Chương I: ĐIỆN TÍCH, ĐỊNH LUẬT CULÔNG: MỨC ĐỘ DỄ 1,Nhiễm điện cho một thanh nhựa rồi đưa nó lại gần hai vật M và N. Ta thấy thanh nhựa hút cả hai vật M và N. Tình huống nào dưới đây chắc chắn không thể xảy ra? A. M và N nhiễm điện trái dấu. B. M và N nhiễm điện cùng dấu. C. M nhiễm điện còn N không nhiễm điện. D. Cả M và N đều không nhiễm điện. 2.Hai hạt bụi trong không khí mỗi hạt chứa electron cách nhau 2 cm. Lực hút tĩnh điện giữa hai hạt bằng: A. B. C. D. 3.Hai điện tích điểm đều bằng +Q đặt cách xa nhau 5cm. Nếu một điện tích được thay bằng –Q, để lực tương tác giữa chúng có độ lớn không đổi thì khoảng cách giữa chúng bằng: A. 5cm B. 2,5cm C. 10cm D. 20cm 4, Hai điện tích đẩy nhau bằng một lực khi đặt cách xa nhau 8 cm. Khi đưa lại gần nhau chỉ còn cách nhau 2 cm thì lực tương tác giữa chúng bây giờ là: A. B. C. D. 5, Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng . Lực đẩy giữa chúng là . Để lực tác dụng giữa chúng là thì khoảng cách giữa các điện tích đó phải bằng: A. 3cm B. 2cm C. 1cm D. 4cm 6, Hai điện tích hút nhau bằng một lực khi chúng rời xa nhau thêm 2cm thì lực hút là . Khoảng cách ban đầu giữa chúng: A. 2cm B. 3cm C. 1cm D. 4cm 7, Hai vật dẫn mang điện đặt cách nhau một khoảng r. Dịch chuyển để khoảng cách giữa hai vật đó giảm đi hai lần nhưng vẫn giữ nguyên độ lớn điện tích của chúng. Khi đó lực tương tác giữa hai vật: A. Tăng lên bốn lần. B. Giảm đi hai lần.C. Tăng lên hai lần. D. Giảm đi bốn lần. KHÓ 8. Một hệ cô lập gồm ba điện tích điểm, có khối lượng không đáng kể, nằm cân bằng với nhau.Tình huống nào dưới đây có thể xảy ra? A. Ba điện tích không cùng dấu nằm trên một đường thẳng. B. Ba điện tích cùng dấu nằm trên một đường thẳng. C. Ba điện tích không cùng dấu nằm tại ba đỉnh của một tam giác đều. D. Ba điện tích cùng dấu nằm ở ba đỉnh của một tam giác đều. 9,Hai quả cầu A v à B có khối lượng m 1 v à m 2 được treo vào một điểm 0 bằng hai sợi dây cách điện OA và AB (Hình bên).Tích điện cho 2 quả cầu.Sức căng OA sẽ thay đổi như thế nào? A, T không đổi B, T giảm nếu hai quả cầu tích điện cùng dấu C, T tăng nếu 2 quả cầu tích điện trái dấu D, Trong cả hai trường hợp T đều tăng vì ngoài trọng lực của hai quả cầu còn có sức căng của dây AB. 10,Cho quả cầu kim loại trung hòa điện tiếp xúc với một vật nhiễm điện dương thì quả cầu cũng nhiễm điện dương .Hỏi khi đó khối lượng của quả cầu thay đổi như thế nào? A, Có thể coi là không đổi B,Giảm đi rõ rệt C, Tăng lên rõ rệt D,Lúc đầu tăng rồi sau đó giảm THUYẾT ELECTRON. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH MỨC ĐỘ DỄ 1 O A B 11,Một vật mang điện âm là do: A. Nó có dư electron. C. Hạt nhân nguyên tử của nó có số nơtron nhiều hơn số prôton. B. Nó thiếu electron. D. Hạt nhân nguyên tử của nó có số prôton nhiều hơn số nơtron. 