hàng từ khách hàng đến chuỗi cung ứng từ nhà bán lẻ đến nhà phân phối để phục vụ cho nhà cung cấp và nhà sản xuất. Để từ đó có kế hoạch điều phối và lưu chuyển sản phẩm sao cho kịp thời nhất. Do độ phức tạp của chuỗi cung ứng và những thay đổi của thị trường nên quản lý đơn hàng là một quá trình thay đổi nhanh chóng. Một số nguyên tắc sẽ giúp thực hiện tốt hơn quy trình này như: + Nhập dữ liệu đơn hàng chỉ một lần duy nhất.
+ Tự động hóa công tác quản lý đơn hàng.
+ Hiển thị thông tin về tình trạng đơn hàng rõ ràng cho khách hàng và các đại lý dịch vụ.
+ Liên kết hệ thống quản lý đơn hàng với các hệ thống khác có liên quan để duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu.
- Lập lịch trình giao hàng: Dựa vào các báo cáo đặt hàng và quản lý kho hàng để đưa ra lịch trình hợp lí nhất vừa đáp ứng được yêu cầu khách hàng và công ty cũng có đủ sản phẩm để cung cấp. Có hai phương thức giao hàng:
+ Giao hàng trực tiếp: là phương thức giao hàng từ địa điểm xuất phát đến địa điểm nhận hàng. Theo phương pháp giao hàng này ta chỉ cẩn lựa chọn con đường ngắn nhất giữa hai vị trí này làm tuyến đường. Phương thức này loại bỏ được các hoạt động trung gian vốn có, các công ty thường áp dụng giải pháp là gộp các đợt giao hàng nhỏ hơn vào một đợt giao hàng lớn hơn.
+ Giao hàng theo lộ trình định sẵn: là việc giao hàng được tiến hành nhằm mang sản phẩm từ một địa điểm xuất phát duy nhất đến nhiều địa điểm nhận hàng khác nhau hoặc từ nhiều địa điểm khác nhau đến một điểm nhận hàng duy nhất. Các
nhà quản trị SCM phải vạch ra được lịch trình thu gom và giao hàng sao cho hợp lý.
+ Quy trình trả hàng: được xem như là logicstic ngược, tất cả các SC đều phải có xử lý trường hợp trả hàng, thường là một quy trình khó khăn và không hiệu quả. Những tình huống dẫn đến việc này là: giao hàng không đúng, sản phẩm bị hư hỏng do vận chuyển, giao hàng nhiều hơn nhu cầu khách hàng. Các công ty phải theo dõi tần suất của hoạt động này vì nó cho thấy sự thiếu hiệu quả của SC và phải có những sự điều chỉnh phù hợp và kịp thời nhất.
Chương 3: KHẢ NĂNG HỖ TRỢ CỦA HỆ THỐNG HT-SOFT CHO SCM
3.1. Giới thiệu phần mềm HT-Soft Bizman.Net 3.1.1. Giới thiệu HT-soft Bizman.Net
Việc áp dụng Công nghệ thông tin là một bước đột phá cho công tác quản lý bán hàng, giúp doanh nghiệp nắm bắt kịp thời về thông tin hàng hoá, vật tư, thông tin khách hàng, và trạng thái các đơn đặt hàng…một cách chính xác và kịp thời. Từ đó người quản lý có thể đưa ra các kế hoạch và các quyết định đúng đắn, giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
HT-soft BizMan.NET là phần mềm thực hiện quản lý bán hàng với các chức năng chính: quản lý việc mua hàng, quản lý việc nhập hàng, quản lý doanh thu… Kết quả báo cáo cùng các loại hóa đơn sẽ được xuất ra các file dưới dạng Excel (*.xls) hoặc được đưa ra máy in.
HT-soft BizMan.NET mang lại phương thức quản lý thực sự tiên tiến. Đáp ứng các yêu cầu Quản lý đa dạng phức tạp cho nhiều loại hình kinh doanh khác nhau bao gồm: Các siêu thị, khách sạn, các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá, các nhà phân phối sản
Nhập hàng Kho Doanh thu Mua trả lại Xuất hàng Bán trả lại phẩm, các đại lý… tự động hóa quy trình quản lý hàng hóa, vật tư giảm chi phí nhân công, mở rộng khả năng tận dụng các điều kiện thuận lợi, tăng độ chính xác của các đơn hàng và cung cấp dịch vụ nhanh chóng đến cho khách hàng.
Quy trình cơ bản trong HTsoft BizMan.NET:
Hình 3.1 Sơ đồ quy trình của HTSoft.
Giải thích: (1) (3) (4) (2) (5) (6)
(1) – Nhập hàng vào kho, số lượng trong kho tăng. (2) – Xuất hàng từ kho, số lượng trong kho giảm.
(3) – Trả lại hàng cho nhà cung cấp, số lượng trong kho giảm. (4) – Khách hàng trả lại hàng, số lượng trong kho tăng.
(5) – Xuất hàng, doanh thu tăng.
(6) – Khách trả lại hàng, doanh thu giảm.
Phần mềm HT-soft BizMan.NET đáp ứng kịp thời các thông tin về hàng hóa tồn kho và làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
• Tổng hợp mọi thông tin kinh doanh từ các chi nhánh: trao đổi dữ liệu với tất cả các các hệ thống con.
• Tổ chức và cấu hình các danh mục của hệ thống: phân loại hàng hóa, dịch vụ, nhà cung cấp.
• Chuyển hàng hóa bán đến các chi nhánh, các kho.
• Quản lý các chính sách giá và phân loại hàng hóa.
• Quản lý ngày hết hạn sử dụng/ bảo hành hàng hóa.
• Phân tích tài chính: cân đối thanh toán với khách hàng.
• Thực hiện nghiệp vụ kế toán kho: tiếp nhận hàng hóa, hủy bỏ hàng hóa, từ chối hàng hóa, định giá lại hàng hóa, trả lại hàng cho nhà cung cấp, tồn kho hàng hóa.
• Kế toán, giám sát, điều khiển và phân tích: xuất-nhập-tồn, và luồng chuyển kho nội bộ.
Các báo cáo tiêu biểu: