

Unviersity- Đại học Hàng Hải Thế Giới, D Lambert 1998”

Hay một cách định nghĩa khác:

“Logistics được hiểu là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát sự lưu thông và tích trữ một cách hiệu qủa tối ưu các loại hàng hoá, nguyên vật liệu, thành phẩm và bán thành phẩm, dịch vụ và thông tin đi kèm từ điểm khởi đầu tới điểm kết thúc nhằm mụch đích tuân theo các yêu cầu của khách hàng”.

Như đã nói ở trên xét về phạm vi thì SCM rộng hơn logistics, bao hàm cả

logicstic, khi so sánh hai khái niệm về SCM và logics tic ta cũng thấy được điều đó

Trang 15

1.3.1.2 Những tiền đề đầu tiên về logistics

Mùa đông năm 1812, cuộc chinh phạt nước Nga của Napoleon đã thất bại thảmhại vì lý do hết lương thực, không chỗ trú chân, thiếu vật dụng sưởi ấm trong mùađông và phải rút chạy

Còn đối với Alexander Đại đế, hậu cần là một mảng vô cùng quan trọng Với ông

“người làm hậu cần cần biết rằng nếu chiến dịch của tôi thất bại, họ sẽ là người đầutiên bị xét xử”

Hai câu chuyện trên cho thấy tính quan trọng trong công tác hậu cần truyền thống,ngày nay những công việc làm các nhiệm vụ tương tự các trọng trách như hậu cần thờixưa được phát triển rất mạnh và được gọi là logistics hay phát triển hoàn thiện hơn nữa

là SCM

1.3.1.3 Quá trình phát triển của SCM

Từ những năm 60 của thế kỷ 20, các công ty lớn trên thế giới tích cực áp dụngcông nghệ sản xuất hàng loạt để cắt giảm chi phí và cải tiến năng suất Trong nhữngcông ty này đã có ý thức được vai trò cơ bản mà một khái niệm gần như SCM làLogistics mang lại Nhưng chưa có đủ năng lực để triển khai

Trong thập niên 70, hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP – Material Requirements Planning) và hệ thống hoạch định nguồn lực sản xuất (MRPII – Manufacturing Resource Planning) được phát triển

Thập niên 1980 được xem như là thời kỳ bản lề của quản trị chuỗi cung ứng,

đánh dấu là sự xuất hiện của JIT (Just-in–Time) & TQM (Total Quality Managerment)

- khái niệm SCM đã xuất hiện

Trong những năm gần đây, nhận thấy rõ sự quan trọng và lợi ích của việc triểnkhai SCM các công ty từ lớn nhỏ và cả ở các nước thứ 3 đã triển khai qui trình này.Lợi ích đem lại là một con số không nhỏ song việc triển khai cũng không dễ dàng vàthuận lợi, do đó các doanh nghiệp cần phải đắn đo và quyết định thiệt hại khi muốntriến khai SCM cho doanh nghiệp của mình

Trang 16

Trong phạm vi của đề tài, đề tài không tìm hiểu cặn kẽ lịch sử hình thành củaSCM mà chỉ đưa ra những giai đoạn mang tính khái quát của lịch sử hình thành, các hệthống làm tiền đề của SCM ngày nay chứ không đi sâu vào phân tích các hệ thống này.

1.4 Vai trò và lợi ích của SCM

Trong kinh doanh, tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các doanhnghiệp Khi bước vào giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới, SCM đã và đang là một giảipháp được áp dụng rộng rãi và mang đến những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp nhờnhững vai trò quan trọng sau đây:

Đây là mục tiêu chính của SCM, đồng thời cũng là mục đích chung của doanhnghiệp Theo định nghĩa này, “thông lượng” chính là tốc độ mà hệ thống tạo ra doanhthu từ việc bán hàng hóa - dịch vụ cho khách hàng cuối cùng Điều này dẫn đến hai hệquả:

Thứ nhất, việc đảm bảo lượng cung dồi dào sẽ góp phần to lớn vào việc đem lại

thu nhập cho doanh nghiệp Trong đó, yếu tố nhà sản xuất và người tiêu dùng là quantrọng nhất, vì nó quyết định tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp

Thứ hai, quản trị chuỗi cung ứng chú trọng tới hiệu lực và hiệu quả của hoạt động

cung ứng trên toàn hệ thống: tổng chi phí của toàn hệ thống từ khâu vận chuyển, phânphối đến tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho trong sản xuất và thành phẩm, cần phải đượcgiảm đến mức tối thiểu Theo đó, mục tiêu của chuỗi cung ứng chính là tối đa hóa lợinhuận của doanh nghiệp từ việc bán sản phẩm cho người tiêu dùng sau khi đã trừ đi tất

cả chi phí của toàn bộ quá trình cung ứng

Đối với các công ty, vai trò này của SCM là vô cùng to lớn, nhất là trong tình hình

kinh tế hiện nay, khi nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng hơn Nhờ có thể thay

đổi các nguồn nguyên vật liệu đầu vào hoặc tối ưu hoá quá trình vận chuyển và lưukho nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ một cách linh hoạt mà SCM có thể giúp doanh

nghiệp tiết kiệm chi phí trung gian, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp

Trang 17

Trước sự phát triển nhanh của nền kinh tế, hoạt động tiếp thị (Marketing), nhất làtiếp thị hỗn hợp (4P: Product, Price, Promotion, Place) ngày càng được các doanhnghiệp quan tâm trong việc thu hút người tiêu dùng Với vai trò quản lý đầu vào vàđầu ra của sản phẩm, SCM trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc đưa sản phẩmđến tay người tiêu dùng Chính SCM đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm/dịch vụ đến đúng nơi cần đến và vào đúng thời điểm thích hợp với chi phí thấp nhất,giúp tiết kiệm đáng kể các chi phí vận chuyển trung gian, tăng nguồn doanh thu chodoanh nghiệp.

Một tác dụng khác của việc ứng dụng giải pháp SCM là phân tích dữ liệu thu thậpđược và lưu trữ hồ sơ với chi phí thấp Hoạt động này nhằm phục vụ cho những mụcđích liên quan đến hoạt động sản xuất (như dữ liệu về thông tin sản phẩm, dữ liệu vềnhu cầu thị trường…) để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng

1.5 Hệ thống thông tin quản lý SCM

Những lợi ích mang lại nếu vận dụng thành công SCM đã rõ, nhưng trong thờiđại kinh tế ngày nay việc vận dụng SCM không phải đơn giản chỉ bằng những phươngtiện thô sơ hoặc mang tính chất thủ công như lúc trước được Vì số lượng công việchay dữ liệu cần xử lý để thực hiện quản trị một chuỗi cung ứng là rất lớn và nếu không

có sự hỗ trợ về công nghệ thì sẽ không thể thực hiện thành công quy trình SCM được.Một hệ thống SCM có sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại: Máy tính và các phần mềmchuyên dụng, các cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin với các quy trình nghiệp vụ thíchhợp được gọi là hệ thống thông tin quản lý SCM Chúng ta sẽ tìm hiểu hệ thống này

1.5.1 Các thành phần cơ bản của một hệ thống thông tin quản lý SCM

1.5.1.1 Hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ chuỗi cung ứng

Chúng ta đã biết: Hệ thống thông tin là tập hợp các nguồn lực (phần cứng, phần mềm, con người,môi trường, các quy trình nghiệp vụ) và phương thức để thu thập và truyền tải thông tin trong một tổ chức

Cũng như một hệ thống thông tin thưởng gặp, hệ thống thông tin quản lý SCM SCM) cũng bao gồm năm thành phần chính:

Trang 18

(E- Nguồn lực con người

ty khi sử dụng mạng lưới cơ sở dữ liệu kết hợp với đường truyền tốc độ cao, các công

ty có thể chia sẻ thông tin tốt hơn để có thể quản lý tốt hơn trên toàn bộ chuỗi cungứng Công nghệ thông tin thực hiện các chức năng sau:

- Thu thập số liệu và truyền đạt dữ liệu nhờ các công nghệ sau:

+ Mạng Internet: Trước khi Internet ra đời các công ty phải bỏ ra rất nhiều chi phí

và công sức để có thể trao đổi thông tin giữa các công ty khác nhau trong chuỗicung ứng Giờ đây Internet đã mang lại cho các công ty một giải pháp kết nối

hệ thống máy tính nhanh chóng, tiện lợi và chi phí thấp

+ Dãy băng thông rộng – Broadband: Phần lớn các công ty đều tự mình kết nốinội bộ bằng cách sử dụng công nghệ mạng nội bộ(LAN), ví dụ như Ethernet-một công nghệ cho phép người dùng trao đổi thông tin nội bộ

+ Trao đổi dữ liệu điện tử - EDI (Electronic data interchange): là công nghệ đượcphát triển để truyền tải dữ liệu thông thường giữa các đối tác

+ Kết nối bằng ngôn ngữ nâng cấp có thể mở rộng – XML: là một công nghệđang được phát triển để truyền tải dữ liệu theo những định dạng linh hoạt giữacác máy tính với nhau và giữa người dùng với máy tính

+ Các giải pháp phần mềm giúp quản lý phức tạp

- Lưu trữ và truy xuất dữ liệu: được thực hiện bởi công nghệ cơ sở dữ liệu

- Thao tác trên dữ liệu và báo cáo, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin các giaiđoạn của SCM sẽ có các hệ thống tương ứng để hỗ trợ, giúp phát huy tối đahiệu quả dữ liệu

Trang 19

 Hệ thống thu mua: Hệ thống thu mua chú trọng công tác thu mua diễn ra giữacác công ty với các nhà cung cấp của mình Giúp so sánh giá cả và năng lựcgiữa các nhà cung ứng khác nhau.