12,Chọn câu trả lời đúng. A. Electron và prôton có điện tích cùng độ lớn nhưng trái dấu. B. Electron và prôton có cùng khối lượng. C. Electron và nơtron có điện tích cùng độ lớn nhưng trái dấu. D. Proton và nơtron có cùng điện tích. 13,Tinh thể muối ăn NaCl là: A. Vật cách điện vì không có ion và các electron tự do. B. Vật dẫn điện vì có chứa các electron tự do. C. Vật dẫn điện vì có chứa các ion lẫn các electron tự do. D. Vật dẫn điện vì có chứa các ion tự do. 14,Trong trường hợp nào dưới đây sẽ không xảy ra hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng? Đặt quả cầu thủy tinh mang điện ở gần đầu của một: A. thanh nhựa mang điện âm. B. thanh kim loại mang điện dương. C. thanh kim loại mang điện âm. D. thanh kim loại không mang điện. 15,Môi trường nào sau đây không chứa điện tích tự do? A. Nước cất B. Nước sông. C. Nước mưa. D. Nước biển. KHÓ 16, Bốn quả cầu kim loại kích thước bằng nhau, mang các điện tích: +2,3μC; - 264.10 -7 C; -5,9 μC và + 3,6.10 -5 C. Cho bốn quả cầu đồng thời chạm nhau, sau khi tách ra, điện tích của mỗi quả cầu là: A, +1,5 μC B, - 1,5 μC C, +1,5C D, -1,5 C 17,Đưa một quả cầu Q điện tích dương lại gần đầu M của một khối trụ kim loại MN(như hình vẽ). Tại M và N sẽ xuất hiện các điện tích trái dấu. Điện tích ở M và N sẽ thay đổi như thế nào nếu tay chạm vào điểm I- trung điểm của MN? A, Điện tích ở M và N không đổi C, Điện tích ở M còn, ở N mất B, Điện tích ở M và N mất hết D, Điện tích ở M mất, ở N còn 18, Đưa quả cầu tích điện Q lại gần quả cầu M nhỏ, nhẹ,bằng bấc,treo ở đầu một sợi chỉ thẳng đứng.Quả cầu bấc M bị dính hút vào quả cầu Q .Sau đó thì: A, M bị đẩy lệch về phía bên kia. B, M rời Q và vẫn bị hút lệch về phía Q C, M rời Q về vị trí thẳng đứng D, M tiếp tục bị hút dính vào Q ĐIỆN TRƯỜNG 19, Vectơ cường độ điện trường do một điện tích Q > 0 gây ra thì: A. luôn hướng xa Q. B. luôn hướng về Q. C. tại mỗi điểm xác định trong điện trường độ lớn E thay đổi theo thời gian. D. tại mọi điểm trong điện trường độ lớn E là hằng số. 20,Đặt một điện tích dương, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ.Điện tích sẽ chuyển động: A.dọc theo chiều của đường sức điện trường B.ngược chiều đường sức điện trường C.vuông góc với đường sức điện trường D.theo một quỹ đạo bất kỳ 21,Đặt một điện tích âm, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ.Điện tích sẽ chuyển động: A. ngược chiều đường sức điện trường B. dọc theo chiều của đường sức điện trường C.vuông góc với đường sức điện trường D. theo một quỹ đạo bất kỳ 22,Tại điểm nào dưới đây sẽ không có điện trường? A. Ở bên trong một quả cầu kim loại nhiễm điện. 2 - + + = M N IQ 1 2 3 B. Ở bên trong một quả cầu nhựa nhiễm điện. C. Ở bên ngoài, gần một quả cầu kim loại nhiễm điện. D. Ở bên ngoài, gần một quả cầu nhựa nhiễm điện. 23,Hình ảnh đường sức nào vẽ ở hình bên ứng với các đường sức của một điện tích âm? A,Hình 3 C,Hình 1 B,Hình 2 D,Không có hình ảnh nào 24, Điện trường trong khí quyển gần mặt đất có cường độ vào khoảng 150V/m, hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới.Một electron ở trong điện trường này sẽ chịu tác dụng một lực điện có cường độ và hướng như thế nào? A, 2,4.10 -17 N; hướng thẳng đứng từ dưới lên. C, 2,4.10 -17 N; hướng thẳng đứng từ trên xuống. B, 2,4.10 -21 N; hướng thẳng đứng từ dưới lên. D, 2,4.10 -21 N; hướng thẳng đứng từ trên