NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI HỆ THỐNG HOPE TRÊN NỀN TÍNH TOÁN LƯỚI TẠI IAMI-VAST
NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI HỆ THỐNG HOPE TRÊN NỀN TÍNH TOÁN LƯỚI TẠI IAMI-VAST Vũ Đức Thi (1) , Ngô Anh Tuấn (2) , Ninh Khánh Trung (2) , Đào Văn Tuyết (2) (1) Viện Công Nghệ Thông Tin (IOIT) (2) Viện Cơ Học và Tin Học Ứng Dụng (IAMI) Viện Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam (VAST) vdthi@ioit.ac.vn; { tuanna; nktrung; tuyetdv }@vast-hcm.ac.vn Tóm tắt: Tính toán lưới (Grid Computing) đang phát triển mạnh và thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Một số hệ thống grid đã được xây dựng nhằm đáp ứng các yêu cầu đa dạng của người dùng. Hiện nay, các bộ công cụ được xây dựng nhằm mục đích trợ giúp việc xây dựng hệ thống grid như Globus, gLite, UNICORE vẫn không ngừng phát triển. Đặc biệt, gLite là m ột middleware được cộng đồng nghiên cứu Châu Âu hỗ trợ và phát triển mạnh trong những năm gần đây. Tại Việt Nam, sự ra đời của hạ tầng mạng VinaREN đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các ứng dụng tính toán lưới vào thực tế. Hạ tầng mạng VinaREN kết hợp với định hướng phát triển của công nghệ grid mở ra cơ hộ i mới cho việc trao đổi thông tin và dữ liệu có kích cỡ và dung lượng lớn giữa các tổ chức một cách an toàn. Những cơ hội mới này có thể được khai thác để tạo ra một môi trường hỗ trợ công tác điều trị bệnh từ xa cho các bác sĩ, giúp tăng cường khả năng chia sẻ và quản lý quá trình trao đổi, hợp tác trong công việc chẩn đoán thông qua các bệnh án điện tử (electronic medical record), hình ảnh y khoa giữa các bác sĩ ở nhiều nơi khác nhau. Một trong những hệ thống đã được xây dựng dựa trên nhu cầu trao đổi thông tin y tế, hoàn toàn tương thích với gLite trên Grid là hệ thống HOPE (Hospital Open software Platform for E-health). Trong bài báo này, chúng tôi trình bày cơ sở hạ tầng tính toán lưới và việc triển khai hệ thống HOPE tại Viện Cơ Học và Tin Học Ứng Dụng. Từ khóa: Telemedicine, Medical Data Management, Data Management, Medical Image processing, Web Services, GridSphere, Grid, Globus, công nghệ mạng, tính toán phân tán. 1. TỔNG QUAN TÍNH TOÁN LƯỚI 1.1. Tình hình phát triể n của tính toán lưới trong và ngoài nước Công nghệ tính toán lưới tại cộng đồng nghiên cứu Châu Âu đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển công nghệ này tại các châu lục khác. Nhiều dự án về Grid đã được triển khai với quy mô lớn như: dự án PRAGMA (2002) [16], dự án EUAsiaGrid (2007) [15] thu hút 12 nước thành viên tham gia. Tại Châu Á, công nghệ Grid cũng đang được phát triển rất mạnh tại một số quốc gia như: Đài Loan, Malaysia, Singapore, Thái Lan… Ở Việt Nam, khóa đào tạo đầu tiên v ề công nghệ Grid Computing được tổ chức tại Do Son Summer School (2007) và tại một số bài báo nghiên cứu được giới thiệu tại hội thảo khoa học quốc gia (thành phố Huế, 2008). Các ứng dụng phát triển trên nền hệ thống tính toán lưới đang đang ở bước khởi đầu tại Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực Tele-medicine và E-Learning. Hiện nay, mạng VinaREN đã kết nối các tổ chức nghiên cứu và hệ thống các viện trường mang đến điều kiện