 Hệ thống hoạch định vận tải: tính toán xem số lượng vật liệu sẽ được mang đếnnhững địa điểm nào, trong thời gian bao lâu

 Hoạch định lượng cầu: Sử dụng những thủ thuật tính toán đặc biệt giúp xácđịnh nhu cầu của khách hàng

 Quản trị quan hệ khách hàng và tự động bán hàng: hệ thống có nhiều hoạt động

tự động liên quan đến việc phục vụ những khách hàng hiện tại và tìm kiếmnhững khách hàng mới trong tương lai

 Hệ thống hoạch định chuỗi cung ứng: Phục vụ cho quá trình phân tích và hoạchđịnh

 Hệ thống quản trị hàng tồn kho: được dùng để tìm kiếm điểm cân bằng giữa chiphí lưu trữ hàng tồn và chi phí tiêu thụ hết hàng tồn kho cùng sự tổn thất vềdoanh thu do tiêu tốn quá nhiều chi phí

+ Hệ thống quản trị kho hàng: hỗ trợ các hoạt động hàng ngày tại kho hàng

1.5.1.2 Các khuynh hương mới trong ứng dụng công nghệ vào chuỗi cung ứng

- Sử dụng công nghệ nhận dạng tần số bằng sóng vô tuyến RFID (RadioRequency Idenfication): được nói nhiều trong quản trị chuỗi cung ứng, đượcứng dụng phổ biến vào việc theo dõi các kệ hàng

- Quản trị quy trình kinh doanh BPM (Business Processing Management): Quytrình là một chuỗi các bước nối tiếp nhau của việc phân phối một loại sản phẩmhay dịch vụ cụ thể

- Giải pháp quản trị doanh nghiệp thông minh BI (Business Intelligent)

- Mô hình mô phỏng

Trang 20

1.5.2 Lợi ích mang lại từ hệ thống thông tin quản lý SCM

- Như đã nói ở trên thì hệ thống thông tin quản lý SCM giúp cho quá trình quản

lý chuỗi cung ứng được hiệu quả hơn rất nhiều lần khi chưa ứng dụng các côngnghệ thông tin

- Khả năng xử lí số liệu nhanh hơn so với việc quản lý bằng phương pháp thủcông

- Tuy có nhiều ưu điểm vượt trội nhưng trong quá trình kinh doanh, công nghệchỉ đóng vai trò là một yếu tố hỗ trợ cho công ty hay toàn bộ chuỗi cung ứng

- Thành công trong việc quản trị chuỗi cung ứng xuất phát từ việc tạo ra nhữngdịch vụ chất lượng vượt trội với chi phí thấp

1.6 Thực trạng và xu hướng ứng dụng SCM ở Việt Nam và trên thế giới

- Trên thế giới SCM được áp dụng phổ biến ở nhiều tập đoàn đa quốc gia như:Dell, Wal-mart, Apple…nhưng đang còn mới mẻ ở Việt Nam Tuy nhiên nhiềudoanh nghiệp Việt Nam đã nhận ra được những khả năng của SCM và nhiềudoanh nghiệp đã bắt đầu đầu tư về công nghệ, nhân lực có kiến thức, tuy nhiênSCM ở Việt Nam đa phần theo mô hình đơn giản và chưa có sự khép kín, chặtchẽ

- Xu hướng phát triển của SCM trong thời đại ngày nay là áp dụng cơ sở hạ tầngcông nghệ hiện đại vào SCM thành một hệ thống thông tin quản lý SCM, tối ưuhóa và hướng tới tự động hóa các quy trình

Trang 21

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ CỦA SCM

Qua chương một chúng ta đã thấy được tầm quan trọng và những lợi ích to lớn màSCM mang lại Tuy nhiên để thành công các doanh nghiệp phải hiểu thật rõ quy trình vậnđộng, quy trình nghiệp vụ của hệ thống thì việc vận hành hệ thống mới diễn ra suôn sẽ vàđem lại thành công cho doanh nghiệp Chính vì tính chất quan trọng đó, trong chương 2

đề tài sẽ trình bày những quy trình này từ khâu thiết kế hệ thống, thử nghiệm hệ thống,tới những quy trình nghiệp vụ khi đưa hệ thống vào vận hành

2.1 Quy trình thiết kế và đưa vào vận hành hệ thống SCM

2.1.1 Thiết kế hệ thống SCM

Ở giai đoạn này các doanh nghiệp phải nghiên cứu, thiết kế mô hình quản lý, hệthống công nghệ cho hệ thống sao cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, hoạchđịnh để tìm các đối tác, hoạch định việc mua sắm nguyên liệu phục vụ sản xuất cũng như

hỗ trợ phân phối các sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ sau cùng đến tay người tiêu dùng.Trong quá trình thiết kế ngoài các đặc điểm riêng của công ty, công ty cũng phải rất chútrọng đến các đối tác mà mình hướng tới việc hợp tác đó là các đối tượng tham gia vàochuỗi cung ứng như nhà sản xuất, nhà cung ứng, nhà phân phối, công ty bán lẻ