xuống. KHÓ 25,Đại lượng nào dưới đây không liên qua đến cường độ điện trường của một điện tích điểm Q gây ra tại điểm đặt điện tích thử q ? A. Điện tích thử q B. Điện tích Q C. khoảng cách r từ Q đến q D. Hằng số điện môi của môi trường đặt 2 điện tích trên. 26,Một quả cầu mang điện có khối lượng m= 0,1g treo trên một sợi dây mảnh được đặt trong một điện trường đều có phương nằm ngang , cường độ E=1000V/m, khi đó dây treo bị lệch một góc 45 0 so với phương thẳn đứng.Hỏi điện tích của quả cầu có độ lớn bằng bao nhiêu ? A, 10 - 6 C; B, 10 - 3 C ; C, 10 3 C ; D, 10 6 C 27,Một hạt bụi tích điện có khối lượng m=10 -8 g nằm cân bằng trong điện trường đều có hướng thẳng đứng xuống dưới và có cường độ E= 1000V/m.Hỏi: điện tích của hạt bụi là bao nhiêu ? A, - 10 -13 C B, 10 -13 C C, - 10 -10 C D, 10 -10 C 28,Hai điện tích q 1 = 5.10 -9 C, q 2 = - 5.10 -9 C đặt tại hai điểm cách nhau 10cm trong chân không.Cường độ điện trường tại điểm nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích và cách đều hai điện tích là: A.E = 36000V/m B.E = 18000 V/m C.E= 1,800 V/m D.E = 0 V/m 29,Hai điện tích q 1 = q 2 = + 5.10 -9 C đặt tại hai điểm cách nhau 10cm trong chân không.Cường độ điện trường tại điểm nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích và cách đều hai điện tích là: A. E = 0 V/m B.E = 36000 V/m C.E= 1,800 V/m D. E = 18000 V/m CÔNG CỦA LỰC ĐIỆN. ĐIỆN THẾ.HIỆU ĐIỆN THẾ MỨC ĐỘ DỄ 30,Cho điện tích thử q di chuyển trong một điện trường đều dọc theo 2 đoạn thẳng MN và NP.Biết rằng lực điện sinh công dương và MN > NP .Hỏi kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh các công A MN và A NP của lực điện? A, Chưa đủ cơ sở để so sánh B,A MN < A NP C,A MN = A NP D, A MN > A NP 31,Khi một điện tích q di chuyển trong một điện trường từ một điểm A có thế năng tĩnh điện 2,5 J đến một điểm B thì lực điện sinh công 2,5 J.Thế năng tĩnh điện của q tại B sẽ là: A. 0 B. - 5 J C. + 5 J D. -2,5 J 32,Tìm câu phát biều đúng về mối quan hệ giữa công của lực điện và thế năng tĩnh điện: A. Công của lực điện là số đo độ biến thiên thế năng tĩnh điện. B. Công của lực điện cũng là thế năng tĩnh điện. C. Lực điện thực hiện công dương thì thế năng tĩnh điên tăng. 3 A 60 0 B D. Lực điện thực hiện công âm thì thế năng tĩnh điện giảm. 33, Một điện tích điểm q di chuyển trong điện trường đều E có quĩ đạo là một đường cong kín có chiều dài quĩ đạo là s thì công của lực điện trường bằng: A. qEs B. 2qEs C. 0 . D. - qEs 34,Biết hiệu điện thế U MN = 6V. Đẳng thức này sau đây chắc chắn đúng: A, V M - V N = 6V, B, V N = 6V C, V M = 6V D, V N - V M = 6V 35,Một êlectron di chuyển được đoạn đường 1cm, dọc theo một đường sức điện dưới tác dụng của lực điện trường trong một điện trường đều có cường độ 1000V/m.Hỏi công của lực điện có giá trị nào sau đây? A. + 1,6.10 -18 J B.