thuận lợi để phát triên ứng dụng trên Grid. Trong bài báo này, chúng tôi đưa ra hướng giải quyết phát triển Tele-medicine trên hệ thống tính toán lưới đ ã được cài đặt thử nghiệm tại Viện Cơ học và Tin học Ứng dụng (IAMI/VAST) 1.2. Giới thiệu về Grid Grid là một hệ thống phần cứng và phần mềm kết nối mạng với nhau, cho phép chia sẻ tài nguyên tính toán (computing resources) của các máy tính được nối mạng, làm tăng gấp nhiều lần hiệu năng và tốc độ xử lý thông tin. Tính toán mạng lưới (Grid Computing) là công nghệ nền trong việc hình thành mạng l ưới, là nền tảng phần mềm chạy trên các thiết bị phần cứng kết nối mạng truyền thống, giúp xây dựng những ứng dụng mạng lưới có năng lực tính toán rất mạnh, có khả năng chuyển tải những khối lượng dữ liệu khổng lồ, khả năng lưu trữ và truy cập thông tin trên mạng mà chỉ bằng những giải pháp phần mềm và công nghệ m ạng Internet truyền thống dựa trên nghi thức TCP/IP thì không thể đạt tới. Hình 1: Mô hình phân tầng của Grid Computing Grid được xây dựng trên nền tảng kiến trúc mở và phân tầng (có thể so sánh với cấu trúc phân tầng của họ giao thức TCP/IP). Trong mỗi tầng của mạng lưới, các thành phần được chia sẻ các thuộc tính chung và có thể được bổ sung những tính năng mới mà không ảnh hưởng đến các tầng khác. 1.3. Các dạng Grid Trong thực tế, Grid được cài đặt ở nhiều dạng khác nhau phù hợp v ới từng ứng dụng cụ thể. Một số người đã phân loại các dạng Grid này dựa vào cấu trúc của tổ chức ảo tham gia vào mạng lưới, trong khi đó người khác lại định nghĩa Grid theo tính chất của tài nguyên được chia sẻ [7]. Ta đề cập đến một số dạng Grid như sau: 1.3.1. Departmental Grids: được triển khai để giải quyết vấn đề cho một nhóm người cụ thể trong 1 công ty hay xí nghiệp. Các tài nguyên không chia sẻ cho các nhóm người dùng khác. Các dạng mạng lưới thuộc vào dạng lớp này: Cluster Grids: mạng lưới nhóm – một mạng lưới gồm 1 hoặc nhiều hệ thống kết hợp lại nhằm cung cấp 1 điểm truy xuất đơn cho người dùng. Mạng lưới này phù hợp với các ứng dụng yêu cầu hiệu năng tính toán và băng thông lớn. Infra Grids: Infra grid là thuật ngữ được dùng bởi IBM để định nghĩa 1 mạng lưới tối ưu việc sử dụng tài nguyên trong 1 xí nghiệp. 1.3.2. Enterprise Grids: Là một hệ thống tính toán lưới bao gồm các tài nguyên nằm rải rác trong 1 công ty, xí nghiệp và cung cấp dịch vụ cho tất cả người dùng, bao gồm các dạng sau: Enterprise Grids: Một enterprise grid, theo tổ chức Platform Computing, được triển khai trong các công ty lớn có chi nhánh ở nhiều nơi trên thế giới có nhu cầu chia sẽ tài nguyên. Intra Grids: Theo IBM, tài nguyên chia sẻ trong các nhóm khác nhau của 1 xí nghiệp tạo thành 1 Intra Grid. Intra Grid có thể chỉ hạn chế trong 1 mạng cục bộ hoặc các mạng riêng ảo VPN. Thông thường Intra Grid được bảo vệ bởi hệ thống tường lửa của công ty. Campus Grids: Campus grids, theo Sun Microsystems, cho phép nhiều dự án hoặc nhiều bộ phận chia sẻ tài nguyên tính toán theo hướng cộng tác. Campus grids có thể chứa các máy trạm, máy chủ, cũng như các tài nguyên tập trung được quản lý cục bộ nằ m tại các bộ phận khác nhau trong 1 tổ chức, (ví dụ: 1 trường đại học). 