Việc thiết kế mô hình hệ thống phải đảm bảo đầy đủ các giai đoạn cơ bản:

- Lên kế hoạch cho các nguồn lực (nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc sản xuất)

- Lên kế hoạch quản trị các nguồn lực cho việc sản xuất

- Kế hoạch quản lý sản xuất

- Kế hoạch quản lý cung cấp, phân phối sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng

- Kế hoạch xử lí các sản phẩm hoàn lại từ khách hàng

2.1.2 Lập báo cáo tiền khả thi

Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng, giúp cho các doanh nghiệp có thể kiểm tra xem

mô hình hệ thống thông tin SCM đã thiết kế có phù hợp với với cơ cấu hoạt động củacông ty hay không, mức độ phù hợp và hiệu quả như thế nào

Trang 22

** Một số nội dung cơ bản của báo cáo tiền khả thi:

- Phân tích các mục tiêu lớn, tính cấp thiết của dự án

- Cơ sở của các phương pháp luận và cách thức triển khai lập báo cáo (xác địnhxem báo cáo có thực sự khách quan, khoa học không)

- Phân tích bối cảnh chung của dự án: mô hính tổ chức, thực trạng triển khai vàứng dụng CNTT trong tác nghiệp, các dự án lớn có thể ảnh hưởng trực tiếphoặc gián tiếp đến hệ thống

- Liệt kê, hệ thống hóa, phân tích các nghiệp vụ trong kinh doanh có thể tác độngnhiều/ ít đến hoạt động của hệ thống trong tương lai

- Lựa chọn giải pháp dựa trên các tiêu chí: phạm vi địa lí của dự án, các nghiệp

vụ, quy mô người sử dụng (ai là người vận hành , kiểm soát, quản lí hệ thống),cấu trúc hệ thống (truyền thông, kết nối với đối tác), các yêu cầu khác về phầncứng và hạ tầng đi kèm

- Các ràng buộc về nguồn lực

- Đánh giá hệ thống (SWOT)

2.1.3 Đánh giá rủi ro cho SCM

Trong quá trình vận hành SCM, doanh nghiệp có thể gặp rủi ro Cho nên trược khiđưa hệ thống vào vận hành, doanh nghiệp cần đánh giá những rủi ro có thể xảy ra.Trong SCM có nhiều thành phần tham gia, bao gồm bên trong và bên ngoài doanhnghiệp Chính vì vậy, để tăng hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp thường tích hợp hệthống của mình với các đối tác, nhà cung cấp để chu trình kinh doanh được diễn rathông suốt cũng như giúp doanh nghiệp kiểm soát đầu vào, đầu ra được dễ dang Tuynhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng sử dụng phần mềm ứng dụng giống nhaunên có thể hệ thống của SCM không thể kết nối được với hệ thống của các doanhnghiệp, đối tác khác

2.1.4 Vận hành hệ thống SCM

Sau khi đã phân tích, lựa chọn hệ thống phù hơp, các doanh nghiệp sẽ tiến hànhcài đặt và đưa hệ thống vào hoạt động Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp sẽ

Trang 23

tiến hành kiểm tra độ tương thích của các phần mềm, các thành phần hệ thống để kiểmtra bất cứ bước nào trong hệ thống hoạt động không hiệu quả để nhanh chóng tìm ranguyên nhân và biện pháp khắc phục.

2.2 Quy trình nghiệp vụ của hệ thống SCM

Trong một chuỗi cung ứng các hoạt động diễn ra theo mô hình sau:

Hình 2.1: Bốn quy trình của Hoạt động chuỗi cung ứng

Quy trình này bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc hoạch định và lập

kế hoạch cho ba quy trình kia, vì thế có thể nói đây là quy trình quan trọng hàng đầutrong chuỗi cung ứng, là công việc của những nhà làm nhiệm vụ hoạch định chiến lược

Trang 24

hoạt động và phát triển trong chuỗi cung ứng Chúng ta sẽ tìm hiểu các hoạt động cơbản trong quy trình này.

2.1.1.1 Dự báo lượng cầu

- Các dự báo về nhu cầu: chủng loại, số lượng, thời điểm cần hàng đã trở thành nền tảng cho việc đưa ra các quyết định trong SCM Chính vì thế Những điều tra này có ảnh hưởng rất lớn cho định hướng hoạt động của công ty trong nội bộ công ty cũng như các định hướng hợp tác Vì chúng ta biết rằng nếu dự báo nhu cầu sai sẽ dẫn đến việc sản phẩm làm ra không bán được dẫn đến việc công ty có thể phá sản hoặc trong lúc nhu cầu rất cần thì công ty không đáp ứng hàng đủ gây thất thoát về lợi nhuận và cơ hội phát triển của công ty

- Thông thường khi thực hiện công việc dự báo lượng cầu người dự báo thường dựa vào các biến số sau:

Những biến số dự báo

1 Nguồn cung Số lượng sản phẩm có sẵn

2 Lượng cầu Toàn bộ nhu cầu thị trường về sản phẩm

3 Đặc điểm sản phẩm Những đặc điểm của sản phẩm tác động đến yêu cầu

4 Môi trường cạnh tranh Hành động của các nhà cung cấp sản phẩm trên thị trường

Bảng 2.1 Các biến số dự báo nhu cầu sản phẩm+ Nguồn cung được quyết định bởi số lượng nhà sản xuất và khoảng thời gian đểsản xuất ra sản phẩm đó Việc một sản phẩm có thời gian sản xuất ngắn và sốlượng nhà sản xuất nhiều thì càng dễ dàng để đưa ra dự báo cho sản phẩm đó vàngược lại Vì thời gian sản xuất ra sản phẩm càng dài và ít nhà sản xuất thì rất

dễ xảy ra bất ổn gây khó khăn cho dự báo

+ Lượng cầu được dự báo bằng cách dựa vào các biến động trên thị trường và nềnkinh tế, cũng như các chỉ số cơ bản của nền kinh tế như chỉ số tăng trưởng, haysuy giảm trong từng khoảng thời gian, tính cầu theo mùa được các nhà phân

Trang 25

tích hay dự báo trong chuỗi cung ứng vận dụng để đưa ra những dự báo chínhxác lượng cầu trong từng khoảng thời gian cho SC của họ.

+ Đặc điểm sản phẩm: các nhà dự báo dựa vào từng đặc tính riêng, tính thiết yếucủa sản phẩm đến đời sống, tính bảo hòa của sản phẩm trên thị trường, vòng đờisản phẩm để đưa ra những dự báo nhu cầu của thị trường

+ Môi trường cạnh tranh ở đây nói đến các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp

vì thế các nhà quản lý SCM phải nghiên cứu các yếu tố như: Thị phẩn của cáccông ty cạnh tranh, chiều hướng phát triển, tình hình phát triển của các công ty

đó để đưa ra các dự báo cho riêng mình

- Các phương pháp thường được sử dụng để dự báo được trình bày trong bảng sau:

Phương pháp dự báo

1 Định tính Dựa trên trực giác hay ý kiến chủ quan của cá nhân

2 Hệ quả Cho rằng nhu cầu có liên quan mật thiết đến những nhân tố nào

3 Chuỗi thời gian Dựa trên mô hình nhu cầu đã có từ trước

4 Mô phỏng Kết hợp phương pháp hệ quả và chuỗi thời gian

Bảng 2.1 Các phương pháp dự báo nhu cầu+ Phương pháp định tính được sử dụng trong trường hợp các nhà dự báo phải đưa

ra dự báo nhưng có quá ít số liệu để phân tích Hoặc cũng có thể dự báo phảnứng của thị trường với một dòng sản phẩm mới bằng cách dựa vào sự tươngđồng với các dòng sản phẩm khác trên thị trường

+ Phương pháp hệ quả dựa vào các yếu tố liên quan mật thiết đến đến nhu cầutrong từng môi trường và trường hợp cụ thể để đưa ra báo cáo

+ Phương pháp chuỗi thời gian là hình thức dự báo phổ biến nhất, phương phápnày tin tưởng vào các mô hình đã có từ trước để đưa ra các số liệu dự báo.Phương pháp này sẽ hiệu quả khi các số liệu trong lịch đáng tinh cậy

Trang 26

+ Phương pháp mô phỏng là sự kết hợp giữa phương pháp hệ quả và phươngpháp chuỗi thời gian nhằm mục đích mô phỏng hành vi của người tiêu dùngtrong các tình huống khác nhau.

- Thông thường các công ty không sử dụng riêng lẻ một phương pháp để dự báo

mà phải có sự phối hợp linh hoạt các phương pháp với nhau để đưa ra dự báohiệu quả nhất, đặc biệt sự đòi hỏi tính chính xác trong các dự báo nhu cầu choSCM lại đòi hỏi sự vận dụng linh hoạt đó, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việcvận dụng các dự báo theo từng phương pháp sau đó kết hợp chúng lại với nhauthường mang tính chính xác cao hơn Người quản trị SCM cần cân nhắc kĩlưỡng trước khi đưa ra dự báo, có sự đánh giá tính hiệu quả của những dự báo

đó để rút kinh nghiệm cho các lần dự báo sau

* Sau khi đã có những phân tích về lượng cầu trên thị trường, công việc tiếp theo

là phải nghĩ và lập ra một bảng kế hoạch để đánh đáp ứng nhu cầu thị trường.Giai đoạn này gọi là lập kế hoạch tổng thể Dựa trên những phân tích kĩ lưỡng

về lượng cầu kế hoạch tổng thể được lặp ra nhằm thỏa mãn nhu cầu của kháchhàng theo hướng tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp Kế hoạch tổng thể trởthành khung xương sống cho những quyết định ngắn hạn về sản xuất, lưu kho

và phân phối Việc đưa ra các quyết định sản xuất như quyết định các thông sốnhư tỉ lệ sản xuất trên tổng công suất vận hành Những quyết định lưu kho trongngắn hạn như xem lượng hàng hóa trong kho đáp ứng được bao nhiêu nhu cầu,bao nhiêu đơn hàng có thể đáp ứng sau đó và số lượng tồn đọng Từ đó quyếtđưa ra các quyết định luân chuyển hàng hóa để đáp ứng kịp thời các nhu cầunhưng cũng không để tồn đọng quá nhiều