+ 1,6.10 -16 J C 1,6.10 -18 J D. - 1,6.10 -16 J KHÓ 36,Giữa hai điểm A và B có hiệu điện thế bằng bao nhiêu nếu một điện tích q= +10 -6 C thu được năng lượng W = 2.10 -4 J khi đi từ A đến B trong điện trường? A.U AB = 200V B. U AB = - 200V . C.U AB = -500V D.U AB = 500V 37,Một electron bay từ điểm M đến điểm N trong một điện trường, giữa hai điểm có hiệu điện thế Công mà lực điện trường sinh ra sẽ là: A. - 1,6.10 -17 J B. C. 1,6.10 -17 J D. 38,Thế năng tĩnh điện của một electron tại điểm M trong điện trường của một điện tích điểm là Mốc để tính thế năng tĩnh điện ở vô cực. Điện thế tại điểm M bằng: A. + 20 V B. - 32 V C. + 32 V D. - 20 V 39,Một electron di chuyển từ một điểm sát bản âm của một tụ điện phẳng đến một điểm sát bản dương thì lực điện sinh ra một công Lấy mốc tính thế năng tĩnh điện của electron là bản âm. Tính thế năng tĩnh điện của electron tại sát bản dương. A. B. C. 0 D. 40,Một êlectron được thả không vận tốc ban đầu ở sát bản âm trong điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng, tích điện trái dấu.Cường độ điện trường giữa hai bản là 1000V/m.Khoảng cách giữa hai bản là 1cm. Động năng của êlectron khi nó đập vào bản dương là: A, 1,6.10 -18 J , B, 1,6.10 -19 J C, 1,6.10 -16 J D, 1,6 J 41.Hai điểm A,B nằm trong mặt phẳng chứa các đường sức của một điện trường đều (hình bên).AB=10cm, E= 100 V/m. Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B bằng: A. 5V B. 10V C.5 3 V D.20 V TỤ ĐIỆN MỨC ĐỘ DỄ 42, Chọn câu trả lời đúng. A. Điện tích của tụ điện tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai bản của nó B. Điện dung của tụ điện tỉ lệ với điện tích của nó. C. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện tỉ lệ với điện dung của nó. D. Điện dung của tụ điện tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai bản của nó. 43,Biểu thức nào dưới đây là biểu thức của mật độ năng lượng điện trường trong tụ điện? A. B. C. D. 44,Trong trường hợp nào dưới đây ta không có một tụ điện ? Giữa 2 bản kim loại là một lớp: A, giấy tẩm dung dịch muối ăn B,nhựa poliêtilen C, mica D, giấy tẩm parafin 4 E 45,Trên vỏ một tụ điện ghi :20μF - 200V. Điện tích tối đa mà tụ tích được là bao nhiêu? A, 4.10 -3 C B, 4.10 3 C C, 10 -3 C D, 10 3 C 46,Bốn tụ điện như nhau, mỗi tụ có điện dung C , được ghép nối tiếp với nhau. Điện dung của bộ tụ đó bằng: A, C/4 B, 2C C, C/2 D, 4C 47,Cho tụ điện phẳng hai bản có dạng hình tròn bán kính 2cm và đặt trong không khí ,hai bản cách nhau 2mm. Điện dung của tụ bằng bao nhiêu? A, 5,56 pF B, 280 pF C, 0,7 pF D, 55,6 pF KHÓ 48,Cho tụ điện phẳng hai bản có dạng hình tròn bán kính 2cm và đặt trong không khí, hai bản cách nhau 2mm.Biết cường độ điện trường đánh thủng đối với không khí là 3.10 6 V/m.Có thể đặt một hiệu điện thế lớn nhất bằng bao nhiêu vào hai bản của tụ điện đó? A, 6.10 3 V B , 1,5.10 3 V C, 6.10 4 V D, 1,5.10 3 V DÒNG ĐIỆN. DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI MỨC ĐỘ DỄ 49.Dòng điện chạy qua mạch nào dưới đây không phải là dòng điện không đổi? A. Trong mạch điện thắp đèn của xe đạp với nguồn điện là đinamô. B. Trong mạch điện kín của đèn pin. C. Trong mạch điện kín thắp sáng đèn với nguồn điện là ăcqui. D. Trong mạch điện kín thắp sáng đèn với nguồn điện là pin mặt trời. 50.Dấu hiệu tổng quát nhất để nhận biết dòng điện là: A. Tác dụng từ. B. Tác dụng hoá. C. Tác dụng nhiệt D. Tác dụng sinh lí. KHÓ 51, Cường độ dòng điện không đổi chạy qua dây tóc một bóng đèn là I= 0,273 A.Hỏi: Số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong 1 phút là bao nhiêu? A,1,02.10 20 electron B, 1,7.10 18 electron C, 2,84.10 16 electron D, 2,73.10 18 electron 52,Một bóng đèn khi mắc vào mạng điện có hiệu điện thế 110V thì cường độ dòng điện qua đèn là 0,5A và đèn sáng bình thường.Nếu sử dụng trong mạng điện có hiệu điện thế 220V thì phải mắc nối tiếp với đèn một điện trở là bao nhiêu ? A, 220 Ω B, 200 Ω C, 150 Ω D, 300 Ω NGUỒN ĐIỆN 53.Các lực lạ bên trong nguồn điện không có tác dụng. A. Tạo ra và duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện. B. Tạo ra và duy trì sự tích điện khác nhau ở hai cực của nguồn điện. C. Tạo ra các điện tích mới cho nguồn điện. D. Làm các điện tích dương dịch chuyển ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện. 54. Trong một mạch điện, nguồn điện không có tác dụng: A. Chuyển điện năng thành các dạng năng lượng khác. C. Chuyển các dạng năng lượng khác thành điện năng B. Tạo ra dòng điện lâu dài trong mạch. D. Tạo ra và duy trì một hiệu điện thế. 55. Có thể tạo ra một pin điện hóa bằng cách ngâm trong dung dịch muối ăn: A. một mảnh nhôm và một mảnh kẽm C. hai mảnh tôn. B. hai mảnh nhôm. D. hai mảnh đồng. 56. Pin điện hóa có : A. hai cực là hai vật dẫn điện khác chất B. hai cực là hai vật dẫn điện cùng chất C.một cực là vật cách điện, cực kia là vật dẫn điện D. hai cực là hai vật cách điện 57,Hiện tượng đoản mạch của nguồn điện xảy ra khi : A, nối hai cực của nguồn bằng dây dẫn có điện trở rất nhỏ 5 B, sử dụng các dây ngắn để mắc mạch điện C, không mắc cầu chì cho một mạch điện kín D, dùng pin hay acquy để mắc một mạch kín ĐIỆN NĂNG .CÔNG SUẤT ĐIỆN 58.Định luật Jun – Lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành: A. Nhiệt năng. B. Năng lượng ánh sáng C. Hoá năng. D. Cơ năng. 59,Một acquy có suất điện động ξ = 12V .Công mà acquy này thực hiện khi dịch chuyển 1 electron bên trong acquy từ cực dương sang cực âm của nó là: A, 1,92.10 -18 J B, 1,33.10 -20 J C, 7,5.10 19 J D, 7,5.10 -19 J 60,Một bàn là điện khi sử dụng với hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua bàn là có cường độ 5A. Hỏi trong thời gian 20 phút điện năng mà bàn là tiêu thụ là bao nhiêu ? A, 132.10 4 J B , 22.10 3 J C, 52,8.10 3 J D, 880 J 61,Trên nhãn một ấm điện có ghi 220V- 1000W.Sử dụng ấm ở hiệu điện thế 220V.Điện năng mà ấm tiêu thụ trong 12 phút là bao nhiêu ? A, 72.10 4 J B, 8.10 5 J C, 12.10 3 J D, 1,76. 10 5 J DÒNG ĐIỆN TRONG CHÂN KHÔNG MỨC ĐỘ DỄ 62.Người ta kết luận tia catôt là dòng hạt tích điện âm vì A. Khi rọi vào vật nào đó làm cho vật ấy tích điện âm C. Nó bị điện trường làm cho lệch hướng B. Nó có mang năng lượng D. Nó làm huỳnh quang thuỷ tinh 63.Bản chất của tia catôt: A. Tia catôt là chùm electron phát ra từ catôt bị nung nóng đỏ. B. Tia catôt là chùm ion dương phát ra từ anôt. C. Tia catôt là chùm ion âm phát ra từ catôt bị nung nóng đỏ. D. Tia catôt là chùm tia sáng phát ra từ catôt bị nung nóng đỏ. 64.Dòng điện trong chân không sinh ra do chuyển động của : A. Các electron phát ra từ catôt B. Các electron mà ta đưa từ bên ngoài vào các điện cực đặt trong chân không C. Các electron phát ra từ anôt bị đốt nóng đỏ D. Các ion khí còn dư trong chân không KHÓ 65.Nếu cường độ dòng điện bão hòa trong điôt chân không bằng 1 mA thì trong thời gian 1s số electron bứt ra khỏi mặt catốt là: A. B. C. D. 66.Câu nào dưới đây nói về chân không vật lí là không đúng? A. Chân không vật lí là một môi trường trong đó không có bất kì một phân tử, nguyên tử nào của các chất khí, lỏng, rắn. B. Chân không vật lí là một môi trường trong đó các hạt chuyển động không bị va chạm với các hạt khác. C. Có thể coi bên trong một bình đựng chân không vật lí khi các hạt chuyển động trong bình này có quãng đường bay tự do rất lớn so với kích thước của bình. D. Chân không vật lí là một môi trường không chứa sẵn các hạt tải điện nên bình thường nó không dẫn điện. DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT ĐIỆN PHÂN 67.Đương lượng điện hoá của niken là Khi cho một điện lượng 10C chạy qua bình điện phân có anôt bằng niken thì khối lượng niken bám vào catôt là: A. B. C. D. 6 68.Kết quả cuối cùng của quá trình điện phân dung dịch với điện phân cực bằng đồng là: A. Đồng chạy từ anôt sang catôt C. Đồng bám vào catôt B. Anôt bị ăn mòn D. Không có thay đổi gì ở bình điện phân 69.Câu nào dưới đây về chuyển động của các hạt tải điện trong chất điện phân là đúng? A. Khi dòng điện chạy qua bình điện phân thì các ion âm đi về anốt còn các ion dương đi về catốt B. Khi dòng điện chạy qua bình điện phân thì chỉ có các electron đi về anốt còn các ion dương đi về catốt C. Khi dòng điện chạy qua bình điện phân thì các ion âm và electron đi về anốt còn các ion dương đi về catốt D. Khi dòng điện chạy qua bình điện phân thì chỉ có các electron đi từ catốt về anốt 70.Dòng điện trong chất điện phân là chuyển động có hướng của: A. Các ion dương và các ion âm dưới tác dụng của điện trường trong dung dịch B. Các ion dương trong dung dịch C. Các chất tan trong dung dịch D. Các ion dương và các ion âm theo chiều điện trường trong dung dịch KHÓ 71.Một bình điện phân chứa dung dịch bạc nitrat(AgNO 3 ), có điện trở 5Ω.Anốt của bình bằng bạc(Ag) và hiệu điện thế đặt vào hai cực của nguồn là 20V.Biết: Bạc có khối lượng mol nguyên tử là :A= 108 g/mol và n=1.Hỏi khối lượng bạc bám vào catốt sau 32 phút10 giây là bao nhiêu ? A. 8,64g B. 8,64mg C. 4,32g D.4,32mg DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI MỨC ĐỘ DỄ 72.Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số được đặt trong không khí ở còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ Suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện khi đó là: A. E = 13,78 mV B. E = 13,58 mV C. E = 13,98 mV D. E = 13,00 mV 73.Câu nào dưới đây nói về hiện tượng nhiệt điện là không đúng? A. Suất điện động nhiệt điện E tỉ lệ nghịch với hiệu nhiệt độ giữa hai mối hàn của cặp nhiệt điện B. Nguyên nhân gây ra suất điện động nhiệt điện là do