1.3.3. Extraprise Grids: Extraprise Grids được thiết lập giữa các công ty, đối tác và khách hàng. Các tài nguyên mạng lưới thông thường được chia sẻ thông qua các mạng riêng ảo. Sau đây là một số dạng Grid điển hình thuộc loại này: Extra Grids: Extra grids, theo IBM, cho phép chia sẻ tài nguyên với các đối tác bên ngoài. Liên kết giữa các tổ chức này được thiết lập bằng cách dịch vụ tin cậy, như các m ạng riêng hay mạng riêng ảo. Partner Grids: Tổ chức Platform Computing định nghĩa Partner Grids là các mạng lưới giữa các tổ chức, công ty, xí nghiệp trong cùng lĩnh vực mà có nhu cầu cộng tác nhằm thực hiện dự án chung. 1.3.4. Global Grids: Global Grids là những mạng lưới được phát triển dựa vào mạng Internet công cộng. Nó có thể được thiết lập bởi các công ty nhằm hỗ trợ việc kinh doanh mua bán thông qua việc cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng. Một s ố dạng Grid thuộc loại này bao gồm: Global Grids: Global grids, theo Sun, cho phép người dùng khai thác các tài nguyên bên ngoài. Global grids cung cấp sức mạnh của các tài nguyên phân tán trên khắp thế giới nhằm phục các công việc tính toán và cộng tác của người dùng. Inter Grids: Inter grids, theo IBM, cung cấp khả năng chia sẻ tài nguyên tính toán và lưu trữ thông qua Web. 1.3.5. Compute Grids: Mạng lưới tính toán - Compute Grids được thành lập nhằm mục tiêu chia sẻ tài nguyên tính toán. Desktop Grids: Đây là mạng lưới tập hợp sức mạnh tính toán của các máy tính để bàn. Do hệ điều hành Windows thống trị họ máy tính này nên các mạng lưới thuộc dạng này chủ yếu chạy trên nền Windows Server Grids: Một số tập đoàn lớn thường có các tài nguyên máy chủ được quản lý bởi bộ phận IT nằm tại nhiều địa điểm khác nhau. Họ muốn tạo Server Grids để chia sẻ những tài nguyên đắt giá này. Thông thường các mạng lưới này chạy trên hệ điều hành Unix/Linux. High-Performance / Cluster Grids: M ạng lưới gồm các hệ thống dành riêng cho tính toán như các siêu máy tính hoặc nhóm máy tính hiệu năng cao (được thiết kế cho các ứng dụng tính toán lớn). 1.3.6. Data Grids: Tài nguyên chủ yếu được chia sẻ trong mạng lưới này là dữ liệu. Hệ thống Grid này được xây dựng nhằm tối ưu các thao tác hướng dữ liệu như: lưu trữ, truy xuất, trao đổi và chia sẻ thông tin. 1.3.7. Utility Grids: Utility Grids là mạng lưới bao gồm các tài nguyên tính toán thương mại, được duy trì, quản lý bởi các nhà cung cấp dịch vụ. Service Grids: Service grids-theo Platform Computing-ung cấp truy xuất tới các tài nguyên mà có thể được mua bởi một tổ chức. 2. CÁC THÀNH PHẦN VÀ CẤU TRÚC CỦA GRID 2.1. Kiến trúc chung về Grid middleware và công nghệ gLite Grid dựa trên phần mềm phát triển-middleware. Nó làm nhiệm vụ giao tiếp giữa lớp ứng dụng và các tài nguyên lớp dưới(resources) [2]. Hình 2: Kiến trúc tổng quan của mô hình GRID Đặc điểm của Grid middleware • Là môi trường cho các trình ứng dụng có thể thực thi. • Tối ưu quá trình sử dụng tài nguyên. • Tổ chức một cách hiệu quả quá trình truy xuất vào dữ liệu. • Thực thi các công việc và giám sát các tiến trình mà nó quản lý. • Có thể trao đổi các kết quả sau khi thực thi cho các nhà khoa học. 2.1.1. Tổng quan về gLite gLite là một phần mềm mã nguồn mở được phát triển tại châu Âu [8]. Đây là phần mềm middleware được phát triển dùng cho việc tính toán trên Grid. Phiên bản đầu tiên của gLite ra đời năm 2005, và hiện nay là phiên bản 3.1. gLite ra đời là sự tích hợp của những nét mới và những công nghệ đã phát triển trước đó (như globus, condor, ) nên có thể dùng thay thế cho các phần mềm middleware hi ện nay và vẫn đảm bảo được chất lượng dịch vụ [4]. 