Để phục vụ cho việc lập kế hoạch tổng thể các công ty thường sử dụng phối hợp cácphương pháp:

+ Sử dụng công suất sản xuất để đáp ứng nhu cầu: Cơ chế hoạt động củaphương pháp này là điều chỉnh tổng công suất sao cho phù hợp với nhu cầu

Trang 27

Tức là khi nhu cầu cao công ty sẽ tăng cường sản xuất, thuê mướn thêm côngnhân để đáp ứng Nhưng khi nhu cầu xuống công ty phải xa thải công nhânsao cho phù hợp với nhu cầu.

+ Tận dụng mức độ biến động của tổng công suất để đáp ứng nhu cầu: Tổngcông suất của công ty chưa khai thác hết tiềm năng chính vì vậy khi nhu cầuthay đổi công ty sẽ tăng cường hay hạ công suất sản xuất bằng cách sắp xếpthời gian lao động tăng ca của công nhân

+ Sử dụng hàng tồn và những đơn hàng tồn đọng để đáp ứng nhu cầu: Thực hiệnviệt lưu kho một cách thường xuyên trong thời kỳ nhu cầu thấp để đáp ứngcho các nhu cầu trong thời kỳ nhu cầu tăng lên

2.1.1.2 Định giá sản phẩm

Các công ty cùng toàn bộ chuỗi cung ứng có thể sử dụng công cụ giá cả để để tác động đến nhu cầu trên thị trường với mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận gộp Các quyết định kích thích nhu cầu thường được các nhà cung cấp, các nhà hoạch định tài chính đưa ra khi thị trường trong giai đoạn ế ẩm nhằm:

- Tạo sự tăng trưởng về thị trường: tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm bằng cách duy trì khách hàng hiện tại và tăng khách hàng mới

- Tăng trưởng thị phần: lôi kéo khách hàng của mình thay vì của đối thủ cạnh tranh

- Đốc thúc khách hành mua sản phẩm trong thời điểm hiện tại

Các quyết định liên quan đến định giá sản phẩm thường có mối quan hệ mật thiết với cơ cấu chi phí sản xuất ra sản phẩm Sao cho kích thích được nhu cầu lợi nhuận và lợi nhuận Một số chiến lược thường được các công ty sử dụng là giảm giá và khuyến mại

2.1.1.3 Quản lý lưu kho

- Quản lý lưu kho: Hoạt động lưu kho là vô cùng quan trọng trong một chuỗi cungứng nó quyết định sự hoạt động hiệu quả của một chuỗi cung ứng, sao cho lúc nào số

Trang 28

hàng hóa lưu kho cũng đáp ứng đủ nhu cầu khách hàng mà không để nhiều hàng tồn kholàm tốn chi phí lưu kho cho doanh nghiệp Có bốn phương pháp lưu kho cơ bản mà cácnhà quản lý hay sử dụng nhất:

+ Lưu kho hàng hóa theo chu kỳ:đáp ứng nhu cầu về sản phẩm giữa các lần đặthàng theo lịch trình bình thường

+ Lưu kho hàng hóa theo mùa: Sản xuất và lưu kho dựa theo dự báo về nhu cầucho tương lai

+ Lưu kho hàng hóa chú trọng an toàn: Lượng hàng lưu kho luôn ở một mức mànhà quản trị cho là an toàn tức là luôn đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng

và không để dư thừa quá nhiều Bù đắp cho các biến động về lượng cầu và cácgiai đoạn cao điểm đặt hàng

- Việc tổ chức lưu kho phải dựa trên những phân tích kĩ càng từ khâu đánh giá lượng cầu để tăng tính an toàn của kế hoạch lưu kho từ đó đem lại hiệu quả hoạtđộng cao nhất cho SC

2.2.2 Tìm kiếm nguồn hàng

Trong hoạt động thu mua các nhà quản lý các công ty sẽ hướng tới việc mua hàng củanhững công ty cung cung cấp hàng hóa rẻ hơn với chất lượng như nhau Việc thu muathường trãi qua năm giai đoạn

+ Mua hàng: Mua hàng là những hoạt động thông thường liên quan đến việc muanhững sản phẩm cần có Một công ty thường mua hai loại hàng là: Nguyên vật liệutrực tiếp: nguyên liệu, nhiên liệu, Những sản phẩm gián tiếp để phục vụ cho nhu cầusửa chữa, bảo trì hệ thống trong quá trình hoạt động

+ Quản lý việc tiêu thụ: Xác định tổng mức tiêu thụ dự đoán của các địađiểm khác nhau của công ty để có xu hướng mua hàng kịp thời, hợp lý.+ Tuyển chọn nhà cung cấp: tìm kiếm các nhà cung cấp đang sở hữu nhữngsản phẩm mà công ty cần, những nhà cung cấp này phải có đủ năng lực đểcung cấp hàng cho công ty Bằng việc so sánh mức giá cũng như khả năng

Trang 29

cung cấp của các nhà cung cấp công ty công ty có thể lựa chọn nhà cungcấp tốt nhất.