chuyển động nhiệt của các hạt tải điện trong mạch điện có nhiệt độ không đồng nhất C. Cặp nhiệt điện gồm hai dây dẫn điện có bản chất khác nhau hàn nối với nhau thành một mạch kín và hai mối hàn của nói được giữ ở hai nhiệt độ khác nhau. D. Suất điện động nhiệt điện E xấp xỉ tỉ lệ với hiệu nhiệt độ giữa hai mối hàn của cặp nhiệt điện 74.Trong điều kiện nào cường độ dòng điện I chạy qua dây dẫn kim loại tuân theo định luật Ôm? A. dây dẫn kim loại có nhiệt độ không đổi B. dây dẫn kim loại có nhiệt độ tăng dần C. dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại có cường độ rất lớn D. dây dẫn kim loại có nhiệt độ rất thấp, xấp xỉ bằng không độ tuyệt đối (0K) 75.Điện trở suất của kim loại thay đổi theo nhiệt độ: A. Tăng dần đều theo hàm bậc nhất B. Giảm nhanh theo hàm bậc hai C. Tăng nhanh theo hàm bậc hai D. Giảm dần đều theo hàm bậc nhất 76.Các kim loại đều A. Dẫn điện tốt, có điện trở suất thay đổi theo nhiệt độ B. Dẫn điện tốt, có điện trở suất không thay đổi C. Dẫn điện tốt như nhau, có điện trở suất thay đổi theo nhiệt độ D. Dẫn điện tốt, có điện trở suất thay đổi theo nhiệt độ giống nhau 77.Khi nhiệt độ của dây kim loại tăng, điện trở của nó sẽ A. tăng lên B. không thay đổi C. giảm đi D. ban đầu tăng lên theo nhiệt độ nhưng sau đó lại giảm dần 7 78.Hạt tải điện trong kim loại là A. Các electron hoá trị chuyển động tự do trong mạng tinh thể B. Electron ở lớp trong cùng của nguyên tử C. Các electron hoá trị đã bay tự do ra khỏi tinh thể D. Các electron của nguyên tử KHÓ: 79.Một dây bạch kim ở có điện trở suất Tính điện trở suất của dây dẫn này ở Coi rằng điện trở suất của bạch kim trong khoảng nhiệt độ này tăng tỉ lệ bậc nhất theo nhiệt độ với hệ số điện trở A. B. C. D. 80.Nối cặp nhiệt điện Cu-constantan với 1 milivôn kế thành 1 mạch kín.Nhúng mối hàn thứ nhất vào nước đá đang tan và mối hàn thứ 2 vào hơi nước sôi, milivôn kế chỉ 4,25mV.Tính hệ số nhiệt điện động α T của cặp nhiệt điện này: A. 42,5 μV/K B.4,25μ V/K C.42,5 mV/K D.4,25 mV/K ĐỊNH LUẬT ÔM ĐỐI VỚI TOÀN MẠCH. ĐỊNH LUẬT ÔM ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH CHỨA NGUỒN ĐI ỆN. MÁY ĐIỆN. MẮC CÁC NGUỒN ĐIỆN THÀNH BỘ 81.Một pin có số ghi trên vỏ là 1,5V,có điện trở trong 1Ω.Mắc một bóng đèn có điện trở R= 4 Ω vào hai cực của pin này để thành mạch điện kín.Tính cường độ dòng điện chạy qua đèn khi đó. A. 0,3 A B. 0,375 A C. 1,5 A D. 7,5 A 82.Một pin có số ghi trên vỏ là 1,5V,có điện trở trong 1Ω.Mắc một bóng đèn có điện trở R= 4 Ω vào hai cực của pin này để thành mạch điện kín.Tính hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn khi đó. A. 1,2 V B. 1,5 V C. 3 V D. 4,5 V 83.Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ.Nguồn điện có suất điện động ξ= 6V và có điện trở trong r = 1Ω.Các điện trở R 1 = R 2 =30Ω; R 3 =7,5 Ω. Điện trở tương đương của mạch ngoài là: A. 5 Ω B. 6 Ω C. 67,5 Ω D. 68,5 Ω 84.Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ.Nguồn điện có suất điện động ξ= 12V và có điện trở trong r = 3Ω.Các điện trở R 1 = R 2 =30Ω; R 3 =7,5 Ω. Hiệu suất của nguồn là: A. 62,5% B. 94,75% C. 92,59% D. 82,5% 85.Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện động ξ= 12 V và có điện trở trong không đáng kể.Các điện trở ở mạch ngoài: R 1 = 3Ω; R 2 = 4 Ω và R 3 =5 Ω.Cường độ dòng điện chạy trong mạch là: A. 1A B.2,4A C.3A D.4A 86. Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện động ξ= 12 V và có điện trở trong không đáng kể.Các điện trở ở mạch ngoài: R 1 = 3Ω; R 2 = 4 Ω và R 3 =5 Ω.Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R 2 là : A. 4V B.7V C.9V D.12V 8 Dây đồng m V V Dây constantan R 1 R 2 R 3 ξ,r R 2 ξ R 3 R 1 R 2 ξ R 3 R 1 R 1 R 2 R 3 ξ,r 87.Hai nguồn điện có suất điện động và điện trở tương ứng là ξ 1 =3V, r 1 = 0,6 Ω; ξ 2 =1,5V, r 2 = 0, 4 Ω được mắc với điện trở R= 4 Ω thành mạch điện kín có sơ đồ như hình vẽ.Cường độ dòng điện chạy trong mạch là: A. 0,9A B. 0,3A C. 1,125A D. 0,75 A 88.Hai nguồn điện có suất điện động và điện trở tương ứng là ξ 1 =3V, r 1 = 0,6 Ω; ξ 2 =1,5V, r 2 = 0, 4 Ω được mắc với điện trở R= 4 Ω thành mạch điện kín có sơ đồ như hình vẽ.Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R là: A. 3,6V B. 3V C. 4,5 V D. 1,5 V 89.Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ. ξ 1 =8V, r 1 = 1,2 Ω; ξ 2 = 4V, r 2 = 0, 4 Ω ; R= 28,4 Ω, hiệu điện thế U AB = 6V.Dòng điện chạy qua đoạn mạch này có cường độ và chiều như thế nào? A.Chiều từ A đến B, I = 3 1 A C. Chiều từ B đến A , I = 3 1 A B. Chiều từ A đến B, I = 0,6 A D. Chiều từ B đến A , I = 0,6 A 90.Tìm suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn điện gồm 5 acquy mắc như hình bên.Cho biết mỗi acquy có ξ =1,5 V, r = 1Ω. A. 4,5 V , 2 Ω B. 7,5 V , 5 Ω C. 7,5 V , 2 Ω D. 4,5 V , 5 Ω 91. Điện trở R = 4Ω được mắc vào nguồn điện E = 1,5 V để tạo thành mạch điện kín thì công suất tỏa nhiệt ở điện trở này là P= 0,36 W.Tính hiệu điện thế giữa 2 đầu điện trở R. A.1,2V B.1,5V C.4,2V D.0,54V KHÓ: 92. Điện trở R = 4Ω được mắc vào nguồn điện E = 1,5 V để tạo thành mạch điện kín thì công suất tỏa nhiệt ở điện trở này là P= 0,36 W. Điện trở trong của nguồn là: A. 1Ω B.2,5Ω C.1,5Ω D.4Ω 93. Điện trở trong của một acquy là 0,06Ω và trên vỏ của nó có ghi 12V.Mắc vào hai cực của acquy này một bóng đèn có ghi 12V- 5 W .Nhận xét nào sau đây là đúng về độ sáng của bóng đèn? A. Đèn gần như sáng bình thường B. Đèn sáng bình thường C. Đèn sáng chói D. Đèn sáng rất yếu . 9 R ξ 1 , r 1 ξ 2 , r 2 R ξ 1 , r 1 ξ 2 , r 2 A ξ, r ξ, r ξ, r ξ, r ξ, r B R ξ 1 , r 1 ξ 2 , r 2 B A . trở suất thay đổi theo nhiệt độ B. Dẫn điện tốt, có điện trở suất không thay đổi C. Dẫn điện tốt như nhau, có điện trở suất thay đổi theo nhiệt độ D. Dẫn điện tốt, có điện trở suất thay đổi theo. Đồng chạy từ anôt sang catôt C. Đồng bám vào catôt B. Anôt bị ăn mòn D. Không có thay đổi gì ở bình điện phân 69 .Câu nào dưới đây về chuyển động của các hạt tải điện trong chất điện phân là đúng?. cầu thay đổi như thế nào? A, Có thể coi là không đổi B,Giảm đi rõ rệt C, Tăng lên rõ rệt D,Lúc đầu tăng rồi sau đó giảm THUYẾT ELECTRON. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH MỨC ĐỘ DỄ 1 O A B 11, Một