2.1.2. Các dịch vụ của gLite [9] • Access: Quản lý quả trình truy xuất dữ liệu từ các Client đến sơ sở dữ liệu của hệ thống. • Securitiy Services: đảm nhận việc chứng thực người dùng và giám sát tính bảo mật của hệ thống. • Information & Monitor Services: giám sát thông tin và giám sát các ứng dụng trên Grid. • Data Management: Quản lý data, metadata, nhân bản dữ liệu, các thành phần lưu trữ, di chuyển dữ liệu. • Workload Management Services: Quản lý các công việc tính toán, các gói…[3] Hình 3: Sơ đồ mối liên hệ giữa các thành phần trong gLite 2.2. Metadata và AMGA trong kiến trúc Grid 2.2.1. Giới thiệu về metadata trong quản trị cơ sở dữ liệu Metadata có nghĩa là “thông tin dữ liệu của dữ liệu” (data about data). Trong hệ thống Grid, metadata là thông tin về nội dung dữ liệu, bao gồm: mô tả về các file, vị trí và cách cấp phát các file dựa trên nội dung của chúng. Metadata giúp cho hệ quản trị CSDL có được cơ chế truy xuất đơn giả n trên hệ thống Grid. Việc tích hợp quản lý metadata trên hệ thống Grid sẽ đạt được những ưu điểm sau: • Các dịch vụ của metadata là một thành phần của hệ thống Grid. • Giúp cho việc bảo vệ hệ thống Grid. • Che dấu đi sự phức tạp của cơ sở dữ liệu. 2.2.2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệ u AMGA (ARDA Metadata Grid Application) Hình 4: Mô hình front-ends Hình 5: Mô hình làm việc của và back-ends của AMGA AMGA AMGA là công cụ quản lý truy xuất CSDL và các metadata trên hệ thống Grid. Trong giai đoạn hiện nay, AMGA đang được tích hợp vào gLite (AMGA đã được tích hợp vào gLite phiên bản 3.1- là phiên bản mới nhất hiện nay). AMGA có thể làm việc ở 2 chế độ: • Side-by-Site File Catalogue: thực hiện quản lý File Metadata trên Grid. • Standalone: chỉ quản lý cơ sở dữ liệu và mối quan hệ của chúng trên Grid. AMGA có 2 front-ends: TCP Streaming (SMTP, POP3 ) và SOAP:sử dụng giao thức của FTP. AMGA hỗ trợ khá nhiều các hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác nhau. Các back-ends của AMGA: Oracle, PostgreSQL, MySQL, SQLite. 3. TRIỂN KHAI TELEMEDICINE PLATFORM TRONG THỰC TẾ - ỨNG DỤNG Y KHOA XÂY DỰNG TRÊN NỀN TÍNH TOÁN LƯỚI 3.1. Nền tảng HOPE (Hospital Open-software Platform for Ehealth) 3.1.1. Giới thiệu tổng quan và những lợi điểm của HOPE sau khi xây dựng Định hướng phát triển của công nghệ Grid mở ra cơ hội mới cho việc trao đổi thông tin và dữ liệu giữa các tổ chức một cách an toàn. Những cơ hội mới này cho phép ta khai thác và triển khai các ứng dụng để tạo ra một dịch vụ điề u trị bệnh từ xa cho các bác sĩ, giúp tăng khả năng của quá trình trao đổi, hợp tác trong công việc giữa các bác sĩ, chuyên gia ở nhiều nơi. Trong đó, HOPE Telemedicine platform là một ứng dụng được triển khai trên hệ thống Grid. Hệ thống này giúp các bác sĩ có được một môi trường điều