+ Thương lượng hợp đồng: Sau khi đã xác định được nhà cung cấp có đủnăng lực công ty phải đàm phán vợi nhà cung cấp để thống nhất các điềukhoản của hợp đồng

+ Giám sát thực hiện hợp đồng: khi hợp đồng đã được ký, công ty phải giámsát nhà cung cấp đề đảm bảo rằng nhà cung cấp phải cung cấp những mặthàng đúng với tiêu chuẩn đã nêu trên hợp đồng

- Lập lịch trình sản xuất: Phân bổ các nguồn lực sẵn có một cách thích hợp sao cho

mang lại nhiều lợi nhuận nhất Công đoạn lập lịch trình sản xuất là một quá trìnhtìm kiếm sự cân bằng giữa nhiều mục tiêu thay thế:

+ Tần suất hoạt động: lựa chọn giữa việc vận hành sản xuất trong một thời gian dài và

tổ chức sản xuất tập trung cùng các trung tâm phân phối

+ Mức lưu kho thấp: đề cập đến thời gian sản xuất ngắn và tiến độ giao nguyên vật

liệu kịp thời gian nhằm tối thiểu hóa lượng tài sản và tiền mặt tập trung vào lưukho

+ Chất lượng dịch vụ khách hàng cao: thường đòi hỏi tỉ lệ lưu kho cao hoặc thời

gian vận hành sản xuất ngắn với mục tiêu là cung cấp sản phẩm đến đến kháchhàng nhanh nhất và không để thiếu hàng

Trang 30

- Quản trị nhà máy sản xuất: các quyết định dựa trên địa điểm hoạt động của các

nhà máy sản xuất Các quyết định này là rất quan trọng, một khi đã quyết định xâynhà máy sản xuất, các công ty phải chịu kết quả mang lại từ quyết định đó vì chiphí xây dựng chúng là rất lớn Các quyết định này liên quan đến các công việc sau:+ Xác định vai trò của mỗi nhà máy sản xuất: xem xét các quyết định về việc tiếnhành những hoạt động gì tại từng địa điểm cụ thể Những quyết định này gây ảnhhưởng rất lới đến SC, vì vậy những nhà SCM phải nghiên cứu thật kĩ lưỡng trướckhi đưa ra phân tích

+ Phân bổ nguồn lực thế nào cho mỗi nhà máy sản xuất: dựa trên vai trò mà cácphương tiện đảm nhận để từ đó đưa ra những quyết định phù hợp nhất

+ Phân bổ nhà cung cấp và thị trường cho từng nhà máy sản xuất: tùy thuộc vào vaitrò đảm nhận và nguồn lực được phân bổ, một nhà máy sản xuất phải có được cácnhà cung cấp phù hợp và nhiệm vụ về từng dạng thị trường nhất định

2.2.4 Quản lý phân phối

- Quản trị đơn đặt hàng: Quản trị đơn đặt hàng là quá trình chuyển tải thông tin đơn

hàng từ khách hàng đến chuỗi cung ứng từ nhà bán lẻ đến nhà phân phối để phục

vụ cho nhà cung cấp và nhà sản xuất Để từ đó có kế hoạch điều phối và lưuchuyển sản phẩm sao cho kịp thời nhất Do độ phức tạp của chuỗi cung ứng vànhững thay đổi của thị trường nên quản lý đơn hàng là một quá trình thay đổinhanh chóng Một số nguyên tắc sẽ giúp thực hiện tốt hơn quy trình này như: + Nhập dữ liệu đơn hàng chỉ một lần duy nhất

+ Tự động hóa công tác quản lý đơn hàng

+ Hiển thị thông tin về tình trạng đơn hàng rõ ràng cho khách hàng và các đại lý dịch

vụ

+ Liên kết hệ thống quản lý đơn hàng với các hệ thống khác có liên quan để duy trì