trị bệnh từ xa thông qua việc quản lý và chia sẻ thông tin bệnh nhân ở nhiều nơi khác nhau. Hệ thống Grid này được xây dựng như m ột dạng của Data Grid với mục đích của nó là: lưu trữ, truy xuất, trao đổi và chia sẻ thông tin y tế cho những chuyên gia và những người có kiến thức chuyên môn về y khoa. 3.1.2. Những thách thức và trở ngại khi xây dựng HOPE Lĩnh vực y khoa đưa ra rất nhiều tình huống đầy thách khi tích hợp ứng ứng dụng trên hệ thống lưới. Mục đích của việc xây dựng và phát triển hệ thống này là tă ng cường quá trình hợp tác giữa các chuyên gia và bác sĩ. Tuy nhiên, sự phát triển của các chương trình ứng dụng về y tế trên hệ thống lưới cần phải chú trọng vào một số tác nhân chính ví dụ: cần phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của pháp luật về sự riêng tư và bảo mật thông tin, dữ liệu. Hơn nữa, các chuyên gia hoặc bác sĩ cũng có thể không sẵn lòng tham gia vào chương trình ứng dụng mới này vì nó làm thay đổ i cách làm việc quen thuộc của họ. Chính vì thế, các chương trình ứng dụng phát triển theo hướng này cần phải được trực quan và không quá chuyên môn, không gây khó khăn cho người sử dụng (là các chuyên gia và bác sĩ) đến mức tối đa có thể. 3.1.3. Các công nghệ liên quan Để các chuyên gia và bác sĩ có thể quản lý, trao đổi dữ liệu và hình ảnh y khoa, Telemedicine platform đã sử dụng các công nghệ web services và grid service được cung cấp bởi gLite middleware. Các bác sĩ truy xuất vào platform sẽ sử dụng web portal được phát triển bởi GridSphere, chứa các thành phần biểu diễn giao diện dễ sử dụng, có thể truy xuất vào các hệ thống dịch vụ y tế quản lý thông tin và ảnh y khoa được phân tán ở nhiều nơi. Các thông tin về y tế được lưu trữ cục bộ tại các bệnh viện sử dụng AMGA metadata và thông tin giữa các dịch vụ được triển khai trên tại nhiều nơi khác nhau được liên lạc với nhau thông qua giao thức SOAP messaging protocol. Các ảnh y khoa được mã hóa khi lưu trữ trên grid theo metadata tương ứng của chúng và được lưu trên AMGA server. Mục đích của platform là cho phép submit, giám sát, và quản lý các công việc liên quan đến y tế. Ví dụ dùng khả năng tính toán của 1 CPU mạnh hoặc nhiều CPUs để phân tích một ảnh y khoa của bác sĩ và đưa ra những chẩn đoán kết quả của việc điều trị bệnh ung thư. Platform mà chúng tôi đưa ra chủ yếu dựa trên dịch vụ quản trị dữ liệu được cung cấp bởi gLite middleware, đặc biệt là AMGA để quản lý thông tin y tế và các ảnh y khoa khi lư u trữ trên Grid. Chúng tôi tin tưởng vào khả năng và kinh nghiệm của mình khi phát triển platform này. Tuy nhiên, trong thời gian tới, khi gia tăng độ tin cậy, độ ổn định và khả năng thực thi của hệ thống Grid trong tương lai sẽ giúp các bác sĩ tin tưởng hơn vào dịch vụ y tế do HOPE Telemedicine mang lại [5]. 3.2. Xây dựng và triển khai kiến trúc Telemedicine Platform 3.2.1. Giới thiệu Telemedicine Platform Ngày nay nhu cầu về liên lạc liên lạc giữa các bác sĩ tại các bệnh viện cách xa nhau là đang ngày càng tr ở nên cần thiết. Tư vấn từ xa lại càng quang trọng hơn cho những nơi mà điều kiện liên lạc gặp khó khăn (như giao thông lạc hậu, cách xa về vị trí địa lý ). Mục đích chính của project là cung cấp cho các bác sĩ môi trường dễ dàng sử dụng platform telemedicine để trao đổi thông qua hạ tầng lưới các phần tử (grid infrastructure). Nội dung trao đổi là các mẫu thông tin bệnh nhân và các hình ảnh y khoa. Bên cạnh đó platform này còn cho phép các bác sĩ và những ngườ i có chuyên môn thực hiện quản lý, thực thi các lưới công việc để giải quyết các phép toán phân tích ảnh phức tạp. Hình 6: Mô hình kiến trúc của HOPE 3.2.2. Kiến trúc Platform HOPE Các bác sỹ phẩu thuật và những người có chuyên môn về y khoa thông qua nền tảng portal GridSphere có thể quản lý thông tin bệnh nhân, các ảnh y khoa và nội dung các phép phân tích ảnh (Image Analysis jobs). Thông tin y khoa và metadata của ảnh được chứa trong AMGA server cục bộ trong khi các ảnh mã hóa (encrypted image) được lưu trữ trong Grid SE (Storage Element). Tất cả các tương tác giữa các user và Grid được quản lý bởi telemedicine Web Services triển khai tại các bệnh viện [6]. 3.2.3. Mô hình chia sẻ thông tin dữ liệu Hạ tầ ng của Telemedicine cho phép người dùng có thể trao đổi thông tin y tế từ những bệnh viện khác nhau. Thông tin trao đổi giữa các web services triển khai tại nhiều nơi khác nhau và hoàn toàn trong suốt (transparent) đối với người sử dụng đầu cuối. Thông tin được truyền giữa các bệnh viện được mã hóa và sử dụng giao thức truyền là SOAP message trên kênh bảo mật SSL. Hình 7: Mô hình chia sẻ dữ liệu và thông tin trong HOPE 3.2.4. Các yêu cầu đối với quá trình truyền nhận dữ liệu giữa các trạm Về bảo mật: Cơ chế bảo mật của HOPE được thực hiện thông qua các giải pháp sau Quá trình truyền thông được thực hiện mã hóa sử dụng giao thức SSL. Các ảnh y khoa được mã hóa khi lưu trữ trên Grid. AMGA server được đặt tại cục bộ và được quản lý tại các bệnh viện. Khả năng thực thi và độ tin cậy: Hệ thống có thể làm việc được tại những nơi có điều truyền thông không được tốt. Các thuật toán phân tích ảnh đòi hỏi những CPU mạnh và có khả năng chạy ứng dụng tốt trên hệ thống Grid. 3.2.5. Những việc đã triển khai trong hiện trại và triển vọng trong tương lai Hình 8: Hệ thống Telemedicine đã được triển khai hiện tại. Hình 9: Hướng phát triển trong tương lai: các bác sĩ sẽ sử dụng Smart Card để chứng thực khi đăng nhập và sử dụng hệ thống Công nghệ Grid cho phép hợp tác và chia sẻ tài nguyên giữa những người dùng trên toàn thế giới. Telemedicine Platform đã khai thác được một lượng lớn tài nguyên và cung cấp cho các bác sĩ các công cụ để thực hiện chia sẽ dữ liệu và tài nguyên y khoa. Thông qua những tài nguyên chia sẽ này, các chuyên gia, bác sĩ có đủ thời gian phân tích, trao đổi thông tin, hợp tác khi sử dụng dụng các phần mềm phân tích hình ảnh phức tạp, góp phần giúp họ có được những chẩn đoán và tiên liệu kết quả của việc điều trị bệnh một cách nhanh chóng và chính xác. 4. TRIỂN KHAI HOPE TẠI IAMI/VAST 4.1. Giới thiệu về các gói cài đặt trên HOPE Telemedicine Platform phiên bản 1.1 được khuyến nghị cài trên Scientific Linux Cern 4.5. Để cài HOPE và các ứng dụng trên HOPE, ta cần có tất cả các phần mềm và phiên bản đòi hỏi tương ứng như sau: 1. Java JDK 1.6 or later 2. gLite UI installed and configured 3. AMGA phiên bản 1.3.0 trở lên 4. Apache Tomcat 