tính toàn vẹn của dữ liệu

Ngày đăng: 30/07/2014, 13:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Cấu trúc SC đơn giản - công trình triển khai hệ thống scm trên nền tảng phần mềm quản lý scm
Hình 1.1. Cấu trúc SC đơn giản (Trang 9)
Bảng 2.1. Các biến số dự báo nhu cầu sản phẩm - công trình triển khai hệ thống scm trên nền tảng phần mềm quản lý scm
Bảng 2.1. Các biến số dự báo nhu cầu sản phẩm (Trang 21)
Hình 3.1 Sơ đồ quy trình của HTSoft. - công trình triển khai hệ thống scm trên nền tảng phần mềm quản lý scm
Hình 3.1 Sơ đồ quy trình của HTSoft (Trang 29)
Hình 3.14 Thông tin Sổ kho (theo mặt hàng). - công trình triển khai hệ thống scm trên nền tảng phần mềm quản lý scm
Hình 3.14 Thông tin Sổ kho (theo mặt hàng) (Trang 34)
Hình 3.15 Thông tin mặt hàng tồn kho - công trình triển khai hệ thống scm trên nền tảng phần mềm quản lý scm
Hình 3.15 Thông tin mặt hàng tồn kho (Trang 35)
Hình 3.16 Báo cáo doanh thu vàlợi nhuận theo từng mặt hàng. - công trình triển khai hệ thống scm trên nền tảng phần mềm quản lý scm
Hình 3.16 Báo cáo doanh thu vàlợi nhuận theo từng mặt hàng (Trang 35)
Hình 3.17 Biểu đồ doanh số tăng trưởng (đường doanh số tăng trưởng) - công trình triển khai hệ thống scm trên nền tảng phần mềm quản lý scm
Hình 3.17 Biểu đồ doanh số tăng trưởng (đường doanh số tăng trưởng) (Trang 36)
Hình 3.18 Biểu đồ doanh số tăng trưởng (theo cột). - công trình triển khai hệ thống scm trên nền tảng phần mềm quản lý scm
Hình 3.18 Biểu đồ doanh số tăng trưởng (theo cột) (Trang 36)
Hình 3.19 Thông tin danh mục khách hàng và nhà cung cấp. - công trình triển khai hệ thống scm trên nền tảng phần mềm quản lý scm
Hình 3.19 Thông tin danh mục khách hàng và nhà cung cấp (Trang 37)
Hình 3.22 Thông tin việc mua bán hàng. - công trình triển khai hệ thống scm trên nền tảng phần mềm quản lý scm
Hình 3.22 Thông tin việc mua bán hàng (Trang 39)
Hình 3.23 Kết quả. - công trình triển khai hệ thống scm trên nền tảng phần mềm quản lý scm
Hình 3.23 Kết quả (Trang 39)
Hình 3.26 Danh mục Đơn mua hàng. - công trình triển khai hệ thống scm trên nền tảng phần mềm quản lý scm
Hình 3.26 Danh mục Đơn mua hàng (Trang 40)
Hình 3.30 Form Thêm mới Đơn mua hàng. - công trình triển khai hệ thống scm trên nền tảng phần mềm quản lý scm
Hình 3.30 Form Thêm mới Đơn mua hàng (Trang 41)
Hình 3.31 Diễn giải các nội dung cần chú ý được khoanh tròn ở trên. - công trình triển khai hệ thống scm trên nền tảng phần mềm quản lý scm
Hình 3.31 Diễn giải các nội dung cần chú ý được khoanh tròn ở trên (Trang 42)
Hình 3.32 Cập nhật trạng thái đã shipped(đã chuyển hàng) hay chưa shipped của PO. - công trình triển khai hệ thống scm trên nền tảng phần mềm quản lý scm
Hình 3.32 Cập nhật trạng thái đã shipped(đã chuyển hàng) hay chưa shipped của PO (Trang 43)
Hình 3.34 Xem các PO theo trạng thái. - công trình triển khai hệ thống scm trên nền tảng phần mềm quản lý scm
Hình 3.34 Xem các PO theo trạng thái (Trang 44)
Hình 3.33 Cập nhật trạng thái Đơn mua hàng từ trạng thái Đang thực hiện(Pending) sang trạng thái Đã chuyển (Shipped). - công trình triển khai hệ thống scm trên nền tảng phần mềm quản lý scm
Hình 3.33 Cập nhật trạng thái Đơn mua hàng từ trạng thái Đang thực hiện(Pending) sang trạng thái Đã chuyển (Shipped) (Trang 44)
Hình 3.35 Thao tác Nhắc nhở Đơn mua hàng. - công trình triển khai hệ thống scm trên nền tảng phần mềm quản lý scm
Hình 3.35 Thao tác Nhắc nhở Đơn mua hàng (Trang 45)
Hình 3.44 Danh mục các mặt hàng đã hết. - công trình triển khai hệ thống scm trên nền tảng phần mềm quản lý scm
Hình 3.44 Danh mục các mặt hàng đã hết (Trang 49)
Hình 3.45 Danh mục các mặt hàng tồn kho. - công trình triển khai hệ thống scm trên nền tảng phần mềm quản lý scm
Hình 3.45 Danh mục các mặt hàng tồn kho (Trang 50)
Hình 3.46 Đơn mua hàng (PO). - công trình triển khai hệ thống scm trên nền tảng phần mềm quản lý scm
Hình 3.46 Đơn mua hàng (PO) (Trang 51)
Hình 3.47 Phiếu khách trả lại hàng. - công trình triển khai hệ thống scm trên nền tảng phần mềm quản lý scm
Hình 3.47 Phiếu khách trả lại hàng (Trang 53)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w