5.5 5. Apache Ant phiên bản 1.7.0 6. Ant contrib 1.0b3 7. Apache Axis 1.4 8. Gridsphere 3.0.8 or later 9. DCMTK (Dicom toolkit)3.5.4 or later 10. PostgreSQL 4.2. Kết quả thực hiện Hệ thống HOPE Telemedicine Platform đã được cài đặt trên node Grid của phân viện CNTT tại thành phố Hồ Chí Minh. Node Grid này bao gồm 6 server do CNRS tài trợ. Hiện tại, HOPE đã được cài thành công trên server của phân viện Công Nghệ Thông Tin thành phố Hồ Chí Minh. Có thể kết nối đến HOPE qua internet theo địa chỉ sau: http://ui.ioit-hcm.vngrid.org:8080/gridsphere Hình 10: Đăng nhập vào HOPE Hình 11 Giao diện Web của HOPE Telemedicine Platform 5. KẾT LUẬN HOPE Telemedicine Platform là một dịch vụ quản trị dữ liệu được cung cấp bởi gLite middleware, đặc biệt là AMGA để quản lý thông tin y tế và các ảnh y khoa khi lưu trữ trên Grid. Trong thời gian tới, khi hệ thống Grid được gia tăng về độ tin cậy, độ ổn định và khả năng thực thi thì hệ thống này giúp các bác sĩ tin tưởng hơn vào dịch vụ y tế mà chúng tôi phát triển. Công nghệ Grid cho phép hợp tác và chia sẻ tài nguyên giữa những người dùng trên toàn thế giới. Dựa vào điều đó, HOPE Platform đã khai thác được một lượng lớn tài nguyên, cung cấp cho các bác sĩ một tập các công cụ để dễ dàng chia sẽ dữ liệu và tài nguyên y khoa. Thông qua những tài nguyên chia sẽ này, các chuyên gia và những người có chuyên môn sẽ có đủ thờ i gian phân tích, trao đổi thông tin lẫn nhau, góp phần giúp họ có được những chẩn đoán và tiên liệu về kết quả của việc điều trị bệnh nhanh chóng và chính xác. 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Joshy Joseph Craig Fellenstein, Grid Computing - IBM Express. Indian Reprint, 2005. ISBN: 81-297-0527-3 [2] Do-Son School on Advanced Computing and GRID Technologies for Research – Institute of Information Technology – VAST, Hanoi, Vietnam (Nov-2007). [3] Victor ankratius, Gottfried Vossen - "Towards E-learning Grids: Using Grid Computing in Electronic Learning", published in: Proc. IEEE Workshop on Knowledge Grid and Grid Intelligence, Canada, Oct 2003. [4] Assoc. Prof. Dr. Trần Văn Lăng, Tính toán lưới: Xây dựng hệ thống và triển khai ứng dụng. Mã số: 7B691P8 -ĐTN. Nhà xuất bản Giáo dục, 05/2008. [5] A telemedicine platform for information and image management on the grid using HOPE – Contribution ID:42 (Feb-2008) Dr. BRETON, Vincent (CNRS IN2P3 LPC Clermont-Ferrand); Mr. LEGRE, Yannick (CNRS IN2P3 LPC Clermont-Ferrand); Dr. MAIGNE, Lydia (CNRS IN2P3 LPC Clermont-Ferrand); Mr. DAO, Van Tuyet (Ho Chi Minh City Institute of Information Technology); Prof. BOIRE, Jean-Yves (ERIM INSERM ERI 14); Dr. BILBAO, José Roman (University of Almeria). [6] http://nchc.dl.sourceforge.net/sourceforge/telemed/ [7] http://www.toantin.org/forums/index.php [8] http://www.eu-egee.org [9] http://www.glite.org [10] Victor ankratius, Gottfried Vossen - "Towards E-learning Grids: Using Grid Computing in Electronic Learning", published in: Proc. IEEE Workshop on Knowledge Grid and Grid Intelligence, Canada, Oct 2003. [11] Peltier S. Alpha Project, Telescience for Advanced Tomography Application, National Center for Micro-scopy and Image Research, UC San Diego, 2003.